Tác giả :Vi Anh
Kiến thức là sức mạnh. Ý đã rành, lòng đã rõ, người dân Việt đã hết sợ
bóng, sợ vía con ngáo ộp CS nữa rồi. CS không thể dùng xảo thuật tuyên
truyền dối gạt dân chúng nữa và cũng không thể dùng khủng bố đen, trắng,
xám để củng cố tuyên truyền dối trá để mị dân, trị dân như trước đây
nữa. Điếu này có thế thấy rõ qua việc CSVN tưởng bở mở chiến dịch yêu
cầu người dân góp ý về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng CS không ngờ
người dân tương kế tựu kế mở chiến dịch đòi bỏ điều 4 hiến pháp về độc
quyền lãnh đạo của Đảng CSVN. Đòi hỏi này của người dân là một điều CS
quyết liệt cấm kỵ từ trước tới giờ vì đó là một tử huyệt của Đảng CS,
một mạo nhận, một sang đoạt quyền làm chủ đất nước của người dân — một
cách phi lý và vô đạo lý.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại Tin Học đứng về phía người
dân Việt, giải thoát Con Người ra khỏi sự dối gạt, kềm kẹp và tuyên
truyển dối trá. Người dân dùng sức mạnh của kiến thức và vũ khí tin học
như gậy ông đập lưng ông, làm CS kẹt cứng, đau điếng.
Từ 72 nhân sĩ tung ra kiến nghị trong mấy ngày có 6000 người dân ký
tên đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp. Đến một giáo hội, Hội Đồng Giám Mục Công
Giáo VN, gởi văn thư đòi bỏ cũng dòi bỏ. Rồi đến Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhứt chính Tăng Thống Hoà Thượng Thích Quảng Độ và giáo hội
Phật Giáo Hoà Hảo, Hội Trưởng Trung Ương Lê quang Liêm cũng ra văn thư
đòi bỏ điều 4.
Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng mất bình tĩnh, bối rối tuyên bố đòi bỏ
điều 4 là suy thoái đạo đức. Nhà báo Nguyễn đức Kiên kê tủ đứng vào
miệng TBT Trọng, bảo người cầm đầu đảng CSVN nói tầm bậy, tầm bạ, nói
quàng nói xiêng, vô thẫm quyền. Rõ ràng một phong trào đòi bỏ điều 4
hiến pháp dâng lên như triểu dâng thác đổ chống CS trên không gian tin
học của VN.
Phong trào này cho thấy dù do hoàn cảnh sống trong chế độ do CS toàn
quyền thống trị, ngươi dân VN phải uốn mình qua ngỏ hẹp, phải tương kế
tựu kế trong chiến thuật đấu tranh, bám thắc lưng địch mà đấu, lợi dụng
sơ hở, lổ trống của cả rừng luật pháp hữu danh vô thực của CS mà đấu.
Phong trào này cũng chứng tỏ người dân VN đã quá rành CS rồi, “không
nghe những gì CS nói mà nhìn những gi CS làm”, hết bị CS truyên truyền
dối gạt rồi, hết sợ CS khủng bố để củng cố tuyên truyền dối gạt của CS
nữa. Người dân đã đứng lên giành lại quyền sống và quyền làm chủ đất
nước của mình.
Trong khi đó, CSVN vẫn cố lì, cãi chày cãi cối, bám quyền hành một
cách phi lý và vô đạo lý. CS vẫn không thay đổi, vẫn “trước sau như một”
không chấp nhận mọi hình thức, ý nguyện thay đổi của người dân. CS đều
gạt phăng và trả thú, trả oán từ dân ý nhẹ như từ góp ý, yêu cầu, kiến
nghị đến cải cách, cải tổ, từ khiếu kiện tập thể đến biểu tình bất bạo
động. Qua thái độ và hành động cố lì, phản tiến hoá đó, Đảng Nhà Nước CS
đã biến dân thành địch.
CS Hà nội quơ đũa cả nắm, biến người Việt trong hay ngoài nước nào
không theo ý Đảng là kẻ thù của Đảng, là “lực lượng thù địch” theo thuật
ngữ chánh trị của CS.
Vấn đề đặt ra là tại sao CS Hà nội “kênh” dữ vậy đối với đồng bào
người Việt đấu tranh cho tự do dân quyền và chủ quyền quốc gia, trong
khi “xìu” gần như bất động, thông đồng với TC xâm lăng. Câu trả lời có
thể thấy qua thái độ của CS Hà nội: CS Hà nội đang sợ dân chúng đào
thải, lật đổ hơn sợ TC xâm lăng.
