Tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles, chiếc USS Miami vào ụ tàu tại
Portsmouth để đại tu. Ảnh của Hải quân Hoa Kỳ chụp ngày 15/03/2012.
REUTERS/U.S. Navy/Jim Cleveland/Handout
Số là hồi tháng 8/2011, hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ đã thỏa thuận sẽ
tự động cắt giảm ngân sách liên bang nếu đến trước ngày 02/01/2013 hai
bên không đạt được thỏa thuận về ngân sách. Đến ngày 01/02/2013, vách đá
tài chính đã được tránh trong đường tơ kẽ tóc, khi mà hai bên đồng ý
triển hạn thời gian nói trên đến ngày 01/3/2013. Ngày 01/3/2013, hai bên
không đạt được thỏa thuận và thế là giai đoạn cắt giảm ngân sách đầu
tiên 85 tỉ đô la bắt đầu có hiệu lực. Ngày 27 tháng này, hai bên lại
tiếp tục bàn thảo về ngân sách, và tình hình cho thấy sẽ khó lòng đạt
được thỏa thuận.
Bế tắc chính trị dẫn đến bế tắc về tài chính, đe dọa sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. L’Express nhìn về khu vực miền nam Hoa Kỳ, nơi được xem là tổng hành dinh của ngành hải quân nước này. Khu vực đó bao gồm một số thành phố như Norfolk, Virginia Beach, Newport News… nơi tập trung các căn cứ hải quân quan trọng của Mỹ, có xưởng đóng tàu lớn nhất Hoa Kỳ là Navy Shipyard, nơi xuất phát của 11 hàng không mẫu hạm của nước này.
Ở đó, ngành đóng và sửa tàu sử dụng đến 40.000 nhân viên của các đại gia trong ngành và của 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương. Cơ quan hàng không vũ trụ NASA từ năm 1960 cũng đã có một trụ sở ở đây. Bên cạnh đó còn có 90.000 nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng và 20.000 công chức liên bang sống và làm việc ở các vùng phụ cận. GDP của vùng này là trên 80 tỉ đô la, trong đó phân nửa đến từ các hoạt động quân sự. Lĩnh vực này cũng đảm bảo cho khu vực tránh được nạn thất nghiệp nghiêm trọng trong khi cả nước lâm vào suy thoái.
Thế nhưng, người lao động và ngành công nghiệp quốc phòng khu vực này bị đe dọa bởi việc cắt giảm ngân sách. Trong 85 tỉ đô la phải cắt giảm trong vòng 7 tháng, có 40% cắt giảm trong các lĩnh vực dân sự, còn 60% cắt giảm trong lĩnh vực quốc phòng. Một kỹ sư đóng tàu tại Norfolk bức xúc : «Nước Mỹ luôn cần có hải quân tác chiến ». Người này lo ngại sắp tới nhiều nhân viên dân sự làm việc ở các căn cứ hải quân sẽ bị mất việc, lương của người làm việc sẽ giảm đi 20%, các bệnh viện quân đội sẽ thiếu tiền do cắt giảm ngân sách liên bang…
L’Express cũng cho hay, Lầu Năm Góc do ngân sách khó khăn đã quyết định triển hạn công tác bảo trì hàng không mẫu hạm đến cuối năm nay. Các doanh nghiệp địa phương thì mất nhiều hợp đồng. Một chủ doanh nghiệp địa phương hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng cũng than phiền và cho biết, có thể sắp tới phải cắt giảm đến 25% công nhân nếu bế tắc chính trị vẫn tiếp diễn.
Chưa hết, thế mạnh của khu vực công nghiệp quốc phòng miền nam nước Mỹ chủ yếu dựa vào tay nghề của các nhân viên, mà tay nghề này thì phải được đào tạo lâu dài và hết sức bài bản. Như vậy, nếu vì lý do tài chính mà phải cho những người này nghỉ việc thì sợ rằng họ sẽ tìm đến lập nghiệp ở các nước khác, một điều vô cùng nguy hiểm đối với Hoa Kỳ, nhất là trong giai đoạn chuyển hướng chiến lược hiện nay.
Các đại tập đoàn xuyên quốc gia chi phối địa cầu
Ai là người thống trị địa cầu ? Đó không phải là các nhà chính trị mà là những đại tập đoàn xuyên quốc gia. Nhận định trên là của tuần san Le Nouvel Observateur với dòng ít lớn chạy trên trang nhất : «Những chủ nhân thật sự của thế giới ? ».
