Sunday, July 22, 2012

Gia tài của Hồ tặc !!!

 
Lời tác giả: Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc cũng như của thế giới, chúng ta không thấy cuộc đời của một vị lãnh tụ nào man trá từ lúc chào đời đến lúc nằm xuống như Hồ Chí Minh.

Không ai biết rõ ngày sinh chính xác của Hồ Chí Minh. Trong một văn kiện chính tay ông viết, ông sinh năm 1892. Ngày sanh nầy trùng hợp với bản báo cáo của sở liêm phóng Pháp, Hồ Chí Minh sinh ngày 24-1-1892 nhưng lại có bản báo cáo khác cho rằng Hồ Chí Minh sinh ngày 15-1-1894 tại làng Kim Liên. Ngược lại trong chiếu khán thông hành cấp năm 1923 cho Nguyễn Ái Quốc để ông nhập cảnh Liên Bang Nga Xô thì ghi ngày 15-1-1895. Còn ngày 19-5-1890 là sinh nhật chính thức của Hồ Chí Minh được chọn lựa vào năm 1946 để phù hợp với ngày kỷ niệm thành lập mặt trận Việt Minh. Cho đến ngày tên tội đồ nầy nằm xuống là ngày 2-9-1969. Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương công bố ông chết ngày 3-9-1969 để Hồ Chí Minh mất không trùng với ngày Quốc Khánh. Điều đó cho thấy cuộc đời của Hồ Chí Minh dối trá từ lúc sinh ra đến lúc chết. Và suốt cuộc đời Hồ chí Minh hoạt động không phải là nền độc lập của dân tộc mà chỉ muốn sáp nhập Việt Nam vào khối quốc tế cộng sản. Bây giờ nhìn lại đất nước, ta thấy những gì Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc.
Sau ba mươi năm (1945-1975) gian khổ, Hồ Chí Minh và đồng bọn đã đưa cuộc “cách mạng vô sản” đến thành công. Biến Việt Nam một vùng đất trù phú  trở thành một quốc gia nghèo nhất nhì thế giới. Biến đám con cháu đủ ăn, đủ mặc trở thành một lũ Cái bang khổng lồ. Biến đời sống thành một thứ địa ngục có thật. Bây giờ lớp phấn son trên gương mặt họ Hồ đã rơi cả xuống để lộ nguyên hình gương mặt của một con cáo già lưu manh, gian ác, một tên vô lại, bịp bợm, lì lợm và nham nhỡ. Từ chỗ là thần tượng của nhiều người, Hồ già đã biến thành một tội đồ của dân tộc.
Đất nước te tua, toàn dân rách nát khiến người ta nhận rõ được Hồ Chí Minh chỉ là một tên ngu xuẩn, nhận định sai lịch sử, đã đẩy cả dân tộc xuống vực thẳm.
“ Chú VÕ không còn NGUYÊN GIÁP nữa /  Bác HỒ chẳng có CHÍ MINH đâu ! ” 
Chí Minh cái chó gì mà đưa toàn dân đến chỗ nghèo đói, te tua như cái mền rách, cơm không đủ ăn, vải không đủ che thân. “Một năm hai thước vải thô /Làm sao che kín bác Hồ, hỡi em?”
Đói quá, toàn dân quay qua tố khổ Bác. Tằng tổ tứ đại nhà Bác bị toàn dân dựng dậy, nhét cho ăn những thứ không ai dám ăn. Người ta oán trách cả kẻ đã rặn ra Bác:
“Sinh chi thằng Cáo thằng Hồ /Để em đói rách, tô hô không quần/ Sinh chi thằng Duẫn, thằng Duân? /Em đã không quần nay áo cũng không /Sinh chi thằng Sắt thằng Đồng? Em đã mất chồng nay mất thằng Cu /Sinh chi thằng Khủ thằng Khu? (1) /Tố chết thằng Bác, bỏ tù thằng Cha.” Nhiều câu chuyện về Bác đã xuất hiện trong dân gian như một phản ứng tiêu cực, chống lại cái thiên đường máu của bác, cái thiên đường trong đó giá trị con người không bằng con vật. Câu chuyện vui sau đây như một điển hành:
-Trong bữa kỵ cơm của một gia đình tị nạn, bà con, bạn bè đến tham dự đông đảo. Lúc đó thằng con trai của chủ nhà đang đọc báo. Không biết anh đang đọc những gì mà người ta thấy anh ném tờ báo xuống sàn nhà một cách giận dữ vừa chửi: “Đ. má Hồ Chí Minh!” Người cha đứng cạnh đó, nghe con chửi, quay qua xán cho cậu con một bạt tai nẩy lửa khiến những người khách bất nhẫn.
