Đánh người vô cớ
Theo đơn tố cáo đề ngày 18 tháng 3 năm 2013 của anh Phạm Văn Chung ở thôn Buôn Triết, xã Dur Kmăl, huyện Krong Ana, tỉnh Dak Lak, thì gia đình anh định cư ở đây từ năm 1988, khai hoang một cánh rừng thuộc thôn Buôn Triết từ năm 1990 và canh tác đất đai này, sinh sống yên lành cho đến nay hơn 2 thập niên. Cho đến hôm 12 tháng 3 vừa rồi, gia đình bất ngờ khi vô cớ bị lực lượng địa phương, kể cả công an, kết hợp với người láng giềng gọi là “anh Tư” ở xã bên hành hung nghiêm trọng.
Thanh Quang tìm hiểu tình cảnh này, và được anh Phạm Văn Chung kể lại:
Phạm Văn Chung: Họ làm ăn với xã, tự nhiên họ vào không thông qua mình, tự nhiên lấn át cho xe ủi đất của gia đình. Mình ra can ngăn hỏi tại sao tự nhiên ủi hết ao hồ của tôi như thế này thì lấy đâu ra nước bơm, thì họ kêu du kích xã vào can thiệp rồi họ đánh đập Ba em.
Thanh Quang: Đánh đập? Nghe nói đánh đập nhiều người trong gia đình?
Phạm Văn Chung: Đánh đập Ba của em và hất ông xuống hố nước và anh rể thấy ông già chết ngất thì bế ông lên thì họ lao vào đánh tiếp ông anh rể và thằng em trai luôn ạ. Tất cả công an xã cứ đứng nguyên như vậy để cho họ đánh mà không nói năng gì ạ. Thằng em bị dùi cui điện giật, khi tỉnh dậy thì cõng ông già về nhà.
Thanh Quang: Như vậy là lúc đó có sự hiện diện của công an xã phải không?
Thanh Quang: Trước khi sự việc xảy ra thì gia đình có thấy dấu hiệu gì báo trước có thể bị lâm nguy như thế này không?
Phạm Văn Chung: Không ạ. Không có gì cả. Hôm trước gia đình đang làm có anh Tư vào nói là bây giờ tao muốn đắp một con đường nhà mày phải bỏ ra 150 triệu. Em có nói là tiền đâu tôi bỏ ra 150 triệu, từ trước giờ ao của tôi như thế nào thì tôi cứ thế tôi làm; còn anh làm đâu thì làm tôi không làm. Anh Tư có nói một câu là mày bỏ ra 150 triệu thì tao mới để cho mày con đập này, mày không bỏ ra 150 triệu thì tao đã đắp rồi là tao lấy. Em bảo lấy thế nào được vì bao năm nay em vẫn làm, tưới nước lúa, cà-phê mà giờ tự nhiên lấy của em thì lấy thế nào được. Anh bảo mày cứ vào bàn bạc với gia đình đi chứ tao đã đắp là tao sẽ lấy. Như vậy là nó đã “ăn rơ” với xã rồi anh.
Thanh Quang: Anh Tư, như anh vừa nói đó, đã thuê ở xã đưa công an đến lấy đất của nhà anh. Sao có chuyện lạ là đất của nhà anh mà bị người khác thuê xã đến lấy?
Phạm Văn Chung: Bây giờ họ thấy địa hình của mình làm bao đời ngon rồi nên họ muốn thầu bên trong nhưng mà không có con đường nên họ dùng cái bờ của em để họ đi đấy.
Sau đó họ thầu được khu bên trong nên muốn chiếm luôn khu đấy. Ý họ
là giờ muốn mở con đường từ bên kia sang đây, vậy là họ có ý đồ muốn
cướp do mình khai hoang từ bao nhiêu năm nay rồi. Mình đang bơm nước họ
ủi lấp cả máy đi.
Thanh Quang: Như vậy liệu khu đất của anh có cản trở lối đi ra của người ta không?
Phạm Văn Chung: Không ạ. Có đường đi đàng hoàng chứ ạ. Không phải là đường đi ở đấy nhưng họ muốn đi tắt qua thôi.
Thanh Quang: Họ muốn đi tắt như vậy có nghĩa là họ phải lấn miếng đất hợp pháp của gia đình anh phải không?
Phạm Văn Chung: Vâng ạ. Họ muốn đắp qua để có lợi cho họ là để họ đi tắt qua thôi. Với lại họ nghĩ họ bỏ ra 150 triệu thì họ phí nên họ lấy của mình để họ làm ao.
Phạm Văn Chung: Dạ em cũng không hiểu ạ. Mình làm đã bao nhiêu năm nay rồi mà tại sao họ lại thông đồng với xã mà không qua mình. Đã vậy còn tự nhiên đưa máy móc vào vào ủi phá hết bờ đập, ao của mình. Mình ra ngăn cản thì ông già và anh rể cùng em trai bị hành hung.
Thanh Quang: Trong mấy ngày qua thì gia đình có tiếp tục bị hành hung,bị tấn công, bị hăm dọa như thế nào nữa không?