Tờ báo nhắc lại, hồi thập niên 70, các tập đoàn xuyên quốc gia được xem là một biểu hiện của sự hùng mạnh của một quốc gia. Đến năm 2000 thì tình hình đã thay đổi, các tập đoàn trên không chỉ là những cánh tay đắc lực của các cường quốc, mà chính nó cũng trở thành « những cường quốc thật sự ».
Sự phát triển của các đại tập đoàn xuyên quốc gia đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ làn sóng toàn cầu hóa. Và các tập đoàn này không ngừng tăng lên về số lượng : khoảng 3.000 vào năm 1990 tăng lên đến 63.000 vào những năm 2000. Nguồn gốc của các đại tập đoàn cũng đa dạng dần, tức không chỉ có tập đoàn Hoa Kỳ mà đã xuất hiện nhiều đại tập đoàn của nhiều quốc gia thuộc nhiều châu lục.
Theo các chuyên gia, có nhiều đại tập đoàn xuyên quốc gia còn mạnh hơn một số nước, tức có GDP cao hơn. Như giá trị chứng khoán của tập đoàn ExxonMobil được xếp giữa GDP của Áo và Bỉ. Hồi năm 2000, 500 đại tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đã chiếm đến 70% ngành thương mại thế giới, sử dụng đến 90 triệu lao động, và tạo ra đến 25% GDP toàn cầu. Năm 2012 vừa qua, kim ngạch của 2.000 đại tập đoàn hàng đầu thế giới đã đạt đến 36.000 tỉ đô la.
Bên cạnh những tập đoàn tài chính chi phối đời sống con người khắp năm châu, còn có các đại tập đoàn trong nhiều lĩnh vực khác chi phối hầu hết đời sống thường nhật của con người : Chi phối lên thức ăn hàng ngày của mọi người, sức khỏe của mọi người, chi phối cả đời sống riêng tư như các trang mạng xã hội chẳng hạn… L’Express còn cảnh báo : sức mạnh vận động hành lang của các đại tập đoàn xuyên quốc gia chi phối cả đời sống chính trị, làm tê liệt mọi sự chỉ trích, gây ảnh hưởng đến các chuẩn mực và nguyên tắc, đẩy lùi mọi sự minh bạch.
Trong bối cảnh đó, L’Express nhận định : Giới chính trị thường tỏ ra bất lực. Bất lực vì ngây thơ, vì thông đồng, vì lợi ích địa chính trị hay vì tham nhũng…Tờ báo cho rằng có cả bốn điều đó. Thêm vào sự phức tạp đó là một bối cảnh hết sức thuận lợi cho sự bành trướng của các đại tập đoàn xuyên quốc gia : Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nước nào cũng ra sức thu hút đầu tư.
Báo chí Bắc Triều Tiên tiếp tục công kích Hoa Kỳ
« Họ muốn chiến tranh thì sẽ có chiến tranh », đó là tựa đề bài viết được Courrier International dẫn lại của tờ Rodong Sinmun (Lao Động Tân Văn) – cơ quan ngôn luận của Đảng Lao Động Triều Tiên, phản ứng về lệnh trừng phạt vụ thử hạt nhân của nước này của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tờ báo Bắc Triều Tiên nhắc lại, nghị quyết vừa qua của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng lần thứ hai trong vòng một năm, và là lần thứ năm trong vòng tám năm. Tờ báo cho rằng, Hội đồng đã bị Hoa Kỳ « điều khiển như một con rối ».
Đi xa hơn trong việc chỉ trích Hoa Kỳ, Lao Động Tân Văn cho rằng, dưới bóng của Hội đồng Bảo an, Hoa Kỳ muốn gây chiến để « xâm lược » Bắc Triều Tiên giống như là đã tấn công Irak trước đây. Tờ báo không ngại tuyên bố : « Đó là một hành động tội ác và phi nghĩa ». Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao Động Triều Tiên còn tuyên bố : Nếu Mỹ tưởng rằng có thể biến Bắc Triều Tiên thành Irak thì đó là một sai lầm, thế giới sẽ thấy quân đội Bắc Triều Tiên sẽ hành động thế nào để đập tan các lệnh trừng phạt mà Mỹ đã sắp đặt.
Nhật Bản : Hậu quả không ngờ đến của thảm họa Fukushima
Nhìn sang Nhật Bản, Courrier International dẫn lại bài của tờ Tokyo Shimbun với dòng tựa: «Fukushima đã giết tôi ».
Tờ báo đề cập đến một hậu quả ít được để ý của thảm họa hạt nhân Fukushima, đó là việc người dân trong khu vực tự tử. Trường hợp được dẫn ra để minh chứng là một cụ ông 102 tuổi, sống tại một địa phương cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 40 cây số. Một sáng nọ, con dâu của ông phát hiện ông đã thắt cổ tự tử, mà nguyên nhân được cho là trước đó ông đã nghe được lệnh của chính quyền dự định sẽ di tản dân chúng tại địa ông đang sinh sống. Vì không muốn rời khỏi mảnh đất gắn chặt cuộc đời hơn một thế kỷ, nên ông cụ đã tìm đến cái chết.
