Báo Trung Quốc cảnh cáo sự “khủng hoảng niềm tin” của người dân
Bắc Kinh - Tờ báo chính thức và hàng đầu của Trung Quốc cảnh cáo hôm thứ Năm ngày 3 tháng Mười Một là nhà nước đang đối diện với “một sự khủng hoảng niềm tin” của người dân và kêu gọi viên chức nhà nước địa phương hãy lấy niềm tin của người dân khi sự bất mãn ngày càng gia tăng.
Tức giận vì bị cưỡng bách di cư, nhà cửa bị phá bỏ để xây dựng công trình mới và tệ nạn tham nhũng đã đưa đến “những sự cố mang tính quần chúng” vốn xảy ra liều lĩnh, vội vàng hằng ngày - đây là một nói trại của nhà nước ám chỉ những cuộc biểu tình phản đối của người dân - viên chức nhà nước lấy làm lo lắng và đã xác định sẽ bảo vệ sự cầm quyền độc đảng cũng như bảo đảm sự chuyển tiếp quyền lực êm thắm, nhẹ nhàng cho một thế hệ lãnh đạo trẻ trung hơn.
Lời kêu gọi này đến từ một bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, là tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc. Mặc dù một bài xã luận như thế không nhất thiết là lời tuyên bố cho chính sách nhà nước, nhưng bài báo trên phản ảnh mối quan tâm chính thức của nhà nước.
Đi đâu? Về đâu? Nguồn: Onthenet |
“Vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền và quyền năng lãnh đạo, nói một cách căn bản là đến từ người dân. Giới lãnh đạo Trung Quốc xưa nay đã biện minh cho tính hợp pháp của sự cầm quyền độc đảng qua việc tạo nên một sự phát triển kinh tế nhanh chóng và nâng tiêu chuẩn sống lên cao hơn cho nhiều người dân hơn.
Nhưng Đảng Cộng sản đã thất bại trong việc giải quyết những vấn đồ vốn gây nhức nhối, khó chịu kéo dài cho đất nước Trung Quốc, bao gồm nạn tham nhũng tràn lan và khoảng cách giàu nghèo quá lớn có thể hỏng đi cái nỗ lực tạo nên một “xã hội hài hoà hơn.”
Thống kê chính thức của nhà nước về những vấn đề xung đột ở nông thôn Trung Quốc khó mà có được cho chính xác, nhưng theo một cựu phó tổng biên tập tờ Nhân dân Nhật báo nói con số này khoảng trên 90.000 vụ một năm đều đặn từ năm 2007 cho đến năm 2009.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, mà người tin là ông sẽ về hưu, không còn nắm vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản nữa vào mùa thu năm 2012 tới, và sẽ thôi chức chủ tịch trong tháng Ba sau đó, đã tạo nên một “xã hội hài hoà”, là một dấu ấn trong thời gian nhậm chức của ông, thường nhấn mạnh vào sự ổn định bằng mọi giá.
0 comments:
Post a Comment