Trong những ngày qua, báo chí chính thức ở Việt Nam đã liên tục đăng
tải những thông tin cho thấy là các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên
vẫn chưa có lãi và các chuyên gia kinh tế cho rằng, với giá hiện nay
trên thị trường thế giới, xuất khẩu alumin là cầm chắc thua lỗ.
Những thông tin nói trên như vậy đã khẳng định một trong những điều
mà nhiều nhà trí thức, khoa học, chuyên gia đã cảnh báo từ nhiều năm
qua, đó là các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên hoàn toàn không có
hiệu quả về kinh tế, chưa kể đến những tác hại về môi trường, đời sống,
văn hóa và an ninh quốc phòng.
Theo Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam ( Vicomin ), hiện nay, có hai dự án thử nghiệm khai thác bauxite đang được thực hiện ở Tây Nguyên, đó là dự án Tân Rai – Lâm Đồng và dự án Nhân Cơ – Đắk Nông. Nhà máy alumin Tân Rai vào cuối năm ngoái đã chạy thử và ra sản phẩm alumin. Dự kiến sẽ đưa nhà máy này vào hoạt động sản xuất vào quý 2 năm nay. Còn nhà máy alumin Nhân Cơ dự kiến giữa năm 2014 sẽ ra sản phẩm.
Những dự án đã được thực hiện “thí điểm” bất chấp sự phản đối của nhiều trí thức, chuyên gia, bởi vì theo lời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuyên bố vào năm 2009, khai thác bauxite Tây Nguyên chính là “ chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước “
Thế nhưng, trên tờ Người Lao Động ngày 20/02 vừa qua, một chuyên gia kỳ cựu của Vinacomin là tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho rằng với giá bán khoảng 340 đôla/tấn alumin như hiện nay, nếu chỉ mới tính giá thành sản xuất, thì chắc chắn là Vinacomin sẽ lỗ lớn, còn nếu tính luôn cả chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi xuất hàng, thì mức thua lỗ càng cao hơn nhiều.
Ban đầu Vinacomin dự định xây dựng cảng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận để làm nơi xuất hàng alumin, nhưng sau gần 5 năm dự kiến và 4 lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, cuối cùng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã buộc phải dẹp hẳn dự án này. Như vậy là hiện nay, vấn đề xây dựng đường vận chuyển bauxite vẫn còn để ngõ.
Mặc dù ai cũng thấy lỗ trước mắt, nhưng tập đoàn Vinacomin vẫn khẳng định là dự án bauxite Tân Rai – Lâm Đồng « sẽ có hiệu quả kinh tế ». Theo Vinacomin, dự án này trước mắt không có hiệu quả kinh tế là do “kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu thụ khoáng sản, và giá các khoáng sản, trong đó có alumin, cũng giảm theo”.
Cũng theo Vinacomin, việc dừng đầu tư dự án cảng Kê Gà hoàn toàn không ảnh hưởng đến 2 dự án bauxite Tây Nguyên, vì trong giai đoạn đầu, khối lượng sản phẩm cần thông qua cảng của 2 dự án này còn thấp, nên Vinacomin trước mắt thuê các cảng ở khu vực Thị Vải – Cái Mép, trong khi chờ “nghiên cứu, lựa chọn” địa điểm xây dựng một cảng mới.
Vinacomin còn biện bạch rằng phải tính đến “hiệu quả kinh tế – xã hội lan tỏa” của các dự án bauxite, cũng như ý nghĩa chính trị, an ninh quốc phòng của các dự án này. Họ khẳng định là dự án thu hút 1.500 lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách trung ương và địa phương, tạo điều kiện phát triển công nghiệp và hạ tầng cơ sở cho địa phương và khu vực.
Những lập luận như trên vẫn không thuyết phục được những người đã từng phản đối các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.
Trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 23/02, tiến sĩ Hồ Uy Liêm, nguyên quyền chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, đã yêu cầu nên đặt lại vấn đề về khai thác bauxite, bởi vì theo ông “nếu cố làm thì mức lỗ sẽ càng nặng hơn”.
