Tuesday, October 18, 2011

Nhiều người Mỹ gốc Việt đang tìm kiếm thi thể của quân nhân mất tích khi mà chương trình đã đình hoãn lại

Tượng THƯƠNG TIẾC nơi lối vào nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (@net)


HLTL lược dịch

Nhinh Vũ, một quân nhân chiến đấu cho miền Nam Việt Nam đã đưa vợ và ba con đến một nơi an toàn ở Sài Gòn vào tháng Ba 1975. Ngay sau đó ông trở lại doanh trại của mình đang đóng ở Đà Lạt.
>>Washington Post muốn phỏng vấn đồng hương Việt có thân nhân vẫn còn mất tích trong cuộc chiến...
>>Lòng nhân đạo và thành thật theo kiểu của csVN qua lời Phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị!
>>Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng [VC Trả Thù 20.000 Tử Sĩ VNCH: Trận Đồ ‘Rừng Cây Xuyên Tâm’]

Một tháng sau, Sài Gòn mất và cuộc chiến Việt Nam chấm dứt. Gia đình ông không bao giờ gặp lại ông nữa. Anh của ông là Nhung Vũ, 66 tuổi, hiện đang ngụ tại thành phố Falls Church qua một phiên dịch viên cho biết: "Ngay sau khi cuộc chiến chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, gia đình đã đến ngay doanh trại để tìm anh. Người ta chỉ hết chổ này rồi sang chổ khác. Người ta chỉ 'Họ đóng ở đó đó' thế là chúng tôi đến nơi đó. Rồi người ta chỉ 'Họ ở đó' vậy là chúng tôi đến.... Một số quân nhân đã rời Việt Nam bằng tàu nên gia đình đã hy vọng nhiều năm rằng có anh trong số người này, rằng anh đã có thể vượt thoát."

Năm tháng trôi qua không tin tức, thân nhân không còn mơ gì việc tìm được ông Vũ còn sống. Thế nhưng cho đến hôm nay, họ cầu xin thi thể còn lại của ông được tìm thấy, được xác nhận, được chôn cất đàng hoàng để ông có để được siêu thoát.

Vài thập kỷ trôi qua kể từ khi không ai còn hy vọng những quân nhân Việt Nam bị mất tích có thể tìm ra trong cuộc đời này. Định mệnh của họ ở kiếp sau sẽ không được an bài là điều hiện nay đang dày vò những người thân yêu của họ.

"Chết mà không được chôn cất đàng hoàng là một điều rất, rất buồn trong văn hóa của chúng tôi." Nhi Lê, 60 tuổi, có người anh trai mất tích trong cuộc tấn công của Bắc Việt vào dịp Lễ Phục Sinh năm 1972. "Bạn sẽ chẳng bao giờ lên được thiên đàng. Bạn sẽ giống như một con ma. Bạn lang thang từ nơi này sang nơi kia."

Quan niệm theo phong tục Á Châu, linh hồn một con người không thể yên nghỉ trừ khi nào thân xác được chôn cất đúng đắn. Điều này đã khiến cho vấn đề quân nhân mất tích là một vấn đề đặc biệt đau lòng cho nhiều người Việt Nam. Kể cả những người đã tạo dựng cuộc sống mới khá lâu cho mình tại Mỹ này.

Vấn đề tâm linh này, điều mà người Mỹ gốc Việt quan tâm, và việc họ ủng hộ quyết định gần đây của chính phủ Mỹ có vẻ như mâu thuẫn: đình hoãn chương trình tìm kiếm và nhận diện quân nhân Việt Nam tử trận.
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (*), nơi an nghỉ của gần 20.000 binh sĩ quốc gia miền Nam trong cuộc chiến tự vệ của VNCH trước sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc sau Geneve 1954 cho đến 1975. (@net)
Theo thúc giục của Thượng Nghị Sỹ James Webb (D-VA), Bộ Ngoại Giao đang giữ lại một triệu đôla được chỉ định cho một chương trình International Development của Mỹ. Chương trình dự tính sẽ tìm kiếm và nhận dạng thi thể quân nhân này đình hoãn cho đến khi nào chính phủ của Việt Nam đồng ý tìm kiếm lính tử trận là người của cả hai bên chiến tuyến.

