Bà Hillary Clinton gặp ông Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội ngày 10/7/2012
1* Mở bài
Ngày 10-7-2012, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã có mặt tại Hà Nội bắt đầu 2 ngày thăm viếng nước nầy. Bà Hillary Clinton đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và một sự kiện được cho rằng đặc biệt là bà Clinton gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nội dung viếng thăm VN nhấn mạnh vào 3 vấn đề: giao thương, nhân quyền và an ninh Biển Đông.
Thật ra, tuy 3 mà một. Mục đích cuối cùng là thuyết phục, lôi kéo CSVN vào một liên minh quân sự, nằm trong chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á Thái Bình Dương, để bao vây Trung Cộng.
Điểm đặc biệt của cuộc viếng thăm là việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ muốn gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
2* Đàng sau việc bà Clinton gặp Nguyễn Phú Trọng
2.1. Một nền ngoại giao đa phương, không dựa hẳn vào một nước nào cả
Bản tin Reuters từ Hà Nội cho biết: “Chính bà Clinton đã chủ động yêu cầu, và được chấp thuận, cho bà được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Hảng Reuters dẫn lời một viên chức giấu tên, Ngoại trưởng Mỹ muốn gặp ông Trọng “một phần vì sự chống đối tự do chính trị, và chống lại sự quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, đã thể hiện mạnh mẽ nhất, bên trong đảng, quân đội và bộ máy an ninh của VN”.
Truyền thông nói rằng bà Clinton “muốn tìm hiểu” về việc đó.
Thật ra, trên thực tế thì Hoa Kỳ có thừa khả năng để hiểu và cũng đã hiểu lý do tại sao có việc đó, cho nên gọi là “gặp để tìm hiểu” chỉ là bề ngoài, che đậy một sự thật bên trong.
Sự thật bên trong cũng không có gì bí mật và khó hiểu, bởi vì, đó không phải là một vài ý kiến cá nhân trong đảng, mà là do những Nghị Quyết của đảng CSVN đã xác định đường lối căn bản của ngoại giao, tiếp theo Nghị Quyết số 13 ngày 4-11-1978, đó là một nền “ngoại giao đa phương”, không dựa vào một nước nào cả.
2.2. Hoa Kỳ tấn công ngoại giao, thuyết phục nhưng chưa thành công
Đường lối ngoại giao đa phương nầy đã được HK thử thách bằng những cuộc tấn công ngoại giao, những màn thuyết phục, lôi kéo, dụ khị kể cả áp lực, nhưng chưa thành công như ý muốn, đó là chưa đạt được một hiệp ước liên minh quân sự giữa VN-HK. Khi đã có liên minh, thì HK có thể “xử dụng” (chỉ dùng chớ không thuê làm căn cứ) cảng Cam Ranh và liên minh quân sự, để củng cố vòng đai bao vây Trung Cộng trong chiến lược trở lại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Bộ trưởng Panetta được cho sẽ thúc đẩy yêu cầu cho hải quân Mỹ được tăng cường tiếp cận hải cảng Cam Ranh,
Trong những năm qua, nhiều cuộc viếng thăm của các tàu chiến, kể cả siêu hàng không mẫu hạm George Washington, nhiều cuộc viếng thăm của các tướng lãnh và cả Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta. Hiện tại cuộc vận động rất ráo riết và dồn dập. Ngày 10 và 11-7, Ngoại trưởng Clinton có mặt ở Hà Nội, ngày 13-7-2012, Đô đốc Cecil D. Haney, Tư lịnh Hạm đội Thái Bình Dương, đã được Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, thứ trưởng QP kiêm Tư lịnh HQ, tiếp đón ở Hải Phòng trong cuộc viếng thăm xả giao, trong khi tàu bịnh viện USNS Mercy củ a HK (T.AH 19) đang làm công tác nhân đạo tại Nghệ An.
Đô đốc Cecil Haney
Hạm đội Thái Bình Dương (United States Pacific Fleet-USPAFLT) là Bộ
Tư Lịnh Chiến trường, trực thuộc và dưới quyền chỉ huy và kiểm soát của
Bộ Tư Lịnh Thái Bình Dương (PACOM) do Đô đốc Samuel J. Locklear chỉ huy.
