Hôm
qua đến bệnh viện thăm thầy – (cựu giáo sư đại học Văn khoa SàiGòn)
tuổi ngoài 70 tai biến não nhẹ, sau hàn huyên thăm hỏi sức khoẻ kính
biếu chút quà, trước khi ra về tôi cười vui tũm tĩm ghé tai nói nhỏ cùng
thầy : “ Thầy tiên đoán linh nghiệm như sấm Trạng Trình ! ” thầy hỏi :
Chuyện gì ? – Tôi nhắc lại : Cách nay năm năm (2007) khi đọc thấy tin 16
vị khoa bảng tên tuổi gồm những nhà nghiên cứu, khoa học,giáo sư kỳ cựu
nổi tiếng trong viện Nghiên Cứu Phát triển “IDS” một tổ chức “mở” độc
lập, phi lợi nhuận vì sự phát triển của Quốc Gia, phải tự ký tên công bố
“giải thể” trước đồng bào nhân dân mình để phản đối Quyết định 97 của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “ yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương
thực hiện Quyết định xử lý “thích hợp, đúng quy định” đối với việc Viện
Nghiên cứu Phát triển (IDS) đã phản biện một số chủ trương chính sách
của đảng và nhà nước” . Thầy lắt đầu nói như tiên đoán : “ Kẻ
chủ trương ký cái công văn này,tri thức chắc không hơn phường giá áo
túi cơm, nếu làm quan, tương lai không “đoản hậu hoạn lộ” thì không khéo
thân cũng bại mà danh cũng liệt ” thực tế giờ đây thì gần đúng , phải không thầy ? – Bắt tay tạm biệt, thầy từ tốn :
“
thấp thoáng thầy có biết, nhưng nếu
đúng- cái giá phải trả đâu chỉ duy nhất cho cá nhân ấy mà di lụy nó còn
kéo theo gần 90 triệu con người, có cả gia đình thầy trò mình khổ lây
trong những tháng ngày sắp tới ….” Câu nói sau cùng của thầy như có vị đắng lẽo đẽo theo tôi về tới tận nhà .
Quả là lời thầy không sai,nếu tổng hợp các sự kiện có các dữ liệu chi
tiết từ nhiều nguồn chính thống hay dự đoán phân tích của các chuyên
gia chuyên nghiệp liên quan, rất “logíc” sát sườn thực tế bối cảnh chính
trị kinh tế tài chính xã hội Việt Nam hiện tại và trong tầm nhìn tương
lai gần, khiến bất cứ ai, những người dân Việt, đang vật lộn với chén
cơm manh áo nếu quan tâm đều phải thấp thỏm bấn loạn “nổi da gà” vì bất
an.
Như những trần mây “áp thấp” mang một màu xám xịt nặng nề lượn lờ
trên mọi mái nhà đồng bào nhân dân chúng ta hứa hẹn một cơn cuồng phong
hay bão tố kinh tế tài chính mà cấp độ của nó khó ai tiên đoán trước,
nhưng chắc chắn sẽ đến, thời gian không xa lắm mà không phụ thuộc vào
trận chiến hiện nay của “cung Vua” với “phủ Chúa” dù cuối cùng có tỷ số
hay là hòa .
Bởi vì với “bão tố” hình thành thì Vua “củ” hay Chúa “mới” cũng chỉ là
con người, giỏi lắm là làm giảm chút ít thiệt hại chứ chống chọi hoá
giải nó là điều không thể – Chúng ta thử nhận diện những “cơn gió” nào
mà 6 năm qua dưới tài “ hô phong hoán vũ” từ phủ Chúa có sự lãnh đạo của
“đảng” trong cung Vua dưới cái “mác” kinh tế thị trường định hướng
XHCN/CS đã tích lũy những “tinh hoa” gì để hôm nay hội tụ như sắp thành
bão tố kinh tế tài chính đe dọa xã hội Việt Nam mà đại bộ phận nhân dân
vốn dĩ còn rất nghèo so khu vực Asean và Châu Á .
