Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Rodham Clinton bảo đảm với Bộ trưởng Quốc phòng Phi ông Voltaire Gazmin qua cuộc họp hôm thứ Tư là Hoa Thạnh Đốn sẽ cho nước đồng minh lâu dài của mình chiếc tàu Bảo vệ Cận duyên thứ nhì – có thể nói hầu như cho không vào khoảng năm tới.
Chiếc tàu đầu tiên của Bảo vệ Cận duyên Hoa Kỳ đã được sửa chữa trước đây và vào cảng Manila hôm tháng Tám và trở nên chiếc tàu chiến tối tân nhất của hải quân Phi Luật Tân. Bà Clinton bảo đảm với giới quân sự Phi Luật Tân về sự tăng cường trợ giúp từ phía Hoa Kỳ hôm thứ Tư khi hai nước đồng minh đánh dấu lần thứ 60 ngày ký Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương trên một khu trục hạm của Hoa Kỳ ở vịnh Manila.
US Coast Guard Hamilton trước khi được sửa chữa và bàn giao cho hải quân Phi Luật Tân. Nguồn: mikeinmanila |
Ông Gazmin nói ông và Bộ trưởng Ngoại giao Phi ông Albert del Rosario sẽ gặp bà Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Leon Panetta ở Ngũ Giác Đài vào tháng Một tới để thảo luận về sự trợ giúp của Hoa Kỳ, bao gồm việc Manial yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ cho chiếc chiến hạm thứ ba.
Qua buổi họp hôm thứ Tư với bà Clinton và những viên chức chính phủ khác, bộ trưởng quốc phòng Phi ông Gazmin cho hay là ông nói với Hoa Kỳ là Phi Luật Tân sẽ cố gắng gia tăng khả năng phòng thủ của mình nhưng nước ông đánh giá cao sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong trường hợp khẩn cấp xảy ra ở vùng biển Nam Hải nơi xung đột dễ bùng nỗ. “Chúng tôi sẽ tựa vào sức mình càng nhiều càng tốt,” ông Gazmin nói với hãng thông tấn AP. “Nhưng trong trường hợp tệ hại nhất, (cần) bảo đảm có nước nào đó đứng sau lưng chúng tôi.”
Đại sứ Phi Luật Tân ở Hoa Kỳ ông Jose L. CUisia Jr. chính thức tiếp nhận sự chuyển giao tàu tuần tra từ US Coast Guard qua hải quân Phi Luật Tân ở Alameda County, California trong năm nay. Nguồn: mikeinmanila |
Phi Luật Tân và Việt Nam đã lên án tàu của nhà nước Trung Hoa liên tục vi phạm chủ quyền của mình ở quần đảo Trường Sa và ngăn chận việc khai thác dầu khí trong vùng lãnh hải của hai nước này trong sáu tháng đầu năm.
Năm rồi, hải quân Nam Dương suýt bắn vào tàu Trung Hoa, chạy lạc vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna – là giếng dầu khí - của Jakarta trong vùng biển Nam Hải. Viên chức Nam Dương làm nhẹ đi tầm quan trọng của sự cố này khi họ cho rằng đây chỉ là sự đi lạc của ngư dân Trung Hoa chứ không liên hệ gì đến việc tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Nam Hải.
Trung Quốc cho hầu hết biển Nam Hải thuộc về họ, Bắc Kinh đã công bố điều này lần đầu tiên năm 2009 trước Liên Hiệp Quốc, tính chủ quyền này lấn lên phần lãnh hải ngoài khơi quần đảo Natuna của Nam Dương. Trung Quốc đã chưa cung cấp chi tiết ranh giới ở vùng biển Nam Hải nơi họ tuyên bố có chủ quyền hầu như toàn bộ, theo các chuyên gia về hàng hải cho hay.
© DCVOnline
0 comments:
Post a Comment