Một ông khách trách: “Sao anh nặng tay thế? Hồ chí Minh là một tên đại gian, đại ác, một tội đồ của dân tộc, cháu có giận chửi một tiếng cũng không sao mà.”
Người cha trả lời một cách giận dữ: “Anh nói như vậy là anh không nhìn thấy hậu quả việc nó làm. Má Hồ chí Minh chỉ đẻ ra một mình hắn mà toàn dân mình khốn khổ biết bao nhiêu. Nay nó đ…má Hồ Chí Minh, lỡ bả đẻ thêm vài thằng nữa thì có chết cha thiên hạ hết không?”
Trong thời Đệ Nhị Cộng Hoà, dưới chế độ Thiệu Kỳ mua gì có nấy, người dân ít khi biết cám ơn chính phủ. Còn dưới chế độ của “Bác Hồ vô vàn kính yêu và Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh,” mua được hai thước vải người đàn bà dưới đây cũng mừng húm, cám ơn Đảng không tiếc lời:
“Đảng ta bán vải hôm nay /Mỗi người hai thước phen nầy ấm thân/ Hoặc may áo, hoặc may quần/ Khéo may vừa vặn nửa phân không thừa /Tay cầm hai thước vải thô /Lòng em hổ hỡi ơn nhờ Đảng ta/ May quần thì để vú ra /Em đành may áo lá đa loã lồ /Vội vàng cất ảnh bác Hồ /Sợ rằng em để tô hô bác cười.” Lưu văn Vong.
Ở đời “cái khó bó cái khôn,” nhưng đôi khi trong cái khó người ta lại nghĩ ra những sáng kiến để thoát ra cảnh khó. Như bài thơ trên, nếu may quần thì để vú ra bằng may áo thì “lá đa” loã lồ. Như vậy để tiện việc, họ không may gì hết:
“…ú che ngại nỗi hở …ồn/ Mà đậy được …ồn thì hở …ú ra /…ú …ồn ai cũng như ta/ Chỉ cần che mặt mình là kín thôi.”
Đời bác, người dân đã không khá. Đến đời đàn em của bác toàn lũ đầu trâu mặt ngựa lãnh đạo đã đưa “Cả Nước Xuống Hố.”
“Đứa nào làm khổ dân ta?/ Một là thằng Duẫn, hai là thằng Khu /Thằng Mười, thằng Giáp quản tù /Thằng Linh chủ tịch gật gù quanh năm.”
Năm 1954, đớp được miền Bắc, tưởng bở, Bác mặc áo bốn túi, ra quảng trường Ba Đình, lảm nhảm đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, hứa hẹn đủ điều. Lời hứa nào cũng đẹp đẻ, ngon lành như cái bánh vẽ, nào là tôn trọng quyền tự do dân chủ như:
- Tự do tín ngưỡng, lập hội – Nam nữ bình đẳng – Chủng tộc bình đẳng – Tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. – Người dân sẽ được sống ấm no, hạnh phúc v…v…
Bác hay đề cập đến vần đề nam nữ bình đẳng để đẩy phụ nữ ra chiến trường chết cho tham vọng của Bác. Bác bắt chước các quốc gia Tây phương, chọn ngày mồng 8 tháng 3 làm ngày Phụ Nữ Quốc Tế, ngày phụ nữ được bình đẳng với Nam giới. Phụ nữ miền Bắc lúc đó sướng quá, thừa thắng xông lên nên có thơ rằng:
“Hôm nay mồng tám tháng ba /Đàn ông nằm dưới đàn bà nằm trên.”