Trả lời RFI Việt ngữ, nhà văn Nguyên Ngọc, một người vẫn rất gắn bó với vùng Tây Nguyên và là một trong những người từ nhiều năm qua vẫn chống việc khai thác bauxite ở vùng này, cũng cho rằng cần phải dừng ngay hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, không chỉ vì lý do thiếu hiệu quả kinh tế, mà còn vì lý do môi trường và an ninh quốc phòng.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhân dịp này kêu gọi chính phủ Việt Nam nên từ bỏ chính sách phát triển chỉ dựa trên khai thác tài nguyên và xuất khẩu nguyên liệu sơ chế, chuyển sang chính sách phát triển kinh tế dựa trên đầu tư vào khoa học công nghệ.
Nhà văn Nguyên Ngọc : “ Thật ra ý kiến
của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa xã hội không phải là
mới. Từ tháng 11 năm 2007 đã có cuộc hội thảo đầu tiên do một số cơ quan
như Viện tư vấn phát triển phối hợp với một số anh em đứng ra tổ chức
tại Đắk Nông.
Cuộc hội thảo đó đã đặt ra những vấn đề hết sức căn bản về chương trình bauxite. Đến năm 2008, có một cuộc hội thảo tiếp theo cũng ở Đắk Nông.
Trong các cuộc hội thảo đó, chúng tôi đã phát biểu một số ý kiến cho rằng dự án bauxite ở Tây Nguyên là không ổn. Mấy hôm nay, báo chí nói nhiều hiệu quả kinh tế của dự án này. Nhưng thật ra thì chúng tôi đã nói điều đó ngay từ đầu. Năm 2009, tôi cùng với anh Nguyễn Thành Sơn có viết một bài nêu lên 10 lý do không nên làm bauxite ở Tây Nguyên, trong đó có lý do kinh tế.
Đến bây giờ chúng ta biết là làm bauxite ở Tân Rai thì giá thành sẽ cao hơn là giá bán ngay tại cửa nhà máy, tức là 40 đôla/tấn, chưa kể khi vận chuyển xuống cảng thì giá còn cao hơn nhiều. Nếu nhà máy đó chạy hết công sất 600 ngàn tấn, thì mỗi năm sẽ lỗ hơn 200, 300 triệu đôla.
Như vậy là 10 lý do không nên làm bauxite mà chúng tôi nêu ra bây giờ bắt đầu bộc lộ ra. Thực ra thì trước vấn đề hiệu quả kinh tế, đã bộc lộ một vấn đề khác, đó là giao thông. Về cảng Kê Gà thì chúng tôi đã đến tận nơi để nghiên cứu, rồi sau đó có đi ngược con đường từ cảng này lên Tân Rai, tức là đường 28, để xem đường đó có thể vận chuyển bauxite được không. Sau đó, chúng tôi có thăm dò con đường ở phía Nam là đường 55, rồi theo dõi việc chuyển sang đường 20, tức là đường từ Đà Lạt về. Lúc đó chúng tôi đã cho dự án cảng Kê Gà là không thể thực hiện được. Không thể vận chuyển qua đường 28, đường 55 được, còn đường 20 thì không thể chịu đựng được xe chở bauxite trọng tải 40 tấn.
Còn một loạt những vấn đề khác nữa, có khi còn nghiêm trọng hơn, ví dụ như môi trường. Trong một cuộc hội thảo gần đây về Tây Nguyên, tôi cho rằng rừng ở Tây Nguyên “đã vượt ngưỡng rồi”, tức là đã vượt qua cái ngưỡng không thể khôi phục được. Có nghĩa môi trường là vấn đề rất quan trọng. Về xã hội thì đời sống ( Tây Nguyên) bị đảo lộn. Còn một vấn đề hết sức quan trọng đó là an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên, phải xem dự án bauxite ảnh hưởng xấu như thế nào.
Hiện nay, sau vụ dự án cảng Kê Gà phải dừng lại, những vấn đề kinh tế mới bộc lộ ra, cho nên dư luận xã hội xôn xao về chuyện này. Tôi nghĩ rằng sắp tới đây, những hậu quả đã được cảnh báo sẽ tiếp tục bộc lộ. Như vậy, đến lúc không thể nào im được nữa rồi. Tôi cho rằng đây là một bước quan trọng.