Thanh Quang: Hiện bây giờ thì việc thưa kiện của gia đình anh về vấn đề này ra sao? Có ai giải quyết gì không?
Phạm Văn Chung: Ngày hôm qua điện tín ở xã gởi xuống thì họ vẫn cứ giải quyết như vậy. Họ vẫn cho anh Tư làm, vẫn cứ bảo là để cho xã làm xong, nếu xã không giải quyết được thì đưa lên huyện.Trên tỉnh thì bảo nếu huyện không giải quyết thì đưa lên tỉnh không cần qua huyện.
Thanh Quang: Giải quyết như thế nào?
Phạm Văn Chung: Dạ cũng chưa biết ạ. Xã có xuống nhưng xã vẫn cho máy ủi làm, tàn phá hết những tang chứng nhưng mà em thì đã quay hết rồi.
Thanh Quang: Những ngày sắp tới thì gia đình anh có kế hoạch ứng phó như thế nào không?
Phạm Văn Chung: Trên xã họ thông đồng nên em lên huyện mà rồi ở huyện cũng chưa thấy gì. Nếu huyện không được thì em sẽ lên tỉnh.
Thanh Quang: Nhân đây anh có muốn lên tiếng với công luận về nỗi oan ức này của gia đình anh hay không?
Phạm Văn Chung: Em muốn nhờ cấp trên giải quyết oan ức cho gia đình em vì từ trước giờ mình đang sinh sống như thế mà giờ lại phá đi tất cả nguồn sống hằng ngày của gia đình. Phá hết ao nên mất đi nguồn nước cho lúa nên năm nay lúa cháy hết ạ. Em chỉ cần làm sao lấy lại công bằng cho em thôi.
Thanh Quang: Cảm ơn anh Phạm Văn Chung rất nhiều.
Theo đơn tố cáo đề ngày 18 tháng 3 năm 2013 của anh Phạm Văn Chung ở thôn Buôn Triết, xã Dur Kmăl, huyện Krong Ana, tỉnh Dak Lak, thì gia đình anh định cư ở đây từ năm 1988, khai hoang một cánh rừng thuộc thôn Buôn Triết từ năm 1990 và canh tác đất đai này, sinh sống yên lành cho đến nay hơn 2 thập niên. Cho đến hôm 12 tháng 3 vừa rồi, gia đình bất ngờ khi vô cớ bị lực lượng địa phương, kể cả công an, kết hợp với người láng giềng gọi là “anh Tư” ở xã bên hành hung nghiêm trọng.
Thanh Quang tìm hiểu tình cảnh này, và được anh Phạm Văn Chung kể lại:
Phạm Văn Chung: Họ làm ăn với xã, tự nhiên họ vào không thông qua mình, tự nhiên lấn át cho xe ủi đất của gia đình. Mình ra can ngăn hỏi tại sao tự nhiên ủi hết ao hồ của tôi như thế này thì lấy đâu ra nước bơm, thì họ kêu du kích xã vào can thiệp rồi họ đánh đập Ba em.
Thanh Quang: Đánh đập? Nghe nói đánh đập nhiều người trong gia đình?
Phạm Văn Chung: Đánh đập Ba của em và hất ông xuống hố nước và anh rể thấy ông già chết ngất thì bế ông lên thì họ lao vào đánh tiếp ông anh rể và thằng em trai luôn ạ. Tất cả công an xã cứ đứng nguyên như vậy để cho họ đánh mà không nói năng gì ạ. Thằng em bị dùi cui điện giật, khi tỉnh dậy thì cõng ông già về nhà.
Thanh Quang: Như vậy là lúc đó có sự hiện diện của công an xã phải không?
Tất cả công an xã cứ đứng nguyên như vậy để cho họ đánh mà không nói năng gì ạ, thằng em bị dùi cui điện giật.Phạm Văn Chung: Vâng, công an xã đưa lực lượng xã vào đánh luôn. Họ cho lực lượng đánh tới tấp ông già, bọn nó còn lao vào đánh ông anh rể vào gáy. Ông anh rể bảo tôi có làm gì đâu, tôi chỉ bế bố tôi lên sao các anh lại đánh tôi. Thằng em xuống giúp thì nó lao vào đánh thằng em luôn. Thằng em cõng ông già về thì lúc đó ông già chết ngất đi ạ. Và làm mất một chiếc điện thoại cùng với 500 ngàn.
Phạm Văn Chung
Thanh Quang: Trước khi sự việc xảy ra thì gia đình có thấy dấu hiệu gì báo trước có thể bị lâm nguy như thế này không?