Bị chạm nọc, đàn ông phản ứng ngay bèn có thơ đáp lại: “Qua ngày mồng tám trở lên/Đàn ông trở lại nằm trên đàn bà.”
Thành thử qua bao ngày đêm lao động trí óc, Bác cũng chỉ giải phóng đàn bà có một ngày. Thấy việc nầy gặp phải phản ứng của nam giới, Cục Thông Tin Văn Hoá của Đảng bèn cho ra rả trên đài phát thanh bài thơ Nam Nữ Bình Đẳng như sau:
“ Trăm năm trong cõi người ta /Không ai phân biệt đàn bà, đàn ông /Toàn dân nhất trí một lòng/ Không hề kỳ thị đàn ông đàn bà /Từ trẻ cho tới cụ già /Nào ai để ý đàn bà, đàn ông/ Chỗ tư cho đến chỗ công/Không ai chia rẽ đàn ông đàn bà/ Chuyện nước cho đến chuyện nhà /Đâu ai dị nghị đàn bà, đàn ông/ Còn chuyện phục vụ non sông/Cũng không phân biệt đàn ông đàn bà/ Đến chuyện chăn vịt đuổi gà/Cũng không kỳ thị đàn bà đàn ông/Tiến tới thế giới đại đồng/Càng không phân biệt đàn ông đàn bà” 
(Thơ thuộc trường phái Bê Tê)
Dân miền Bắc lúc đó đặt hết niềm tin vào Bác, chờ Bác làm phép lạ, đuổi bà Cả Đọi ra khỏi nước, biến cái bánh vẽ thành bánh thật nhưng cái bánh vẽ rất phản động, coi bác như đồ bỏ, ngoan cố không chịu biến thành cái bánh thật nên toàn dân đói meo.
Thấy dân khổ quá mà đàn bà cứ đẻ sòn sòn năm một. Bác Hồ cũng biết vì nghèo, đời sống gia đình chưa được kế hoạch hoá, người dân đâu có gì khác để giải trí ngoài việc đêm đêm vợ chồng đem gà ra chọi chơi để giải sầu nên Bác đưa ra “chính sách ba khoan,” một chính sách vi phạm nhân quyền trầm trọng:

- Chưa có người yêu thì khoan yêu – Có người yêu rồi thì khoan cưới – Lỡ cưới rồi thì khoan đẻ
Đẻ, đái cũng là một điều cấm kỵ trong cái Xã Hội Chủ Nghĩa của Bác nên lúc đó trong dân gian lại có thơ rằng: 
“Trăm năm trong cõi người ta/Ai ai cũng được kéo ra đút vào/ Chậm tiến như ở nước Lào/ Người dân cũng được đút vào kéo ra /Lạnh lẽo như ở nước Nga /Nhân dân được phép kéo ra đút vào /Độc tài như xứ Bác Mao /Người dân vẫn được đút vào, kéo ra/ Đen đủi như Ăn-gô-la/ Người dân ngày tối kéo ra đút vào /Xa xôi như nước Bồ Đào/ Mọi người đều được đút vào kéo ra /Chỉ riêng có ở nước ta/ Người dân cóc được kéo ra đút vào.” 
