Trung Cộng có đánh VN bằng vũ lực quân sự?

Mấy ngày gần đây, nhà nước Trung Cộng gia tăng quẩy nhiểu kiềm tỏa khu vực biển Đông, với những lý lẽ yêu sách của cái gọi là đường lưỡi bò, nằm trong chủ quyền của Việt Nam và Philipin... Những hành động leo thang một cách trắng trợn, bất chấp dư luận Quốc Tế, bất chấp công ước và luật biển. Cũng như coi thường lợi ích của các nước trong khu vực. Hành động này và những hành động trước kia, những toan tính, những đợt đầu tư tăng cường tiềm lực Quốc Phòng đã làm cho dã tâm bành trưởng lộ rõ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Cộng lại chọn vào thời điểm này, thời gian và những thay đổi về kinh tế trong khu vực, những biển chuyển chính trị tại VN... Sức ép kinh tế Mỹ, nạn khan kiệt nguồn nhiên liệu, số dân đông, đất canh tác không thuận lợi, xung đột sắc tộc nội tại của Trung Cộng gia tăng... Có làm cho nhà nước này quyết định khai cuộc tại Biển Đông. Tác giả bài viết không dám đưa ra những kết luận về việc này, chí mạo muộn đưa ra những nhận định cá nhân, như một đề tài tham luận nhằm tìm tới những điểm tương đồng và phổ quát nhất để giải đáp những hành động của nhà nước Trung Cộng.

Giới trẻ trong nước bừng tỉnh khi đọc tin trên các trang mạng của cái nhà nước vổn đã dè dặt thông tin như: Dân Trí, Việt Nam Net.. với nội dung " Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp ở Biển Đông vào ngày 29/5, địa điểm cắt cáp phục vụ khai thác dầu khí của tàu Bình Minh 2 nằm trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Hành động này mang tính trắng trợn, ngang ngược vốn từ lâu đã coi nhà nước Việt Nam hiện tại như là một kẻ chư hầu, coi đất nước Việt Nam như một cái sân nhà của mình... Một hành động chí có khi một Quốc Gia xâm lược để mở màn cho một cuộc chiến mới, nhằm đạt được một mong muốn mới, một tham vọng mới vổn đã ấp ủ từ lâu ... Nhưng hành động này lại có tỉnh thức tỉnh cao độ với đại đa số người dân trong nước, vổn rất lo sợ với tâm lý tránh xa các thông tin nhạy cảm đã bừng tỉnh. Kéo theo tâm lý lo ngại sự bất ổn của Quốc Gia... Sinh viên cảm thấy nhà nước nhu nhược, quân đội hèn kém, chính sách ngoại giao phụ thuộc của nhà nước sau nay. Không khí này kéo xuống đường, đến các nhà trường, phân xướng ... Tạo nên sự bàn tán sôi nổi, lòng yêu nước được dịp thức tỉnh trước kẻ thù ngàn đời ngang ngược. Niềm vui hé lên, khi qua đó chính họ và chính ta nhận ra bản chất thật của nhà nước Việt Nam hiện nay.

Sự việc có sức lan toả rất nhanh, làm cho nhà nước không thể nào che đậy được, nên cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga đại diện cho cái nhà nước này lên tiếng như sau:
"“Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), trái với tinh thần và lời răn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước”, bà Nga nói.

Có thể nói đây là một hành động có tính cứng rắn nhất của nhà nước hiện tại trong những năm gần đây. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, Trung Cộng tiếp tục gia tăng hành động này lên một bước cao hơn với cái tin động trời:
Chiều 31/5, 3 tàu quân sự của Trung Quốc đã nổ súng uy hiếp, ngăn cản 4 tàu đánh cá tỉnh Phú Yên trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tỉnh đã đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp.

Chưa thấy Quân Đội nhà nước này can thiệp gì thì Trung Cộng lại mở rộng phạm vi hành động của mình:

Bộ ngoại giao Philippines (DFA) cho hay, chính phủ Philippines đã yêu cầu Đại sứ quán Trung Quốc giải thích rõ về việc nhận thấy các tàu quân sự Trung Quốc gần Reed Bank (Bãi Cỏ rong).

Lúc này mới thấy "cái loa sắt thường treo trên ngọ phi lao" phát ra âm thanh quen thuộc:

"Viêt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

Nội dung công hàm cũng nêu rõ hành động nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông./."