Chúng tôi muốn đề nghị dừng luôn dự án Nhân Cơ, hiện đang làm lở dở. Nếu làm tiếp Nhân Cơ thì cả Nhân Cơ và Tân Rai thì mỗi năm sẽ lỗ khoảng 600 ,700 triệu đôla. Dự án Tân rồi thì cũng nên dừng lại và trong dịp này rà lại toàn bộ dự án bauxite Tây Nguyên.
RFI : Tức là càng dừng dự án đó sớm thì càng đỡ thiệt hại?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Thật ra cách đây hai năm chúng tôi đã có ý kiến dừng Tân Rai lại, tại lúc đó chúng tôi đã thấy bộc lộ những vấn đề, ví dụ như hiệu quả kinh tế, đặc biệt là giao thông vận tải, thấy rất rõ. Lúc đó, thậm chí có một số anh em nói một cách hình tượng: “Nếu làm alumina ở Tân Rai, có khi phải đào đất để chôn lại, chứ không chở đi được!”.
Có cái đặc biệt là trong dự án này, TKV lại không đưa chi phí vận tải vào giá thành. Nếu mà dũng cảm và sáng suốt dừng Tân Rại lai thì lúc đó chỉ lỗ khoảng 200 triệu đôla. Từ đó đến giờ hơn 2 năm rồi, tổn phí của cái trễ hai năm đó đã lên đến gần 400 triệu đôla. Nếu chạy hết công suất 600 tấn/năm thì mỗi năm sẽ lỗ khoảng 300 triệu đôla.
Sau những phản biện, kiến nghị như vậy, lãnh đạo Bộ Chính trị và chính phủ đã quyết định làm thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ ( Lúc đầu, họ định làm rất lớn và rất nhanh, triển khai tràn lan khắp cả Đắk Nông, Lâm Đồng và cả phía Gia Lai nữa ).
Nhưng ngay cả làm thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ cũng đã có ý kiến ( phản đối ) về công nghệ và khoáng sản dùng ở hai nơi đó. Hơn nữa, điều kiện của Tân Rai và Nhân Cơ giống nhau, nếu làm thí điểm thì làm một nơi, chứ sao lại làm hai nơi?
Bây giờ những gì được cảnh báo đã bộc lộ ở Tân Rai, thế thì theo tôi nơi dừng ngay cái thí điểm này, còn Nhân Cơ đang lở dở thì không làm nữa.
RFI : Nhưng các lãnh đạo ngành khoáng sản và than vẫn khẳng định là dự án Tân Rai trước mắt bị lỗ, nhưng sau này sẽ có hiệu quả kinh tế. Theo ông tuyên bố này tai hại như thế nào?
Nhà văn Nguyên Ngọc : Tôi có đọc những tuyên bố đó. Bây giờ chỉ nói riêng Tân Rai thì chắc chắc về hiệu quả kinh tế là lỗ, mà cái đó là chưa tính chi phí vận tải vào đầu vào. Nếu làm con đường đi đến cảng Vĩnh Tân thì hầu như phải làm một con đường mới hoàn toàn, còn nếu nâng cấp đường 20 ( từ Đà Lạt về ) thì cầu La Ngà trên con đường đó chỉ có thể chịu đựng một trọng tải tối đa là 25 tấn thôi, trong khi xe chở bauxite trung bình có trọng tải 40 tấn. Vừa rồi thậm chí có một số xe chở nguyên vật liệu lên nhà máy và chở bauxite về được kiểm tra có trọng tải lên tới 45 tấn. Nếu tính vận chuyển vào thì càng lỗ nữa.
Về mặt kinh tế, còn một vấn đề nữa đó là chỉ có một nơi mua, tức là chỉ có Trung Quốc mua chứ không có ai khác. Chúng ta biết rằng trong buôn bán nếu chỉ có một người mua thì rất nguy hiểm, vì họ có thể dìm giá, cho dù giá thế giới có lên xuống thế nào. Hoặc nếu họ dừng lại, không mua nữa thỉ gay go vô cùng. Như vậy, chắc chắn là không có chuyện cứ làm tới đi rồi sẽ có hiệu quả kinh tế. Theo tôi nói như thế là nói bừa.