Rồi hai tháng sau, con trai của ông cũng chết do bị bệnh ung thư. Căn bệnh này có liên quan đến hạt nhân hay không thì không được nêu rõ, nhưng tờ báo chỉ dẫn lời của con gái ông cụ như để minh chứng cho cảm nhận của người dân địa phương đối với nhà máy hạt nhân Fukushima : «Tôi ghét nhà máy này ».
Phlippines : Cảnh báo nạn phân hóa giàu nghèo
Cũng trên trang Châu Á, Courrier International trích dẫn bài của tờ Philippine Daily Inquier với dòng tựa : « Hai mươi bảy năm sau, không có gì thay đổi ».
Tờ báo lấy mốc 27 năm, tức là từ năm 1986, năm mà vị tổng thống được cho là độc tài Ferdinand Marcos bị đảo chính. Hai mươi bảy năm đã trôi qua với bao thăng trầm lịch sử, tờ báo nhấn mạnh, giờ đây đất nước Philippines đang ngập chìm trong bất bình đẳng và tình trạng phân hóa giàu nghèo hết sức nghiêm trọng.
Thêm vào đó là tình trạng mà tờ báo gọi là « gia đình trị » tại nước này : Đương kim Tổng thống Benigno Aquino III là con trai của ông Ninoy Aquino, từng là phó thống đốc tỉnh Tarlac, bị ám sát hồi năm 1983. Mẹ của Aquino III là bà Corazon, Tổng thống Philippines từ năm 1986 đến năm 1992, tức người kế nhiệm của nhà độc tài Ferdinand Marcos. Rồi khi ông Aquino III đắc cử tổng thống hồi năm 2010, thì con trai của ông Ferdand Marcos cũng đã được bầu vào thượng viện nước này.
Thổ Nhĩ Kỳ : Đầu tư cho Hồi giáo vượt mức đầu tư khoa học
Đến với Thổ Nhĩ Kỳ, tờ Milliyet của nước này cho biết, đầu tư của chính phủ dành cho tôn giáo vượt mức dành cho khoa học. Courrier International trích dẫn với dòng tựa khá thu hút : «Một giọt nước khoa học trong một đại dương Hồi giáo ».
Tờ báo đưa ra một số minh chứng cho hiện tượng này. Theo thống kê, cách đây 5 năm, Thổ Nhĩ Kỳ có 1.200 bệnh viện, 67.000 trường học và 85.000 thánh đường Hồi giáo. Vào năm 2002, số trường tiểu học ở nước này là 32.000, rồi 10 năm sau, tức vào năm 2012, con số 32.000 vẫn không thay đổi, trong khi mà 10 năm đó số lượng thánh đường Hồi giáo đã tăng từ 76.000 lên 93.000. Hiện tại, ngân sách dành cho Bộ Thương mại và Công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ là 1 tỉ euro, trong khi ngân sách dành cho cơ quan phụ trách các vấn đề tôn giáo lại là 1,97 tỉ euro.
Syria: Người dân tiếp tục chạy loạn
Nhìn sang một đất nước Hồi giáo khác lân cận với Thổ Nhĩ Kỳ là Syria, tuần san L’Express có bài : «Buộc phải tháo chạy ».
Tờ báo cho biết, nội chiến hơn hai năm nay tại Syria đã khiến có hơn một triệu người phải rời khỏi đất nước đến các nước lân cận. Trong khu vực miền nam Syria, từ hai tuần nay, chiến sự ngày càng căng thẳng, nhiều người phải chạy sang lánh nạn trên lãnh thổ Jordani. Trong khi đó, biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ thì tấp nập người và vũ khí qua lại. Lực lượng nổi dậy ở đây được hỗ trợ chủ yếu bằng các nguồn từ những nước Vùng Vịnh, họ bắt đầu để râu dài hơn và trương lên những khẩu hiệu thiếu dân chủ hơn.
Pháp: Ngoại giao khởi sắc, nội trị chưa ổn
Chủ đề liên quan đến nước Pháp tuần này đặc biệt được các tạp chí quan tâm với trọng tâm chú ý là cuộc chiến tại Mali và hồ sơ kinh tế trong nước.
