Oanh Yến Thị Phạm - Như những bao đất được đắp vội lên bờ đê thô sơ được làm một cách cẩu thả, để chống chọi với những cơn lũ gây ra bởi những cơn bão cuối tháng 09, đầu tháng 10/2011 để bảo vệ “lúa vụ ba”. Nhiều tấn vàng đã được năm Ngân hàng và công ty SJC, dưới sự hổ trợ của Ngân hàng nhà nước đã được tung ra thị trường nhằm mục đích kéo chênh lệch giữa giá vàng trong nước với thế giới xuống mức 400.000/lượng để kiềm chế đà tăng giá của tỷ giá USD, chống lại cơn bão lạm phát.
Măc dù có thêm hai Ngân hàng được phép bán vàng can thiệp vào thị trường và hơn 10 tấn vàng đã được bán ra trong vài ngày qua. Gía vàng vẫn lừng lững tăng giá. Khoảng cách chênh lệnh giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn bị kéo giãn ra ở mức 1000.000đ/lượng, cao điểm lên đến 1.500.000đ/lượng vào ngày 11/10/2011.
Dân chúng chỉ mua, không bán và vàng cũng đã không được gửi vào lại Ngân hàng sau khi Ủy ban thường vụ quốc hội quyết định phương án quy định đối tượng được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân và loại tiền được bảo hiểm là tiền đồng Việt Nam, không áp dụng với ngoại tệ và kim loại quý theo như đề xuất của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nhằm quyết liệt chống tình trạng Đô-la hóa.
Hậu quả là Dân chúng cũng đã quyết liệt rút vàng và USD trong tài khoản tiết kiệm về cất dưới “gầm giường” cho chắc ăn.
Gía vàng 13/10/2011 đã tăng vượt 44 triệu đồng/lượng. Gía mua bán vàng miếng SJC trong hệ thống Ngân hàng là 43,8 triệu/lượng – 44,12 triệu đồng/lượng. Trong khi đó giá vàng miếng SJC tại các hiệu vàng là 44 triệu – 44,25 triệu/lượng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Nhật Minh
Các Ngân hàng và SJC hầu như chỉ bán ra mà không mua được bao nhiêu vàng trong dân chưa kể đến số vàng người dân rút về trong tài khoản tiết kiệm, đã đẩy các Ngân hàng vào thế vượt ngưỡng an toàn của số vàng dự trữ. Và hiệu ứng kép đã xẩy ra, khi để tránh rủi ro, các Ngân hàng đã bán vàng lấy tiền đồng đã chuyển hóa sang USD để có thể ký quỹ, mua lại vàng trên thị trường thế giới cân đối lại kho. Gía USD trên thị trường Liên Ngân hàng đã lên tới 21.420đ/USD. Gía trên thị trường tự do đã có lúc lên tới 21.500đ/USD.
Rõ ràng với những biện pháp can thiệp hành chính và những lý luận chủ quan, duy ý chí của Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng giống như những con đê được làm sơ sài, cẩu thả. Hơn 10 tấn vàng cũng giống như những bao đất được ném vội vã lên những con đê để ngăn dòng nước lũ. Chẳng những không kiềm chế được tỷ giá USD, Ngân hàng nhà nước đã làm nền kinh tế vốn đã eo uột nay lại còn bị Đô-la hóa kèm theo vàng hóa nặng nề hơn. Hàng chục ngàn tỷ đồng đã bị người dân rút khỏi hệ thống Ngân hàng để chuyển hóa thành vàng và USD đã đẩy hệ thống Ngân hàng đối mặt với rủi ro về cơ cấu kỳ hạn khi sắp vào đợt căng thẳng thanh khoản vào dịp cuối năm. Lãi xuất Liên Ngân hàng cho vay kỳ hạn tuần đã lên tới 17%/năm, 19%/năm với kỳ hạn tháng. Do đó không thấy làm lạ khi các Giám đốc các Ngân hàng như HD Bank, Agri Bank chấp nhận đi tù do huy động vốn vượt trần lãi xuất 14%/năm bằng những chiêu tinh vi như thưởng cho người môi giới v.v…
Xem chừng Thống đốc Nguyễn Văn Bình, để lên gân cho chính mình, cần phải học thuộc bài hát “Tôi ơi đừng tuyệt vọng” của cố Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, trong nỗ lực quyết liệt chống Đô-la hóa lẫn vàng hóa trong dân.
Vì bây giờ dân chúng đâu còn lạ lẫm gì cộng sản sau 36 năm bị bắt buộc phải sống chung với cộng sản. Tin Cộng sản thì chỉ có nước bán thóc giống đi mà ăn. Đôi khi đến thóc giống cũng chẳng còn để mà có cái mà bỏ vào mồm, nếu tin cộng sản.
Sài gòn 14/10/2011
Oanh Yến Thị Phạm
www.chimbaobao.com
0 comments:
Post a Comment