Những cơn “gió độc” Ngân Hàng . Có thể cô đọng tất
cả nằm gọn trong lời phát biểu bộc trực công khai có trách nhiệm hiếm
thấy của TS Lê Xuân Nghĩa, (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài
chính Quốc gia) : “Mang tiếng là “đại gia ngân hàng” nhưng nếu tính
đồng, tính đủ, thẳng thắn ra chắc chắn nhiều “ đại gia” dù có bán hết
tài sản cũng không thể trả hết nợ tại các ngân hàng hiện nay – ông
Nghĩa không đắn đo để nói như vậy. Tình trạng “nợ xấu” và bị lũng đoạn
tại các ngân hàng, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia đả chỉ ra và báo
cáo lên thủ tướng chính phủ cách đây 2 năm. (báo Tiền Phong).
Nhưng tất cả đều “yên ắn” không biết có phải vì sự hiện diện lượn lờ đâu
đó của bóng hồng “Nguyễn Thanh Phượng” (Cuối năm 2010,đã tóm thâu nắm giữ gần như tuyệt đối ngân hàng Gia Định và đổi tên thành Ngân Hàng Bản Việt) Đặc
biệt cũng trong sự lũng đoạn này mà NH Phương Nam (nhỏ bé) lại thôn
tính được một Ngân hàng Sacombank (tầm cỡ khá lớn) và hiện nay Trầm Bê
cùng đồng sự là con cái lại đang tiếp tục khai thác Sacombank bằng
trò “ chuyển nhượng cổ phần ở những công ty không có giá trị một đồng
xu” cho Sacombank, để rút ruột 757 tỷ đồng của Sacombank giữa lúc ngân
khố nhà nước từ Thống Đốc Bình “tiếp máu” hàng ngàn tỷ đồng cho một số
ngân hàng đang thoi thóp. Rõ ràng những điều không bình thường đến kinh
ngạc ấy khiến TS Lê Xuân Nghĩa dù kiệm lời cũng phải bức xúc lên tiếng .
Sự việc đã là một thực tế chứ không còn dự báo , toàn bộ hệ thống các
Ngân Hàng ( Nhà Nước hay cổ phần tư nhân) lớn, nhỏ, hiện nay đều như con
bệnh “Ung Thư” di căn rất nặng mất hết “hồng cầu” (vốn sở hữu) đang
sống còn bằng “máu” là tiền vàng ký gửi (huy động từ khách hàng nhân
dân) và “nước biển” chi viện từ ngân khố nhà nước (cũng của nhân dân)
cho cái gọi là “tái cấu trúc ngân hàng ” lên đến con số hằng trăm ngàn
tỷ đồng mà từ hấp lực của nó làm cho các đại gia “mafia tài chính” và
giới chức cổ cồn cà vạt “đỏ”có chức quyền câu kết chằng chịt chòng chéo
từ cổ phần, cổ phiếu, sang qua sớt lại như “ảo thuật” rồi đồng thuận
chia nhau dưới dạng tham nhũng hối lộ, biến những mảnh giấy lộn thành
hàng ngàn tỷ đồng tài sản của nhân dân thành sở hữu của chính
mình, những kẻ tay trắng tự nhiên giàu lên rất nhanh, trở thành đại gia
mà mà không cần phải sản xuất-kinh doanh gì ?. ( bạn đọc nhiều người
biết rồi-kể hết ra đây tất cả những “chiêu thức” của các Ngân Hàng rất
dài và đọc rất mệt- chỉ biết rằng nếu truy cứu trách nhiệm đúng luật
hình sự, nhiều người trong số họ – lãnh đạo các ngân hàng – phải “dựa
cột” không phải một mà là vài lần, ví như “bầu Kiên và bộ sậu lãnh đạo
Ngân Hàng ACB bị bắt khởi tố mới đây )
Chút số liệu điển hình để chúng ta nghiệm suy rộng hơn : “…Tính đến
ngày 7-10-2011 số dư huy động vàng của ngân hàng ACB là 930.000 lượng
(tương đương 35 tấn), nhưng vàng tồn quỹ chỉ có 137.000 lượng…” (Cafef, 14/10/2011)
Giá vàng VN, do tính bằng tael, cao hơn giá thế giới 20% tính bằng troy
ounces. Hiện nay giá vàng thế giới là 1790 USD/ ounce, như vậy 1 tael
vàng VN giá 2150 USD. tính con số thâm hụt trên đây, thể hiện từ năm
ngoái, thì ACB bị thâm hụt 793.000 taels x 2150 USD/ tael = 1 tỉ 704
triệu 950 ngàn USD – nếu người dân cùng lúc vào lấy ra, hoặc ACB bị
thanh lý tài sản, thì hơn 1 tỷ USD để mua vàng về thanh toán cho dân ?
