Đội tàu Hải Tuần của Trung Quốc sẽ đi qua vùng biển của Tam Sa, bao gồm Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa (Reuters)
Trong vòng không đầy một tháng, Trung
Quốc liên tiếp tung cả chiến hạm lẫn tàu gọi là dân sự, xuống phô trương
thanh thế tại vùng Biển Đông.
Gần đây nhất là việc cử ba tàu hải giám
đến hoạt động tại khu vực mà Bắc Kinh tự nhận là vùng biển của thành phố
Tam Sa, tức là hầu như toàn bộ Biển Đông, sau khi đã phái hai chiếc
khác đến khu vực vào hạ tuần tháng 02/2013.
Ngoài việc huy động các chiếc tàu trên
danh nghĩa là dân sự, Trung Quốc vào đầu tháng 2 năm 2013 cũng không
ngần ngại đưa tàu chiến vào tập trận trong vùng biển tranh chấp.
Trong một bản tin do đài truyền hình
Trung Quốc CCTV phát đi vào hôm qua, 01/03/2013, một đội tàu hải giám đã
rời cảng Tam Á phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc để xuống thực hiện
điều được gọi là “nhiệm vụ tuần tra thường xuyên” ở vùng Biển Đông, nhằm
“tăng cường năng lực thực thi pháp luật biển của Trung Quốc, và thử
nghiệm khả năng phản ứng nhanh của đội tuần tra”.
Theo Cục An toàn Hàng hải Hải Nam, với
hành trình hơn 2.000 hải lý kéo dài nửa tháng, đội tàu bao gồm ba chiếc
Hải tuần 21, Hải tuần 31 và Hải tuần 166, sẽ đi qua các khu vực khác
nhau trong vùng biển của thành phố Tam Sa, bao gồm các quần đảo Hoàng
Sa, Trung Sa và Trường Sa.
Thành phố Tam Sa là đơn vị hành chánh
trực thuộc tỉnh Hải Nam được Bắc Kinh lập ra vào năm ngoái để quản lý
hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả các vùng biển đảo đang tranh chấp
với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Một viên chức thuộc Cục An toàn Hàng hải
Quảng Đông không ngần ngại cho biết là đội tàu hải giám Trung Quốc có
“nhiệm vụ chính” là “kiểm tra các tuyến hàng hải, giám sát an toàn giao
thông hàng hải và môi trường… và bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông”.
Báo chí Trung Quốc đã liên tiếp loan tin
về đợt tuần tra này, với video và hình tính đầy tính chất phô trương.
Một trong những bức hình do hãng tin Nhà nước Trung Quốc công bố cho
thấy một chiếc trực thăng trên sàn đáp của chiếc Hải tuần 31.
Các tờ báo Trung Quốc cũng không quên
nhắc lại là đợt tuần tra vừa khởi động đã nối tiếp theo một chiến dịch
tung ra ngày 20/02/2013, với hai chiếc tàu hải giám khác từ Quảng Châu
đi xuống Biển Đông.
Trước đó, Bắc Kinh đã không che giấu ý
định hù dọa các láng giềng đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với
Trung Quốc khi cử chiến hạm xuống tập trận tại Biển Đông. Ý nghĩa hù dọa
này thể hiện qua việc các chiến hạm được đưa xuống vùng biển ở phía nam
Trung Quốc lại thuộc Hạm đội Bắc Hải, trên nguyên tắc phụ trách vùng eo
biển Đài Loan.
Theo nhận định của giáo sư Carl Thayer,
chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông, trong phân tích công bố ngày 13/02/2013,
một trong những mục tiêu của hành động kể trên là cảnh cáo Hoa Kỳ, Nhật
Bản và các nước khác trong khu vực rằng Hải quân Trung Quốc đã có đủ
năng lực đi tác chiến tại các vùng rất xa căn cứ của mình, và các láng
giềng phải chú ý đến các lợi ích của Bắc Kinh.
Đối với giáo sư Thayer, đội tàu hải giám
và ngư chính của Trung Quốc cũng là một thế lực đáng gờm cho các nước
Đông Nam Á tại Biển Đông.
Trong bài nhận định kể trên, ông Thayer ghi nhận là các loại tàu này của Trung Quốc ngày có trọng tải lớn hơn và năng lực hoạt động mạnh hơn, có cả sân đáp cho trực thăng.
Trong bài nhận định kể trên, ông Thayer ghi nhận là các loại tàu này của Trung Quốc ngày có trọng tải lớn hơn và năng lực hoạt động mạnh hơn, có cả sân đáp cho trực thăng.
Đội tàu dân sự này vừa nhằm bảo vệ ngư
dân Trung Quốc vừa nhằm “ngăn chặn không cho các quốc gia ven biển thực
hiện quyền chủ quyền trong vùng biển tranh chấp được khoanh trong tấm
bản đồ chín đường gián đoạn hình chữ U” đã được Bắc Kinh công bố.
Trọng Nghĩa
0 comments:
Post a Comment