Friday, February 10, 2012

Phải Trả Quyền Sở Hữu Đất Lại Cho Dân



Vụ Tiên Lãng là một dấu chỉ cho thấy phong trào Dân Oan VN đang tiến tới tình trạng tức nước bể bờ. Rất nguy cho chế độ trong thời kỳ phong trào người dân ở Bắc Phi và Trung Đông đứng lên lật đổ chế độ độc tài, tham nhũng, tạo thành Mùa Xuân Á Rập đang lan sang các nước ở Á châu, trong đó có Trung Quốc và VN đang nằn trong gọng kềm CS dộc tài đảng trị tòan diện.

Đã đến lúc Đảng Nhà Nước CS Hà nội phải nhượng bộ trước hành động của người dân giành lại quyền lợi chánh đáng, quyền lợi sanh tử của người dân. Đã quá đủ, quá nhiều, quá bậy rồi, Đảng Nhà Nước đã cưỡng chiếm quyền sơ hữu đất đai là núm ruột của người dân Việt. Đã đến lúc Đảng Nhà Nước CS Hà nội phải can đảm “chuyển hệ tư duy”, từ bỏ ý thức hệ CS về quyến sở hữu đất đai là của, do Đảng Nhà Nước “nắm” để trả quyền sở hữu đất đai lại cho dân. Như CS đã từng làm khi chuyển sang kinh tế thị trường để tư nhân được quyền làm kinh tế; nhờ thế mà chế độ CS không sụp đổ sau khi Liên xô đột quị vì hệ kinh tế Đảng Nhà Nước chỉ huy.

Nếu Đảng Nhà Nước cứ không thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của người dân để Đảng Nhà Nước CS Hà nội cứ nắm quyền sơ hữu ấy hòai là tiếp tục giao trứng cho ác.Cán bộ đảng viên cứ tiếp tục dùng đủ mánh khóe cướp đạt của dân, biến dân thành Dân Oan.

Ngay ở Trung Quốc, Đảng Nhà Nước dám tử hình đảng viên cấp bộ trưởng, mà còn xảy ra vô vàn vụ như ở Tiên Lãng ở VN.Theo AFP, xung dột giữa nhà cấm quyền CS với người dân đã biến vô vàn người dân thành “Dân Oan”. Phong trào Dân Oan ở TC đã thành giặc chòm khắp nước. Vụ nổi dậy của người dân làng Ô Khảm trong tỉnh Quảng Đông mới đây là một minh chứng rõ rệt nhất. Dân chúng làm sao chịu nổi khi 43% nông dân Trung Quốc bị nhà cầm quyền CS trưng thu đất đai, trả rẻ mạt, đem bán cao gấp 40 lần. Ở VN tỷ lệ ấy cũng không thấp hơn đâu.

Chắc chắn Đảng Nhà Nước CS Hà nội thừa biết áp lực chậm mà chắc, có tăng chớ không có giảm, của vấn đề Dân Oan trong hai chế độ CS lớn nhứt ở Á châu là CS Bắc Kinh ở Trung Quốc và CS Hà nội ở VN. Nếu không giải quyết tại gốc, không trả quyền sỡ hữu lại cho người dân thì sớm muộn gì người dân cũng phải đứng lên đòi lại quyền sở hữu của mình. Nhứt là trong thời kỳ kinh tế thị trường như hiện tại và trong thời gian dân số tăng gia, đất đai trở nên quí hiếm, thì cơn bão đấu tranh của người dân khó tránh được. Nhẹ nhứt là người dân và tôn giáo khiếu kiện, tọa kháng, biểu tình. Mạnh là dùng những gì người dân có thể kiếm được, chế ra được để dòi lại, dể bảo vệ quyền lợi chánh đáng để chống cưỡng chế, chống trung thu như Anh Đòan văn Vươn đã làm ở Tiên Lãng.

Nếu Đảng Nhà Nước ở địa phương hay trung ương dùng lực lượng võ trang hay bán quân sự như quân đội, dân phòng, công an, cảnh sát và du côn, du đãng, xã hội đen trấn áp, thì bạo lực sẽ kêu gọi bạo lực, tạo cơ hội cho người dân vùng lên thành phong trào quần chúng vùng lên lật đổ nhà cầm quyền độc tài, tham nhũng như ở Tunisia, Ai cập, Libya.