Thử nhân lên cho hơn 20 ngân hàng, tổ chức tín dụng đã mất sạch vốn
hiện nay, nếu quốc hữu hóa hay “tái cấu trúc” ? – để tránh nguy cơ sụp
đổ dây chuyền , Lấy đâu ra ? khoảng 20 tỷ USD để cứu rổi toàn ngành ngân
hàng khi dự trữ ngọai tệ cho toàn nền kinh tế cả nước chỉ vỏn vẹn 14 tỷ
USD ! (mới đây nghe nói là 20 tỷ ) ?.
Chính Phủ, nhà nước, sẽ phải in tiền thêm ra nếu muốn cứu hay quốc
hữu hoá các ngân hàng, khoảng 1 triệu tỉ đồng, tung vào thị trường ….Lạm
phát có thể biến toàn dân thành Triệu hay Tỷ phú ngay tức thời để
trong giấc ngũ ngài Thủ Tướng có thể gặp lại bóng ma của nhà thơ “thiên
tài” làm kinh tế Tố Hữu (người mà năm 1986 cũng cho in tiền tạo nên một
kỷ lục lạm phát giá lương thực tăng 700% ) hiện về bắt tay chúc mừng (mà
đây là cận cảnh của toàn hệ thống ngân hàng hiện nay )…Gõ đến đây là
muốn bủn rủn mười ngón rồi !
Gió độc nợ, từ nợ đến nợ – và cứ ù lì nợ – ai có lợi ?
Nợ xấu của các ngân hàng Quốc Doanh : Theo chính thức công bố của Thống đốc Bình nợ xấu 10% , còn
theo Fitch Rating chiết tính là 13% trên tổng dư nợ thì thực sự các
ngân hàng này đều đã hoàn toàn mất sạch vốn. Mỗi ngân hàng Tổng dư nợ
từ gấp 5 đến 8 lần của Vinashin . Tổng tài sản của các Ngân hàng Quốc
doanh 2.042.870 tỷ đồng trong đó của 04 ngân hàng “sừng sỏ” quốc doanh
là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank đã chiếm trên 1.350.000 tỷ
đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ có 111.372 tỷ đồng. ? .
- Nếu theo công bố của Chánh thanh tra nhà nước: Nợ
xấu chiếm 8.6% thì nợ xấu của các NH Quốc doanh sẽ là: 175.869 tỷ
đồng/111.372 tỷ đồng thì khối ngân hàng Quốc doanh đã hoàn toàn mất hết
vốn mà còn thâm hụt vào tiền của khách hàng nhân dân 64.479 tỷ đồng .
- Trường hợp theo trả lời của Thống đốc trước Quốc hội là 10% thì con số
nợ xấu sẽ là: 204.287 tỷ đồng, tương tự mất vốn và thâm thụt tiền gởi
của nhân dân 92.915 tỷ đồng .
