Sunday, December 7, 2014

Đập Trứng tại Hồng Kông




Lãnh tụ sinh viên Joshua Wong, người đang tuyệt thực, ngồi cạnh nước đóng chai trong mốt cái lều bên ngoài trụ sở chính phủ tại Hồng Kông. (BOBBY YIP, ảnh Reuters)
Chicago Tribune - Dec 3, 2014

Ở lứa tuổi 18, Joshua Wong là một nhân vật đáng chú ý trong lịch sử Hồng Kông. Cậu là một nhà lãnh đạo biểu tình với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thách thức quy luật của chính phủ Trung Quốc. Số năm kinh nghiệm ? Vâng, cậu đã bắt đầu sự nghiệp hoạt động chính trị trong trường trung học.
Wong đã bị bắt tuần trước, rồi được thả ra, vì vai trò của cậu là một nhà tổ chức các cuộc xuống đường tại Hồng Kông. Vấn đề là việc Bắc Kinh kiểm soát các cuộc bầu cử địa phương. Wong đã bị bắt giữ đánh đập và lục soát cơ thể bởi cảnh sát khi chính quyền thất vọng giải tán đám đông tại một địa điểm biểu tình



Giáo sư Benny Tai, giáo sư Chan Kin-man, Hồng y Joseph Zen và linh mục Chu Yiu-ming tiến về sở Cảnh Sát Trung Ương trước khi tự ý nộp mình cho Cảnh Sát Hong Kong vào ngày thứ Tư. (Bobby Yip, Reuters)
Chỉ trong vài ngày, Wong đã trở lại đường phố với các lãnh tụ sinh viên khác và hàng trăm người theo, đe dọa ngăn chặn các văn phòng chính phủ Hồng Kông mở cửa. Nỗ lực đó đã bị đẩy lùi.
Wong và hai người biểu tình khác lại bắt đầu một cuộc tuyệt thực, nhưng than ôi, có vẻ như một động thái tuyệt vọng để nhen nhúm lại một phong trào đã làm choáng váng Trung Quốc với sự tàn bạo của nó nhưng đang hết hơi. Hôm thứ Tư, ba người sáng lập của phong trào Chiếm Trung Ương, những người đã từ lâu vượt qua những ngày sinh viên của mình, lặng lẽ đầu hàng với cảnh sát và, cũng lặng lẽ như thế, được thả ra. Nhà chức trách thậm chí không quan tâm đến việc bắt giữ.



Loại xung đột này không xảy ra mỗi ngày tại Hồng Kông. Không có truyền thống vận động dân chủ tại thuộc địa cũ này của Anh. Trung Quốc là chế độ có quyền tối thượng, ít có kiên nhẫn đối với sự bất đồng chính kiến. Theo thiết kế và nhu cầu thì hoạt động của Hồng Kông phải tập trung vào kinh doanh, chứ không phải đấu tranh cho quyền lợi.
Anh Quốc đã đưa vào Hồng Kông chế độ bầu cử lập pháp địa phương vào năm 1985 trong lúc họ chuẩn bị nhường lại Hồng Kông cho Trung Quốc. Bằng việc bàn giao vào năm 1997, các quy tắc được đặt ra để cho phép đúng lúc sự bầu cử trực tiếp vị chủ tịch hành pháp. Phần còn lại của thế giới cũng đang thay đổi với nền dân chủ vững chắc ở những nơi như Indonesia và Đài Loan.
Tất nhiên Trung Quốc không thích thú với điều đó. Cuộc tranh chấp với những người biểu tình là về một lối giải thích của Luật Cơ bản của Hồng Kông. Trung Quốc sẽ cho phép bầu cử trực tiếp để bầu ra chủ tịch hành pháp vào năm 2017, nhưng các ứng cử viên phải được xem xét kỹ lưỡng bởi một ủy ban đề cử do Bắc Kinh kiểm soát. Những người biểu tình muốn cử tri Hồng Kông tự do lựa chọn người lãnh đạo tiếp theo.
Nếu đặt phong trào phản kháng này trên Trung Quốc Đại Lục thì nó sẽ bị chấm dứt ngay khi nó vừa bắt đầu, nhưng Hồng Kông nằm trong một tình huống độc đáo. Nó là một thành phố có tính toàn cầu với các mối ràng buộc văn hóa giới hạn vớiTrung Quốc và có đủ quyền chính trị tự trị để cho người dân giận dữ một tiếng nói. Cho đến một điểm nào đó.
Khi cảnh sát phản ứng quá đà đối với các cuộc biểu tình trong tháng Chín bằng cách sử dụng hơi cay và xịt nước cay vào sinh viên, 100,000 người đã ra mặt hỗ trợ cho các cuộc biểu tình. Nhưng bây giờ hầu như tất cả mọi người đã đi làm trở lại.
Tình hình đã rời bỏ các sinh viên, mà nhũng người dẫn đầu là giống như Joshua Wong vậy.



Wong đầu tiên nổi bật trong năm 2012 ở tuổi 15 dáng gầy còm, như là một người đồng sáng lập một nhóm phản đối kế hoạch của Bắc Kinh yêu cầu giảng dạy về lòng yêu nước Trung Quốc trong các trường học. Một giáo trình bôi trắng lịch sử. Nhóm của Wong đã có 100.000 người xuống đường phản đối, và, không ngờ, đã chiến thắng. Bây giờ cậu trở lại, một lần nữa đứng đầu một nhóm đưa được hàng ngàn người xuống đường.
Nếu đây không phải là công việc nghiêm trọng như vậy, thì nó cũng sẽ thú vị để suy đoán những gì mà các nhà lãnh đạo của Trung Quốc sẽ nghĩ về anh Wong này, một người trông giống như một cậu học sinh trung học và thích trích dẫn lời của Haruki Murakami, nhà tiểu thuyết khiêu khích Nhật Bản. Chắc chắn, họ bối rối và tức giận. Cơn ác mộng của Bắc Kinh là các cuộc biểu tình xuống đường sẽ biến thành một cuộc nổi dậy của chủ nghĩa vì dân rộng lớn.
Có vẻ như điều đó sẽ không xảy ra. Cho dù nó có xảy ra hay không, thì hãy trao ra một bàn tay giúp đở cho các lãnh tụ sinh viên, những người đã vằ đang mạo hiểm sư tự do và an toàn của họ để bảo vệ các nguyên tắc của nền dân chủ và bầu cử tự do.
Để trich dẫn lời của Murakami về chiến đấu chống sự áp bức: "Nếu có một bức tường cao và cứng và một quả trứng đập vào nó, cho dù bức tường có đúng hoặc quả trứng có sai thế nào đi nữa, tôi cũng sẽ đứng về phía quả trứng."



Tôi sẽ đứng về phe của trứng mõng
Điều đó đã mang ý nghĩa sâu sắc tại Hồng Kông. Một tác phẩm nghệ thuật đã được dựng lên tại một địa điểm biểu tình thể hiện một đống trứng trước một bức tường. Một ngôi sao nhạc pop Hồng Kông trong mùa hè này đã sáng tác một bài hát gọi là "Trứng và con Cừu," trong đó lời nhạc là "đừng bao giờ bỏ cuộc / hoặc bạn sẽ cúi đầu như một con cừu trắng."
Bài hát đã bị cấm ở Trung Quốc.

Chicago Tribune

0 comments:

Powered By Blogger