Thursday, February 17, 2011

Biểu Tình Chống Độc Tài Khắp Trung Đông

VIETNAM COMMUNIST PARTY MUST GO !!!

Đảng Việt gian CSVN PHẢI RA ĐI !!!


BIỂU TÌNH CHỐNG ĐỘC TÀI KHẮP TRUNG ĐÔNG




PHẢN ỨNG CỦA ÐỐI LẬP TRƯỚC VIỆC CẢNH SÁT BAHRAIN ÐÀN ÁP NGƯỜI BIỂU TÌNH

Tin Bahrain - Cảnh sát Bahrain đã dùng lựu đạn cay tấn công vào một quãng trường ở trung tâm thủ đô Manama để giải tán người biểu tình làm ít nhất 3 người chết và 2 người bị thương trầm trọng. Ông Abed Al Jalil Khalil là người lãnh đạo đảng Wefaq nói tình trạng ngày hôm nay là tình trạng nguy hiểm, là tình trạng thực sự khủng bố.

Ðảng Wefaq đã tẩy chay quốc hội trong lúc người Shiite xuống đường phản đối tình trạng bất công dưới chế độ quân chủ, nhà vua thuộc một gia đình người Sunni cai trị. Vua Hamad bin Isa al-Khalifa đã đưa ra bản hiến pháp mới cách nay một thập niên, ban cho khối người Shiite đa số trong nước có nhiều quyền chính trị hơn, nhưng đối lập nói rằng Bahrain vẫn chưa phải là một quốc gia thực sự dân chủ.

Sáng nay cảnh sát Bahrain đã tràn vào một quãng trường ở trung tâm thủ đô Manama giải tán người biểu tình đóng trại tại quãng trường này để hy vọng có thể thực hiện cuộc cách mạng như người biểu tình Ai Cập đã đóng trại biểu tình ở quãng trường Tahrir ở thủ đô Cairo. Xe tăng đã di chuyển vào thủ đô trong đêm hôm qua và kiểm soát quãng trường Pearl. Ngưỡng mộ cuộc biểu tình ở Tunisia và Ai Cập, trong 3 ngày qua, hàng ngàn người Shiite đã xuống đường đòi nhà vua phải cải cách, đem lại sự công bằng cho đa số người Shiite trong nước.

Có ít nhất 3 người chết và hàng trăm người bị thương qua các vụ xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát Bahrain trong ngày hôm nay. Nhiều người bị thương đã được khẩn cấp đưa tới bệnh viện Salamynia. Một người thương nằm thoi thóp trên giường bệnh viện, thân hình đầy máu với những vết thương bị bắn.

Một người đàn ông bị đánh sưng mặt và đang ở trong tình trạng nguy kịch. Cảnh sát đã xông vào quãng trường Pearl trong sáng nay, là nơi người biểu tình đang chiếm giữ với hy vọng biến cuộc biểu tình tại quãng trường này thành cuộc biểu tình ở quãng trường Tahrir ở thủ đô Cairo. Cảnh sát đã bắn lựu đạn cay, dùng dùi cui đuổi đánh người biểu tình. Trong tuần này ít nhất đã có 5 người biểu tình ở Bahrain bị chết.

QUÂN ÐỘI BAHRAIN TUYÊN BỐ SẼ THỰC HIỆN MỌI BIỆN PHÁP CẦN THIẾT ÐỂ DUY TRÌ TRẬT TỰ

Tin Manama - Quân đội Bahrain tuyên bố sẽ thi hành mọi biện pháp cần thiết để để đem lại trật tự, ra lệnh người dân tránh đi vào khu trung tâm thủ đô Manama. Người phát ngôn viên của quân đội Bahrain đã đọc bản tuyên bố đầu tiên của quân đội trên đài truyền hình. Sáng ngày hôm nay cảnh sát đã xông vào khu đóng trại của người biểu tình, giết chết 3 người, mạnh tay đàn áp không để cho tình trạng ở Ai Cập có thể diễn ra.