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất
trong khu vực Đông Nam Á. Ngày 28/9/2012, Moody’s đã hạ mức xếp hạng tín
nhiệm nợ của Việt Nam xuống B2, ngang bằng với Campuchia và thấp hơn 5
bậc so với Indonesia. Đây cũng là lần hạ bậc đầu tiên kể từ năm 2010.
Việc Moody’s hạ mức xếp hạng Ngân hàng VN là dựa vào thự tế khách
quan, bởi nếu theo chuẩn mực Quốc Tế như Fitch đánh giá thì con số còn
cao hơn rất nhiều. Hàng loạt vụ án xảy ra do những sai phạm nghiêm
trọng, tại các NH Quốc Doanh khiến nợ xấu trở nên báo động. Đặc biệt
nghiêm trọng là bởi các ngân hàng này có tổng dư nợ quá cao, ít nhất từ 5
lần đến 10 lần so với vụ Vinashin và vì vậy nếu bị đổ bể dây chuyền thì
hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc khi không có một lượng tiền,vàng khổng lồ
chi trả cho khách hàng cùng lúc rút ra, mà nếu có nhà nước mở hầu bao
can thiệp chi viện “tốc hành” thì đó cũng đồng thời là lúc kích hoạt
“quả bom lạm phát” tùy theo lượng tiền phát hành mà mức độ công phá
nhiều hay ít hoặc gây nên hổn loạn thị trường xã hội .
Tuy nhiên trước các số “âm” nợ mà bất cứ nhà kinh doanh ngân hàng nào
nếu gặp phải cũng toát mồ hôi hột, nhưng họ – lãnh đạo những ngân hàng
quốc doanh – vẫn điềm nhiên như “vô sự” ? Họ có nhiều cách mà một trong
những chiêu đó là “mượn đầu heo nấu cháo” vỗ béo cho chính họ như trong
trường hợp này : Thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng và cũng vì mối lợi cá
nhân Ngân Hàng Bắc Hà đã cho Hoàng Anh Gia Lai vay lên đến 30.000 tỷ đồng và đã biến hóa khối nợ này bằng các thủ đoạn: đánh giá thẩm định các dự án bất động sản của Hoàng Anh Gia Lai tăng
cao hơn giá trị thật ít nhất 50% – đến 100%, sau đó giải quyết cho vay
80% giá trị thẩm định, trước mắt đã thấy ngay lợi nhuận từ các dự án mặc
dù đang xây dựng (đã có lợi nhuận 30 – 40% chia nhau). Khi thị
trường bất động sản đóng băng thì BIDV đã ‘Xiết nợ’ dự án bằng các
khoản vay mà thực chất Hoàng Anh Gia Lai không phải xây dựng để bán ra
ngoài mà chỉ để BIDV xiết nợ! Thành lập công ty con quản lý các tài sản
bất động sản này, khoanh lãi lại và sẽ chờ thị trường hồi phục bán ra và
đương nhiên sẽ vẫn có lợi nhuận theo sổ sách vì hoàn toàn không phải
trả lãi và khi đó có thể sẽ bán lại cho chính Hoàng Anh Gia Lai giá
thấp hơn thị trường để kiếm lợi tiếp . Và hơn thế nữa cũng vì lẽ này :
Theo Quyết định 43/KTTH-VP ngày 22/8/2011 của Thủ Tướng đã buộc Các
Ngân hàng Thương Mại và công ty tài chính Quốc Doanh : BIDV, Vietinbank,
Agribank, Vietcombank, Công ty tài chính dầu khí PVFC .. là những tổ
chức tài chính, tín dụng chủ sở hữu của nhà nước. Việc buộc các ngân
hàng này xoá nợ theo tổng cộng trên 15.000 tỷ đồng/ Tổng số toàn hệ
thống giai đoạn đầu đã xoá nợ 22.000 tỷ đồng cho Vinashin, rõ ràng là
một hình thức chiếm đoạt tài sản nhà nước – Nhân dân làm sao biết được
điều này khi báo chí lề đảng không được phép đưa tin – Và vì vậy cái từ
ngữ thơm tho “ tái cấu trúc Vinashin” không để bị phá sản thực chất là
gì nếu không phải “chia nhỏ,gán nợ và xoá nợ” tất cả bằng mồ hôi nước
mắt nhân dân ? thông qua các ngân hàng Quốc Doanh nên tất cả họ (các
ngân hàng này ) cứ điềm nhiên “phiêu lưu” mà bất kể hậu quả cho đến khi
không thể cứu vãn .