Tuần san Courrier International dành trang nhất đăng ảnh biếm họa Tổng thống François Hollande mặc quân phục với dòng tít lớn : «Nước Pháp lại được thăng cấp». Tờ báo đề cập đến việc Tổng thống Hollande quyết định can thiệp vào Mali đã làm tăng uy tín của Pháp trên trường quốc tế. Tờ báo dẫn lại bài của báo chí các nước, như Newsweet và New York Times tại New York, La Razón tại Madrid, India Today tại New Delhi, Il Foglio tại Roma, và báo chí Châu Phi. Hầu hết đều có nhận định khen ngợi quyết định can thiệp Mali của Pháp.
Courrier International cũng dành bài xã luận cho chủ đề này với dòng tựa : « Sự bất ngờ của nước Pháp ». Tờ báo nhận định, trong khi tình hình nội bộ nước Pháp đang bất ổn với nhiều hồ sơ kinh tế, chính trị, xã hội hóc búa, thì trái lại trên trường quốc tế, hình ảnh của nước Pháp bắt đầu thay đổi theo hướng tích cực, báo chí thế giới bắt đầu ca ngợi Tổng thống Hollande.
Sự ca ngợi này không phải vì báo giới phát hiện được ở ông Hollande có một tài năng cải cách kinh tế hay xã hội trong nước, mà là nhờ vào quyết định can thiệp vũ trang để tấn công khủng bố tại Mali. Sự kiện này đã làm đảo ngược cục diện trên thực địa, làm sáng lên hình ảnh của nước Pháp trên thế giới. Tờ báo nhận định : Trong bối cảnh Mỹ tỏ ra e dè hơn trên các hồ sơ quốc tế, thì Pháp đã đứng ra đảm trách vai trò cường quốc của mình.
Tuy vậy, bức tranh không phải chỉ có gam màu sáng. Courrier Intertional cũng dẫn lại bài của một tờ báo Nga nhận định : Chủ nghĩa đế quốc Pháp đang quay trở lại trong bối cảnh Hoa Kỳ không còn đủ phương tiện để có mặt khắp nơi trên thế giới. Và trong bài xã luận của mình, Courrier International cũng cảnh báo : Gánh nặng của Mali đối với Pháp là rất lớn. Pháp đang rơi vào nguy cơ sa lầy, bị đe dọa tài chính nếu cuộc chiến kéo dài, và số phận mong manh của các con tin đang nằm trong tay quân khủng bố.
Le Nouvel Observateur đăng bài : «Khi xuất hiện sự nghi ngờ ». Tờ báo dùng chữ nghi ngờ để chỉ chính sách phục hồi kinh tế của Tổng thống Hollande đến giờ này vẫn chưa cho hiệu quả mong đợi, với nạn thất nghiệp tăng cao, với khó khăn ngân sách…Tất cả khiến cho chỉ số tín nhiệm trong dân của đương kim Tổng thống bị suy giảm. Trong bối cảnh đó, tờ báo cũng đăng bài dự báo khả năng trở lại chính trường của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Về phần mình, L’Express chạy tít : «Cách mà nhà nước hoang phí tiền đóng góp của chúng ta ». Tờ báo dành bài phân tích chứng minh cho việc sử dụng tiền đóng thuế của dân không hiệu quả của chính quyền Pháp với nào là sự lạm dụng công quỹ, nào là sự vô tâm, nào la sự lỏng lẻo trong quản lý.
Làm sao để cựu và tân Giáo hoàng không gặp nhau ?
Đức Giáo hoàng Benedicto XVI đã từ nhiệm và Giáo hội Công giáo đã bầu ra Giáo hoàng mới là Đức Phanxicô đệ nhất. Hai vị Giáo hoàng đều sống tại Vatican. Làm sao để họ không phải đụng mặt nhau, đó là chủ đề mà Le Nouvel Observateur quan tâm qua bài : «Hai vị Giáo hoàng dưới một mái nhà».
Sau khi từ nhiệm, sắp tới Đức Giáo hoàng Benedicto XVI dĩ nhiên không sống trong Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô, mà sẽ cư ngụ ở tu viện Mater Ecclesiae phía sau thánh đường này. Làm sau để hai vị Giáo hoàng không phải chạm mặt nhau ? Tờ báo cho biết, thật ra Đức Giáo hoàng Benedicto XVI đã có sự chuẩn bị bằng việc thiết lập quy định cho cuộc sống sau khi từ nhiệm của ngài. Ngài sẽ sống một cuộc sống ẩn dật ở tu viện nói trên, trong khuôn viên 44 hecta của thánh đường. Ngài sẽ đọc sách, cầu nguyện và làm mọi thứ trong tu viện này.