Khoảng 40 chiếc xe quân đội và xe bọc sắt, trong có một chiếc xe tăng đã bố trí chung quanh quãng trường Pearl, ngăn chận không cho người biểu tình chiếm quãng trường này để thực hiện một cuộc cách mạng giống như người biểu tình Ai Cập đã chiếm giữ quãng trường Tahrir. Một dân biểu đối lập thuộc đảng Wefaq cho biết chỉ vài giờ sau khi cảnh sát mở cuộc đàn áp đã có 60 người mất tích. Hàng ngàn người Shiite ngưỡng mộ cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập đã xuống đường phản đối chế độ bất công của hoàng gia người Sunni trong những ngày vừa qua.


TÌNH HÌNH BIỂU TÌNH VÀ CHỐNG BIỂU TÌNH Ở THỦ ÐÔ SANAA CỦA YEMEN

Tin Sanaa - Hàng ngàn người biểu tình đã xô xát với những người ủng hộ Tổng thống Ali Abdullah Saleh. Các cuộc biểu tình đã liên tục diễn ra trong 7 ngày qua. Những người ủng hộ Tổng thống Saleh cầm quyền trong 32 năm qua đã trang bị dao găm, dùi cui tấn công khoảng 1500 người biểu tình, làm họ phải bỏ chạy. Hai bên cũng đã dùng gạch đá ném nhau. Cảnh sát đã bắn nhiều phát súng chỉ thiên để giới hạn bạo động. Hàng chục người bị thương đã được khiêng ra khỏi hiện trường.

Tổng thống Ali Abdullah Saleh là một đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống al Qaeda. Khoảng 1/3 dân số Yemen đã bị đói kinh niên và 40% dân số sống với lợi tức dưới 2 mỹ kim một ngày. Chính phủ Yemen còn đang phải đối phó với loạn quân đòi ly khai ở miền Nam, và cố gắng duy trì hiệp ước ngưng chiến với loạn quân người Shiite ở miền Bắc.

Các vụ xô xát gây lo ngại tạo nhiều đổ máu tại một quốc gia nghèo như Yemen, nhưng trung bình cứ 2 người dân, một người có súng. Những người trung thành với Tổng thống Saleh đã chiếm quãng trường Tahrir ở Thủ đô Sanaa, ngăn chận không cho người biểu tình chống chính phủ chiếm quãng trường cùng tên này để tạo cuộc biểu tình giống như ở Ai Cập.

Ở thành phố Taiz, phía nam Thủ đô Sanaa, người biểu tình chống chính phủ đã chiếm một quãng trường chính trong thành phố này cách nay 2 ngày, người biểu tình đã kéo tới quãng trường này với con số lên vài ngàn người trong buổi chiều và giảm bớt vào lúc mờ sáng.

BIỂU TÌNH CHỐNG CHẾ ÐỘ ÐANG BẮT ÐẦU DIỄN RA Ở LYBIA

Tin Al Bayda - Hình ảnh đưa lên YouTupe cho thấy tình hình dân chúng Lybia đứng lên chống chế độ tại thành phố Al Bayda. Ðài truyền hình Al Jazeera và Facebook cho biết cảnh sát đã bắn chết 2 người biểu tình ở thành phố Al Bayda nằm phía đông thành phố Banghazi, là thành phố lớn hàng thứ nhì ở Lybia.

Bản tin và video đưa lên YouTube nói rằng trong lúc các cuộc biểu tình còn đang diễn ra ở thành phố Benghazi, người dân ở thành phố Al Bayda cũng đã xuống đường trong ngày 16 tháng 2. Hình ảnh cho thấy thanh niên đã bao vây một toà nhà, đốt lửa trên đường phố và hô to những khẩu hiệu đòi cáo chung chế độ độc tài. Hàng trăm người biểu tình đã xô xát với cảnh sát tại thành phố Benghazi trong đêm 15 tháng 2. Dưới chế độ độc tài của ông Gaddafi, biểu tình chưa từng diễn ra ở Lybia. Ông Muammar Gaddafi đã cai trị Lybia xuất cảng dầu lửa trong 40 năm qua, được coi là nhà độc tài sắt máu nhất trong Thế giới Á Rập.

