Thursday, October 13, 2011

Tưởng niệm cố Tổng Thống VNCH NGÔ ĐÌNH DIỆM



Tưởng niệm cố Tổng Thống VNCH Chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM
1/3/101 - 2/11/1963


Thương người bạc mệnh anh tài
Vì Dân Vì Nước tuyền đài danh thơm


Duc H. Vu

Nhận diện những hèn tướng, hèn tham gia đảo chánh & giết tt Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu

“A goddam bunch of thugs” (US President Johnson)

Trung Tướng Dương Văn Minh,

Trung Tướng Trần Văn Đôn,

Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm,

Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân,

Thiếu Tướng Tôn Thất Đính,

Thiếu Tướng Nguyễn Khánh,

Thiếu Tướng Lê Văn Kim,

Thiếu Tướng Trần Văn Minh,

Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu,

Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm,

Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu,

Đại Tá Đỗ Mậu,

Đại Tá Dương Ngọc Lắm,

Đại Tá Nguyễn Văn Quan,

Đại Tá Nguyễn Hữu Có,

Đại Tá Trần Ngọc Huyến,

Đại Tá Nguyễn Khương và

Đại Tá Đỗ Cao Trí.

---ooOoo---





Tiếc Thương

Một ánh sao băng tắt giữa trời

Giang sơn từ đấy tối thêm thôi.

Thương người nghĩa khí tàn giấc mộng

Tiếc bậc tài hoa úa mãnh đời.

Khinh bọn túi cơm loài rắn rít

Giận phường giá áo lũ đười ươi.

Nếu không phản phúc không tham vọng

Đất nước bây giờ hẳn kịp người.

NGÔ Minh HẰNG
---ooOoo---

Dinh Độc Lập 1961



Dinh Độc Lập, 01-7-1961 - Các đoàn thể chúc mừng TT Diệm nhân dịp kỷ niệm 7 năm ngày đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống.










Saigon 1961
Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu trưởng Quân đội VNCH



Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ
















Ban Mê Thuột 1957











Chính khách Hoa Kỳ trước việc T T Diệm bị thảm sát


Tại Hoa Thịnh Đốn thì các cố vấn cao cấp của Tổng Thống Kennedy theo dõi sát nút cuộc đảo chánh từ lúc 1 giờ 30 sáng ngày 01 tháng 11 khi được CRITIC báo cáo là có đảo chánh. Vì việc Đại Tá Thảo kéo quân về Sài Gòn đảo chánh hụt trước kia làm cho Hoa Kỳ hơi bi quan về việc đảo chánh. Sau khi nối trực tiếp đường dây với Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam , Phụ tá Tổng Thống Forrestal nói chuyện với Phó Đại sứ Trueheart. Ông Trueheart báo cáo là "có ông CIA Conein túc trực bên bộ chỉ huy đảo chánh, và đây là cuộc đảo chánh thật. Bây giờ không còn các báo cáo hồi hộp nữa đâu". Nghe xong, ông Forrestal đánh thức Tổng Thống Kennedy và họ cùng xuống phòng Situation Room để theo dõi suốt cuộc đảo chánh.


Tướng Taylor có mặt với Tổng Thống Kennedy trong lúc đó đã ghi lại trong hồi ký như sau: "Khi nghe tin Tổng Thống Diệm bị giết, mặt mày Tổng Thống Kennedy tái méc và run lập cập. Ông bước vội ra khỏi phòng với cái trạng thái hốt hoảng chưa từng thấy. Trở lại phòng, Tổng Thống Kennedy nói với các phụ tá: "Tại sao họ phải làm vậy? Tổng Thống Diệm đã chiến đấu khổ nhọc trong 9 năm trời chống Cộng Sản, lẽ ra ông ta phải nhận được sự đền bù xứng đáng hơn là cái việc bị giết chớ ?!".



Ông xếp CIA Colby kể lại: "Tổng Thống Kennedy xúc động và buồn bã quá chừng. Ông ta cảm thấy như mình dự phần nào trách nhiệm về việc này". Tổng Thống Kennedy từng ủng hộ đảo chánh, rồi rút lui, rồi ủng hộ lại. Cố vấn đặc biệt của Tổng Thống Kennedy là ông Arthur Schlesinger nói: "Việc giết Tổng Thống Diệm và ông Nhu không nằm trong kế hoạch chúng tôi và chúng tôi cũng không mong điều đó. Vì nhiều lý do mà các tướng đảo chánh đã giết hai ông.