Đây là mục đích của chương trình được Quốc Hội đồng thuận số tiền viện trợ vào tháng 12 năm 2009 [2010]. Nhưng vào tháng này, khi công việc được chuẩn bị để bắt đầu thì chính phủ của Việt Nam xác nhận rằng họ chỉ sẽ dùng số tiền viện trợ để tìm duy nhất lính Cộng sản Bắc Việt mà thôi, không tìm quân nhân của quân lực miền Nam là những người từng chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ.

"Chúng tôi nói một cách cơ bản rằng chương trình này không nên tiếp tục trừ khi nào chúng ta có một sự cam đoan rằng chúng ta sẽ tìm kiếm người lính cho cả hai phía." TNS Webb nói. TNS Webb đã chiến đấu trong vị trí một thủy quân lục chiến tại Việt Nam và đã qua lại đất nước này nhiều lần. Lần gần đây nhất là tháng Tám.

Những nhân viên của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Washington đã không trả lời lại tin nhắn của hãng tin The Washington Post. Hà Nội thì xác nhận với báo Agence France-Presse là họ sẽ từ chối bất cứ điều kiện gì từ số tiền viện trợ này. Phát ngôn nhân của BNG Lương Thanh Nghị nói với Agence France-Presse "Chúng tôi cho rằng hợp tác nhân đạo phải luôn luôn đến từ tinh thần thiện chí, thành thật và vô điều kiện" [6-10-2011].

Quyết định ngưng chương trình đã được đón nhận một cách khả quan của nhiều người Mỹ gốc Việt, số người Mỹ gốc Việt hiện nay là 1.5 triệu so với toàn nước và gần 60 ngàn ở tiểu bang Virginia (VA). Họ hy vọng Hà Nội sẽ bị áp lực để tìm kiếm toàn bộ người lính chết trận. Hà Nội phải chu toàn cho toàn bộ quân nhân bởi vì cuộc chiến đã chia rẽ các gia đình cũng nhiều như cuộc Nội chiến của Mỹ đã từng bị.

Anne Khanh-Van, 37 tuổi và rời Việt Nam năm 19 tuổi, là một kế toán cho Mount Vernon nói "Tôi có rất nhiều bạn bè có chú bác chiến đấu cho cả hai phía. Một người mẹ sẽ cảm thấy ra sao nếu ta chỉ chăm sóc một người con và bỏ quên một người con khác? Cô nhớ lại một người mẹ của bạn đã chưng hai lá cờ của hai người con của bà ta trong ngôi nhà mới tại Mỹ cho đến khi chết: một từ miền bắc, một từ miền nam. Mỗi lá cờ để vinh danh cho một người con đã tử trận hiện nay vẫn còn đang mất tích."

Theo Maj. Carie A. Parker, một phát ngôn nhân cho the Pentagon's Dense POW/Missing Personel Office, lần cuối tính được là 1682 quân nhân Mỹ vẫn mất tích trong cuộc chiến.

Ba quân nhân Mỹ tìm được gần đây là Master Sgt. Charles V. Newton, Sgt. 1st Class Douglas E. Dahill và Sgt. 1st Class Charles F. Prevedel đã được chôn ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington vào hôm thứ Tư.

"Tôi có thể nói với các bạn rằng sự đáp lại khôn xiết mà chúng tôi nhận được từ các gia đình mỗi khi người thân mất tích của họ được tìm thấy là một kết thúc."

Đối với nhiều gia đình người Việt, lý do tìm kiếm thi thể ít thiên về khái niệm tâm lý hiện đại mà thiên về niềm tin tâm linh cổ điển. Họ không tìm thấy sự "kết thúc" cho chính bản thân họ cho đến lúc nào có sự yên nghỉ vĩnh viễn cho người thân còn mất tích. Ông Webb nói ước tính khoảng 650 ngàn thành viên của quân đội Bắc Việt chưa tìm thấy. Trong khi con số quân nhân của QL VNCH còn mất tích thì không biết. "Điều này khiến cho hàng trăm ngàn gia đình lưu tâm," Đào Hiếu Thảo, 63 tuổi, phóng viên của đài RFA tại Washington nói. Và ông cũng từng là một sỹ quan không quân của VNCH, tên nước chính thức của miền Nam Việt Nam.