Hạm đội TBD chỉ huy 2 Hạm đội: Hạm đội 7 và Hạm đội 3 ở TBD.Ngày 14-7-2012, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hướng dẫn phái đoàn đến thăm HK. Đương nhiên là có quan hệ đến những mặc cả về kinh tế và quân sự giữa 2 nước.
Hàng không mẫu hạm USS Washington của Mỹ
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington
Siêu hàng không mẫu hạm USS George Washington neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng của Việt Nam hôm Chủ nhật 13-8-2011
Đã có một số hoạt động chung giữa hải quân hai nước như việc VN lên thăm hàng không mẫu hạm USS Washington của Mỹ
Bà Hillary Clinton ở Hà Nội ngày 10/7/2012
Vậy bà Clinton gặp chúa đảng Việt Cộng để làm gì?Nói thẳng ra là dùng việc HK sẽ chấp nhận cho VN tham gia vào thị trường Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP (Trans-Pacific Partnership) làm điều kiện để thuyết phục CSVN liên minh quân sự với HK. Nhưng việc cho gia nhập TPP có điều kiện về Nhân Quyền, cho nên NQ được nhắc tới như là một điều kiện cần thiết phải có.
CSVN rất cần, và rất muốn được HK chấp thuận cho gia nhập TPP để có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, đồng thời, thoát ra khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Cộng.
3* Nội dung chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hillary Clinton
Nội dung được thông báo công khai có 3 điểm chính: giao thương, nhân quyền và an ninh Biển Đông. An ninh Biển Đông được hiểu là một liên minh quân sự Việt-Mỹ trong việc bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa chống Trung Cộng.
3.1.Về giao thương
Về giao thương, có 2 giai đoạn: hiện tại trước mắt và tương lai.
3.1.1. Trước mắt
Là ký một số thoả thuận về thương mại, giáo dục và những cuộc gặp gỡ của các đại diện thương mại hai nước Việt, Mỹ. Mục đích hiện tại của chính quyền Tổng thống Obama là gia tăng đầu tư, gia tăng thương mại, phát triển sản xuất và tiêu thụ, trong tình trạng nền kinh tế HK chưa hoàn toàn hồi phục, nhưng chủ yếu là tạo công ăn việc làm, giảm con số thất nghiệp, rất cần thiết cho việc vận động tái tranh của của TT Obama.
3.1.2. Việc giao thương trong tương lai
Trong cuộc viếng thăm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ loan báo: “Việt Nam và Hoa Kỳ có thể sẽ đạt được một thoả thuận về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, trước cuối năm nay”. Lời loan báo không được dùng ở thể khẳng định (Affirmative mode) bằng 2 chữ “có thể”. “Có thể” nghỉa là “có thể có” mà cũng “có thể không”, có, hay không, còn tùy thuộc vào điều kiện là có liên minh quân sự hay không.
3.1.3. Tại sao vấn đề nhân quyền rất quan trọng?
Đối với Quốc hội Hoa Kỳ, thì Việt Cộng đang vi phạm nhân quyền trầm trọng, mà hành pháp của Tổng thống Obama không có thể mắt nhắm mắt mở, xí xoá, phớt lờ cho qua được, vì tất cả những hiệp định, hiệp ước quốc tế mà tổng thống ký, phải được Quốc hội phê chuẩn, thông qua. Việc nầy ngoài tầm tay của tổng thống, nhất là hiện nay, Hạ viện HK đang do đảng Cộng Hoà nắm giữ. QH và hành pháp đang căng thẳng, gay go trong mùa bầu cử năm nay.
Trước khi bà Clinton đi VN, người đồng Chủ tịch Ủy Ban Nhân quyền Tom Lantos, dân biểu Frank Wolf (C.H Virginia) và nhiều dân biểu khác đã gởi thơ nhắc nhở về NQ của VN. Ngoài ra, các thơ của BS Nguyễn Đan Quế, Bùi Thị Minh Hằng cũng yêu cầu can thiệp về nhân quyền, cụ thể là yêu cầu VC thả những tù nhân lương tâm, nhất là việc một công dân HK là TS Nguyễn Quốc Quân đang vị VC giam giữ, khi vừa bước xuống phi trường TSN. Ngoài ra, những nhân vật được nhắc tới, trong đó có LM Nguyễn Văn Lý, LS Lê Công Định, Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, LS Cù Huy Hà Vũ…
Dân biểu Frank Wolf còn chỉ trích mạnh mẽ đại sứ Mỹ ở VN là ông David Shear. Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, ông Michael Posner còn phải tra điều trần tại Ủy Ban Nhân quyền Tom Lantos. Chính phủ Obama cũng đang bị QH/HK chiếu cố với việc Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder.