Trong vụ cưỡng chế trưng thu đất đai, phá nhà Anh Vuơn, trên trên Internet, vào Google người ta thấy chỉ trong vòng 17 giây, có ba triệu rưỡi vào tìm xem vụ «Tiên Lãng, Hải Phòng». Báo chí của Đảng Nhà Nước dù bị buộc đi “lề phải” cũng nhảy rào, cố gắng “viết lách” chống lại hành động của các cán bộ đảng viên, cường hào ác bá đỏ ở nông thôn.

Cựu Tổng bí Thứ Lê đức Anh, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng và nhiều giới chức khác của cơ quan đòan thể ngọai vi của Đảng CS như Mặt Trận Tổ Quốc cũng sơ áp lực của công luận. Họ hóa giải bằng cách đổ tội cho địa phương, khu trú hóa phong trào để tránh tội cho Đảng Nhà Nước CSVN. Như Ô Hồ đã biện bạch thảm kịch hàng ngàn đảng viên CS, hàng trăm ngàn người dân Việt bị đấu tố, giết chóc trong Cải Cách Ruộng Đất là do sai lầm, lỗi của cán bộ đảng viên chớ Đảng không sai lầm.

Nhưng thực chất và thực tế, phong trào Dân Oan VN mà vụ Tiên Lãng là một bước ngoăt, một dấu chỉ rõ nhứt, một giọt nước tràn chuyển tư điểm sang diện, từ phẩm sang lượng của hiện tượng tức nước vỡ bờ không thể giải quyết đằng ngọn đuợc. Không thể đổ cho địa phương, không thể đánh bùn sang ao. Không thể hõan binh chi kế, cứt trâu để lâu hóa bùn được. Vụ Tiến Lãng, vấn đề Dân Oan VN là vấn để nguyên tắc, vấn đề căn bản của người dân VN, của xã hội VN, của tòan quốc VN, vấn đề đất đai núm ruột của dân. Chớ không phải vấn đề của xã huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, vấn đề dất ven bồi.

Đây là vấn đề lỗi thời, phản động, thất bại, sai trật của chủ nghĩa CS, hiến pháp, luật pháp của VNCS và thói quen lộng quyền, lộng hành của cán bộ đảng viên CS dộc tài từ trên xuống dưới, từ bắc chí nam cần phải sửa đổi.

Không một đảng cầm quyền nào, không một nhà nước nào có quyền bắt dân phải tuân hành những điều vô đạo lý, vô công lý như Đảng Nhà Nước CS Hà nội đã, đang làm. CS Hà nội ra Luật Đất đai 2003 bắt buộc dân phải tuân hàng rằng đất đai thuộc sở hữu của toàn dân nhưng Nhà Nước là đại diện sở hữu chủ. Đảng Nhà Nước còn lớn quyền hơn vua chúa thời xưa vì vua chúa xưa có quyền phân điền, hạn diện khi lên ngôi nhưng không giành quyền làm chủ miếng đất, cái ao của người dân. Trái lại CS giành lấy quyền sơ hữu dất đai, ao hồ của người dân. CS, Đảng Nhà Nước giành cái quyền quá lớn, mà không có cơ quan nào giám sát để ngăn chận thì quyền ấy phải hũ hóa, là lẽ cố nhiên.

Thêm một việc đại bậy nữa là, qua luật Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003 của CSVN, Đảng Nhà Nước nắm quyền sỡ hữu, chỉ giao giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho dân trong thời hạn là 20 năm thôi. Trong khi CS lại giao quyền sử dụng những nhà kinh doanh, nhứt là ngọai kiều được sử dụng 50 năm. CS đã biến người dân VN thành công dân hạng hai ngay trong quê cha dất tổ của mình.

Nếu vì sự sống để tự cứu sau khi Đế quốc Liên xô sụp đổ, CS Hà nội và Bắc Kinh đã dám đổi màu, chuyển sang kinh tế thị trường, chấp nhân tư nhân trong kinh tế. CS đã dám làm một điều trái chủ nghĩa, lý thuyết, ý thức hệ CS như vậy, thì có khó khăn gì trong việc trả quyền sơ hữu đất đai lại cho người dân để tránh cuộc nổi dậy của người dân, có thể là cuộc nổ chụp không làm suy tàn thì cũng sụp đổ chế độ.

0 comments:

Powered By Blogger