"Tâm lý Á Châu của chúng tôi, chúng tôi cần được biết số phận của một người thân trong gia đình bị tử trận mất tích. Chúng tôi muốn con người phải có một ngôi mộ, một bàn thờ với bức hình của họ. Chúng tôi là người Á Châu và chúng tôi thờ người đã mất".

Đối với Casey Cao, 48 tuổi và là chủ một công ty xây dựng ở thành phố Springfield, thì người quân nhân mất tích được tiếc thương là người chú vui tính có tên là Thanh Cao. Ông chú là người con út trong gia đình có 10 người con của một thầy giáo dạy tiếng Pháp và người mẹ nội trợ trong một xóm nhỏ cách đông bắc Sài Gòn khoảng 75 dặm [khoảng 120 km]. Casey Cao nói " Chú thương trẻ con lắm. Chú có một chiếc xe honda nhỏ. Chú đặt tôi ngồi phía trước và chở tôi đi khắp nơi."

Thanh đi quân dịch và mất tích trong trận chiến năm 1972. Vợ của Thanh, theo như phong tục địa phương thì sau ba năm có quyền lập gia đình khác, đã không lập gia đình trong 20 năm. Mọi người khác trong gia đình đã từ lâu kết luận rằng ông đã chết.

"Chúng tôi đã từ bỏ ý định tìm chú ấy lâu lắm rồi," Casey Cao nói. Casey đã trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền khi còn là một thiếu niên. Ông nói ông không còn tin rằng linh hồn của một con người gắn bó với thi thể còn lại của người đó. Nhưng niềm tin đó rất mạnh mẽ nơi những người theo đạo Phật thường đốt nhang và cúng thức ăn cho người quá cố.

"Họ đã cố gắng tổ chức những nghi lễ cúng kiến người đã mất," Casey Cao nói. "Cô ruột của tôi đã cúng cho chú. Họ cầu nguyện để linh hồn của chú yên nghỉ được bình an." Đối với Nhi Lê, người có anh trai mất tích trong trận Tấn công mùa Lễ Phục Sinh, "linh hồn" mà ông cầu nguyện có thể yên nghỉ bình an bắt đầu với đồn điền cà phê trên cao nguyên trung phần của Ban Mê Thuột.

Sinh cách nhau một năm, hai anh em đã cùng nhau làm việc trên trang trại. "Không có gì vui khi làm nông dân," Lê nói. "Bạn ngược lại với thiên nhiên."

Nhi Lê trở thành một không quân trong QL VNCH, còn anh của ông là Bích trở thành lính bộ binh rồi mất tích tại một trong những trận đánh lớn nhất. Người không quân đã yêu cầu một số cấp chỉ huy mà ông biết giúp tìm anh trai nhưng không được. "Mọi người đang quá bận rộn với cuộc chiến. Mỗi gia đình của VNCH có một hoặc hai người tử trận và mất tích," Nhi Lê nói. "Chúng tôi chấp nhận thực tế việc anh mình đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ." Điều này không có nghĩa là chấp nhận rằng thi thể của Bích sẽ không bao giờ tìm được.

Sau cùng Nhi Lê định cư ở New Orleans sống cùng vợ, hai con, và làm việc về ngành computers. Mẹ của ông, đang ở độ tuổi 90, sống gần đó. Họ gặp nhau mỗi tháng. Tên của Bích và số phận của ông luôn được nhắc đến. "Mỗi lần chúng tôi họp mặt lại với nhau, chúng tôi nói về anh, chúng tôi cùng nhau khóc." ông nói. "Mẹ tôi nói, 'con chỉ chết có một lần, còn mọi người thì chết đi chết lại nhiều lần.' Nếu chúng tôi tìm ra được thân xác của anh, thì chúng tôi yên lòng anh đã được yên nghỉ bình an."

http://www.washingtonpost.com/local/many-vietnamese-americans-in-search-of-mias-remains-as-program-is-suspended/2011/10/03/gIQAtOE9SL_story.html

0 comments:

Powered By Blogger