3.1.4. Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Ông Michael Posner cho biết, CSVN đang giam giữ khoảng 100 tù nhân lương tâm. Ông nhắc tới LM Nguyễn Văn Lý, Blogger Điếu cày Nguyễn Văn Hải, LS Lê Công Định, LS Cù Huy Hà Vũ, mà ông mô tả họ là những kiến trúc sư của chế độ dân chủ ở VN, tức là những người xây dựng chế độ dân chủ cho VN.
Ông Michael cho biết thêm, CSVN đã gia tăng kiểm soát và hạn chế thông tin trên các phương tiện truyền thông, internet và các trang mạng xã hội. Điều 79 và 88 trong bộ Luật Hình sự của VN rất mơ hồ, không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Dân biểu Frank Wolf đả kích mạnh mẽ Đại sứ David Shear: “Ông ấy đã thất bại trong công việc, đứng trước một công dân HK là TS Nguyễn Quốc Quân bị cầm tù mà ông ấy không làm gì được cả. Nếu chính phủ hiện nay do đảng Cộng Hoà lãnh đạo, thì tôi đã đề nghị sa thải đại sứ David Shear rồi”.
3.1.5. Vài nét về Ủy Ban Tom Lantos
Ủy Ban Tom Lantos là Ủy Ban Nhân Quyền của Quốc Hội HK, gồm 200 dân biểu và nghị sĩ của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà, hoạt động đề cao nhân quyền trên thế giới.
Dân biểu Frank Wolf
Frank Wolf (Cộng hoà Virginia), đồng Chủ tịch Ủy Ban Tom Lantos. Ông có chân trong Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện, đặc trách các vấn đề chi tiêu của chính phủ, nên là người rất có thế lực đối với chính phủ của Tổng thống Obama. Ông tỏ ra phẩn nộ khi một công dân HK, TS Nguyễn Quốc Quân bị VC bắt giam khi vừa bước xuống phi trường TSN.
Vài nét về ông Lantos
Thomas Peter Tom” Lantos sinh ngày 1-2-1928, mất ngày 11-2-2008, là người Hungary gốc Do Thái, dân biểu đảng Dân Chủ từ năm 1981 đến ngày mất năm 2008. Quốc Hội lấy tên ông đặt tên cho Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội HK.
Năm 1944, khi Đức Quốc Xã chiếm Hungary, ông bị bắt lúc 16 tuổi, để xung vào trại lao động cưỡng bách. Ông vượt trại, bị bắt lại và bị đánh đập tàn nhẫn. Ông trốn trại lần thứ hai, về quê nhà thì biết cả gia đình ông bị giết chung với 450,000 người Hungary gốc Do Thái.
3.2. Cộng Sản Việt Nam muốn được vào Đối tác Kinh tế Thái Bình Dương
CSVN rất mong muốn được thu nhận vào tổ chức Đối tác Kinh tế Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership) để được vào một thị trường tự do rất rộng lớn, mà được miễn các thứ thuế và rào cản, là cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế, đồng thời, thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế của Trung Cộng.
Chuyến thăm của tàu Roger Revelle là một phần trong chương trình hợp tác Hải dương học giữa Mỹ và VN
3.2.1. Tổng quát về Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương
Tổ chức TPP nầy có mục đích thiết lập một khu vực kinh tế thương mại tự do giữa các thành viên thuộc khu vục châu Á-Thái Bình Dương, chủ yếu là một thị trường tự do, miễn tất cả các thuế quan và xoá bỏ tất cả các rào cản.
4 quốc gia xoá 90% thuế và bỏ rào cản
Ngày 3-6-2005, 4 quốc gia nguyên thủy là Singapore, Chile, New Zealand và Brunei đã ký một Hiệp định P4 (Pacific 4) có hiệu lực kể từ 28-5-2006, thành lập một khu vực mậu dịch xoá 90% rào cản thuế quan, và giao kết, đến năm 2015, thì không còn bất cứ một rào cản thuế nào cả, giữa thành viên của 4 nước nầy.