Phạm Văn Chung: Không ạ. Không có gì cả. Hôm trước gia đình đang làm có anh Tư vào nói là bây giờ tao muốn đắp một con đường nhà mày phải bỏ ra 150 triệu. Em có nói là tiền đâu tôi bỏ ra 150 triệu, từ trước giờ ao của tôi như thế nào thì tôi cứ thế tôi làm; còn anh làm đâu thì làm tôi không làm. Anh Tư có nói một câu là mày bỏ ra 150 triệu thì tao mới để cho mày con đập này, mày không bỏ ra 150 triệu thì tao đã đắp rồi là tao lấy. Em bảo lấy thế nào được vì bao năm nay em vẫn làm, tưới nước lúa, cà-phê mà giờ tự nhiên lấy của em thì lấy thế nào được. Anh bảo mày cứ vào bàn bạc với gia đình đi chứ tao đã đắp là tao sẽ lấy. Như vậy là nó đã “ăn rơ” với xã rồi anh.
Thanh Quang: Anh Tư, như anh vừa nói đó, đã thuê ở xã đưa công an đến lấy đất của nhà anh. Sao có chuyện lạ là đất của nhà anh mà bị người khác thuê xã đến lấy?
Phạm Văn Chung: Bây giờ họ thấy địa hình của mình làm bao đời ngon rồi nên họ muốn thầu bên trong nhưng mà không có con đường nên họ dùng cái bờ của em để họ đi đấy.
Ao bị san lấp trên đất của Anh Phạm Văn Chung ở thôn Buôn
Triết, xã Dur Kmăl, huyện Krong Ana, tỉnh Dak Lak hôm 12-03-2013. Hình
thính giả gởi RFA.
Thanh Quang: Như vậy liệu khu đất của anh có cản trở lối đi ra của người ta không?
Phạm Văn Chung: Không ạ. Có đường đi đàng hoàng chứ ạ. Không phải là đường đi ở đấy nhưng họ muốn đi tắt qua thôi.
Thanh Quang: Họ muốn đi tắt như vậy có nghĩa là họ phải lấn miếng đất hợp pháp của gia đình anh phải không?
Phạm Văn Chung: Vâng ạ. Họ muốn đắp qua để có lợi cho họ là để họ đi tắt qua thôi. Với lại họ nghĩ họ bỏ ra 150 triệu thì họ phí nên họ lấy của mình để họ làm ao.
Chính quyền làm ngơ
Thanh Quang: Nhưng trở lại cái điểm hồi nãy, là tại sao đất của anh mà người ta muốn lấy một cách dễ dàng qua tay của chính quyền địa phương và hành hung gia đình anh như vậy? Tại sao có chuyện như vậy ạ?Phạm Văn Chung: Dạ em cũng không hiểu ạ. Mình làm đã bao nhiêu năm nay rồi mà tại sao họ lại thông đồng với xã mà không qua mình. Đã vậy còn tự nhiên đưa máy móc vào vào ủi phá hết bờ đập, ao của mình. Mình ra ngăn cản thì ông già và anh rể cùng em trai bị hành hung.
Thanh Quang: Trong mấy ngày qua thì gia đình có tiếp tục bị hành hung,bị tấn công, bị hăm dọa như thế nào nữa không?
Em muốn nhờ cấp trên giải quyết oan ức cho gia đình em vì từ trước giờ mình đang sinh sống như thế mà giờ lại phá đi tất cả nguồn sống hằng ngày của gia đình.Phạm Văn Chung: Không ạ. Anh Tư có nói con người có tiền là có tất cả, có chức, có quyền. Tôi có tiền tôi muốn làm gì thì tôi làm.
Phạm Văn Chung
Thanh Quang: Hiện bây giờ thì việc thưa kiện của gia đình anh về vấn đề này ra sao? Có ai giải quyết gì không?
Phạm Văn Chung: Ngày hôm qua điện tín ở xã gởi xuống thì họ vẫn cứ giải quyết như vậy. Họ vẫn cho anh Tư làm, vẫn cứ bảo là để cho xã làm xong, nếu xã không giải quyết được thì đưa lên huyện.Trên tỉnh thì bảo nếu huyện không giải quyết thì đưa lên tỉnh không cần qua huyện.
Thanh Quang: Giải quyết như thế nào?
Phạm Văn Chung: Dạ cũng chưa biết ạ. Xã có xuống nhưng xã vẫn cho máy ủi làm, tàn phá hết những tang chứng nhưng mà em thì đã quay hết rồi.
Thanh Quang: Những ngày sắp tới thì gia đình anh có kế hoạch ứng phó như thế nào không?
Phạm Văn Chung: Trên xã họ thông đồng nên em lên huyện mà rồi ở huyện cũng chưa thấy gì. Nếu huyện không được thì em sẽ lên tỉnh.
Thanh Quang: Nhân đây anh có muốn lên tiếng với công luận về nỗi oan ức này của gia đình anh hay không?
Phạm Văn Chung: Em muốn nhờ cấp trên giải quyết oan ức cho gia đình em vì từ trước giờ mình đang sinh sống như thế mà giờ lại phá đi tất cả nguồn sống hằng ngày của gia đình. Phá hết ao nên mất đi nguồn nước cho lúa nên năm nay lúa cháy hết ạ. Em chỉ cần làm sao lấy lại công bằng cho em thôi.
Thanh Quang: Cảm ơn anh Phạm Văn Chung rất nhiều.
0 comments:
Post a Comment