ÔNG ELBARADEI TUYÊN BỐ SẴN SÀNG RA TRANH CỬ TỔNG THỐNG

Tin Cairo - Cựu Giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế Mohamed ElBaradei đã nói rằng Ai Cập đang ở trong thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử, lần đầu tiên lật đổ một hệ thống độc tài đã áp đặt đất nước qua nhiều thập niên, đang hy vọng tiến tới dân chủ, tự do và công bằng. Dân chúng Ai Cập đã lật đổ ông Mubarak đã điều hành hệ thống độc tài trong 30 năm. Ðây là thời gian quan trọng, phải bảo đảm làm đúng, đi đúng hướng để thành công của cuộc cách mạng không đi sai đường hay bị đánh mất. Hội đồng Quân lực Tối cao đã kiểm soát đất nước Ai Cập có 80 triệu dân trong tuần trước, sau khi ông Hosni Mubarak từ chức. Quân đội đã thành lập một ủy ban tu chính hiến pháp, và tuyên bố sẽ tổ chức bầu quốc hội và tổng thống trong vòng 6 tháng.

Quân đội cũng sẽ tổ chức trưng cầu các điểm tu chính hiến pháp trong vòng 2 tháng. Ông ElBaradei nói rằng ông ta không thoải mái với tình trạng này, nói rằng theo ông, giai đoạn chuyển tiếp phải được quân đội và dân sự cộng tác điều hành. Quân đội cần phải bảo vệ quốc gia và bảo vệ cho nền dân chủ son trẻ, nhưng phải có đông đảo đại diện dân sự trong chính phủ chuyển tiếp là bước đầu tiên đi tới dân chủ. Ông ElBaradei cũng nói thêm rằng không phải tổ chức bầu cử là dân chủ, mà cần phải xây dựng các định chế dân chủ. Với ông, thời gian 6 tháng là thời gian quá ngắn, giai đoạn chuyển tiếp phải cần ít nhất một năm để cho dân chúng có thời gian thành lập các đảng chính trị.

Nếu bầu cử sớm, sẽ tạo lợi thế cho những đảng đã được tổ chức từ trước như đảng của ông Mubarak hay phong trào Huynh Ðệ Hồi Giáo. Nhà cựu ngoại giao, luật sư quốc tế, cựu giám đốc IAEA và Nobel hoà bình Mohamed ElBaradei đang nổi bật là một nhà lãnh đạo lớn của đối lập và có thể là ứng cử viên sẽ lên thay thế ông Hosni Mubarak. Ông ElBaradei nói ông ta luôn luôn xác định ông ta sẽ không bao giờ để cho người dân thất vọng, nếu đa số muốn ông tham gia vào tiến trình dân chủ ông sẽ tham gia, nếu đa số dân chúng muốn ông ứng cử, ông sẽ ứng cử. Nhưng việc hiện nay là ông cần theo dõi, phát biểu công khai quan điểm để giữ cho cuộc cách mạng đi đúng hướng.

Ai Cập không thể thay thế một nhà độc tài bằng một hệ thống độc tài khác. Ông ElBaradei cũng nêu lên sự khác biệt giữa đảng của ông với phong trào Huynh Ðệ Hồi Giáo, nói rằng cả hai cùng chia xẻ lập trường chung là phải thay đổi Ai Cập, phải dân chủ hoá Ai Cập. Tuy nhiên, hai bên biết rõ sự khác biệt lý tưởng của nhau. Huynh Ðệ Hồi Giáo theo đuổi lý tưởng tôn giáo bảo thủ, ông là một người tự do, là một nhà dân chủ xã hội, nhưng ông sẵn sàng làm việc với đảng Marxist, với Huynh Ðệ Hồi Giáo, ông muốn làm việc với tất cả mọi người vì lịch sử Ai Cập đang cần có một sự đồng thuận chung. Ông ElBaradei và người thường lên tiếng chỉ trích Tổng thống Hosni Mubarak. Những người ủng hộ tin tưởng ông ta là người có nhiều cơ hội có thể lên thay thế ông Hosni Mubarak. Tuy nhiên, những người chống đối nói rằng ông ElBaradei là người đã ở hải ngoại qúa lâu, chỉ mới trở về Ai Cập sau khi các cuộc biểu tình chống ông Mubarak đã diễn ra.