Mặc cho cái loa cứ phát, tàu chiến vấn cứ đi, ngư dân đi đánh cá trên ao nhà bị bắn, bị cướp, bị đòi tiền chuộc... cái loa chí biết phát ra những âm thanh rè rè vì nhiễu sóng...
Chí có người dân, sinh viên giờ tan học, nhà nông rỗi vụ mùa, công nhân thất nghiệp, viên chức quan tâm ... nhận thấy tình hình đã khác đi. Người người bàn tán.
Kẽ thì nói nó sẽ đánh!
Kẻ khác nói không đánh - Nhà nước này sẽ đáp ứng nguyện vọng của Anh cả.
Người thì nói Trung Cộng không ngu gì mà đánh, khi dân Việt luôn luôn đồng lòng chống kẻ thù chung...
Một số người có tính thâm trầm thì gật gù ngẫm nghĩ.....

Tuy nhiên để trả lời các câu hỏi đã đặt ra ở trên thiết nghĩ những nhận định vừa rồi không hắn là không có cơ sở.
Đối mặt với sự tăng trưởng công nghiệp, và kỹ nghệ sản xuất hàng hoá giá rẽ ... Trung Cộng đang là nước cần nhất về nguồn nhiên liệu. Thống kê ngày nay cho thấy Trung Cộng đang là nước tiêu thụ nguồn dầu hóa đứng thứ 2 thế giới, và nhu cầu này ngày một tăng nhanh với số dân đã quá đông. Trước đây với số dân đông, cộng với cơ cấu trẻ đã góp phần thay đổi kinh tế đất nước này, giờ đây tác động ngược lại là điều cũng dể hiếu.

Mặt khác Trung Cộng là một đất nước bao gồm nhiều dân tộc, sắc tộc lớn và các cuộc xung đột giữa các dân tộc này vẫn chưa hòa hợp được, ngược lại đang có xu hướng tăng thêm. Bên cạnh đó, phía bắc đất nước này, một phần đất nước Mông Cổ là Nội Mông đang ngày đêm nổi dậy giành lại chính quyền, giành lại giang sơn. Phía Tây thì Tây Tạng, Tân cương đang ngày đêm tìm vị thế để khẳng định chủ quyền dân tộc và chủ quyền lãnh thổ,... Như nhìn thấy trước Đức Lạt Lai Đạt Ma đã nhượng quyền quyết định cho chính phủ lưu vong... Chính những tác động đó, đang tạo một sức ép rất nặng lên chính quyền CS Trung Cộng.

Để giải tỏa tình trạng này, như một số nước Tây Âu trước đây thì một cuộc chiến có thể là giải pháp để đẩy sự căng thẳng nội tại ra bên ngoài lãnh thổ. Biện pháp này xét ra rất là hữu dụng: Gây chiến với các nước xung, qua đó làm giảm áp lực trong nước từng bước ổn định chính tri, thiết lập lại trị vì...

Tuy nhiên đây có phải là giải pháp để cho nhà nước Trung Cộng hành động. E rằng sự việc không chỉ đơn giản thế.
Chúng ta đều biết Việt Nam luôn luôn địa bàn cần có, và bằng mọi giá phải có của nhà nước Trung Cộng từ ngàn xưa. Mảnh đất địa chính trị này luôn luôn ngăn chặn đường vươn vai của Trung Cộng. Trung Cộng muốn đi xa hơn, vươn lên tầm cao mới, có thể cân bằng trật tự mới ... Thì việc thâu tóm Việt Nam luôn luôn là bước đầu tiên phải đạt đến. Trong đó quan trọng nhất vẩn là Biển Đông, vốn như là một cảnh cửa chính đi ra thế giới...
Việc thôn tính Việt Nam đã có từ lâu, lúc âm thầm lặng lẽ, lúc trắng trợn như mấy ngày gần đây... Tuy nhiên kiểu xâm lấn đó không phải là mục đích chính của Trung Cộng. Kiểu thực dân kiểu mới xét rằng mang về hiệu quả cao, thiệt hại ít. Có lẽ nào sự đa phương hóa biển Đông của nhà nước Việt Nam năm ngoái đã kéo theo hành động này năm nay. Tôi e rằng là có:
Vì rằng trong nước xu hướng phân hóa tư tướng là có, sự việc này đã được hiện hữu khi quyết định đa phương. Chính sự phân hóa này ảnh hướng đến quyền lợi của Trung Cộng đối với Việt Nam. Nên để giữ vững sự ràng buộc, bắt buộc Trung Cộng phải có sức ép lên bộ chính trị của Việt Nam. Sự ràng buộc này có nhiều mặt như mua chuộc, răn đe .... Trước khi bẩu cử được kết quả như Trung Cộng mong đợi, với con người mà đất nước này đã chọn trước.

còn tiếp

Trích trong tham luận vị thế - địa chính trị - Con Người của ks TVH: h..p://hoingo.aimoo.com