Hãy Gìn Giữ Tiếng- Việt -Trong -Sáng Của Saigon Cũ
Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt
Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ.
Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa.
Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo.
Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy.
Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, Trường Võ Bị Thủ Đức, Trường Nữ Trung học Gia Long , Trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký , Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.
Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Miền Nam bị cưỡng chiếm năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận.
Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực.
Nguời dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v...dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.
Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ "quản lý" là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: "Anh xin quản lý đời em". Hoặc từ "chế độ" cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như "chế độ dân chủ". Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như "chế độ xem", "chế độ bao cấp". Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản - giản đơn; bảo đảm - đảm bảo; dãi dầu - dầu dãi; vùi dập - dập vùi. v.v...
Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là "tiếng Việt toàn dân". Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.
Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải.
Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức(hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng đăng ký, tham quan.
Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như:sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v...
Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương.
Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài.
Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.
Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.
Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không?
Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.
Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là "chữ của Việt Cộng" và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ "cộng sản" nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.
Trong chương trình của các Đài Truyền Hình Hải Ngoại , chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em.
Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt.
Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ.
Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ.
Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau.
Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong.
"Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt" (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)
Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc.
Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: "Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 75 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết."
Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!
Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:
* Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.
* Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình :
Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:
Trong nước:
Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy
Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: "Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu.
(http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/09/3B9EDF89/)
Ngoài nước:
Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga
Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện.
(http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...p?a=48362&z=75)
Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng...
Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.
Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng An sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này. ( http://i12.photobucket.com/albums/a2...hualuonJPG.jpg)
Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!
Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước.
Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hoá đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước.
Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách.
Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa.
Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.
Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!
http://www.talawas.org/talaDB/showFi...res=8650&rb=06
----
Không Dùng Chữ Của Việt Cộng
Nam Nguyễn's Blog
Lời người viết: Trong thời gian vừa qua cộng đồng người Việt chúng ta tại nhiều nước trên thế giới đã tổ chức lễ tưởng niệm biến cố Tết Mậu Thân năm 1968 để ghi nhớ tội ác của bọn Việt gian cộng sản. Chúng ta phải ghi nhớ và ghi vào sử sách, lưu truyền cho hậu thế biết về tội ác của bọn chúng.
Bên cạnh việc làm rất có ý nghĩa nêu trên, chúng ta cũng ĐỪNG QUÊN RẰNG bọn Việt cộng hiện nay ĐANG tiếp tục xúc tiến một biến cố MẬU THÂN THỨ HAI TẠI HẢI NGOẠI! Đó chính là sự xâm lăng về CHỮ NGHĨA, một dạng của cuộc tổng công kích mà chúng đã từng làm hồi năm 1968. Có khác chăng là cuộc tổng công kích lần này diễn ra trên mặt trận văn hóa, mới nhìn qua ai cũng cho là "tầm thường" nhưng thật ra nó chính là liều thuốc độc vô cùng nguy hiểm vì nó di hại rất lâu dài, có thể làm cho chúng ta bị thua Việt cộng.
Một số tờ báo lớn tại quận Cam bên Mỹ thường dùng những chữ rặt của Việt cộng. Đôi khi đọc báo của người quốc gia mà chúng ta tưởng như là đang đọc báo.... Nhân Dân ở trong nước! Sặc sụa mùi khỉ đột của bác và đảng! Và mới đây, một ông phóng viên khi phỏng vấn chiến sĩ Lý Tống đang tuyệt thực đã nói:
- ... cảnh sát Mỹ đã MỜI ANH LÝ TỐNG LÊN LÀM VIỆC!!!
Có thể đây là điều vô ý vì nọc độc của bọn cộng sản đang ngấm dần vào mỗi con người chúng ta mà trong một lúc nào đó bất cứ ai trong chúng ta cũng có lần trở thành cái loa tuyên truyền cho cộng sản một cách vô thức!
Nhận thức được sự nguy hiểm của cuộc xâm lăng chữ nghĩa của Việt cộng, mỗi chúng ta phải quyết liệt chống lại nó. Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân của Việt cộng vẫn đang tiếp diễn ở dạng khác. Chúng ta không thể vô tâm, lo vui chơi, đến khi cảm thấy nghẹt thở thì sợi giây thòng lọng của bầy ác quỷ nó đã siết cổ mình, vùng vẫy thì đã quá muộn! Bài viết dưới đây nói về sự nguy hiểm của "viên thuốc độc bọc đường" và nhiệm vụ của chúng ta phải làm gì. Xin kính mời quý bạn đọc theo dõi.