Đơn cử một điển hình từ hậu quả của Vinashin : Ngân hàng Habubank (HBB), đã chết “bất đắc kỳ tử” vì cho Vinashin vay .
Thống kê đầu năm 2012 cho thấy tổng số nợ phải trả của HBB là 33,122 tỷ đồng, trong đó đến 16% là nợ xấu ( khoảng 5300 tỷ đồng).
Trong khối nợ xấu này, có 3,345 tỷ đồng là tiền cho Tập đoàn đóng tàu
Vinashin vay (trong đó có 600 tỷ đồng là trái phiếu), số tiền này hầu
như mất trắng không đòi được mà nó về đâu thì chỉ có trời mới biết ! .
Số tiền này bằng 83% vốn điều lệ của Habubank, vượt xa mức 15% quy
định.Với số nợ xấu do cho Vinashin vay, HBB đã phải gánh 500 tỷ đồng lãi
suất huy động vốn.
Bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc HBB trong buổi họp ban lãnh đạo ngày
28/4/2012 đã phải thừa nhận sai lầm khi cho Vinashin vay trong bối cảnh
khối nợ xấu do Vinashin gây ra đã ảnh hưởng lớn đến ngân hàng, tăng cao
gánh nặng chi phí vốn.
Kế hoạch sát nhập giữa HBB và SHB được cho là một phần trong kế hoạch
giải quyết nợ Vinashin.Tổng giám đốc SHB, ông Đỗ Quang Hiển đã chấp
nhận thông qua phân bổ trích lập dự phòng rủi ro cho khoản vay và trái
phiếu Vinashin trong năm năm, mỗi năm 447,2 tỷ đồng.
Việc sát nhập với HBB cũng là một gánh nặng đối với SHB vì ngân hàng
này sẽ phải tốn thời gian xử lý lỗ của HBB bằng lợi nhuận làm ra, dẫn
đến việc cổ đông tạm thời sẽ không được chia cổ tức trong vòng hai đến
ba năm tới (chưa biết sự cố chưa có tiền lệ này này các cổ đông có chịu ngồi yên ?)
. Thành lập năm 1989, Habubank là ngân hàng cổ phần đầu tiên của Hà Nội
và là một trong những ngân hàng có thời gian hoạt động lâu năm, với
tuổi đời hơn hai thập kỷ, “vĩnh biệt” Habubank quả là điều tiếc nuối cho
niềm tự hào của cư dân HaNội – Chỉ một vài phát thảo hé mở thôi, di lụy
từ Vinashin nó đã nhức nhối đến như vậy so sánh với câu nói của ông
TBT/ Nguyễn Phú Trọng hơn một năm trước trong tư cách CT/QH trước mấy
trăm đại biểu QH của nhân dân, không hiểu sao ông có “can đảm” để tuyên
bố rằng : “ v/v Vinashin xét thấy chưa đến mức kỹ luật một ai” một câu
nói rất xứng đáng đi kèm theo tên con người mà không cần phải tạc vào
bia đá nhưng đồng bào chúng ta sẽ nhớ rât lâu .
