« Báo chí Việt Nam trong nhãn quan của các nhà quan sát Tây phương bị coi là những công cụ để phục vụ cho guồng máy chính quyền, bị đảng và nhà nước kiểm soát quá chặt chẽ. Thực tế không hoàn toàn như vậy : với thời gian, giới làm báo ở Việt Nam đã hiểu rằng với một số đề tài, trong một số trường hợp họ có thể viết thoải mái ; bên cạnh đó thì có những chủ đề họ chỉ nên nói phớt qua, không nên đi xâu vào vấn đề và cũng có những đề tài cấm ky, họ không được phép đả động đến »
Nếu đả động đến thì tội danh và bản án "tuyên truyền chống phá, lật đổ nhà nước" có sẵn dành cho bất kỳ ai ! Chỉ nội việc viết bài cho trang Blog cá nhân của mình cũng bị quy thành tội rồi chứ đừng nói chi đến báo với đài ! Độc tài độc đoán đến cỡ đó thì không hiểu sao dân VN tôi trong nước vẫn còn nhẫn nhục chịu đựng ... chờ cho thế giới bật đèn xanh, chờ một minh quân xuất hiện, chờ và chờ và chờ ! Hãy nhìn gương Ai Cập, nếu mọi người, cả nước đồng một lòng xuống đường không lẽ đảng csVN cho Công an giết sạch hết 86 triệu người dân đứng lên đòi quyền sống, đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền ???
Duc H. Vu 2/11/2011
------------------------------------
Thanh Hà (RFI) - Asia Times : sự « cởi trói » đối với những nhà báo ở Việt Nam như ông Hoàng Hùng cũng có những giới hạn. Họ có thể nói lên sự thật, với điều kiện họ chỉ dừng lại ở cấp lãnh đạo địa phương. Đánh động dự luận về những tai tiếng liên quan đến các vị lãnh đạo cao cấp, báo chí Việt Nam sẽ bị kỷ luật.
Tự do báo chí tại Việt Nam
Liên quan đến Việt Nam, án bản của báo trên mạng Asia Times số đề ngày 11/02/11 nhìn lại quan hệ giữa các tờ báo trong nước với chính quyền sau cái chết mờ ám của nhà báo Hoàng Hùng hồi tháng trước.
Tác giả bài viết, David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu. Brown giới thiệu qua với độc giả Asia Times về thân thế và sự nghiệp của nhà báo Việt Nam Lê Hoàng Hùng, về công việc của ông này tại các tờ báo lớn trong nước từ tờ Tuổi Trẻ đến Pháp Luật TPHCM cũng như Người Lao Động.
Đôi khi những bài viết của nhà báo Hoàng Hùng đã chĩa mũi dùi vào những nhân vật có chức có quyền. Ông cũng đã viết bài tố cáo tham nhũng, hay các hành vi lạm dụng quyền lực của một số các viên chức trong chính quyền địa phương, tùy tiện cấp giấy phép xây dụng sân golf tại các khu đất canh tác.
Những bài phóng sự « nói thẳng nói thật » như của nhà báo Hoàng Hùng vạch trần một số khía cạnh tiêu cực trong xã hội Việt Nam ngày nay. Các bài viết như vậy có sức thu hút độc giả cao đối với các tờ báo trong nước vốn ngày càng phải cạnh tranh lẫn với nhau trong một nền kinh tế thị trường.
Tuy vậy, theo ông David Brown, sự « cởi trói » đối với những nhà báo như ông Hoàng Hùng cũng có những giới hạn của nó. Báo chí Việt Nam có thể nói lên sự thật, với điều kiện những gì họ nói lên chỉ dừng lại ở cấp chính quyền địa phương. Động đến những sai trái ở cấp trung ương, đánh động dự luận về những vụ tai tiếng liên quan đến các vị lãnh đạo cao cấp thì lập tức báo chí Việt Nam sẽ bị kỷ luật.
Tác giả bài viết trên tờ Asia Times châm biếm đưa ra nhận xét : « Báo chí Việt Nam trong nhãn quan của các nhà quan sát Tây phương bị coi là những công cụ để phục vụ cho guồng máy chính quyền, bị đảng và nhà nước kiểm soát quá chặt chẽ. Thực tế không hoàn toàn như vậy : với thời gian, giới làm báo ở Việt Nam đã hiểu rằng với một số đề tài, trong một số trường hợp họ có thể viết thoải mái ; bên cạnh đó thì có những chủ đề họ chỉ nên nói phớt qua, không nên đi xâu vào vấn đề và cũng có những đề tài cấm ky, họ không được phép đả động đến »
(trích đoạn từ nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110210-bao-chi-va-chinh-quyen-viet-nam)
0 comments:
Post a Comment