RFI : Ông có tin rằng với những thông tin trên báo chí trong những ngày qua, với những ý kiến mới của các chuyên gia, các nhà trí thức, liệu chính phủ có sẽ chấp nhận nghe theo những lời cảnh báo đó để dừng các dự án bauxite hay không?
Nhà văn Nguyên Ngọc : Theo tôi, ngay cả việc dừng hai dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ cũng đã khó khăn cho những người đã chủ trương làm . Tôi nghĩ là ngay cả TKV cũng không tha thiết với chuyện ấy đâu, vì làm như vậy rất khó khăn và lỗ. Bây giờ, phải mạnh dạn, dũng cảm dừng lại ( hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ ) và qua đây, rà lại toàn bộ dự án bauxite Tây Nguyên.
Ý kiến của riêng tôi ngay từ đầu vẫn là không thể làm bauxite ở Tây Nguyên, ít ra là trong thời điểm hiện nay, trong vòng 30, 50 năm tới. Còn sau này nếu có những công nghệ mới, khai thác mà không gây ra những ảnh hưởng lớn, thì lúc đó tính sau.
Thật ra, vấn đề bauxite có liên quan đến vấn đề quan trọng hơn, đó là chiến lược phát triển. Vấn đề bauxite Tây Nguyên thể hiện rất rõ môt chính sách phát triển chủ yếu là dựa trên khai thác tài nguyên, thậm chí là tài nguyên thô. Ở Việt Nam, bauxite chỉ mới làm được đến giai đoạn alumina, vì từ alumina đến nhôm tốn kém rất nhiều điện năng.
Theo các chuyên gia, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy là những nước có giá điện dưới 3,5 cent thì mới có thể làm nhôm được, nếu trên 3,5 cent thì lỗ nặng. Ở Việt Nam, bán alumina chỉ là bán nguyên liệu sơ chế. Một chiến lược phát triển chỉ dựa trên khai thác tài nguyên thì rất nguy hiểm, không bao giờ đi đến được công nghiệp hóa.
Theo tôi, dư luận về vấn đề bauxite cần phải mạnh mẽ hơn nữa để, vì quyền lợi của đất nước, vì phát triển kinh tế của đất nước, đi đến dứt khoát dừng dự án này lại.
RFI : Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc.
Theo Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam ( Vicomin ), hiện nay, có hai dự án thử nghiệm khai thác bauxite đang được thực hiện ở Tây Nguyên, đó là dự án Tân Rai – Lâm Đồng và dự án Nhân Cơ – Đắk Nông. Nhà máy alumin Tân Rai vào cuối năm ngoái đã chạy thử và ra sản phẩm alumin. Dự kiến sẽ đưa nhà máy này vào hoạt động sản xuất vào quý 2 năm nay. Còn nhà máy alumin Nhân Cơ dự kiến giữa năm 2014 sẽ ra sản phẩm.
Những dự án đã được thực hiện “thí điểm” bất chấp sự phản đối của nhiều trí thức, chuyên gia, bởi vì theo lời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuyên bố vào năm 2009, khai thác bauxite Tây Nguyên chính là “ chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước “
Thế nhưng, trên tờ Người Lao Động ngày 20/02 vừa qua, một chuyên gia kỳ cựu của Vinacomin là tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho rằng với giá bán khoảng 340 đôla/tấn alumin như hiện nay, nếu chỉ mới tính giá thành sản xuất, thì chắc chắn là Vinacomin sẽ lỗ lớn, còn nếu tính luôn cả chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi xuất hàng, thì mức thua lỗ càng cao hơn nhiều.
Ban đầu Vinacomin dự định xây dựng cảng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận để làm nơi xuất hàng alumin, nhưng sau gần 5 năm dự kiến và 4 lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, cuối cùng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã buộc phải dẹp hẳn dự án này. Như vậy là hiện nay, vấn đề xây dựng đường vận chuyển bauxite vẫn còn để ngõ.