Hiện nay, 9 quốc gia là Singapore, Chile, New Zealand, Brunei, Hoa Kỳ, Úc, Peru, Malaysia, và Việt Nam đã qua 8 cuộc đàm phán trong tiến trình thực hiện một Hiệp định thương mại mới nầy. Nhật, Nam Hàn, Đài Loan cũng đang xin vào TPP.
Việc hình thành khu vực kinh tế nầy đe dọa về sự cô lập nền kinh tế của Trung Cộng, hay ít ra cũng làm giảm bớt một số đối tác và số lượng thương mại đối với nước CS nầy. Trung Cộng cũng muốn xin gia nhập, nhưng trở ngại lớn là kinh tế TC thuộc về kinh tế quốc doanh.
Hoa Kỳ xin gia nhập sau, nhưng vì thị trường của nước nầy quá rộng lớn, nên HK giữ vai trò chủ động trong việc thương lượng về những điều kiện để cho hàng hoá các nước vào thị trường Mỹ.
Thật ra, không có gì mới mẻ, nó chỉ là căn bản của nền kinh tế thị trường tự do, nền tảng của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO (World Trade Organization). Đó là nền kinh tế tư bản, dựa trên sự cạnh tranh công bằng trên thị trường tự do. Cạnh tranh công bằng là những công ty tư nhân cạnh tranh với tư nhân. Trái lại, trong kinh tế quốc doanh của CS, thì công ty nhà nước với số vốn to lớn thuộc ngân sách quốc gia, nên tạo ra sự cạnh tranh không công bằng, vì tư nhân vốn ít hơn vốn của công ty nhà nước.
3.2.2. Cộng Sản Việt Nam không đủ điều kiện để gia nhập TPP
Kinh tế VN là “Kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo”. VN bị kẹt vì cái đuôi “theo định hướng XHCN, kinh tế quốc doanh là chủ đạo”. Nền kinh tế của VN được ghi trên giấy trắng mực đen như thế, mà VC luôn luôn yêu cầu HK công nhận kinh tế VN là một nền kinh tế thị trường tự do, trong khi đó còn các Tổng công ty thuộc về nhà nước.
CSVN không đủ điều kiện để gia nhập TPP, vì thế mới nhờ vào sự giúp đở của HK, do đó, bị HK bắt chẹt bằng điều kiện liên minh quân sự.
CSVN thiếu 2 điều kiên chủ yếu, đó là không có nền kinh tế thị trường tự do, và không có nhân quyền.
3.2.3. Tuy nhiên VN có thể được nhận vào TPP với điều kiện cải thiện nhân quyền
Về điều kiện quốc doanh, thì hành pháp của TT Obama có thể, xí xoá lờ đi cho qua, viện lý do là, mặc dù quốc doanh, nhưng nước nhỏ và nghèo, nên vốn nhà nước so với vốn tư nhân của các đại tập đoàn tư nhân HK thì chẳng nhằm nhò gì, cho nên việc cạnh tranh không đáng kể.
Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền thì ngoài tầm tay của Tổng thống Obama, bởi vì, Hiệp định quốc tế phải được Quốc Hội phê chuẩn thông qua mới có giá trị. Mà QH/HK hiện tại không còn nằm trong tầm kiểm soát của đảng Dân Chủ. Vì thế mà Ngoại trưởng Clinton đã nhiều lần nhắc nhở VN về Nhân quyền (NQ), nếu muốn vào TPP .
Nếu CSVN đồng ý liên minh quân sự, thì việc NQ cũng có kẻ hở để HK cho qua lọt. Ví dụ như, VC chứng minh đã cải thiện NQ bằng cách trả tự do, hoặc trục xuất LM Lý, LS Lê Công Định, TS Nguyễn Quốc Quân, Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ sang Hoa Kỳ, như LS Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy, Lư Thị Thu Duyên chẳng hạn. (Sau khi Hiệp định có hiệu lực, thì NQ là công việc nội bộ của VN)
4* Cộng Sản Việt Nam lệ thuộc kinh tế vào Trung Cộng
Trong quan hệ thương mại, VN đóng vai trò cung cấp nguyên liệu thô, nhiên liệu thô và nông, lâm, thủy sản cho TC. Trái lại, TC xuất khẩu sang VN công nghiệp với những kỹ thuật thấp và trung bình, nhất là một khối lượng lớn về hàng tiêu dùng. Chính khối lượng lớn lao hàng tiêu dùng giá rẻ và kém phẩm chất tràn ngập thị trường VN nầy, đã giết chết các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh Tế VN nêu nhận xét “Với tình trạng như thế, chúng ta bị lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế và sẽ không giữ được độc lập về chinh trị”.