Tuy nhiên, ngài sẽ giữ thói quen là đi tản bộ trong khuôn viên khu vườn trước tu viện và sau Vương cung Giáo đường Thánh Phaolô vào lúc 16 giờ mỗi ngày. Nhưng lo ngại sinh ra từ những cuộc tản bộ này, vì khi ấy rất có thể hai Giáo hoàng sẽ gặp nhau. Thế nhưng khả năng đó rất khó xảy ra vì theo chuyên gia về Vatican thì các đơn vị đảm trách an ninh sẽ phải bố trí thế nào để tránh việc vị cựu và tân Giáo hoàng phải giáp mặt nhau.
Bế tắc chính trị dẫn đến bế tắc về tài chính, đe dọa sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. L’Express nhìn về khu vực miền nam Hoa Kỳ, nơi được xem là tổng hành dinh của ngành hải quân nước này. Khu vực đó bao gồm một số thành phố như Norfolk, Virginia Beach, Newport News… nơi tập trung các căn cứ hải quân quan trọng của Mỹ, có xưởng đóng tàu lớn nhất Hoa Kỳ là Navy Shipyard, nơi xuất phát của 11 hàng không mẫu hạm của nước này.
Ở đó, ngành đóng và sửa tàu sử dụng đến 40.000 nhân viên của các đại gia trong ngành và của 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương. Cơ quan hàng không vũ trụ NASA từ năm 1960 cũng đã có một trụ sở ở đây. Bên cạnh đó còn có 90.000 nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng và 20.000 công chức liên bang sống và làm việc ở các vùng phụ cận. GDP của vùng này là trên 80 tỉ đô la, trong đó phân nửa đến từ các hoạt động quân sự. Lĩnh vực này cũng đảm bảo cho khu vực tránh được nạn thất nghiệp nghiêm trọng trong khi cả nước lâm vào suy thoái.
Thế nhưng, người lao động và ngành công nghiệp quốc phòng khu vực này bị đe dọa bởi việc cắt giảm ngân sách. Trong 85 tỉ đô la phải cắt giảm trong vòng 7 tháng, có 40% cắt giảm trong các lĩnh vực dân sự, còn 60% cắt giảm trong lĩnh vực quốc phòng. Một kỹ sư đóng tàu tại Norfolk bức xúc : «Nước Mỹ luôn cần có hải quân tác chiến ». Người này lo ngại sắp tới nhiều nhân viên dân sự làm việc ở các căn cứ hải quân sẽ bị mất việc, lương của người làm việc sẽ giảm đi 20%, các bệnh viện quân đội sẽ thiếu tiền do cắt giảm ngân sách liên bang…
L’Express cũng cho hay, Lầu Năm Góc do ngân sách khó khăn đã quyết định triển hạn công tác bảo trì hàng không mẫu hạm đến cuối năm nay. Các doanh nghiệp địa phương thì mất nhiều hợp đồng. Một chủ doanh nghiệp địa phương hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng cũng than phiền và cho biết, có thể sắp tới phải cắt giảm đến 25% công nhân nếu bế tắc chính trị vẫn tiếp diễn.
Chưa hết, thế mạnh của khu vực công nghiệp quốc phòng miền nam nước Mỹ chủ yếu dựa vào tay nghề của các nhân viên, mà tay nghề này thì phải được đào tạo lâu dài và hết sức bài bản. Như vậy, nếu vì lý do tài chính mà phải cho những người này nghỉ việc thì sợ rằng họ sẽ tìm đến lập nghiệp ở các nước khác, một điều vô cùng nguy hiểm đối với Hoa Kỳ, nhất là trong giai đoạn chuyển hướng chiến lược hiện nay.
Các đại tập đoàn xuyên quốc gia chi phối địa cầu
Ai là người thống trị địa cầu ? Đó không phải là các nhà chính trị mà là những đại tập đoàn xuyên quốc gia. Nhận định trên là của tuần san Le Nouvel Observateur với dòng ít lớn chạy trên trang nhất : «Những chủ nhân thật sự của thế giới ? ».
Tờ báo nhắc lại, hồi thập niên 70, các tập đoàn xuyên quốc gia được xem là một biểu hiện của sự hùng mạnh của một quốc gia. Đến năm 2000 thì tình hình đã thay đổi, các tập đoàn trên không chỉ là những cánh tay đắc lực của các cường quốc, mà chính nó cũng trở thành « những cường quốc thật sự ».
Sự phát triển của các đại tập đoàn xuyên quốc gia đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ làn sóng toàn cầu hóa. Và các tập đoàn này không ngừng tăng lên về số lượng : khoảng 3.000 vào năm 1990 tăng lên đến 63.000 vào những năm 2000. Nguồn gốc của các đại tập đoàn cũng đa dạng dần, tức không chỉ có tập đoàn Hoa Kỳ mà đã xuất hiện nhiều đại tập đoàn của nhiều quốc gia thuộc nhiều châu lục.