Mặc dù ai cũng thấy lỗ trước mắt, nhưng tập đoàn Vinacomin vẫn khẳng định là dự án bauxite Tân Rai – Lâm Đồng « sẽ có hiệu quả kinh tế ». Theo Vinacomin, dự án này trước mắt không có hiệu quả kinh tế là do “kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu thụ khoáng sản, và giá các khoáng sản, trong đó có alumin, cũng giảm theo”.
Cũng theo Vinacomin, việc dừng đầu tư dự án cảng Kê Gà hoàn toàn không ảnh hưởng đến 2 dự án bauxite Tây Nguyên, vì trong giai đoạn đầu, khối lượng sản phẩm cần thông qua cảng của 2 dự án này còn thấp, nên Vinacomin trước mắt thuê các cảng ở khu vực Thị Vải – Cái Mép, trong khi chờ “nghiên cứu, lựa chọn” địa điểm xây dựng một cảng mới.
Vinacomin còn biện bạch rằng phải tính đến “hiệu quả kinh tế – xã hội lan tỏa” của các dự án bauxite, cũng như ý nghĩa chính trị, an ninh quốc phòng của các dự án này. Họ khẳng định là dự án thu hút 1.500 lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách trung ương và địa phương, tạo điều kiện phát triển công nghiệp và hạ tầng cơ sở cho địa phương và khu vực.
Những lập luận như trên vẫn không thuyết phục được những người đã từng phản đối các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.
Trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 23/02, tiến sĩ Hồ Uy Liêm, nguyên quyền chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, đã yêu cầu nên đặt lại vấn đề về khai thác bauxite, bởi vì theo ông “nếu cố làm thì mức lỗ sẽ càng nặng hơn”.
Trả lời RFI Việt ngữ, nhà văn Nguyên Ngọc, một người vẫn rất gắn bó với vùng Tây Nguyên và là một trong những người từ nhiều năm qua vẫn chống việc khai thác bauxite ở vùng này, cũng cho rằng cần phải dừng ngay hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, không chỉ vì lý do thiếu hiệu quả kinh tế, mà còn vì lý do môi trường và an ninh quốc phòng.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhân dịp này kêu gọi chính phủ Việt Nam nên từ bỏ chính sách phát triển chỉ dựa trên khai thác tài nguyên và xuất khẩu nguyên liệu sơ chế, chuyển sang chính sách phát triển kinh tế dựa trên đầu tư vào khoa học công nghệ.
|
Cuộc hội thảo đó đã đặt ra những vấn đề hết sức căn bản về chương trình bauxite. Đến năm 2008, có một cuộc hội thảo tiếp theo cũng ở Đắk Nông.
Trong các cuộc hội thảo đó, chúng tôi đã phát biểu một số ý kiến cho rằng dự án bauxite ở Tây Nguyên là không ổn. Mấy hôm nay, báo chí nói nhiều hiệu quả kinh tế của dự án này. Nhưng thật ra thì chúng tôi đã nói điều đó ngay từ đầu. Năm 2009, tôi cùng với anh Nguyễn Thành Sơn có viết một bài nêu lên 10 lý do không nên làm bauxite ở Tây Nguyên, trong đó có lý do kinh tế.
Đến bây giờ chúng ta biết là làm bauxite ở Tân Rai thì giá thành sẽ cao hơn là giá bán ngay tại cửa nhà máy, tức là 40 đôla/tấn, chưa kể khi vận chuyển xuống cảng thì giá còn cao hơn nhiều. Nếu nhà máy đó chạy hết công sất 600 ngàn tấn, thì mỗi năm sẽ lỗ hơn 200, 300 triệu đôla.