ÔNG RIBADU TUYÊN BỐ RA TRANH CỬ TỔNG THỐNG NIGERIA

Tin Lagos - Cựu chủ tịch ủy ban chống tham nhũng ở Nigeria là ông Nuhu Ribadu đã tuyên bố ra tranh cử tổng thống và đã nói với thanh niên trong nước rằng các cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập cho thấy thế hệ mới đang tha thiết muốn thay đổi. Ông Ribadu đã được quốc tế khen ngợi vì đã bắt giữ nhiều tay tham nhũng, tịch thu được nhiều tài sản thủ đắc bất hợp pháp của thành phần tham nhũng trong thời gian giữ chức chủ tịch Ủy ban Chống tội phạm Kinh tế và Tài chánh Nigeria. Tuy nhiên, ông ta tương đối là một nhà chính trị ít có tên tuổi so với các ứng cử viên khác. Ðảng Nghị hội Hành động Nigeria gọi tắt là ACN của ông Ribadu đang kiểm soát 4 trong số 36 tiểu bang toàn quốc, trong đó có thủ đô thương mại Lagos là thành phố đông dân nhất ở Nigeria.

Ông Ribadu nói rằng trong số 66 triệu cử tri toàn quốc có 46 triệu cử tri dưới 35 tuổi, là những người tích cực, năng động, và cử tri trẻ không còn chấp nhận sự cai trị quốc gia trong quá khứ. Họ muốn thay đổi như thanh niên ở Tunisia và Ai Cập. Nếu không mau chóng nhận ra quan điểm ở Nigeria, tiếng nói đang vang lên hiện nay sẽ lan tới nước này. Nhiều nhà quan sát cũng cho rằng Nigeria có thể gặp tình trạng đứng lên của dân chúng như ở Tunisia và Ai Cập. Dù Nigeria không có một nhà độc tài như ở Tunisia và Ai Cập, hệ thống chính trị nước này là một hệ thống đầy tham nhũng và thối nát. Ông Ribadu nói Nigeria cần một người lãnh đạo có thể tạo một xã hội đoàn kết, tân tiến, an ninh và công bằng đáp ứng đòi hỏi thế kỷ thứ 21.

Trên hết, cần phải có một nhà lãnh đạo có thể đối phó với 3 chứng bệnh trầm kha của Nigeria. Thứ nhất là tham nhũng. Thứ nhì là thiếu an ninh, và thứ ba là sự thất bại của nền kinh tế. Tổng thống Goodluck Jonathan hiện giờ cũng nhắm vào việc vận động giới trẻ, hứa hẹn sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nước. Sự tức giận của thanh niên Nigeria đã thể hiện qua tình trạng gia tăng tội phạm trong các vùng đô thị, dân quân tấn công các cơ sở dầu lửa trong vùng bình nguyên Niger và các nhóm Hồi giáo cực đoan đã gia tăng hoạt động ở miền Bắc. Ứng cử viên đảng Dân chủ Nhân dân, PDP, đang cầm quyền đã liên tiếp thắng cử kể từ khi Nigeria chấm dứt được chế độ quân phiệt trong năm 1999. Tổng thống Goodluck Jonathan hiện cũng đang là ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc chạy đua bầu cử. Tuy nhiên, đảng PDP đang gặp sự cạnh tranh rất mạnh của đảng ACN. Cuộc bầu cử trong tháng 4 ở Nigeria vừa bầu tổng thống, quốc hội và thống đốc các tiểu bang.

Nguồn : http://www.thegioimoionline.com/tm.php?recordID=1980

VIETNAM COMMUNIST PARTY MUST GO !!!

Đảng Việt gian CSVN PHẢI RA ĐI !!!

0 comments:

Powered By Blogger