Theo các chuyên gia, có nhiều đại tập đoàn xuyên quốc gia còn mạnh hơn một số nước, tức có GDP cao hơn. Như giá trị chứng khoán của tập đoàn ExxonMobil được xếp giữa GDP của Áo và Bỉ. Hồi năm 2000, 500 đại tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đã chiếm đến 70% ngành thương mại thế giới, sử dụng đến 90 triệu lao động, và tạo ra đến 25% GDP toàn cầu. Năm 2012 vừa qua, kim ngạch của 2.000 đại tập đoàn hàng đầu thế giới đã đạt đến 36.000 tỉ đô la.
Bên cạnh những tập đoàn tài chính chi phối đời sống con người khắp năm châu, còn có các đại tập đoàn trong nhiều lĩnh vực khác chi phối hầu hết đời sống thường nhật của con người : Chi phối lên thức ăn hàng ngày của mọi người, sức khỏe của mọi người, chi phối cả đời sống riêng tư như các trang mạng xã hội chẳng hạn… L’Express còn cảnh báo : sức mạnh vận động hành lang của các đại tập đoàn xuyên quốc gia chi phối cả đời sống chính trị, làm tê liệt mọi sự chỉ trích, gây ảnh hưởng đến các chuẩn mực và nguyên tắc, đẩy lùi mọi sự minh bạch.
Trong bối cảnh đó, L’Express nhận định : Giới chính trị thường tỏ ra bất lực. Bất lực vì ngây thơ, vì thông đồng, vì lợi ích địa chính trị hay vì tham nhũng…Tờ báo cho rằng có cả bốn điều đó. Thêm vào sự phức tạp đó là một bối cảnh hết sức thuận lợi cho sự bành trướng của các đại tập đoàn xuyên quốc gia : Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nước nào cũng ra sức thu hút đầu tư.
Báo chí Bắc Triều Tiên tiếp tục công kích Hoa Kỳ
« Họ muốn chiến tranh thì sẽ có chiến tranh », đó là tựa đề bài viết được Courrier International dẫn lại của tờ Rodong Sinmun (Lao Động Tân Văn) – cơ quan ngôn luận của Đảng Lao Động Triều Tiên, phản ứng về lệnh trừng phạt vụ thử hạt nhân của nước này của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tờ báo Bắc Triều Tiên nhắc lại, nghị quyết vừa qua của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng lần thứ hai trong vòng một năm, và là lần thứ năm trong vòng tám năm. Tờ báo cho rằng, Hội đồng đã bị Hoa Kỳ « điều khiển như một con rối ».
Đi xa hơn trong việc chỉ trích Hoa Kỳ, Lao Động Tân Văn cho rằng, dưới bóng của Hội đồng Bảo an, Hoa Kỳ muốn gây chiến để « xâm lược » Bắc Triều Tiên giống như là đã tấn công Irak trước đây. Tờ báo không ngại tuyên bố : « Đó là một hành động tội ác và phi nghĩa ». Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao Động Triều Tiên còn tuyên bố : Nếu Mỹ tưởng rằng có thể biến Bắc Triều Tiên thành Irak thì đó là một sai lầm, thế giới sẽ thấy quân đội Bắc Triều Tiên sẽ hành động thế nào để đập tan các lệnh trừng phạt mà Mỹ đã sắp đặt.
Nhật Bản : Hậu quả không ngờ đến của thảm họa Fukushima
Nhìn sang Nhật Bản, Courrier International dẫn lại bài của tờ Tokyo Shimbun với dòng tựa: «Fukushima đã giết tôi ».
Tờ báo đề cập đến một hậu quả ít được để ý của thảm họa hạt nhân Fukushima, đó là việc người dân trong khu vực tự tử. Trường hợp được dẫn ra để minh chứng là một cụ ông 102 tuổi, sống tại một địa phương cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 40 cây số. Một sáng nọ, con dâu của ông phát hiện ông đã thắt cổ tự tử, mà nguyên nhân được cho là trước đó ông đã nghe được lệnh của chính quyền dự định sẽ di tản dân chúng tại địa ông đang sinh sống. Vì không muốn rời khỏi mảnh đất gắn chặt cuộc đời hơn một thế kỷ, nên ông cụ đã tìm đến cái chết.
Rồi hai tháng sau, con trai của ông cũng chết do bị bệnh ung thư. Căn bệnh này có liên quan đến hạt nhân hay không thì không được nêu rõ, nhưng tờ báo chỉ dẫn lời của con gái ông cụ như để minh chứng cho cảm nhận của người dân địa phương đối với nhà máy hạt nhân Fukushima : «Tôi ghét nhà máy này ».