Công cuộc chống cộng sản của chúng ta đã và đang được thể hiện qua nhiều lãnh vực mà trong đó truyền thông báo chí là một trong những lãnh vực rất quan trọng.
* Truyền thông báo chí là phương tiện giúp chúng ta người Việt hải ngoại trên khắp thế giới liên lạc với nhau.
* Vận động sự ủng hộ của quốc tế.
* Quảng bá niềm tin "Chính Nghĩa Tất Thắng" trong nội bộ cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
* Tố cáo tội ác của cộng sản, vạch trần những mưu gian của tập đoàn Việt gian cộng sản bán nước để người dân trong nước và thế hệ con cháu sau này có dịp hiểu biết lịch sử.
* Vận động toàn bộ đồng bào trong và ngoài nước cùng thực hiện một cuộc tổng nổi dậy, thanh toán dứt điểm chế độ cộng sản bạo tàn, khát máu.
Nhưng tiếc thay, khi bày tỏ lập trường, thái độ chống cộng, chúng ta lại dùng quá nhiều chữ của Việt cộng. Vấn đề này cũng dễ hiểu vì trong suốt thời gian sống dưới chế độ cộng sản, người dân đã bị nhồi sọ, đầu độc quá nhiều. Lâu dần, theo thời gian, sự nhiễm độc này đã biến thành một thói quen và chúng ta đã dùng những chữ nghĩa độc hại của Việt cộng một cách vô thức. Có thể nói chúng ta đã tự đầu độc chúng ta, tự bôi nhọ chúng ta theo đúng ý bọn cộng sản muốn!
Xin đơn cử một vài ví dụ.
Tôi đã nghe những cuộc đối thoại như sau đây diễn ra hàng ngày:
- Hồi trước ngày GIẢI PHÓNG, gia đình tôi sống ở quận Ba Sài Gòn, nhà cao cửa rộng, đời sống rất là thoải mái nhưng sau ngày GIẢI PHÓNG, gia đình tôi bị đưa đi vùng kinh tế mới ở.....
- Sau ngày GIẢI PHÓNG, thằng con tôi đang học dở dang lớp 12, sau đó nó TRÚNG TUYỂN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, bị đưa qua bên Cam-Bu-Chia để làm NGHĨA VỤ QUỐC TẾ rồi chết ở bên đó!!!
- Dạ thưa bác, cha cháu là sĩ quan NGỤY, sau ngày GIẢI PHÓNG bị đi HỌC TẬP CẢI TẠO....
- Dạ, chồng tôi là công chức NGỤY QUYỀN ÁC ÔN, phải HỌC TẬP tới 10 năm lận!
- Dạ, công an đã mời chồng em lên LÀM VIỆC vì họ ghép tội chồng em là PHẢN ĐỘNG.
- Tôi bị đưa vào trại giam vì can tội vượt biên, PHẢN BỘI TỔ QUỐC.
Nêu trên là những ví dụ điển hình trong hàng ngàn trường hợp chúng ta dùng chữ nghĩa của Việt cộng để tự bôi nhọ, tự kết án chúng ta. Có thể nói bất cứ người nào - kể cả người viết bài này - cũng bị cộng sản tẩy não, vấn đề tùy theo mức độ nhiều hay ít, tùy theo hoàn cảnh sống và tùy theo cá nhân người đó CÓ Ý THỨC ĐỀ KHÁNG hay không. Sự nhiễm độc "phóng xạ cộng sản" nhiều tới mức ngay cả những người làm truyền thông chuyên nghiệp ở hải ngoại, những nhà văn, nhà báo chống cộng cũng bị mắc phải. Chúng ta cứ xem những tờ báo lớn của người Việt ở quận Cam sẽ thấy: chữ nghĩa, ngữ vựng (Việt cộng gọi là từ vựng) của cộng sản được dùng nhan nhản!
Một ví dụ khác: Một MC nổi tiếng của trung tâm Thúy Nga Paris đã giới thiệu với khán giả về nội dung một bản nhạc, trong buổi trình diễn Paris By Night 88, chủ đề nhạc Lam Phương:
-... bản nhạc Bức Tâm Thư của nhạc sĩ Lam phương kêu gọi thanh niên ĐI ĐỘNG VIÊN mà bây giờ CHÚNG TA gọi là đi NGHĨA VỤ QUÂN SỰ ..."
Trong một lần khác vị MC này đã kể cho khán giả nghe về cuộc đời của ông ta sau năm 1975 là:
-... tôi đi HỌC TẬP ba năm..."
