Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bốn người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn gồm ông Vươn, ông Đoàn Văn Quý, ông Đoàn Văn Sịnh, ông Đoàn Văn Vệ bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng truy tố về “tội giết người” theo Điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự. Xét xử công khai từ ngày 2/4 – 5/4/2013, tại Toàn án nhân dân thành phố Hải Phòng.
Còn bà Phạm Thị Báu, bà Nguyễn Thị Thương bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng truy tố về tội “chống người thi hành công vụ” theo điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ luật Hình sự. Xét xử công khai từ ngày 8/4 – 10/4/2013, tại Toàn án nhân dân thành phố Hải Phòng.
Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng: Đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, Tp Hải Phòng. (Gần Siêu thị Big C).
Dưới đây là toàn văn CÁO TRẠNG của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng, do Phó Viện trưởng ký thay Viện trưởng, ngày 04 tháng 01 năm 2013, gồm 13 trang.
Bảo vệ sự vi phạm pháp luật bằng mọi giá?
Cầu Nhật Tân’s blog_Tư duy chung của pháp lý và pháp luật xây dựng trên nền hệ thống của Liên Xô đặt mục tiêu cao nhất là trấn áp “đối tượng” và bảo vệ pháp chế XHCN (không coi trọng bảo vệ con người và lẽ phải). Điều này có thể thấy rõ trong quy định và cách hiểu về tội danh “Chống người thi hành công vụ” xung quanh vụ anh Đoàn Văn Vươn. Với tư duy nhà nước luôn đúng, các cơ quan bảo vệ pháp luật cả trung ương và Hải Phòng đã ép anh Vươn vào tội “Chống người thi hành công vụ” được quy định tại Điều 257 Bộ luật HS. Trong bối cảnh việc cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng là hoàn toàn trái pháp luật, hành động gọi một việc làm trái pháp luật là “công vụ” để các cơ quan nhà nước rầm rộ vào cuộc, bảo vệ sự vi phạm pháp luật bằng mọi giá đã cho mọi người thấy bản chất của hệ thống pháp luật Việt Nam.Tư duy cũ kỹ, lạc hậu này được thừa kế từ pháp luật Liên Xô còn in rõ trong từng hành vi, việc làm của các cơ quan quyền lực nhà nước Việt Nam. Mối quan hệ Nhà nước – Công dân được nhấn mạnh là mối quan hệ không bình đẳng. Nhiều khi tư duy này đẩy người ta vào những tình huống bi hài, lố bịch. Có đồng chí Công an tranh thủ đi “giải trí” rồi quỵt tiền, bị xã hội đen đánh thương tích. Điều tra làm hồ sơ thế nào mà “xã hội đen” bị đưa ra tòa vì chống người thi hành công vụ. Đồng chí Công an kia còn được làm hồ sơ thương binh để hưởng các chế độ đãi ngộ.
Ngày 7/7/2009, một thanh tra giao thông của Sở GTVT Hà Nội chặn ngay trước đầu xe tải đang lưu thông trên cầu Tó (Thanh Trì – HN), bị xe cán chết. Nguyễn Duy Ngọc (lúc đó là Trưởng CA huyện Thanh Trì, nay là Phó Giám đốc CA Hà Nội) cùng Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh rầm rộ định biến vụ này thành vụ chống người thi hành công vụ điển hình. Đồng chí Phạm Quang Nghị (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy HN) thân xuống viếng tang, hô hào phải phong cho liệt sỹ cho đồng chí Thanh tra GTVT bị chẹt chết. Về sau, luật sư của bị cáo mới chỉ ra Thanh tra GTVT không có thẩm quyền chặn xe đang lưu thông (chỉ CS giao thông mới có thẩm quyền này). Như vậy, việc đồng chí Thanh tra GT nhảy ra chặn xe là trái pháp luật và không thể gọi là “công vụ”. Từ đó, không ai thấy đồng chí Phạm Quang Nghị nhắc tới vụ phong liệt sỹ nữa.
Vừa rồi, Bộ Công an lại đề xuất cho phép dùng súng bắn thẳng vào đối tượng chống người thi hành công vụ cho thấy tư duy lạc hậu pháp luật Liên Xô trong các hệ thống của Việt Nam đã di căn lên độ ác tính.
Trở lại vụ anh Vươn, quan điểm của các cơ quan pháp luật Việt Nam coi vụ cưỡng chế trái pháp luật nhà anh Vươn là thi hành công vụ. Vậy, mấy tay Công an bị thương có được dựng dậy để phong thương binh không? Nếu có thì vô cùng lố bịch. Nếu không phong thương binh, các cơ quan nhà nước đã tự tỏ ra mâu thuẫn và bất nhất.
0 comments:
Post a Comment