Như vậy là 10 lý do không nên làm bauxite mà chúng tôi nêu ra bây giờ bắt đầu bộc lộ ra. Thực ra thì trước vấn đề hiệu quả kinh tế, đã bộc lộ một vấn đề khác, đó là giao thông. Về cảng Kê Gà thì chúng tôi đã đến tận nơi để nghiên cứu, rồi sau đó có đi ngược con đường từ cảng này lên Tân Rai, tức là đường 28, để xem đường đó có thể vận chuyển bauxite được không. Sau đó, chúng tôi có thăm dò con đường ở phía Nam là đường 55, rồi theo dõi việc chuyển sang đường 20, tức là đường từ Đà Lạt về. Lúc đó chúng tôi đã cho dự án cảng Kê Gà là không thể thực hiện được. Không thể vận chuyển qua đường 28, đường 55 được, còn đường 20 thì không thể chịu đựng được xe chở bauxite trọng tải 40 tấn.
Còn một loạt những vấn đề khác nữa, có khi còn nghiêm trọng hơn, ví dụ như môi trường. Trong một cuộc hội thảo gần đây về Tây Nguyên, tôi cho rằng rừng ở Tây Nguyên “đã vượt ngưỡng rồi”, tức là đã vượt qua cái ngưỡng không thể khôi phục được. Có nghĩa môi trường là vấn đề rất quan trọng. Về xã hội thì đời sống ( Tây Nguyên) bị đảo lộn. Còn một vấn đề hết sức quan trọng đó là an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên, phải xem dự án bauxite ảnh hưởng xấu như thế nào.
Hiện nay, sau vụ dự án cảng Kê Gà phải dừng lại, những vấn đề kinh tế mới bộc lộ ra, cho nên dư luận xã hội xôn xao về chuyện này. Tôi nghĩ rằng sắp tới đây, những hậu quả đã được cảnh báo sẽ tiếp tục bộc lộ. Như vậy, đến lúc không thể nào im được nữa rồi. Tôi cho rằng đây là một bước quan trọng.
Chúng tôi muốn đề nghị dừng luôn dự án Nhân Cơ, hiện đang làm lở dở. Nếu làm tiếp Nhân Cơ thì cả Nhân Cơ và Tân Rai thì mỗi năm sẽ lỗ khoảng 600 ,700 triệu đôla. Dự án Tân rồi thì cũng nên dừng lại và trong dịp này rà lại toàn bộ dự án bauxite Tây Nguyên.
RFI : Tức là càng dừng dự án đó sớm thì càng đỡ thiệt hại?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Thật ra cách đây hai năm chúng tôi đã có ý kiến dừng Tân Rai lại, tại lúc đó chúng tôi đã thấy bộc lộ những vấn đề, ví dụ như hiệu quả kinh tế, đặc biệt là giao thông vận tải, thấy rất rõ. Lúc đó, thậm chí có một số anh em nói một cách hình tượng: “Nếu làm alumina ở Tân Rai, có khi phải đào đất để chôn lại, chứ không chở đi được!”.
Có cái đặc biệt là trong dự án này, TKV lại không đưa chi phí vận tải vào giá thành. Nếu mà dũng cảm và sáng suốt dừng Tân Rại lai thì lúc đó chỉ lỗ khoảng 200 triệu đôla. Từ đó đến giờ hơn 2 năm rồi, tổn phí của cái trễ hai năm đó đã lên đến gần 400 triệu đôla. Nếu chạy hết công suất 600 tấn/năm thì mỗi năm sẽ lỗ khoảng 300 triệu đôla.
Sau những phản biện, kiến nghị như vậy, lãnh đạo Bộ Chính trị và chính phủ đã quyết định làm thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ ( Lúc đầu, họ định làm rất lớn và rất nhanh, triển khai tràn lan khắp cả Đắk Nông, Lâm Đồng và cả phía Gia Lai nữa ).
Nhưng ngay cả làm thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ cũng đã có ý kiến ( phản đối ) về công nghệ và khoáng sản dùng ở hai nơi đó. Hơn nữa, điều kiện của Tân Rai và Nhân Cơ giống nhau, nếu làm thí điểm thì làm một nơi, chứ sao lại làm hai nơi?
Bây giờ những gì được cảnh báo đã bộc lộ ở Tân Rai, thế thì theo tôi nơi dừng ngay cái thí điểm này, còn Nhân Cơ đang lở dở thì không làm nữa.