4.1. Tình trạng nhập siêu
Sự lệ thuộc về kinh tế của VN được thể hiện qua tình trạng nhập siêu của VN trong cán cân thương mại giữa hai nước. Một cách đơn giản, nhập siêu là nhập cảng quá nhiều so với xuất cảng quá ít. Nhập siêu là con số tính bằng tiền (kim ngạch) so sánh giữa nhập cảng và xuất cảng.
Nhập siêu (Trade deficit) là khi số tiền mua hàng hoá vào, tức là nhập cảng, cao hơn số tiền thu được từ hàng hoá bán ra. Nhập siêu không tốt cho kinh tế vì cần phải có ngoại tệ để trả tiền mua vào, nếu xuất cảng quá ít và không còn ngoại tệ dự trữ, thì phải vay nợ.
Theo con số của Cục Thống Kê VN, thì nhập siêu của VN đối với TC, năm 2005 là 2.67 tỷ USD, tăng vọt lên tới 12.7 tỷ USD trong năm 2010. Và trong 5 tháng đầu năm 2011, thì nhập siêu VN là 6.5 tỷ USD.
4.2. Nhóm hàng nhập cảng nhiều nhất
Theo Cục Thống Kê, năm 2010, VN nhập hàng hóa từ TC là 20.02 tỷ USD gồm 5 nhóm chính như sau:
1). Trang thiết bị và phụ tùng 27% * 2). Xăng dầu 17% * 3). Sắt thép 56%* 4). Phân bón 40%
5). Nguyên liệu phục vụ dệt may và da giày 70%
“Nếu nguồn cung cấp nầy ngưng thình lình, thì lập tức, không những thị trường nội địa mà cả kim ngạch xuất khẩu của VN vào thị trường Liên Âu và Hoa Kỳ cũng bị ngưng trệ”. Đó là nhận xét của TS Trần Đình Thiên, thuộc Viện Kinh Tế VN.
5* Trung Cộng áp chế Việt Cộng về kinh tế
5.1. Ý muốn của Trung Cộng
Ngày 22-12-2011, Tập Cận Bình đến VN bày tỏ ý muốn 3 ưu tiên về kinh tế của hai nước, mục đích lập ra một khu vực kinh tế xuyên biên giới, không còn ranh giới thuế quan, rào cản, hay nói rõ ra, kinh tế VN được xem như kinh tế của một tỉnh trong nội địa Trung Cộng.
Ba ưu tiên mà Tập Cận Bình đưa ra như sau:
1. Xây dựng khu hợp tác xuyên biên giới mà trọng điểm là xây dựng hạ tầng cơ sở (đường sá, cầu cống, nhà ga, bến cảng, nhà kho, phi trường, đường sắt…) những công trình và dự án đó đã và đang được TC thực hiện bằng thầu trọn gói (EPC=Engineering, Procurement and Construction. Thiết kế, mua sắm và xây dựng). Nhà thầu thực hiện toàn bộ dự án từ A đến Z, khi hoàn tất thì bàn giao, còn gọi là thầu chìa khoá trao tay.
2. Hai bên phối hợp nhau lập chính sách và chiến lược kinh tế, tập trung vào song phương, quan trọng trong nông nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng và thủy sản. Nói chung là ngồi lại để nghe TC quyết định dự án nào, công trình nào làm trước trước, làm sau…
3. Mở rộng hơn nữa mậu dịch song phương, đặt chỉ tiêu hàng năm là 60 tỷ USD bắt đầu từ năm 2015.
5.2. Nhất trí của Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “VN hoàn toàn nhất trí về chủ trương mà Phó chủ tịch (Tập Cận Bình) nêu ra. Ngoài ra, người VN không bao giờ quên công ơn và sự hỗ trợ, giúp đở to lớn mà đảng và nhân dân Trung Quốc đã cho VN trong nhiều năm trước kia, trong kháng chiến chống Mỹ và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.”