Rõ khổ! Chính sách ba khoan gặp nhiều trở ngại vì có nhiều cặp trai gái mới lớn, sức khoẻ sung mãn và cũng vì yêu nhau quá cỡ, nằm ôm ấp, hôn hít nhau một lúc, chàng và nàng đã đời quá sức, quên cha nó cái chính sách ba khoan, coi đảng như “nơ-pa,” coi Bác như đồ bỏ. Chàng liền vác cái khoan cá nhân, đè nàng xuống khoan ngay lập tức. Chàng và nàng đã cố tình vi phạm trầm trọng cái lệnh cấm “đút vào, kéo ra” nên nàng mang bầu tâm sự, cần phải giải quyết ngay. Thế là phải tổ chức đám cưới. Người con gái đã lỡ mang bầu nhưng cũng phải thách cưới để giữ thể diện cha mẹ. Vừa thách cưới vừa hồi hộp vì sợ đàng trai theo không nổi. Chúng ta hãy nghe bên đàng gái thách cưới:
“Cưới em có cánh con gà /Có dăm sợi bún, có vài hạt xôi /Cưới em còn nữa chàng ơi! /Một dĩa đậu phộng hai môi canh cần /Có xa xích lại cho gần/ Nhà em thách cưới có ngần ấy thôi /Hay là nặng lắm chàng ơi /Để em bớt lại một môi canh cần.”
Thách cưới mà đếm từng sợi bún, hạt xôi nghe sao thê thảm quá chừng. Vài nhà khá giả thì sính lễ tương đối đỡ hơn:
“Cưới em có một quả dưa/ Vài chung rượu lạt còn chừa năm qua /Cưới em hai quả trứng gà /Một tô canh bí, quả cà nướng trui /Muốn cho cha mẹ em vui /Anh thêm một dĩa cánh ruồi chiên bưa /Cưới em như thế đủ chưa?…” 
Nghe thách cưới mà muốn khóc. Thách cưới như vậy mà các chàng trai Xã Hội Chủ Nghĩa chạy đổ mồ hôi trán, váng mồ hôi đầu mởi đủ nghi lễ đòi hỏi của đàng gái để được phép rước em về hầu đêm đêm được “đút vào, kéo ra” một cách hợp pháp. Con gái dưới Xã Hội Chủ Nghĩa của Bác xuống dốc không phanh. Tối ngày chỉ biết vác súng bắn máy bay Mỹ, quên cả tuổi thanh xuân: 
 “Chị em du kích giỏi thay/ Bắn máy bay Mỹ rớt ngay cửa (nhà) mình.”
Đời chị em du kích khổ não như vậy thì làm sao có thể treo cao giá ngọc như gái thời phong kiến:
“Anh về sắm nhiễu Nghi Đình /May chăn cho rộng, ta mình đắp chung/ Cưới em chín chĩnh mật ong/ Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò/ Cưới em tám vạn trâu bò /Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm…” 
Bác từng tuyên bố: “vì dân, vì nước Bác cương quyết không lập gia đình,” chỉ ở vậy nuôi con. Tính gian dâm với vợ các đồng chí của Bác toàn dân đều biết rõ. Mỗi lần biết Nguyễn thị Minh Khai, vợ của đồng chí Lê Hồng Phong ra suối tắm là bác rủ cha già dịch Tôn Đức Thắng ra theo, tìm một hốc đá nào đó, ngắm nghía cho đã đời:
“Bác Hồ cùng với Bác Tôn/ Rủ nhau ra suối ngắm “mồm” Minh Khai”
Chúng ta hãy đọc bài thơ dưới đây cho biết chứng “phong tình” của Bác:
“Bác Hồ có một con chim/ Bác nhờ Thị Định tìm chim cái lồng/ Thị Định giậm cẳng chổng mông: /“Chim bác bự kiếm đâu lồng vừa chim?” /Thị Bình ỏn ẻn cười duyên: /“Lồng em chắc chắn vừa chim Bác Hồ.” /Tăng Tuyết Minh cũng bô bô: /“Lồng em vừa khít Bác Hồ đựng chim”/ Bác Hồ tủm tỉm cười duyên/ Vuốt râu khoái chí chuyện chim với lồng. 
Dưới chế độ của Bác, tự do hiếm quý đã đành cả đến phân người cũng vô cùng quý giá: “Phân vi quý, Bác Đảng thứ chi, Dân vi khinh.”
Phân số một, Bác Đảng thứ hai, Dân hạng ba. Ố là la! Nghe nản thấy bà!
