1. Khoan đến tâm Trái đất
Đầu năm 1970, Liên Xô thực hiện một thí nghiệm – khoan sâu hết mức có thể đến tâm Trái đất tại bán đảo Kola gần biên giới Na Uy và Phần Lan. Đến năm 1994, hố khoan đạt độ sâu 12km.
May mắn thay, người Liên Xô chỉ có thể đào sâu 12.000m do nhiệt độ quá cao (trên 1.000 độ C) và rào cản về công nghệ. Nếu công nghệ thời đó cho phép đào sâu hơn, (từ khoảng 30.000 – 50.000m), điều đó sẽ tạo nên những cơn địa chấn cùng sự phun trào dung nham khó lường mà con người không thể kiểm soát.
2. Bom tạo sóng thần
Đây là thí nghiệm sử dụng những vụ nổ để tạo ra sóng thần nhân tạo, được thử nghiệm tại New Zealand từ năm 1944 – 1945.
Những nhà khoa học quân sự New Zealand tin rằng, thông qua những vụ nổ, họ có thể chuyển năng lượng vào dòng nước tạo nên những con sóng thần. Tuy nhiên sau hàng ngàn thí nghiệm, dự án này đã bị hủy bỏ do những vấn đề về chuyên môn.
Nếu như họ thành công thì lúc đó, một người với những thiết bị kích nổ thông thường cũng có thể tạo nên những con sóng thần cực lớn, dễ dàng gây hỗn loạn và tạo ra sự hủy diệt trên Trái đất.
3. Tạo ra hố đen
Khi máy gia tốc RHIC ra đời (Relativistic Heavy Ion Collider – Máy gia tốc các ion nặng tương đối tính), người ta lo ngại rằng, nó có thể tạo nên một hố đen.
Những nhà khoa học tạo ra RHIC nhằm nghiên cứu về lĩnh vực các hạt và những vấn đề liên quan đến hố đen. Nhờ có nó, loài người đã đạt được những thành tựu đáng kể, như tạo ra nhiệt độ lớn gấp 250.000 lần nhiệt độ ở trung tâm Mặt trời – khoảng 4 nghìn tỷ độ, hoặc thu được một số phản hạt nhân.
Tuy nhiên, họ không có đủ năng lượng để thực sự tạo ra một hố đen. Và nếu điều đó xảy ra, có lẽ Trái đất sẽ bị nuốt gọn trong vỏn vẹn vài giờ đồng hồ.
4. Thử nghiệm vũ khí sinh học
60% dân số châu Âu đã tử vong vì dịch hạch trong thế kỷ 14, dưới cái tên gọi “đại dịch Cái chết đen” (the Black Death). Vào cuối những năm 1980, Liên Xô đã thành công trong việc vũ khí hóa – chiến tranh hóa dịch hạch, bằng cách nén những bột khuẩn Yersinia vào viên nang polimer.
Những nạn nhân của một cuộc chiến tranh sinh học trong quá khứ.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, giám đốc chương trình Vladimir Pasechnik đã công khai nghiên cứu này, bao gồm sự chuẩn bị của quân đội về những đầu đạn mang vũ khí sinh học. Ngoài ra, song hành cùng chiến tranh, những nhà khoa học còn nghiên cứu sự kết hợp giữa các virus để tạo ra thậm chí nhiều hơn 2 dịch bệnh.
Nếu những cuộc tấn công này xảy ra, nó sẽ không chỉ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn mà còn làm xói mòn lòng tin của công chúng vào các sáng kiến y tế, nhân viên cứu trợ và chính phủ trong việc để dịch bệnh bùng phát.
5. Thử nghiệm bom hạt nhân Trinity
Vụ thử tên lửa có tên gọi Trinity, diễn ra ở gần thành phố San Antonio, bang Mexico ngày 6/7/1945. Đây là kết quả của Dự án Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ, Anh và Canada trong Thế chiến II.
Vụ nổ bom hạt nhân Trinity.
Quả bom có tên gọi không chính thức là The Gadget này có sức công phá tương đương với 20.000 tấn chất nổ TNT. Bất chấp những ý kiến cho rằng quả bom sẽ không nổ nhưng Trinity đã thành công.
Tuy nhiên, Enrico Fermi – “cha đẻ của bom hạt nhân” cho rằng, vụ nổ có thể đốt cháy bầu khí quyển Trái đất, đồng thời hủy diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh. May mắn thay, giả thiết đó đã không chính xác, tuy nhiên sức hủy diệt của bom hạt nhân là rất lớn, hậu quả để lại cũng vậy, bằng chứng là trường hợp của 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki.
***Tientri.net*****
0 comments:
Post a Comment