Phân tích hiện tình cho thấy CS Hà nội bị chống đối từ ngoài đến
trong và ngược lại từ trong ra ngoài. Chưa bao giờ Đảng Nhà nước bị
chống đối như bây giờ. Ngoài Đảng, dân chống CS bất công, tham nhũng,
độc tài, áp bức, bóc lột. Chống đối đã thành phong trào từ Bắc chí Nam,
từ thành thị đến nông thôn. Công nhân ở thành thị biểu tình, đình công,
lãng công đòi tăng lương, cải thiện điều kiễn làm việc. Nông dân chống
đối đất đai, ruộng vườn bị CS cướp, đảng nhà nước qui hoạch trả rẻ như
cướp giựt.
Trong Đảng số đảng viên lão thành, hưu trí chống những người nắm đảng
quyền và công quyền. Những người này hưu trí ra sống sát dân nên thấy
dân quá khổ, ngược với lý tưởng mà họ vào đảng, thấy Đảng càng ngày càng
trở nên phương tiện làm giàu của một số người. Còn lớp trẻ trong đó có
những người trí thức chuyên môn, muốn làm giàu được Đảng cho gia nhập
Đảng, mong tạo một dòng máu mới cho Đảng.. Nhưng người này có dịp đi
ngoại quốc và giao tiếp trực tiếp được với làn sóng tự do, dân chủ tìm
cách ảnh hưởng những đảng viên quyền thế và số quan liêu một là đổi mới
hơn nữa vì quyền lợi làm ăn của họ, hai là tạo thanh thế để tiến thân,
không chấp nhận mấy ông lão làng ngồi lì một chỗ cản bước tiến của họ.
Nên những người này dùng những lề lối dân chủ nội bộ của Đảng để thúc
giục cải tổ. Bên Trung Quốc họ lợi dụng việc bầu cử xã ấp để cải tổ hạ
tầng cơ sở dân chủ hơn.
Trong chánh quyền họ lợi dụng căn bản chánh quyền nhân dân như ủy bản
nhân dân để dân chủ hoá chánh quyền. Dân chúng thì lợi dụng luật pháp,
hiến pháp trên danh nghĩa dân chủ nhưng hữu danh vô thực để đòi thực
hiện.
Đảng bị nứt ra làm đôi, làm ba vì quyền lợi của cán bộ đảng viên
trung ương và địa phương. Đó là một vấn đề lớn của Đảng CS ở TQ và VN.
Nhiều chính sách dân sinh và xã hội của trung ương xuống địa phương bị
cán bộ đảng viên biến lịnh thành lạc. Như chính sách nông thôn hài hoà
của Bắc Kinh bị địa phương bằng mặt không bằng lòng, họ không thực hiện
hay chỉ thực hiện khi phú hợp với quyền lợi của cán bộ đảng viên và địa
phương thôi.
Các cuộc cánh mạng trong thề giới Á rập cho thấy độc tài khó mà tồn
tại trong thời đại kinh tế tự do toàn cầu và xu thế dân chủ của Nhân
Loại. Bất công xã hội và bất mãn đối với nhà cầm quyền trong các chế độ
độc tài CS đã cao hơn ở các chế độ độc tài Bắc Phi và Trung Đông. Độc
tài CS là độc đài đảng trị toàn diện. Mà chính cái đảng độc tài ấy bây
giờ cũng rệu rã. Không có chủ nghĩa đủ lôi cuốn, một nhân vật đủ uy lực
và vũ lực để sấp xếp những xung đột nội bộ – dù tàn ác nhứt như Hồ chí
Minh ở VNCS và Mao Trạch Đông ơ TQ CS khi CS mới cướp được chánh quyền
lá lúc khó khăn như khi suy bại, suy tàn.
Trong khí đó ánh sáng tự do, dân chủ từ bên ngoài này càng tràn vào
hai chế độ độc tài bưng bít tối tăm ấy. Những giá trị chánh trị nhân
bản, khai phóng của văn minh Nhân Loại đang “diễn biến hoà bình” người
dân và “chuyển hoá” một phần cán bộ đảng viên. Chánh quyền các nước tự
do dân chủ qua con đường kinh tế tựdo ngày này qua ngày nọ bằng cách này
hay cách khác làm cho những lãnh tụ CS tập đọc lại “Khế Ước Xã hội” của
Rousseau và “Tinh Lý Pháp Luật” của Montesquieu.
Bộ Chánh Trị của Đảng CS muốn mở kinh tế mà khoá chặt chánh trị,
nhưng không ngăn cản được. Càng trấn áp chánh trị càng làm cho bất mãn
của dân chúng và của một số đảng viên cấp tiến và thức tĩnh vùng lên.
Đảng Nhà Nước CS đang đứng trước một tình thế hoăc đổi thay hay bị đào
thải. Đổi thay theo thế nước, lòng dân thì hoạ may có thể “hạ cánh an
toàn” cùng trở lại sống với nhân dân đồng bào. Nếu không thì sẽ rơi vào
hoàn cảnh của kẻ ác. “Thiện, ác đáo đầu chung hữu báo; Cao phi, viễn tẫu
giả nan tàng.”./.
0 comments:
Post a Comment