Hãy nghe Phùng Quán, nhà thơ miền Bắc: “…tôi đã gặp, Chị em công nhân đổ thùng Yếm rách chân trần Quần xăng quá gối Run lẩy bẩy chui vào hầm xia tối Vác những thùng phân Ta thuê một vạn một thùng Có người không dám vác Các chị suốt đêm quần quật Sáng ngày vừa đủ nuôi con.”
Và hình ảnh những đứa con trong chiến dịch trồng người của Bác mới thê thảm. Hoàng Cầm đã ghi lại hình ảnh những đứa bé của Bác đang trồng cho tương lai: “…Chân tay như cái que Bụng phình lại ngắn cổ Mắt tròn đỏ hoe hoe Nó nhìn đời bỡ ngỡ Lạy thầy xin bát cháo Cháu miếng cơm, thầy ơi!”
Người sống đói khát như vậy thì thú vật lấy gì để ăn. Vì vậy miền Bắc có người nuôi chó bằng cách “trốn thuế bác Hồ” có nghĩa là không đem nạp phân cho bác và Đảng mà để dành nuôi chó. Người nuôi chó rồi chó nuôi người. Chó nuôi cách đó thì nó cũng gầy như con dân của Bác.
Ta hãy nghe Hoàng Cầm tả oán: “Ôm tất cả che mưa cản gió Con chó mực nghe mưa là rú Tiếng nó lâu nay như khàn em ạ Thương nó nhỉ, nó gầy, lông xấu quá, Nó thiếu ăn, hay là giết nó đi Nó đỡ khổ, cả em đỡ khổ…
Phải, giết nó đi! Giải phóng nó là nó hết khổ ngay và cả em cũng đỡ khổ vì có được bát thịt cầy. Sống trong cái xã hội tiên tiến và hiện đại của Bác thì chỉ đến lúc chết mới hết khổ. Cái xã hội mà Nguyễn Chí Thiện đã vẽ lại như sau: “Ngoài đói khổ rùng mình Thời đại Hồ Chí Minh Xuất hiện dưới hai hình Mả tù và mả lính.”
Đó là cảnh sống của người dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của đỉnh cao trí tuệ của Bác và Đảng. Riêng miền Nam, lúc đoàn quân thổ phỉ của Bác chưa đặt chân vào thì dân miền Nam vẫn có được đời sống tương đối ấm no, hạnh phúc dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Cho tới khi “ông tướng khố xanh Đỗ Mậu” làm “đổ máu” Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì cũng từ đó dân miền Nam bắt đầu “đổ nợ” nhưng so với xã hội miền Bắc vẫn còn hơn xa. Cho tới khi bọn lâu la, đàn em của Bác đặt chân vào Nam thì lúc đó mới thực sự “Xuống Hố Cả Nước” *và toàn dân thực sự “Xuống Hàng Chó Ngựa.”** Dù vậy người dân vẫn hi vọng, vẫn chờ đợi cái “hạnh phúc xã hội chủ nghĩa” mà Bác đã lảm nhảm hứa ở quãng trường Ba Đình. Người ta hi vọng cuộc chiến chấm dứt, đám lâu la của Bác sẽ cố gắng thực hiện lời hứa của Bác, mời bà Cả Đọi đi chỗ khác chơi: “Đánh xong giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng lại bằng mười năm xưa.” Nhưng đã hơn phầm tư thế kỷ, dân miền Nam tiến cà nhắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa, ăn bo bo thay gạo, quần mặc không che kín được Bác Hồ, đi cày thay trâu, kéo xe thay ngựa để hàn gắn vết thương chiến tranh. Hàn hoài, gắn hoài mà vết thương chiến tranh vẫn tét tè he như cái mồm Bác, không sao lành được.
Suốt đời Tám Đầu Bạc chỉ nói một câu nghe được. Chàng ngôn rằng: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm.” Nói phét, nói cho đã miệng, nói ngang, nói ngược, có nói không, không nói có, nói không bao giờ giữ lời, tráo trở phản phúc vẫn là bản chất lưu manh muôn đời của con người cộng sản.