Tóm lại, Tập Cận Bình muốn cho VC hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng về kinh tế, đưa đến lệ thuộc vào chính trị.
Khu vực xuyên biên giới là để cho hàng hoá TC chảy vào VN công khai và hợp pháp, vì trước kia hàng hoá đổ vào VN dưới hình thức buôn lậu qua biên giới.
Hàng hoá TC ồ ạt đổ vào VN, trái lại, các mặt hàng chủ lực của VN như may mặc, da giày thì không có chỗ đứng trên thị trường của TC, vì cạnh tranh không lại, và hơn nữa, da và vải sợi, thì VN phải mua của TC, nên giá thành cao hơn.
6* Tại sao CSVN không muốn hợp tác chiến lược quân sự với Hoa Kỳ?
Có nhiều lý do như sau:
6.1. Kinh nghiệm hợp tác với Liên Xô
Năm 1978, quan hệ VN-TC xấu đi trầm trọng.
Ngày 6-6-1978, TC yêu cầu VC đóng cửa 3 tổng lãnh sự quán VN ở TC, và vào tháng 7 năm 1978, Trung Cộng cắt tất cả mọi viện trợ cho nước Cộng Sản chư hầu nầy.
Bị TC đá ra, VC ngã hẳn về Liên Xô. Ngày 3-11-1978, Lê Duẩn ký với Brezhnev một hiệp ước tương trợ kinh tế và quân sự 25 năm, và đồng thời được gia nhập vào Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế COMECON hay còn gọi là CMEA (Council of Mutual Economic Assisstance).
Hiệp ước Việt-Xô có ghi rõ “Liên Xô sẽ hỗ trợ VN hết mình về mặt kinh tế, văn hoá và quốc phòng”.
Thế nhưng ngày 14-3-1988, Trung Cộng đánh VC tơi bời ở quần đảo Trường Sa, cướp lấy đảo, trong khi đó Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh khoanh tay đứng nhìn, không “rút dao tương trợ”.
Tháng 5 năm 1988, 2 tháng sau vụ hải chiến Trường Sa, một Nghị quyết mật của BCT/CSVN điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại, từ dựa vào Liên Xô sang “đa phương hoá”.
6.2. Qua kinh nghiệm của Việt Nam Cộng Hoà
Ngày 19-1-1974, trong khi Hải quân VNCH bị Trung Cộng tấn công chiếm đảo Hoàng Sa, thì Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương cũng khoanh tay đứng nhìn. VC cho rằng việc nầy đã cho họ một bài học kinh nghiệm.
6.3. Ba lý do để Việt Nam không muốn liên minh quân sự với Hoa Kỳ
GS Chu Yin, trường Quan Hệ QT cho biết 3 lý do như sau:
Thứ nhất* Mặc dù TC và HK có nhiều cạnh tranh và xung đột, nhưng là 2 nước được hưởng lợi nhiều nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Lợi ích kinh tế nầy không thể tách rời HK và TC ra, nó khác với sự đối đầu giữa HK và Liên Xô trước kia.
Có nghĩa là TC và HK sẽ không đánh nhau chí tử, và như thế, TC sẽ rảnh tay trừng phạt, nếu VN “phản bội”.
Thứ hai* Nếu VN ngã về phía HK thì xúc phạm nặng nề với Trung Cộng, sẽ có hại cho VN nhiều hơn có lợi.
Thứ ba* Việt Nam lệ thuộc kinh tế vào TC, nên không dám hành động đưa đến thù địch.
6.4. Trung Cộng dọa sẽ làm cho Việt Nam đau đớn
Khi Ngoại trưởng Mỹ được chào đón nồng nhiệt tại Hà Nội, thì tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) đưa ra lời hăm dọa “sẽ làm cho VN đau đớn vì giúp Mỹ quay lại. VN rất có thể nằm trong số nạn nhân đầu tiên bị chôn vùi, khi ĐNÁ mất ổn định. Con đường duy nhất của VN là làm hạn chế việc HK trở lại châu Á”.
