Tổng thống Pháp Sarkozy đã gán “mác” cho Thủ tướng Israel Netanyahu là “kẻ dối trá” trong cuộc nói chuyện riêng với Tổng thống Mỹ Obama. Tuy nhiên cuộc nói chuyện lại vô tình bị phát cho các phóng viên tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Cannes vào tuần trước.
“Tôi không thể chịu đựng được Netanyahu nữa, ông ta là kẻ dối trá”, ông Sarkozy nói với ông Obama mà không hề hay biết các micro trong phòng họp của họ vẫn đang bật, khiến các phóng viên ở một phòng khác nghe được (qua dịch đuổi).
“Ông chán ông ta, nhưng tôi thì phải đối phó với ông ta thậm chí thường xuyên hơn ông”, Obama trả lời (theo phiên dịch người Pháp).
Sự cố “hớ” kỹ thuật trên chắc chắn sẽ gây khó xử cho cả ba nhà lãnh đạo khi họ dự kiến sẽ làm việc cùng nhau để hối thúc tăng cường áp lực đối với Iran về vấn đề hạt nhân của nước này.
Cuộc trò chuyện mới đầu không được một nhóm nhỏ các phóng viên nghe thấy đưa tin, vì nó được coi là cuộc trò chuyện riêng, không được ghi lại. Tuy nhiên sau đó cuộc trò chuyện lại xuất hiện trên nhiều trang web của Pháp.
Việc ông Obama có vẻ như không bảo vệ ông Netanyahu chắc chắn sẽ bị các đối thủ chính trị đảng Cộng hòa “chộp” cơ hội, bởi họ hi vọng có thể đánh bại ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới. Các đối thủ Cộng hòa cho rằng ông Obama có thái độ thù địch với Israel, đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực.
Ông Obama và Netanyahu có mối quan hệ khá sóng gió khi Mỹ nỗ lực làm trung gian cho một hiệp ước hòa bình ở Trung Đông. Tổng thống Mỹ đã công khai chỉ trích việc xây dựng các khu định cư Do Thái trên lãnh thổ chiếm đóng của Palestine.
Trong khi đó, hiện chưa rõ vì sao ông Sarkozy lại chỉ trích ông Netanyahu. Tuy nhiên các nhà ngoại giao châu Âu đa số đổ lỗi cho Israel đã phá vỡ các thỏa thuận hòa bình và bày tỏ giận dữ trước việc phê chuẩn xây dựng các khu định cư quy mô của ông Netanyahu. Văn phòng của ông Netanyahu từ chối bình luận về sự việc trên.
“Ông chán ông ta, nhưng tôi thì phải đối phó với ông ta thậm chí thường xuyên hơn ông”, Obama trả lời (theo phiên dịch người Pháp).
Sự cố “hớ” kỹ thuật trên chắc chắn sẽ gây khó xử cho cả ba nhà lãnh đạo khi họ dự kiến sẽ làm việc cùng nhau để hối thúc tăng cường áp lực đối với Iran về vấn đề hạt nhân của nước này.
Cuộc trò chuyện mới đầu không được một nhóm nhỏ các phóng viên nghe thấy đưa tin, vì nó được coi là cuộc trò chuyện riêng, không được ghi lại. Tuy nhiên sau đó cuộc trò chuyện lại xuất hiện trên nhiều trang web của Pháp.
Việc ông Obama có vẻ như không bảo vệ ông Netanyahu chắc chắn sẽ bị các đối thủ chính trị đảng Cộng hòa “chộp” cơ hội, bởi họ hi vọng có thể đánh bại ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới. Các đối thủ Cộng hòa cho rằng ông Obama có thái độ thù địch với Israel, đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực.
Ông Obama và Netanyahu có mối quan hệ khá sóng gió khi Mỹ nỗ lực làm trung gian cho một hiệp ước hòa bình ở Trung Đông. Tổng thống Mỹ đã công khai chỉ trích việc xây dựng các khu định cư Do Thái trên lãnh thổ chiếm đóng của Palestine.
Trong khi đó, hiện chưa rõ vì sao ông Sarkozy lại chỉ trích ông Netanyahu. Tuy nhiên các nhà ngoại giao châu Âu đa số đổ lỗi cho Israel đã phá vỡ các thỏa thuận hòa bình và bày tỏ giận dữ trước việc phê chuẩn xây dựng các khu định cư quy mô của ông Netanyahu. Văn phòng của ông Netanyahu từ chối bình luận về sự việc trên.
Obama chỉ trích Sarkozy về vấn đề Palestine
Trong cuộc họp song phương diễn ra vào ngày 3/11, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Cannes, ông Obama đã chỉ trích quyết định bất ngờ của ông Sarkozy, khi bỏ phiếu ủng hộ yêu cầu của Palestine, trở thành thành viên của cơ quan di sản văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO.
“Tôi không đánh giá cao cách ngài thể hiện những vấn đề liên quan đến thành viên UNESCO của Palestine. Nó làm chúng tôi bị yếu đi. Ngài nên tham khảo với chúng tôi, nhưng giờ thì điều đó diễn ra sau lưng chúng tôi”, ông Obama cho hay.
Cuộc bỏ phiếu vào ngày 31/10 đã đánh dấu thành công của người Palestine trên ngưỡng cửa lớn hơn, đó là được công nhận là một nhà nước có chủ quyền trong hệ thống của Liên hợp quốc. Sáng kiến đơn phương này đã bị Mỹ và Israel kịch liệt phản đối.
Sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Washington đã buộc phải ngừng hỗ trợ tài chính cho UNESCO theo một luật định vào năm 1990, cấm Washington hỗ trợ tiền cho bất kỳ một tổ chức Liên hợp quốc nào trao tấm vé “thành viên” cho các nhóm không là một nước hợp pháp đầy đủ.
Ông Obama nói với ông Sarkozy rằng ông lo ngại về hậu quả nếu Washington buộc phải rút ủng hộ tài chính cho các cơ quan khác của Liên hợp quốc, như Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc và cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA, nếu Palestine trở thành thành viên của những tổ chức này.
“Ngài phải chuyển thông điệp cho người Palestine rằng họ phải ngừng điều này ngay lập tức”, ông Obama nói.
Vào ngày cuộc trò chuyện diễn ra, người Palestine đã công bố họ sẽ không tìm kiếm vị trí là thành viên của bất kỳ tổ chức nào khác của Liên hợp quốc.
Ông Sarkozy đã khẳng định Pháp sẽ không đưa ra bất kỳ quyết định đơn phương nào nữa khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thảo luận về yêu cầu thành viên của Palestine, cuộc thảo luận dự kiến diễn ra vào tháng này.
“Tôi sẽ sát cánh cùng ngài về vấn đề đó”, ông Obama trả lời.
Phan Anh
Theo Reuters
Todd's Daily Dispatch: 'An Open Mic Incident'
2 hrs 32 mins ago - FOX News 6:09 | 2,261 views
Obama, Sarkozy caught trading complaints about Netanyahu
2 hrs 32 mins ago - FOX News 6:09 | 2,261 views
Obama, Sarkozy caught trading complaints about Netanyahu
0 comments:
Post a Comment