Hình CTV Danlambao |
Cập nhật
Trong cáo trạng tại toà sơ thẩm lần 2 có kết luận điều tra bổ sung hai bị cáo Phát, Tâm có hành vi bắt người trái pháp luật do không được lãnh đạo Công an xã Vạn Long phân công. Cáo trạng cũng truy tố hai bị cáo Phát, Khỏe tội "cố ý gây thương tích" theo khoản 3 Điều 104 BLHS, truy tố Phát, Tâm tội "bắt người trái pháp luật" theo khoản 1 Điều 123 BLHS.
*
Ngày 21/3/2016, Tòa án Nhân dân huyện Vạn Ninh mở phiên sơ thẩm lần 2 xét xử vụ án công an xã Lê Minh Phát đánh chết nạn nhân Tu Ngọc Thạch là học sinh lớp 9 trường THCS Lương Thế Vinh.
Trong cáo trạng tại toà sơ thẩm lần 2 có kết luận điều tra bổ sung hai bị cáo Phát, Tâm có hành vi bắt người trái pháp luật do không được lãnh đạo Công an xã Vạn Long phân công. Cáo trạng cũng truy tố hai bị cáo Phát, Khỏe tội "cố ý gây thương tích" theo khoản 3 Điều 104 BLHS, truy tố Phát, Tâm tội "bắt người trái pháp luật" theo khoản 1 Điều 123 BLHS.
Trong ngày xét xử thứ 1, HĐXX tập trung xét hỏi 2 bị cáo Phát, Khỏe.
Trước tòa, bị cáo Phát thừa nhận hành vi Bắt người trái pháp luật cũng
như vô cớ đánh đập em Thạch.
Có mặt trong phiên toà, BS Phạm Xuân Thông từ Trung tâm Pháp y Khánh Hòa
tuyên thệ làm đúng chức năng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết
quả giám định.
Nguyên nhân làm em Thạch tử vong là do chấn thương sọ não, tác nhân là vật tày tác động tương hỗ vào vùng đầu.
Các luật sư của bị cáo Phát và bị cáo Khoẻ chất vấn đại diện Trung tâm
giám định pháp y xoay quanh kết luận giám định vì không xác định được
vật gây thương tích là vỏ chai nước suối bằng thuỷ tinh hay mũ bảo hiểm
của bị cáo Phát.
Mũ bảo hiểm của bị cáo Phát bị rớt tại hiện trường bắt hụt em Thạch lần
thứ nhất trong tình trạng rạn nứt, đứt quai nhưng bị cáo không giải
thích được vì sao.
Kết thúc ngày xét xử thứ nhất, phiên toà sẽ tiếp tục vào sáng mai ngày 22/3/2016.
*
Ngày 21/3/2016, Tòa án Nhân dân huyện Vạn Ninh mở phiên sơ thẩm lần 2 xét xử vụ án công an xã Lê Minh Phát đánh chết nạn nhân Tu Ngọc Thạch là học sinh lớp 9 trường THCS Lương Thế Vinh.
Đây là vụ án mà tại phiên phúc thẩm ngày 24/3/2015, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại từ đầu.
Trước đó vào ngày 28/12/2013, Tu Ngọc Thạch và bạn trạc tuổi là Lê Tấn
Khỏe xảy ra xô xát. Chiều hôm sau, Khỏe và nhóm bạn khác chặn đánh Thạch
trên đường. Khỏe dùng chai nước khoáng ném trúng đằng sau Thạch. Thạch
bỏ chạy, sau đó nhờ người giàn xếp, cùng Khỏe bắt tay giảng hòa.
Nhưng ngay sau đó hai công an Lê Minh Phát và Lê Ngọc Tâm (công an xã
Vạn Long, là đồng nghiệp với cha của Lê Tấn Khỏe) cho rằng nhóm của
Thạch tìm Khỏe để đánh nên gọi điện thoại cho công an Nguyễn Trung Thắng
(chức vụ Phó Công an xã Vạn Phước) mời Thạch về trụ sở làm việc. Khi
thấy Phát và Tâm đến, Thạch bỏ chạy. Phát dùng mũ bảo hiểm ném trúng
lưng Thạch. Sau đó, Thắng bắt được Thạch rồi giao cho Phát. Phát dùng
còng số 8 còng tay Thạch ra sau rồi đánh vào mặt làm Thạch té ngã.
Phát tiếp tục dùng chân đạp lên người Thạch rồi kéo Thạch lên Quốc lộ
1tiếp tục dùng tay đánh nhiều cái vào đầu Thạch. Thắng thấy vậy can ngăn
và cùng Tâm chở Phát và Thạch về trụ sở Công an xã Vạn Long. Tại đây,
Phát tiếp tục đánh nhiều cái và ngực, sườn Thạch. Đến sang ngày
30-12-2013, Thạch ói mửa nên gia đình đưa đến bệnh viện và Thạch tử vong
tại bệnh viện ngày 31-12-2013.
Kết luận của Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Khánh Hòa khẳng định Thạch tử vong là do chấn thương sọ não.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, TAND huyện Vạn Ninh tuyên phạt Lê Minh Phát
(nguyên công an viên xã Vạn Long) 6 năm 9 tháng tù về tội "Cố ý gây
thương tích" và "Bắt người trái pháp luật", Lê Ngọc Tâm (nguyên công an
viên xã Vạn Long) 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội "Bắt trái pháp
luật" và Lê Tấn Khỏe (SN 1999) 3 năm tù về tội "Cố ý gây thương tích".