6.5. Phản ứng của Việt Cộng trước lời hăm doạ
Quan hệ Việt-Trung vẫn tốt đẹp.
Ngày 10-7-2012, Hội Hữu nghị Việt-Trung tổ chức một buổi họp với sự tham dự của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đại sứ Trung Cộng Khổng Huyển Hựu. Hội Hữu nghị (VN) tuyên bố sẽ tổ chức những hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, tri ân các cá nhân, các tổ chức và địa phương của Trung Cộng, đã từng giúp đở CSVN, cụ thể là sẽ mời các ân nhân sang thăm VN. VN sẽ mời các chuyên gia, các cựu chiến binh sang viếng nước nầy trong những ngày lễ 30 tháng 4 và 2 tháng 9, để các cựu học sinh đón các thầy Trung Cộng của mình, bày tỏ lòng biết ơn. Trong đó có Nguyễn Tấn Dũng đã từng được giáo dục ở Trung Cộng trong ngành sư phạm.
Phó TT Nguyễn Thiện Nhân cũng nhắc lại tinh thần 16 chữ vàng và 4 tốt, sẽ được VN áp dụng vào hành động cụ thể, để gia tăng tình hữu nghị và lòng biết ơn của đảng và nhân dân VN đối với Trung Cộng.
7* Kết
Qua kinh nghiêm xương máu ở Trường Sa, đảng CSVN đã quyết định chính sách ngoại giao đa phương. VC quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, mua vũ khí của nhiều nước. Mua tàu chiến, phi cơ, tàu ngầm, hoả tiễn của Nga, hoả tiễn của Ấn Độ, mua vũ khí của Pháp, Do
Thái…và đang xin mua vũ khí của Mỹ.
Có lẻ, Việt Cộng sẽ không ký hiệp định liên minh quân sự về an ninh quốc phòng với HK, như thế có lợi nhiều hơn hại. VC muốn dựa hơi, ăn theo việc HK bảo vệ Philippines ở Biển Đông và kềm chế TC, để núp bóng hưởng lợi. Tuy nhiên, tình hình sẽ biến chuyển và thay đổi tùy theo hành động trấn áp và cướp tài nguyên của TC. Nếu bị dồn vào chân tường, thì VC chỉ có con đường là theo Mỹ mà thôi.Tuy nhiên, trường hợp nầy có thể không xảy ra, vì TC đã ngõ ý hợp tác khai thác chung, chia nhau tài nguyên biển. Dù sao thì TC vẫn có lợi, vì từ chỗ không có gì, mà chiếm được 50% tài nguyên của VN thì cũng đủ. Muốn chiếm 50% cũng không phải dễ, phải dùng sức mạnh quân sự làm áp lực, rồi sau đó có những màn hội đàm kéo dài năm nầy qua tháng khác. Phần VC, thì vốn tay sai chư hầu và mang ơn sâu nghĩa nặng về việc nhận vũ khí của Nga, Tàu để cướp miền Nam và bản chất hèn nhát vì sợ bị mất đảng, nên phải ôm gót kẻ thù là Trung Cộng.
Chơi với Mỹ thì mất đảng bởi những ảnh hưởng và tinh thần tự do, dân chủ, nhân quyền của Mỹ. Hơn nữa, chính sách ngoại giao của Mỹ thường thay đổi định kỳ 4 năm hoặc 8 năm một lần, mỗi khi có tổng thống mới. So với Trung Cộng, thì Hoa Kỳ là “nước” ở xa không cứu được “lửa” ở gần.
Ví dụ như một thời gian nào đó, một tổng thống “từ bi” của HK, ghét chiến tranh, chủ trương sống chung hoà bình, không gây căng thẳng và xâm phạm nhau nữa, bèn ký hoà ước với Trung Cộng, sau đó chia khu vực mỗi người làm chủ một phương, vì quyền lợi quốc gia của các cường quốc, thì nạn nhân là các nước nhược tiểu lãnh đủ.
Giả sử trên cho thấy tình hình chính trị thế giới biến chuyển không ngừng, mà mỗi khúc quanh sẽ có nạn nhân là những nước nhược tiểu.
Trúc Giang
Minnesota ngày 20 tháng 7 năm 2012
0 comments:
Post a Comment