Cái chết của Tổng Thống Diệm làm Tổng Thống Kennedy buồn rầu bởi vì Tổng Thống Kennedy là con người đạo đức, ông ta không muốn người khác bị giết, hơn nữa người đó lại là vị nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, một phần khác nữa là Tổng Thống Kennedy sợ rằng cái chết của Tổng Thống Diệm sẽ lôi kéo thêm quân Mỹ vào Việt Nam "... Cũng theo Schlesinger thì vào thời điểm đó có 16 ngàn cố vấn Mỹ tại Việt Nam, và có 75 lính Mỹ chết.


Mặc dù Tổng Thống Kennedy mất bình tĩnh, nhưng các giới chức Mỹ thì bình thường. Quân đội và CIA thì luôn nhận thức rằng có đảo chánh là có đổ máu chết chóc. Tướng Taylor sau này nói rằng: "Thực hiện một cuộc đảo chánh không phải giống như một tiệc trà. Nó là một việc làm vô cùng nguy hiểm".


Trước khi đảo chánh, Phó Đại Sứ Mỹ Trueheart có gởi một điện văn cho Bộ Ngoại Giao khuyến cáo rằng: "Thật nguy hiểm cho hai ông Diệm-Nhu có thể bị tử hình vì các tướng đảo chánh sợ rằng hai ông sẽ tìm cách trở về chiếm lại quyền". Còn ông Phụ Tá Ngoại Trưởng, Roger Hilsman, người đồng tác giả bức điện văn "tối mật" ngày 24 tháng 08 ủng hộ đảo chá nh, khi bị hỏi ông nghĩ gì khi bàn tay ông đang dính đầy máu, thì ông Hilsman dững dưng, tỏ vẻ chính phủ Mỹ không quan tâm lắm về cái chết của ông Diệm. Ông nói: "Cách mạng thì ghê gớm lắm. Người ta phải chịu trả giá chết chóc mà".


***

Theo lời của ông Thiện, Bí Thư Báo Chí của Tổng Thống Diệm nói là có phỏng vấn Tướng Kim, một tướng có thiện cảm với Tổng Thống Diệm trước kia nhưng nay tại sao theo phe đảo chánh, thì Tướng Kim trả lời: "Chính phủ Mỹ bảo chúng tôi chọn giữa Tổng Thống Diệm và viện trợ của Mỹ. Chúng tôi không còn chọn lựa nào khác hơn". [B]Đang họp tại Pháp, vì quá mừng khi nghe được tin hai anh em Tổng Thống Diệm bị giết, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Cộng Sản reo lên: "Đây là một món quà từ Trời cho chúng tôi[/B

Tin tổng hợp

Tổng Thống Kennedy , T T Johnson và TT Ngô Đình Diệm

Ngày 22 tháng 11 năm 1963. Tổng Thống Kennedy bị ám sát chết tại thành phố Dallas, Texas .


Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson lên nhậm chức Tổng Thống Mỹ.

Lúc còn là Phó Tổng Thống, ông Johnson từng qua hội kiến với Tổng Thống Diệm vào tháng 05 năm 1961 để bàn việc đưa quân Mỹ tham chiến Việt Nam.

Vì cảm phục và nể trọng Tổng Thống Diệm, nên ông Johnson đã ca ngợi rằng:

"Thủ Tường Diệm là một Churchill của Á Châu...Lịch sử xếp ông ta như là một trong những vĩ nhân của thế kỷ 20".


Sau cuộc đảo chánh 1963, đất nước liên tiếp trải qua bao cảnh chính biến và cuối cùng đưa cả một dân tộc vảo một thảm họa đen tối nhất lịch sử là để miền Nam Việt Nam rơi vào tay bọn Cộng Sản vô thần.

---ooOoo---

Mộ Chí Sĩ Ngô Đình Diệm



Ngôi mộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm






Thành Kính Tưởng Niệm Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân



***



Phần mộ của TT Ngô Đình Diệm hiện ở quận Lái Thiêu, bên quốc lộ số 5, lối đi hướng về quận Hóa An (quận Dĩ An cũ).

Nơi đây đã và sẽ là một địa điểm lui tới của đồng bào trong nước và những người sống ở nước ngoài.

Rải rác từ hai phía từ quân Lái Thiêu đi ra và từ hướng quận Hóa An đi tới đã có những nhóm người sống bằng công việc chỉ dẫn đưa đường cho khách thập phương kính viếng

mộ Ông Huynh Đệ chính là phần mộ TT Ngô Đình Diệm và Ông cố vấn Ngô Đình Nhu.

Nhà cầm quyền địa phương biết chuyện nhưng cũng không có hành động hay biện pháp nào ngăn cản vì họ thừa biết rằng

những gì đi ngược lại với lòng dân sẽ tự nó gây ra những hậu qủa không thể nào lường trước được





0 comments:

Powered By Blogger