Quân lực Việt Nam Cộng Hòa với cao điểm một triệu một trăm ngàn quân, ngành Nữ Quân Nhân cũng đã lớn mạnh chung của quân đội, với một quân số dù khiêm tốn so với nam quân nhân, theo ước đoán của người viết cũng xấp xỉ một sư đoàn, trên dưới mười ngàn người. Đây quả thật, người nữ quân nhân trong các đơn vị là những hoa lạc giữa rừng gươm. Từ vùng hỏa tuyến, miền cao nguyên, duyên hải đến vùng đồng bằng miệt cuối mũi Cà Mau. Đâu đâu cũng có sự hiện diện của các nữ chiến binh trong bộ quân phục tác chiến ở tiền phương hay bộ đồng phục màu xanh tại các đơn vị tham mưu, cơ sở trong mọi quân binh chủng và ngành chuyên môn của QLVNCH.
Trong buổi ban đầu, người Nữ Quân Nhân QLVNCH được gọi là Nữ Trợ Tá hay Nữ Phụ Tá khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam còn nằm trong khuôn khổ của Liên Hiệp Pháp. Người Nữ Phụ Tá của quân đội Pháp cũng hiện diện trong các đoàn quân viễn chinh của quân đội Pháp tại Đông Dương từ năm 1954 trở về trước. Được trao trả chủ quyền lớn dần, chính quyền quốc gia lớn mạnh, quân đội quốc gia trưởng thành cũng là lúc ngành Nữ Phụ Tá chính thức được thành lập từ năm 1952 mà nhiều người gọi là P.A.F, chữ viết tắt của tiếng Pháp (Personnel Auxiliaire Féminin).
Nhưng không chú trọng về tác chiến, mà chú trọng về huấn nhục, rèn luyện thân thể, quân phong quân kỷ để trở thành một Nữ Quân Nhân khỏe mạnh phục vụ đắc lực tại các đơn vị. Trường Nữ Quân Nhân, trên đường Nguyễn Văn Thoại, giữa Trường Đua Phú Thọ và Chợ Tân Bình. Trường Nữ Quân Nhân do Trung Tá Hồ Thị Vẽ (hiện nay ở Oklahoma) làm chỉ huy trưởng từ khi mới thành lập giữa thập niên 60 đến ngày quân đội tan tác. Một Nữ Quân Nhân xuất thân từ trường Nữ Quân Nhân chưa có đủ chuyên môn để phục vụ các đơn vị, nên thường phải trải qua một thời gian huấn luyện nữa, như ngành quân y, học tiếp ở trường Quân Y để trở thành một y tá lành nghề.
Trong các trường chuyên môn, người Nữ Quân
Nhân phải học chung với các nam quân nhân. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
chỉ có một quân trường chuyên đào tạo những Nữ Quân Nhân xã hội từ hạ
sĩ quan đến sĩ quan. Đó là trường Xã Hội Quân Đội thuộc Cục Xã Hội
(Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị), tọa lạc trong Trại Lê Văn Duyệt, nơi
đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô nằm trên đường Lê Văn Duyệt.
Ngoài ra, trường Xã Hội Quân Đội còn đào tạo huấn luyện những cô giáo
nhà trẻ mẫu giáo để phục vụ tại trung tâm, trường học ở khu gia binh do
quân đội xây cất.
Ngành Nữ Quân Nhân được gọi là Đoàn Nữ Quân Nhân QLVNCH trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân đầu tiên là nữ Đại Tá Trần Cẩm Hương, ái nữ của kỹ sư Trần Văn Mẹo – Tổng Trưởng Công Chánh thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Mỗi quân khu và quân binh chủng có phân đoàn Nữ Quân Nhân, Phân Đoàn Trưởng thường có cấp bậc là Thiếu Tá hoặc Đại úy thâm niên. Trong QLVNCH mới có một nữ Đại Tá, đó là Đại Tá Trần Cẩm Hương, bà xuất thân từ ngành Nữ Trợ Tá Xã Hội, tốt nghiệp Cán Sự Xã Hội trường Thévénet.
Ngành xã hội quân đội do phu nhân Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh – Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam lúc bấy giờ (khoảng năm 1952) – đề nghị thành lập. Nữ Đại Tá Trần Cẩm Hương giải ngũ vì đáo hạn tuổi vào đầu năm 1975 và do lệnh Bộ Tổng Tham Mưu bổ nhiệm, người kế vị Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân là Trung Tá Lưu Thị Huỳnh Mai (hiện nay ở Orange County).
Về cấp bậc Trung Tá, thâm niên quân vụ và cấp bậc có: Trung Tá Nguyễn Thị Hằng (đang ở Việt Nam), bà Hằng đang bị bệnh mất trí nhớ, từ Hòa Lan bà ở với con, nay bà về Việt Nam chờ ngày ra đi để trọn tình với quê hương. Trung Tá Hồ Thị Vẽ (Oklahoma), kế đến là Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn (Nam Cali), Trung Tá Lưu Thị Huỳnh Mai (Orange County). Thiếu Tá có khoảng trên dưới mười vị.
Trần Văn
0 comments:
Post a Comment