Một nhà văn có khá nhiều những tác phẩm chống cộng mà còn bị "nhiễm phóng xạ" như vậy thì thử hỏi những người dân bình thường khác như thế nào?
Tất nhiên, tôi nghĩ rằng ông ta đã sơ ý và một cách vô thức, dùng những chữ của Việt cộng, bởi vì, Việt cộng đã liên tục cố ý đầu độc tinh thần của chúng ta và những sinh tử phù mà bọn chúng cấy vào đầu chúng ta sẽ còn tiếp tục di hại qua nhiều năm tháng lâu dài.
Một trường hợp khác tôi còn nhớ: Mới đây, trong cuộc biểu tình chống tờ báo Viet Weekly, phóng viên của Việt Nam Exodus đã phỏng vấn một người tham gia biểu tình và người này đã tự giới thiệu mình như sau:
-.... hồi trước, tôi là trung úy NGỤY QUÂN , đã từng ở tù cộng sản...."!!!
XIN HÃY NHỚ:
1. -VIỆT CỘNG NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY. TIN THEO LÀ CHẾT.
2. - ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM.
Bây giờ tôi xin phép GIẢI MÃ NGÔN NGỮ CỦA VIỆT CỘNG, đề cập đến từng chữ của Việt cộng qua các ví dụ vừa nêu trên và để chứng minh hai câu thần chú (1) và (2) là đúng mà nhiệm vụ từng người trong chúng ta phải thuộc nằm lòng như kinh nhật tụng:
- GIẢI PHÓNG: Việt cộng nói không là có, nói có là không; nói đen là trắng, nói trắng là đen. Nghĩa là ta phải luôn luôn hiểu ngược lại. Nếu chúng nói chúng rất "YÊU" chúng ta có nghĩa là chúng ta sắp.... chết! Chúng đang chuẩn bị làm thịt chúng ta đấy!
Thực tế cái mà Việt cộng gọi là GIẢI PHÓNG chính là sự XÂM LĂNG, Người dân miền nam không ai muốn "được" Việt cộng vào giải phóng hết , kể cả những thành phần dân lao động nghèo.
Nếu không có cuộc xâm lăng của bọn cộng sản bắc Việt, mạnh miền nào miền nấy sống như nước Đại Hàn: Nam Hàn và Bắc Hàn hiện nay, thì có lẽ Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Ngô Đình Diệm đã trở nên một cường quốc hàng đầu ở Đông Nam Á, không thua gì Nhật Bản ngày nay! Ôi thật đáng tiếc!
Tôi còn nhớ vào năm 1960, về lãnh vực thể thao, môn bóng tròn , (Việt cộng gọi là bóng đá! ) Việt Nam Cộng Hòa vô địch Đông Nam Á!
Về mặt xuất cảng gạo, Việt Nam Cộng Hòa đứng thứ nhì trên thế giới (cách đây 47 năm)!
Vào thời điểm ấy, các nước như Mã Lai, Thái Lan còn thua Việt Nam Cộng Hòa về nhiều mặt, thế nhưng ngày nay họ đã vượt xa Việt Nam, và cái gọi là nước Cộng Hòa Chủ Nghĩa Việt Nam đã "nhường" họ để tụt xuống, trở thành một trong năm nước nghèo nhất thế giới!!!
Bản thân tôi, tôi không bao giờ dùng hai chữ "giải phóng". Thay vào đó tôi thường dùng mốc thời gian để diễn tả ý mình muốn nói:
Trước 1975, gia đình tôi sống ở....
- Sau 1975, gia đình tôi bị đi kinh tế mới...
Trân trọng,
Ngày 4 tháng Tư năm 2008
Trần Thanh
------------------------
ghi chú
* Những chữ dùng sai
* Những chữ dùng đúng
GIẢI PHÓNG chính là XÂM LĂNG,
đi LÀM VIỆC = điều tra
HỌC TẬP = ở tù cộng sản, tẩy não
đi NGHĨA VỤ QUÂN SỰ = ĐI ĐỘNG VIÊN
thu hồi = lấy lại, thu lại,
bóng đá = bóng tròn
từ vựng = ngữ vựng, chữ nghĩa
cụm từ = nhóm chữ, dòng chữ
phản ánh = phản ảnh
***********
http://nguyen86.multiply.com/journal...journal%2Fitem
----
Có nên dùng ngôn ngữ của Việt Cộng?
Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (Miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có cộng sản - cũng đã có “tiếng Việt trong sáng “ đã học nó, đã xử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, trên đài phát thanh, hoặc liên mạng toàn cầu lại xuất hiện một loại ngôn ngữ bắt chước Việt Cộng: Đó là dùng hai chữ Thông Tin để thay cho hai chữ Tin hoặc Tin Tức!
1) Về hai chữ Thông Tin (Sự loan truyền tin tức)
Ở duới xã ngày xưa chúng ta có:
- Phòng Thông Tin.
Ở Trung Ương (Sài Gòn) chúng ta có:
- Bộ Thông Tin
- và các Phòng Thông Tin Quốc Ngoại tại các tòa đại sứ.
Chữ Thông Tin ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức. Vậy rõ ràng Thông Tin là một Động Từ (verb). Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói: “Thông tin cho nhau”.
2) Còn tin tức /tin = news.
Các hãng thông tấn gửi đi Bản Tin chứ không gửi đi Bản Thông Tin.
-Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm được.
-Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó.
Hai chữ hoàn toàn khác nhau.
Tin ngắn, tin vắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn.
Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.
Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp.
Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.
Tin trong nước chứ không phải thông tin trong nước
Tin nước ngoài, tin ngoại quốc chứ không phải thông tin ngoại quốc.
Các ký giả đi săn tin chứ không đi săn thông tin.
Tin giật gân chứ không phải thông tin giật gân
Tin nhảm nhí chứ không phải thông tin nhảm nhí . Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.
Tin tức mình chứ không phải thông tin tức mình
Tin mừng chứ không phải thông tin mừng
Tin vui (như cưới hỏi) chứ không phải thông tin vui.
Tin buồn (như tang ma) chứ không phải thông tin buồn
Tin động trời chứ không phải thông tin động trời.
Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải thông tin sét đánh ngang đầu
Tin hành lang chứ không phải thông tin hành lang.
Thông tin hành lang là đi săn tin ở ngoài hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo...
Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hoàn toan khác nhau.
Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải thông tin chó cán xe, thông tin xe cán chó v. v. v à v. v ...
Do đó khi chúng ta nói thông tin chó cán xe có nghĩa là chúng ta làm công việc đưa tin về con chó cán xe! Như thế là sai, mà phải nói là tin chó cán xe.
Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi:
- “Anh có tin tức, có tin gì mới lạ không”;
Nếu chúng ta nói: “Anh có thông tin gì không” ; thì người ta sẽ ngạc nhiên hoặc không hiểu. Hoặc người nào hiểu biết có thể nghĩ rằng:
1) Người này nó muốn hỏi mình có đi loan truyền tin tức gì không,
2) Hoặc : cha này chắc ở ngoài Bắc với Việt Cộng lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngữ của Việt Cộng !
http://nguyen86.multiply.com/journal...journal%2Fitem
Dùng hai chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói:
- Cái nồi ngồi trên cái cốc để thay cho cà-phê phin .
- Đồng hồ 2 cửa sổ thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.
- Khẩn trương để thay cho nhanh lên
- Xưởng đẻ thay cho nhà bảo sanh
- Nhà ỉa thay để thay cho cầu tiêu, phòng vệ sinh.
- Chùm ảnh để thay cho một loạt những hình ảnh, một vài hình ảnh
* thí dụ: Đài truyền hình CNN đã đưa ra một loạt những hình ảnh lũ lụt.
* Thí dụ: Một vài hình ảnh dưới đây cho ta thấy sự hưởng ứng nhiệt liệt của toàn dân.
- Anh muốn quản lý đời em thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.
- Tham quan để thay cho du ngoạn, đi xem, thăm viếng
- Sự cố thay cho trở ngại, trục trặc
* Thí dụ: Máy điện toán của tôi đang bị trục trặc kỹ thuật.
- Công việc gặp trở ngại...
- Phương pháp đang tiến hành tốt đẹp thì gặp trở ngại. (thay vì: Phương pháp đang tiến hành có 'sự cố'.)
- Tranh thủ thay cho
cố gắng, ráng lên
* thí dụ: Xin các bạn cố gắng nhanh lên một chút vì tình trạng gấp rút /cấp bách lắm rồi.
Chứ không phải: Xin đồng chí tranh thủ, khẩn trương lên vì tình trạng khẩn trương rồi.
-liên hệ
- Anh muốn liên hệ tình cảm với em
để thay anh muốn làm quen với em, muốn kết bạn với em.