RFI : Nhưng các lãnh đạo ngành khoáng sản và than vẫn khẳng định là dự án Tân Rai trước mắt bị lỗ, nhưng sau này sẽ có hiệu quả kinh tế. Theo ông tuyên bố này tai hại như thế nào?
Nhà văn Nguyên Ngọc : Tôi có đọc những tuyên bố đó. Bây giờ chỉ nói riêng Tân Rai thì chắc chắc về hiệu quả kinh tế là lỗ, mà cái đó là chưa tính chi phí vận tải vào đầu vào. Nếu làm con đường đi đến cảng Vĩnh Tân thì hầu như phải làm một con đường mới hoàn toàn, còn nếu nâng cấp đường 20 ( từ Đà Lạt về ) thì cầu La Ngà trên con đường đó chỉ có thể chịu đựng một trọng tải tối đa là 25 tấn thôi, trong khi xe chở bauxite trung bình có trọng tải 40 tấn. Vừa rồi thậm chí có một số xe chở nguyên vật liệu lên nhà máy và chở bauxite về được kiểm tra có trọng tải lên tới 45 tấn. Nếu tính vận chuyển vào thì càng lỗ nữa.
Về mặt kinh tế, còn một vấn đề nữa đó là chỉ có một nơi mua, tức là chỉ có Trung Quốc mua chứ không có ai khác. Chúng ta biết rằng trong buôn bán nếu chỉ có một người mua thì rất nguy hiểm, vì họ có thể dìm giá, cho dù giá thế giới có lên xuống thế nào. Hoặc nếu họ dừng lại, không mua nữa thỉ gay go vô cùng. Như vậy, chắc chắn là không có chuyện cứ làm tới đi rồi sẽ có hiệu quả kinh tế. Theo tôi nói như thế là nói bừa.
RFI : Ông có tin rằng với những thông tin trên báo chí trong những ngày qua, với những ý kiến mới của các chuyên gia, các nhà trí thức, liệu chính phủ có sẽ chấp nhận nghe theo những lời cảnh báo đó để dừng các dự án bauxite hay không?
Nhà văn Nguyên Ngọc : Theo tôi, ngay cả việc dừng hai dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ cũng đã khó khăn cho những người đã chủ trương làm . Tôi nghĩ là ngay cả TKV cũng không tha thiết với chuyện ấy đâu, vì làm như vậy rất khó khăn và lỗ. Bây giờ, phải mạnh dạn, dũng cảm dừng lại ( hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ ) và qua đây, rà lại toàn bộ dự án bauxite Tây Nguyên.
Ý kiến của riêng tôi ngay từ đầu vẫn là không thể làm bauxite ở Tây Nguyên, ít ra là trong thời điểm hiện nay, trong vòng 30, 50 năm tới. Còn sau này nếu có những công nghệ mới, khai thác mà không gây ra những ảnh hưởng lớn, thì lúc đó tính sau.
Thật ra, vấn đề bauxite có liên quan đến vấn đề quan trọng hơn, đó là chiến lược phát triển. Vấn đề bauxite Tây Nguyên thể hiện rất rõ môt chính sách phát triển chủ yếu là dựa trên khai thác tài nguyên, thậm chí là tài nguyên thô. Ở Việt Nam, bauxite chỉ mới làm được đến giai đoạn alumina, vì từ alumina đến nhôm tốn kém rất nhiều điện năng.
Theo các chuyên gia, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy là những nước có giá điện dưới 3,5 cent thì mới có thể làm nhôm được, nếu trên 3,5 cent thì lỗ nặng. Ở Việt Nam, bán alumina chỉ là bán nguyên liệu sơ chế. Một chiến lược phát triển chỉ dựa trên khai thác tài nguyên thì rất nguy hiểm, không bao giờ đi đến được công nghiệp hóa.
Theo tôi, dư luận về vấn đề bauxite cần phải mạnh mẽ hơn nữa để, vì quyền lợi của đất nước, vì phát triển kinh tế của đất nước, đi đến dứt khoát dừng dự án này lại.
RFI : Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc.
0 comments:
Post a Comment