Trong một diễn biến khác liên quan đến vụ án công an xã đánh chết học
sinh cấp 2, TAND huyện Vạn Ninh còn tuyên phạt hai bị cáo Nguyễn Văn Ly
(43 tuổi) và Mai Đình Tâm (47 tuổi, cùng ngụ thôn Hải Triều, xã Vạn
Long, huyện Vạn Ninh) mỗi người 1 năm 3 tháng tù giam về tội "Gây rối
trật tự công cộng". Ly là cậu ruột còn Tâm là bác họ em Tu Ngọc Thạch.
Ngày 18/8/2015, tại phiên tòa phúc thẩm TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên
phạt bị cáo Nguyễn Văn Ly (43 tuổi) và Mai Đình Tâm (47 tuổi) - cùng ngụ
xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa mỗi bị cáo 1 năm 3 tháng tù
cho hưởng án treo, thời gian thử thách 2 năm 6 tháng.
Luật sư bào chữa cho gia đình học sinh bị hại Tu Ngọc Thạch là LS Võ An
Đôn, LS Nguyễn Khả Thành (Đoàn LS tỉnh Phú Yên) và LS Trần Văn Đạt
(Đoàn LS tỉnh Bình Thuận).
Luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Tấn Khỏe là LS Trần Quốc Tuấn, LS Huỳnh Văn Thành (Đoàn LS tỉnh Khánh Hòa).
Luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Minh Phát là LS Vũ Như Hảo (Đoàn LS tỉnh Khánh Hòa).
Phiên tòa sơ thẩm lần 2 có khá đông người dân tham gia đến dự.
Chị Trần Thị Em, một người dân huyện Vạn Ninh cho biết chị đến tham dự
phiên tòa hôm nay do đọc được thông tin trên mạng và cũng muốn biết công
an đánh chết học sinh sẽ bị phạt tù kiểu nào.
Chia sẻ trước phiên tòa, LS Võ An Đôn cho biết: "Thường những vụ án như thế này khó xử lắm vì không thể xử mạnh tay trong ngành".
Bà Nguyễn Thị Độc Lập, mẹ nạn nhân Tu Ngọc Thạch cho biết: Vụ án này
đã kéo quá dài ngày, vừa qua gia đình đã làm lễ mãn tang cho cháu Thạch
và vẫn luôn cố gắng để đòi lại công bằng cho cháu.
Theo quan sát của chúng tôi, bị cáo Lê Minh Phát nguyên công an xã rất
bình tĩnh, vui vẻ với các công an bảo vệ phiên tòa ngay trước giờ xét
xử.
8h20: Đại diện VKS, ông Ngô Văn Phước công bố cáo trạng vụ án "cố ý gây thương tích" và "bắt người trái pháp luật".
Chủ tọa phiên tòa thẩm phán Đỗ Công Đa hỏi bị cáo Lê Minh Phát vì sao
tham gia bắt người khi không phải ca trực, không được phân công nhiệm
vụ, vì sao lại mang sẵn còng số 8 trong người?
Bị cáo Phát nhiều lần khẳng định trước tòa là không được tập huấn qua
bất cứ lớp nào về quy định hay điều lệ, nhiệm vụ quyền hạn của công an
xã.
Mấu chốt vụ án nằm ở chỗ hai bị cáo Phát và Tâm là công an, tham gia vào
việc bắt em Tu Ngọc Thạch vì mối quan hệ đồng nghiệp cùng là công an xã
với cha của bị cáo Khỏe.
Thẩm phán và đại diện VKS liên tục đặt câu hỏi về việc tại sao bị cáo
Phát liên tục có hành vi đánh đấm, đá đạp vào người nạn nhân Tu Ngọc
Thạch khi nạn nhân đã bị còng?
Trước những câu hỏi như: "Bị cáo nghĩ mình là công an nên có quyền đánh
người, có quyền bắt người sao?" "Vì nạn nhân là tội phạm nên công an có
quyền đánh hay sao?" - Bị cáo Lê Minh Phát không trả lời.
Quan điểm tranh luận giữa các luật sư của bị cáo xoay quanh hành vi đánh
người. Bởi theo kết quả giám định pháp y, các vết thương trên người nạn
nhân Tu Ngọc Thạch là do bị cáo Khỏe ném chai nước suối bằng thủy tinh
trúng ót gây ra. Các vết thương khác nằm ở vùng đỉnh đầu, vùng trán,
xương đỉnh đầu bị tác động, tụ máu phía bán cầu não phải, nứt lún sọ
thái dương...
Bị cáo Lê Minh Phát trước khi vào làm công an xã vốn là vận động viên quyền Anh đi thi đấu có huân chương.
Lời khai của bị cáo Phát trước tòa có mâu thuẫn với lời khai của nhiều
người làm chứng trước đó. Đặc biệt luật sư Trần Văn Đạt đề nghị làm rõ
mức độ nguy hiểm của bị cáo trong hành vi đánh người, vì bị cáo Phát chỉ
dừng đánh nạn nhân Tu Ngọc Thạch khi có hai công an viên khác là Thắng
và Tâm can ngăn..
Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày, Dân Làm Báo sẽ cập nhật thông tin cùng bạn đọc
Hình CTV Danlambao
0 comments:
Post a Comment