-Làm sao để liên hệ với em?
thay vì làm sao để liên lạc với em?
- Căn hộ thay cho căn nhà, cái nhà.
- Tư liệu thay cho tài liệu
- Đại trà để thay cho cỡ lớn, quy mô.
- Đại táo để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.
- Kênh phát sóng thay cho Đài : Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN…
- Phi Khẩu Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cảng Tân Sơn Nhất
(Khẩu là cửa sông chính để ra vào, không thể dùng cho một phi trường được)
- Trời hôm nay 'có khả năng' mưa thay vì “hôm nay trời 'có thể' mưa”
- Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa
- thay cho “Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa”
- Đồng Bào Dân Tộc để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc.
(Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)
- Lính gái thay cho nữ quân nhân
- Thu nhập thay cho lợi tức
(lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..) Thuế lợi tức
- Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là: Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là: Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng Việt Nam! Thật điên đầu và không hiểu gì cả!
- (input, output) Đầu Ra, Đầu Vào để thay cho Xuất Lượng và Nhập Lượng.
- Rất ấn tượng thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ
- Đăng ký thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ.
- Các anh đã quán triệt chưa. Thay vì các anh đã hiểu rõ chưa
- Học tập tốt thay vì học giỏi.
Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi....
Ôi! Quân Hung Nô tràn vào Bách Việt!
- Doanh nghiệp để thay cho công ty.Công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá. Ngày hôm nay tại Việt Nam hai chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho hai chữ Công Ty. Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “Hội Chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104 - 2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”
- Tiêu dùng thay vì tiêu thụ
- Cây xanh thay vì cây (Cây nào mà lá chẳng xanh; Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ này chúng ta thấy khó khá nhiều cây lá màu nâu, nâu đậm. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ở hải ngoại đừng bắt chước Việt Cộng dùng hai chữ cây xanh.)
- Quan chức để thay cho viên chức.
Thật quái gở nếu ở hải ngoại này chúng ta đưa tin như sau: "Một số vị lãnh đạo các đoàn thể và cộng đồng tỵ nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngoại Giao.”
- Xử lý thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa...
Vì Việt Cộng ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng hai chữ xử lý: Bộ điều khiển, giải quyết, trong máy điện toán cũng gọi là 'bộ xử lý'.
Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là 'xử lý'.
Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là 'xử lý'. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là 'xử lý thích đáng'!
- Bài nói thay vì bài diễn văn.
- Người phát ngôn thay cho phát ngôn viên
- Bóng đi rất căng thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.
- Cú shock thay vì bàng hoàng, kinh hoàng, sửng sốt.
- Tình hình căng lắm thay vì tình hình căng thẳng.
Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation)
- Liên Hoan Phim thay để cho đại hội điện ảnh .
Ngày xưa chúng ta dùng chữ 'Đại Hội Điện Ảnh Canes'.
- Ô tô con để thay cho xe du lịch, xe hơi.
- Ùn tắc để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.
- Bức xúc để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.
- Đề xuất để thay cho đề nghị.
- Nghệ sĩ nhân dân . Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu Nghệ Sĩ Nhân Dân là thứ nghệ sĩ gì; xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.
Đấy ngôn ngữ của Việt Cộng là như thế đó! Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đồng bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công - nông - trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình.
Trong xã hội thế này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn gì, cho nên văn hóa bị hủy diệt. Khi văn hóa bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.
Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao? Về Cổ Văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hóa từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hoàng của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn. Rồi khi chữ Quốc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hóa, đa dạng hóa, văn chương hóa bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó. Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giả như: Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngoại giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như: Nguyễn Cao Hách, Đoàn Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc … Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc - mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn sót lại.
Ngôn ngữ cộng sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác. Nhìn ra ngoài thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật. Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào; Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công hoặc Viện Mác Lê; Lãnh đạo thì như thế, “đội ngũ cán bộ văn hóa” thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế.
Lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là: Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy hoạch tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt… cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu: Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong! Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau: “Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ!”
Bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.
Đào Văn Bình
Ghi chú:
Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia sẻ với:
- Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”
- Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”
- Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”
* http://www.congdongnguoiviet.fr/VanH...NgonNguVCh.htm
* Source: http://www.lyhuong.net/viet/index.ph...viet&Itemid=56
http://vn4tudo.multiply.com/journal/item/460/460
xin đọc thêm bài:
Tiếng Việt và tiếng Vẹm
http://nguyen86.multiply.com/journal/item/37
http://nguyen86.multiply.com/journal...journal%2Fitem
0 comments:
Post a Comment