Báo Mai - March 6, 2015
Cho
tới khi có vụ bắt bớ nào đó, hay có ai đó đứng ra nhận trách nhiệm,
thì người ta sẽ còn nói tới nhiều giả thuyết khác nhau về vụ sát hại
chính trị gia đối lập Nga, ông Boris Nemtsov.
Liệu có phải ông bị giết do phản đối các chính sách của Tổng thống Vladimir Putin và cuộc chiến tại Ukraine không?
Cuộc
phỏng vấn về quan điểm của ông đối với Điện Kremlin có phải để nhằm hạ
uy tín của các nhà lãnh đạo Nga, thậm chí là nhằm hăm dọa họ, hay xúi
giục nổi loạn chống lại họ không?
Liệu đó có phải là một cuộc tấn công cơ hội của ai đó có thù hằn gì với ông? Hãy nhìn vào một số khả năng điều tra chính.
Có phải là Putin?
Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Tổng thống nói rằng Điện Kremlin không liên quan gì tới vụ giết người.
Trên
thực tế, Nemtsov là một chính trị gia đối lập kỳ cựu rất nổi tiếng và
thân thiện với giới truyền thông, người mà lẽ ra chỉ trong ít hôm nữa
sẽ dẫn đầu một cuộc tuần hành phản chiến tại Moscow - sự kiện đã bị
hủy bỏ sau cái chết của ông.
Ông Nemtsov bị bắn ở cây cầu sát điện Kremlin, nơi đặt nhiều camera an ninh và được canh phòng cẩn mật
"Nếu
quý vị ủng hộ việc chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine, nếu quý
vị ủng hộ việc chấm dứt thái độ hiếu chiến của ông Putin, hãy tới dự
cuộc Tuần hành Mùa xuân tại Maryino [ngoại vi Moscow] hôm 1 tháng Ba,"
ông viết trên một tin đăng ở mạng truyền thông xã hội, chỉ vài giờ
trước khi ông bị bắn chết.
Theo
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, ông Nemtsov khi đó đang có kế
hoạch công bố "một số bằng chứng thuyết phục về sự can dự của các lực
lượng có vũ trang của Nga tại Ukraine".
Các
hoạt động đó sẽ gây ra phản ứng khó chịu từ phía Điện Kremlin, cũng
như từ những người Nga theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan vốn ủng hộ các
phiến quân tại Ukraine.
Tuy
nhiên, nếu như quý vị chấp nhận khả năng là Điện Kremlin có thể nhúng
tay vào các vụ giết hại những nhà bất đồng chính kiến, thì câu hỏi là:
Tại sao lại giết Nemtsov chứ không phải một ai đó trẻ hơn, phản kháng
quyết liệt hơn và nguy hiểm hơn, chẳng hạn như Alexei Navalny?
Ông
Navalny đang bị nhiều cáo buộc liên quan tới tham nhũng kể từ khi ông
bắt đầu thách thức nghiêm trọng nhất sự cầm quyền của ông Putin từ các
cuộc phản đối trên đường phố Moscow hồi mùa đông 2011-12.
Trong
cùng những cuộc biểu tình đó, ông Nemtsov chỉ đóng vai trò khiêm tốn
khi xuất hiện bên cạnh nhiều gương mặt đối lập khác.
Nếu
trình tự tố tụng tại tòa đối với ông Navalny là có động cơ chính trị
như nhiều người nói, thì đâu là logic khi lại đi giết một người chỉ gây
khó chịu chút ít trong khi bỏ qua đối thủ thực sự?
Đám tang ông Nemtsov hạn chế số người tham dự
Là các thành phần bất hảo Nga?
Các
lực lượng an ninh đã được hưởng nhiều quyền lực dưới thời Tổng thống
Putin, người đã nhận được sự yêu mến cao tới 86% theo một cuộc thăm
dò hồi tháng trước.
Khó
có thể là việc một số thành phần trong lực lượng này tiến hành vụ sát
hại để nhằm biện minh cho việc tiến hành chiến dịch trấn áp mạnh tay
mới.
Thế
nhưng tại sao ở ngay bên ngoài bức tường Điện Kremlin, nơi có nhiều
camera an ninh cài đặt, lại không có một đoạn băng hình nào về những
kẻ sát thủ?
Liệu
có phải các đối tượng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan có liên hệ với
các lực lượng an ninh đã coi Nemtsov là người theo chủ nghĩa hòa bình,
và coi ông là kẻ phản bội cần phải giết để cảnh báo ông Putin chớ lui
bước trong cuộc xung đột Ukraine?
Do kẻ thù của ông Putin?
Lên
án vụ sát hại ông Nemtsov là "vụ giết người ghê tởm và bất chấp đạo
lý", Tổng thống Nga nói sẽ quyết đưa ra công lý những kẻ chủ mưu và thủ
phạm. Nó "có đầy đủ các dấu hiệu của một vụ giết người theo đơn đặt
hàng" và "hoàn toàn có tính khiêu khích", ông nói.
Ông
Putin tỏ ý rõ ràng, ít nhất là trước công chúng, coi đây là một vụ ám
sát có tổ chức chứ không phải là một vụ bắn giết ngẫu nhiên trên đường
phố.
"Khiêu
khích" là mật mã tự mà Kremlin dùng để chỉ những vụ tấn công nhằm làm
suy yếu nhà nước Nga. Những kẻ đứng đằng sau vụ tấn công như thế, như
nhận định của chuyên gia ngôn từ hàng đầu của Kremlin, người dẫn chương
trình thời sự truyền hình Dmitry Kiselev, sẽ là kẻ được lợi nhiều nhất.