Phlippines : Cảnh báo nạn phân hóa giàu nghèo
Cũng trên trang Châu Á, Courrier International trích dẫn bài của tờ Philippine Daily Inquier với dòng tựa : « Hai mươi bảy năm sau, không có gì thay đổi ».
Tờ báo lấy mốc 27 năm, tức là từ năm 1986, năm mà vị tổng thống được cho là độc tài Ferdinand Marcos bị đảo chính. Hai mươi bảy năm đã trôi qua với bao thăng trầm lịch sử, tờ báo nhấn mạnh, giờ đây đất nước Philippines đang ngập chìm trong bất bình đẳng và tình trạng phân hóa giàu nghèo hết sức nghiêm trọng.
Thêm vào đó là tình trạng mà tờ báo gọi là « gia đình trị » tại nước này : Đương kim Tổng thống Benigno Aquino III là con trai của ông Ninoy Aquino, từng là phó thống đốc tỉnh Tarlac, bị ám sát hồi năm 1983. Mẹ của Aquino III là bà Corazon, Tổng thống Philippines từ năm 1986 đến năm 1992, tức người kế nhiệm của nhà độc tài Ferdinand Marcos. Rồi khi ông Aquino III đắc cử tổng thống hồi năm 2010, thì con trai của ông Ferdand Marcos cũng đã được bầu vào thượng viện nước này.
Thổ Nhĩ Kỳ : Đầu tư cho Hồi giáo vượt mức đầu tư khoa học
Đến với Thổ Nhĩ Kỳ, tờ Milliyet của nước này cho biết, đầu tư của chính phủ dành cho tôn giáo vượt mức dành cho khoa học. Courrier International trích dẫn với dòng tựa khá thu hút : «Một giọt nước khoa học trong một đại dương Hồi giáo ».
Tờ báo đưa ra một số minh chứng cho hiện tượng này. Theo thống kê, cách đây 5 năm, Thổ Nhĩ Kỳ có 1.200 bệnh viện, 67.000 trường học và 85.000 thánh đường Hồi giáo. Vào năm 2002, số trường tiểu học ở nước này là 32.000, rồi 10 năm sau, tức vào năm 2012, con số 32.000 vẫn không thay đổi, trong khi mà 10 năm đó số lượng thánh đường Hồi giáo đã tăng từ 76.000 lên 93.000. Hiện tại, ngân sách dành cho Bộ Thương mại và Công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ là 1 tỉ euro, trong khi ngân sách dành cho cơ quan phụ trách các vấn đề tôn giáo lại là 1,97 tỉ euro.
Syria: Người dân tiếp tục chạy loạn
Nhìn sang một đất nước Hồi giáo khác lân cận với Thổ Nhĩ Kỳ là Syria, tuần san L’Express có bài : «Buộc phải tháo chạy ».
Tờ báo cho biết, nội chiến hơn hai năm nay tại Syria đã khiến có hơn một triệu người phải rời khỏi đất nước đến các nước lân cận. Trong khu vực miền nam Syria, từ hai tuần nay, chiến sự ngày càng căng thẳng, nhiều người phải chạy sang lánh nạn trên lãnh thổ Jordani. Trong khi đó, biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ thì tấp nập người và vũ khí qua lại. Lực lượng nổi dậy ở đây được hỗ trợ chủ yếu bằng các nguồn từ những nước Vùng Vịnh, họ bắt đầu để râu dài hơn và trương lên những khẩu hiệu thiếu dân chủ hơn.
Pháp: Ngoại giao khởi sắc, nội trị chưa ổn
Chủ đề liên quan đến nước Pháp tuần này đặc biệt được các tạp chí quan tâm với trọng tâm chú ý là cuộc chiến tại Mali và hồ sơ kinh tế trong nước.
Tuần san Courrier International dành trang nhất đăng ảnh biếm họa Tổng thống François Hollande mặc quân phục với dòng tít lớn : «Nước Pháp lại được thăng cấp». Tờ báo đề cập đến việc Tổng thống Hollande quyết định can thiệp vào Mali đã làm tăng uy tín của Pháp trên trường quốc tế. Tờ báo dẫn lại bài của báo chí các nước, như Newsweet và New York Times tại New York, La Razón tại Madrid, India Today tại New Delhi, Il Foglio tại Roma, và báo chí Châu Phi. Hầu hết đều có nhận định khen ngợi quyết định can thiệp Mali của Pháp.
