Trong thời đại truyền thông tin học, tuyên truyền dối gạt xấu che, tốt khoe của CS có người tưởng đâu không còn tác dụng nữa. Không hẳn như thế. Hai nghiên cứu điển hình sau đây cho thấy ngược lại. Như CS nói láo một điều riết rồi thiên hạ cũng tin và dấu kín một chuyện lớn sẽ thành một vấn đề nhỏ.
Chuyện thứ nhứt là sách lược tuyên truyền thần tượng hoá Mao Trạch Đông của TC có tác dụng. Báo Pháp La Croix có một bài viết 3 trang nhơn khi TC chuẩn bị kỷ niệm sinh nhựt 120 tuổi của Mao vào ngày 26/12. Đây là một nhân vật ác với dân, độc với đồng chí, giết hàng mấy chục triệu đồng bào người theo sách sử trung thực. Nhưng Đảng CS Trung Quốc thần thánh hoá và tôn thờ như một đấng cứu nguy quốc gia dân tộc, riết rồi người dân cũng tin theo.
Cái kiểu tuyên truyền này là gương mẩu đối với CS nói chung. CS Nga áp dụng cho Lenine, cho Staline; CS Triều Tiên áp dụng cho Kim nhựt Thành, Kim Jung Il, CSVN cho Hồ chí Minh. Tất cả đều xây lăng mộ, ướp xác trưng bày, treo hình ở công trường, bắt dân treo hình trong nhà. Sách báo từ lich sử, giáo duc, văn học, v.v… đều ca ngợi, thần thánh hoá lãnh tụ này tận mây xanh. Và Đảng Nhà Nước CS cũng sống trên tư tưởng và xác chết của những thẩn tượng này..
Theo tường thuật của phóng viên báo La Croix về thăm lại quê hương của Mao Trạch Đông tại làng Thiếu Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, người Trung Quốc đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi sếp hàng rồng rắn chờ tứ hai đến ba giờ vào thăm trang trại, nơi mà Mao Trạch Đông đã sinh ra và lớn lên. Họ là những người Trung Hoa tiêu biểu coi Mao Trạch Đông là “hiện thân của nền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Đảng CS biến ngôi nhà của Ông thành một danh lam thắng cảnh, một cổ tích liệt hạng mà người Trung Hoa tôn kính, đến đổi có lịnh cấm không được chụp hình dù đây là một địa điểm du lịch.
Nhà nước làm đường sá khang trang rất tiện lợi cho việc đi lại. Đồ lưu niệm về Mao trạch Đông trở thành một kỹ nghệ hốt bạc.
Phỏng vấn một số người, nhà báo nhận thấy it ai biết Mao Trạch Đông là người đã ra lịnh tập thể hoá nông nghiệp gây ra nạn đói năm 1960 đã làm 30 triệu người chết. Ít ai biết cuộc cách mạng văn hoá 10 năm (1966 đến 1976) mà Ông chủ xướng giết hàng chục triệu người và bỏ tù đến chết con số còn cao hơn thế.
Nhưng đa số nói Mao trach Đông là hiện thân của nền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tính chung thì 70% dân số TQ chỉ biết Mao Trach Đong qua sách vở của Đảng Nhà Nước, tức là cái tốt, cái tich cực của Mao do Đảng đã tô lục chuốt hồng để tuyên truyền trong dân chúng.
Lý giải nhà báo lấy câu trả lời của một cô sinh viên nói với nhà báo: “Chúng tôi biết là chính phủ đang vẽ truyện nhưng chúng tôi không có phương tiện để tìm ra sự thật.”
Còn một lý giải thứ hai thưòng xảy ra trong chế độ CS. Đó là người dân không dám nói thật vì sợ công an mật vụ tai vách mạch rừng và sợ trả lời cho báo chí ngoại quốc, rất nhiều người bị rắc rối, phiền phức khi trả lời cho truyền thông ngoại quốc
Chuyện thứ hai là dấu kín cuộc đấu tranh của người Tây Tạng, Duy ngô nhĩ nên thế giới gần như và mỉa mai thay báo chí quốc tế tỏ ra vô cảm với các vụ tự thiêu và cảm tử của hai dân tộc thiều số đất nước bị TC thôn tính và Hán hoá này.
Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc mới đây mở một cuộc nghiên cứu điển hình, ra một báo cáo cho biết thực sự khu vực tự trị của người Tây Tạng gần đây đang bất ổn. Nhưng truyền thông quốc tế ít để mắt tới vì TC dấu kín như bưng. Điễn hình là ở quận Driru, có nhiều cuộc biểu tình, nhưng lực lượng an ninh của TC làm đủ mọi cách đề bịt kín, không cho tiếng đồn đi xa và lan qua các nơi khác. Ông Steve Marshall, cố vấn cấp cao của ủy ban và là giám đốc của chương trình dữ liệu về tù nhân, nói rằng nhà cầm quyền Trung Quốc xem Driru và hai quận lân cận (Sog và Drachen) là “những điểm nóng.” Ông nói:”Trong quan điểm của họ, nếu tôi nói một cách bóng gió, là một đốm lửa ở xa. Thế nhưng họ không muốn đốm lửa ở xa đó lan rộng ra, chẳng hạn như tới Lhasa, là khu vực rất lớn và quan trọng”.
Driru là khu vực có ít nhất 4 người Tây Tạng đã tự thiêu trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận có vụ tự thiêu nào ở quận này.
Kể từ năm 2009, hơn 120 người Tây Tạng đã tự thiêu để yêu cầu cho phép Đức Ðạt Lai Lạt Ma trở về và để đòi tự do cho dân Tây Tạng nhưng chưa đánh động được nhân dân và chánh quyền chính trực trên thế giới vì TC bưng bít tin tức hay làm thiên lệch, chệch hướng sự việc.
Còn người Duy ngô nhĩ ở Tân Cương gốc Đạo Hồi của nước Cộng Hoà Turkestan bị TC thôn tính sáp nhập làm thành tỉnh Tân Cương của TQ, đã đấu tranh bạo động, có máu, nước mắt, mồ hôi rất lâu rồi, nhưng chưa đánh động được lương tâm Nhân Loại cũng vị bị TC áp dụng sách lược bưng bít tin tức. Có lẽ vì vậy mà người Duy ngô nhĩ gần đây đổi chiến thuật, tấn công TC ngay tại Bắc Kinh, tại Thiên An Môn, biểu tượng quyền lực của TC và tại văn phòng Tỉnh Uỷ Đảng CS của TC.
Ba và sau cùng, tuy tiến bộ khoa học kỹ thuật tin học giúp thông tin nghị luận đi nhanh như ánh sáng, giúp con người có thể chia xẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau. Nhưng trong chế độ CS, truyền thông truyền thống do Đảng Nhà Nước CS nắm chặt, dùng làm vũ khí tuyên truyền cho họ. Còn truyền thông ngoài luồn như blog, paltalk, trang mạng xã hộ, v.v… do những phát minh khoa học sáng chế ra, thì CS làm đủ thứ chuyện để kiềm soát như ban hành lịnh cấm, lập tường lửa, khóa kín, thêm công an mạng kề cả đặt điều kiện cho các công ty siêu quốc gia cung ứng dịch vụ Internet muốn làm ăn trong chế độ CS phải mật báo những ai đi vào vùng CS cấm kỵ, v.v…
Thành ra người ta thấy số người dân bị CS bắt bớ giam cầm về tội CS gọi là tuyên truyền chống phá nhà nước ngày càng đông và số công an mạng và tuyên truyền viên miệng mà CS tuyển dụng vào để kiểm soát trang mạng, phản tuyên truyển trên mạng ngày càng nhiều.
Cho nên không nên lạc quan cho rằng truyền thông ngoài luồn của công dân mạng, làng dân báo của người dân sẽ có thể vô hiệu hoá truyên truyền của CS. Để những người yêu sự thật, yêu tự do, phải cố gắng hơn nữa trong công cuộc đấu tranh với thế lực phản động, phản tiến hoá là CS mà tuyên truyền đối với họ là một vũ khí dân vận, địch vận, quốc tế vận./.
0 comments:
Post a Comment