Đến
Việt Nam, một trong những hình ảnh nhìn thấy đầu tiên đó là các quán
vỉa hè. Đâu đâu cũng dễ dàng tìm thấy các quán ăn với ghế nhựa, bàn nhựa
và nấu ăn ngay tại chỗ. Những điều đó sẽ là thú vị vô cùng, nếu như
việc vệ sinh ăn uống ở nhiều nơi được đảm bảo, nhưng rất ít quán có thể
làm được điều này. Khi nói về chủ đề ăn uống dễ gây bệnh ở Việt Nam hiện
nay, anh Adam (người Pháp, hiện đang làm quản lý cho một nhà hàng Pháp
tại khu vực quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngay lập tức liền ví von: Ăn thức ăn
đường phố ở Hà Nội nhiều món lạ, ngon, quả thực là một sự liều lĩnh.
Adam kể về lần đi ăn phở cuốn ở gần hồ Trúc Bạch cách đây hơn một
năm. Đây được cho là đặc sản của Hà Nội. Và sau lần ăn đó, Adam tái mặt.
Ban đầu anh rất háo hức vì người bạn Việt Nam nói rằng món này đã có từ
lâu đời. Lại là món tủ của những người sống ở khu vực sành sỏi nhất Hà
Nội. Adam nói rằng rất muốn thử, và sau khi đi ăn còn lên mạng gõ từ:
pho cuon… để xem nó thế nào. Nhưng sau khi nhìn thấy cách người ta chế
biến nó, anh không dám ăn tiếp…Ở Việt Nam rau thường được rửa với nước
không được sạch.
Thời tiết thì lúc quá lạnh như ở Hà Nội làm cho người làm bếp lười
chạm vào nước, còn trong Saigon thì vào mùa nóng, những người đầu bếp
mình trần, mồ hôi như tắm liên tục xào nấu. Một trong những điều kinh
hoàng của các quán ăn nhỏ ở Việt Nam là nhà vệ sinh không sạch sẽ, lại
đặt sát bên nhà bếp. Anh chàng Tây này tả rằng khi anh xin đi vệ sinh
trong quán, anh thấy nơi nhà bếp ướt sũng nước… Adam kể lại và kết luận
rằng nên học cách làm phở cuốn đãi bạn để thay cho việc phải đến bất kỳ
một quán ăn nào. Đây không phải là chuyện duy nhất mà người nước ngoài
trải nghiệm trong quá trình sinh hoạt, ăn uống trong nước hiện nay.
Nhiều khách du lịch cũng cho biết rằng họ rất ngạc nhiên với việc
hàng ăn ở Hà Nội được bày bán ở khắp mọi nơi, kể cả nơi gần cống thoát
nước, và người bán hàng vừa bốc thức ăn vừa rửa bát trong một cái chậu
nhỏ và dù có bán ở nơi không mấy sạch sẽ nhưng người ăn vẫn rất là đông.
Những khách du lịch sành sỏi thì còn nói với nhau một kinh nghiệm rằng
dù các nhà hàng có dán tờ chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm trước
cửa thì cũng không có khác biệt gì, thậm chí người Việt cũng không quan
tâm đến tờ giấy đó. Tuy đã sinh sống ở Hà Nội 3 năm và đã quen nhiều với
nếp sinh hoạt, ăn uống của người dân nơi đây, song Alain vẫn nhún vai
cho biết anh chưa thể quen được với hình ảnh ngồi ăn ở cạnh cống thoát
nước ngập đầy cái mùi khó quên của cái xứ nóng nầy.SBTN
0 comments:
Post a Comment