Courrier International cũng dành bài xã luận cho chủ đề này với dòng tựa : « Sự bất ngờ của nước Pháp ». Tờ báo nhận định, trong khi tình hình nội bộ nước Pháp đang bất ổn với nhiều hồ sơ kinh tế, chính trị, xã hội hóc búa, thì trái lại trên trường quốc tế, hình ảnh của nước Pháp bắt đầu thay đổi theo hướng tích cực, báo chí thế giới bắt đầu ca ngợi Tổng thống Hollande.
Sự ca ngợi này không phải vì báo giới phát hiện được ở ông Hollande có một tài năng cải cách kinh tế hay xã hội trong nước, mà là nhờ vào quyết định can thiệp vũ trang để tấn công khủng bố tại Mali. Sự kiện này đã làm đảo ngược cục diện trên thực địa, làm sáng lên hình ảnh của nước Pháp trên thế giới. Tờ báo nhận định : Trong bối cảnh Mỹ tỏ ra e dè hơn trên các hồ sơ quốc tế, thì Pháp đã đứng ra đảm trách vai trò cường quốc của mình.
Tuy vậy, bức tranh không phải chỉ có gam màu sáng. Courrier Intertional cũng dẫn lại bài của một tờ báo Nga nhận định : Chủ nghĩa đế quốc Pháp đang quay trở lại trong bối cảnh Hoa Kỳ không còn đủ phương tiện để có mặt khắp nơi trên thế giới. Và trong bài xã luận của mình, Courrier International cũng cảnh báo : Gánh nặng của Mali đối với Pháp là rất lớn. Pháp đang rơi vào nguy cơ sa lầy, bị đe dọa tài chính nếu cuộc chiến kéo dài, và số phận mong manh của các con tin đang nằm trong tay quân khủng bố.
Le Nouvel Observateur đăng bài : «Khi xuất hiện sự nghi ngờ ». Tờ báo dùng chữ nghi ngờ để chỉ chính sách phục hồi kinh tế của Tổng thống Hollande đến giờ này vẫn chưa cho hiệu quả mong đợi, với nạn thất nghiệp tăng cao, với khó khăn ngân sách…Tất cả khiến cho chỉ số tín nhiệm trong dân của đương kim Tổng thống bị suy giảm. Trong bối cảnh đó, tờ báo cũng đăng bài dự báo khả năng trở lại chính trường của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Về phần mình, L’Express chạy tít : «Cách mà nhà nước hoang phí tiền đóng góp của chúng ta ». Tờ báo dành bài phân tích chứng minh cho việc sử dụng tiền đóng thuế của dân không hiệu quả của chính quyền Pháp với nào là sự lạm dụng công quỹ, nào là sự vô tâm, nào la sự lỏng lẻo trong quản lý.
Làm sao để cựu và tân Giáo hoàng không gặp nhau ?
Đức Giáo hoàng Benedicto XVI đã từ nhiệm và Giáo hội Công giáo đã bầu ra Giáo hoàng mới là Đức Phanxicô đệ nhất. Hai vị Giáo hoàng đều sống tại Vatican. Làm sao để họ không phải đụng mặt nhau, đó là chủ đề mà Le Nouvel Observateur quan tâm qua bài : «Hai vị Giáo hoàng dưới một mái nhà».
Sau khi từ nhiệm, sắp tới Đức Giáo hoàng Benedicto XVI dĩ nhiên không sống trong Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô, mà sẽ cư ngụ ở tu viện Mater Ecclesiae phía sau thánh đường này. Làm sau để hai vị Giáo hoàng không phải chạm mặt nhau ? Tờ báo cho biết, thật ra Đức Giáo hoàng Benedicto XVI đã có sự chuẩn bị bằng việc thiết lập quy định cho cuộc sống sau khi từ nhiệm của ngài. Ngài sẽ sống một cuộc sống ẩn dật ở tu viện nói trên, trong khuôn viên 44 hecta của thánh đường. Ngài sẽ đọc sách, cầu nguyện và làm mọi thứ trong tu viện này.
Tuy nhiên, ngài sẽ giữ thói quen là đi tản bộ trong khuôn viên khu vườn trước tu viện và sau Vương cung Giáo đường Thánh Phaolô vào lúc 16 giờ mỗi ngày. Nhưng lo ngại sinh ra từ những cuộc tản bộ này, vì khi ấy rất có thể hai Giáo hoàng sẽ gặp nhau. Thế nhưng khả năng đó rất khó xảy ra vì theo chuyên gia về Vatican thì các đơn vị đảm trách an ninh sẽ phải bố trí thế nào để tránh việc vị cựu và tân Giáo hoàng phải giáp mặt nhau.
0 comments:
Post a Comment