Hãy nghe dân gian sửa lại bài ” Chỗ Lội Làng Ngang ” của cụ Nguyễn Khuyến:       
Quảng Trường Ba Đình có chỗ lội Có lăng già Hồ cao vòi vọi Đàn bà đến đó vén quần lên Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối. Cáo Hồ ngồi trên mỉm mép cười: “Cái gì trăng trắng như con cúi?” Đàn bà khép nép đứng lên thưa: “Con trót hớ hênh Bác xá tội.” “Không, không mầy có tội chi mà Lại đây tao ban cho giống mọi.” Từ đấy cộng sản đẻ ra người Đẻ ra rặt những thằng nói dối.
Nói dối là bản chất, là ngón nghề của Bác nhưng bây giờ không ai thèm tin nơi Bác và Đảng nữa. Mạnh ai nấy tìm đường trốn khỏi cái thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa của Bác. Ai không thoát khỏi thì đành ở lại nếm cho biết mùi đời, nếm cái hạnh phúc Xã Nghĩa mà Bác đã đổi bao nhiêu xương máu mới có được.
Cái hạnh phúc như sau: “Chồng già vợ trẻ là tiên/ Vợ già chồng trẻ là duyên ba đời/ Đứa thì đứng bán chợ trời /Đứa bán vé số lần hồi kiếm ăn/ Bác, Đảng vĩ đại muôn năm/ Em tuột quần đái, anh cầm áo che/ Thỉ chung được cả đôi bề”
Cái đời sống vằng vặc khổ đau, chỉ được mỗi cái hạnh phúc “em tuột quần đái, anh cầm áo che.” Cái hạnh phúc mà Bác và Đảng mang đến thật không khá nổi, còn cái ấm no bằng mười năm xưa cũng thê thảm không kém:
“Đói lòng ăn trái chuối xanh /Xuống sông uống nước cho cành hông ra /Gạo thì vừa hết hôm qua /Em ngồi khâu cái áo hoa bạc rồi/ Thằng cu khóc đứng, khóc ngồi/ Anh trăn trở ngủ cho vơi nỗi sầu.”
Cái ấm no “Đói lòng ăn trái chuối xanh. Xuống sông uống nước cho cành hông ra.” đã được toàn dân ghi ơn bằng cách đặt ra ca dao để ca tụng bác: “Ba Đình có cái ụ to /Trong ướp xác Hồ thành cáo đã lâu /Cổng vào như cái lỗ cầu/ Xa xa chỉ thấy một màu tối thui/ Gặp nhau đây mãn nguyện rồi/ Tớ cởi quần ị, hát đời ấm no.”
Sống trong thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa của Bác, người dân lại mơ một thứ hạnh phúc quái gở như được ngồi “ị” trên lăng Bác hoặc đòi làm tình lia chia với thân mẫu Bác. Bác gây hận thù dân tộc bằng “đấu tranh giai cấp,” tạo nên cảnh nồi da xáo thịt. Xã hội Bác không có giai cấp nhưng cấp lãnh đạo mặc áo bốn túi, ăn đặc táo hoặc tiểu táo, cán bộ trung cấp vẫn có thể “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò.” chỉ có toàn dân là đói rã ruột. Riêng Bác thì khỏi nói, cao lương mỹ vị chẳng thiếu món gì. Sở thích về ăn uống của Bác quả có lạ lùng. Người ta ăn phở bò, phở gà riêng bác lại thích phở lợn đến nỗi Bút Tre có thơ như sau: “Bác Hồ cùng với Bác Tôn /Hai Bác chỉ thích phở lợn mà thôi.” (Xin chú ý, những ai trích hai câu thơ nầy xin đừng sửa chữ “phở lợn” thành phở khác cho có vần với chữ Tôn, có khi tù rục xương)
Giới văn nghệ sĩ được chia làm hai cấp: Cai văn nghệ và cu-li văn nghệ. Xã hội Bác không có cảnh “người bốc lột người” chỉ có độc quyền Đảng bốc lột người. Đảng viên ăn ngon, ăn no, nhân dân nhai bo bo mệt nghỉ.