"Khi
còn sống, ông Nemtsov không còn cần cho phương Tây nữa, ông ấy không có
tương lai," ông nói. "Nhưng khi chết đi, ông ấy có giá hơn nhiều."
Khoảng
50 ngàn người đã xuống đường biểu tình về cái chết của ông trong hôm
Chủ Nhật, số lượng tương đối đông nhưng chưa là gì so với các cuộc
biểu tình chống chính phủ hồi 2011-12, và họ đã không gây ra sự xáo
trộn lớn nào cho trật tự xã hội.
Ông Nemtsov (trái) bị giết hại với "đầy đủ các dấu hiệu của một vụ hợp đồng giết người", Tổng thống Putin nói
Sát thủ
Một
tay súng đã bắn vào ông Nemtsov từ đằng sau bằng một khẩu súng lục khi
ông đang đi bộ tay trong tay qua cây cầu bên dưới Kremlin cùng một
phụ nữ trẻ.
Kẻ
giết người sau đó nhảy qua rào chắn vào con phố và nhảy vào một chiếc
xe hơi đã chờ sẵn, trông giống như một chiếc xe Nga, nhân chứng có tên
Viktor nói với trang tin tiếng Nga thân với Kremlin, trang LifeNews
(bằng tiếng Nga).
Một
nguồn tin cảnh sát nói với LifeNews rằng tay súng cao khoảng 1m70, tóc
ngắn sẫm màu, mặc quần bò màu xanh và áo len nhẹ màu nâu.
Anna Durytska, người khi đó đang đi cùng ông Nemtso, đã nhìn thấy một chiếc xe hơi màu đỏ tươi chạy vọt đi.
Một
nguồn tin cảnh sát nói với nhật báo Nga Kommersant rằng các viên đạn
cũ đã được sử dụng, có lẽ chúng được bắn ra từ một khẩu súng tự tạo.
"Những người tham gia cuộc điều tra chỉ chắc chắn một điều rằng người
giết ông ấy không phải là dân chuyên nghiệp," nguồn tin này nói.
Ai thù ghét tới mức giết chết Nemtsov?
Chắc
chắn là có những người Nga thù ghét ông Nemtsov về việc ông có quan
điểm chính trị tự do và phản đối chiến tranh, điều mà nhiều người theo
chủ nghĩa dân túy coi là lý do thiêng liêng.
"Không
có gì là bí mật, có một số tiếng nói rất cực đoan ở cả hai phe trong
cuộc xung đột [Ukraine], là những người không thuộc về bất kỳ cơ quan
nào," theo Vladimir Markin, phát ngôn nhân của Ủy ban Điều tra đầy
quyền lực của Nga.
"Vậy
Nemtsov là ai?" một người dùng Twitter ở Moscow hỏi. "Cứ loạn hết cả
lên, trong lúc có bao nhiêu trẻ em, người già đang phải chịu đựng tại
Donetsk [đông Ukraine] mỗi ngày. Ai nhớ tới họ?"
Phản ứng cực đoan xảy ra khá phổ biến trên mạng truyền thông xã hội có sử dụng tiếng Nga là "Sự chó chết dành cho con chó."
Nếu
kẻ giết người (mà có vẻ như ít nhất là có hai người, trên một chiếc xe
hơi) muốn đương đầu với Nemtsov thì tại sao lại bắn từ phía sau?
Một
ý tưởng mà Ủy ban Điều tra đưa ra (tuy ủy ban này thường bị cáo buộc
là có thiên kiến chính trị) là các sát thủ là những kẻ Hồi giáo cực
đoan, tức giận về việc ông này đã lên án vụ thảm sát Charlie Hebdo ở
Paris.
Nemtsov,
một chính trị gia nổi tiếng là dám nói thẳng, đã không giấu diếm gì
việc ông là người gốc Do Thái tuy đã được làm lễ baptise Thiên chúa
giáo.
Các giả thuyết khác
Ông
Nemtsov có tham gia vào một chiến dịch chống tham nhũng rất đình đám
tại Yaroslavl, một thị trấn thuộc tỉnh không xa Moscow lắm, và ông
cũng có một số cơ sở kinh doanh.
Ký
hợp đồng giết người vì các lý do làm ăn đã trở nên ít hơn tại Moscow
trong thời ông Vladimir Putin nắm quyền, nhưng không phải là không có.
Tuy
nhiên, những kẻ giết người sẽ gặp rủi ro to lớn khi tấn công Nemtsov
tại một trong những nơi được canh gác cẩn mật nhất tại Moscow.
Đời
sống tình ái của chính trị gia vừa thiệt mạng ra sao? Ngay cả những
người ủng hộ ông nhiệt thành cũng phải dùng từ "sát gái" khi nói về
ông.
Tuy
nhiên, cô người mẫu người Ukraine chỉ bằng nửa tuổi ông (ông năm nay 55
tuổi) đi cùng khi ông bị bắn chết đêm hôm thứ Sáu thì không nói được gì
nhiều về vụ tấn công.
Anna
Durytska, người không hề hấn gì trong vụ việc, nói cô không nhìn thấy
hung thủ vốn tấn công từ phía sau. Tất cả những gì cô nhìn thấy, cô nói,
là một chiếc xe hơi màu đỏ tươi phóng vọt đi vào bóng đêm.
*****
0 comments:
Post a Comment