“ Thi đua làm một thành hai/ Để anh cán bộ mua đài sắm xe /Thi đua làm một thành ba/ Để anh cán bộ sửa nhà lót sân/ Thi đua làm một thành tư/ Để anh cán bộ tiền dư thóc thừa.”
Để cho toàn dân biết tự do quý như thế nào, Bác nỉ non làm thơ:
“Đau đớn chi bằng mất tự do /Đến buồn đi ỉa cũng không cho /Cửa tù khi mở không đau bụng /Đau bụng thì không mở cửa tù.”
Bài thơ nặng mùi Xã Hội Chủ Nghĩa nầy đã được bọn văn nô ca tụng hết lời. Theo Bác, tự do quý lắm. Mất tự do thì đi ỉa cũng không được. Xã hội Bác tự do quý như thế nên tới bây giờ toàn dân đỏ mắt tìm hai chữ tự do mà vẫn chưa thấy.
Bác nói gì thì nói, tin hay không là chuyện của người dân. Những lời “vàng ngọc” của Bác đều được người dân ưu ái sửa đổi chút đỉnh mà nghe hay đáo để. Bác vỗ ngực, “đấu tranh cho tự do dân tộc.” Bác phán rằng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do.” Câu nầy mới đưa vào Nam chỉ vài ngày sau biến thành: “Không có gì QUẤY hơn độc lập tự do,” cũng như câu “Bác Hồ sống mãi trong quần chúng.” thì vài ngày sau nó biến thành “Bác Hồ sống mãi trong quần chúng ta.” Thật tuyệt! Chỉ cần thêm chữ “ta” sau chữ quần chúng, không những đã biến một thần tượng của bọn Việt cộng thành cái lủng lẳng trong quần thằng đàn ông mà còn cả trong quần các chị đàn bà:
Ngồi trên ao cá Bác Hồ/ Bóng soi gương nước “cơ đồ” tả tơi /Lạ lùng miệng Bác vẫn tươi/ Nở nụ cười dọc, lộn trời toét ra/ Chị bần cố vùng lên la :/ “ Đi đâu cũng thấy hồn ma Bác Hồ ! ”
Cái xã hội mà Bác và đám lâu la của Bác đã mang lại cho toàn dân được phác hoạ như sau:
TRẺ THƠ:

Bụng phình lại ngắn cổ /Mắt tròn đỏ hoe hoe /Nó nhìn đời bỡ ngỡ /Lạy thầy xin bát cháo/ Cháu miếng cơm thầy ơi!” (2)
THIẾU NỮ:
Cô kia như giải lụa đào/ Mà sao bát phở vài hào cũng trao? (3)
CỤ GIÀ:
Bà kia tuổi sáu mươi rồi /Mà sao không được phép ngồi bán khoai?”
Hơn ba triệu quân dân hai miền bỏ mạng, dân chúng phải thắt lưng buộc miệng, xã hội thụt lùi hằng thế kỷ để bác dựng cái thiên đàng Xã Hội Chủ Nghĩa như trên.
Bây giờ chỉ có toàn dân là lãnh thẹo. Gia tài của Bác để lại, te tua như cái quần rách mà các cháu gái ngoan của Bác lao động đổ mồ hôi hột vẫn không đủ tiền mua “cái mặt nạ Bác Hồ” để che cái “hang Pắc Pó” Than ơi!
Ghi Chú:
*   Xã Hội Chủ Nghĩa ** Xã Hội Chủ Nghĩa
(1) Đặng Xuân Khu, tên thật của Trường Chinh (2) thơ Hoàng Cầm (3) thơ Nguyễn Chí Thiện.
QUÁCH TỐ VƯƠNG

0 comments:

Powered By Blogger