Trên đây chỉ là một ít trong trong tổng số “núi nợ” tiềm ẩn hàng “triệu
tỷ” của các đại gia ngân hàng và công ty xí nghiệp quốc doanh mà người
dân chúng ta khó lòng biết được và thấy hết – Còn một thứ nợ “khủng”
nữa mà hậu quả nhản tiền ai cũng thấy đó là hơn 200.000 căn hộ các loại,
một số đã hoàn thiện số khác đang dỡ dang ,chủ yếu ở TP/HCM và HàNội mà
vốn xây dựng hầu hết đều vay từ các ngân hàng :
Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là
348.000 tỷ đồng. Cũng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, số nợ xấu
bất động sản tại các ngân hàng cao gấp 8 lần so với số liệu do chính
các ngân hàng này thông tin, cho đến gần đây hầu hết các ngân hàng vẫn
cố ém nhẹm con số dư nợ cho vay thực tế và kéo theo đó là tỷ lệ nợ xấu
mà đã trở nên nguy hiểm đối với họ. Không quá trái ngược với những đồn
đoán của dư luận giới đầu tư, ngân hàng BIDV đã trở thành “quán quân” về
dư nợ cho vay xây dựng – hơn 42.000 tỷ đồng. Tiếp theo đó là Ngân hàng
Vietinbank – 41.000 tỷ đồng. Cả hai ngân hàng này đều có tỷ lệ cho vay
bất động sản và xây dựng chiếm 14% trong tổng dư nợ. ACB và Sacombank
cũng nằm trong danh sách “top 10″. Trong một vài thông tin không chính
thức, công bố vào thời điểm cuối năm 2011 cho thấy nhiều khả năng vẫn
còn khoảng 1/3 số dư nợ không có địa chỉ rõ ràng. Từ quý IV năm ngoái
(2011) TS. Lê Xuân Nghĩa – khi đó là Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài
chính quốc gia, đã tuyên bố ngay cả ủy ban này và Ngân hàng Nhà nước đều
không nắm rõ được con số nợ xấu và dư nợ cho vay bất động sản thực tế
là bao nhiêu. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ít nhất hai lần yêu cầu
các ngân hàng báo cáo về hiện trạng nợ và nợ xấu bất động sản , nhưng
vẫn chưa có một con số cụ thể cuối cùng đưa ra mà chưa có ngân hàng nào
bị điểm mặt ? Thật khó lòng mà tin được lời Thống Đốc Bình “hàng ngàn tỷ
đồng rót xuống để (tái cấu trúc) cứu các ngân hàng yếu kém vừa qua là
dựa trên kết quả thanh tra giám sát” ?.
Thời gian gần đây lại xuất hiện một ước đoán từ giới chuyên gia ngân
hàng. Theo đó, có khả năng đến 50% nợ bất động sản và xây dựng này đang
có nhiều triển vọng trở thành nợ khó đòi. Cũng có nghĩa là một nửa trong
số nợ bất động sản có khả năng không cánh mà bay. 50%, tức khoảng
125.000 tỷ đồng, sẽ “biến mất” dưới nhiều hình thái từ con số dư nợ cho
vay bất động sản, có thể chiếm đến 36% con số dư nợ 348.000 tỷ đồng do
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố điều chỉnh.
Và nếu chiếu theo con số thực này cũng như khả năng không thể thu hồi
50% số nợ, có khả năng nào nợ xấu thực tế đối với bất động sản sẽ gấp
3,6 lần so với số liệu 10% đã báo cáo trước Quốc hội vào tháng 5/2012, ?
– Nếu đó là sự thật thì đúng là đáng báo động. ( Nguồn: Sự thật nợ
BĐS: “Rùng mình những con số” – Diễn đàn kinh tế VN) –
Gần như các dự án BĐS đều đang “đóng băng” nhưng hình thành từ vốn vay
nên hàng ngày, hàng tháng, vẫn chịu lãi suất là tất nhiên, có dự án tính
ra mỗi ngày mất đi một căn hộ do lãi suất, đề cập vấn đề này GSTS Vũ
Văn Hóa nói : Điều đó là đúng! Mỗi ngày mất một căn hộ tôi cho là ít,
với dự án lớn mất vài căn hộ mỗi ngày chứ không phải chỉ một. Bởi vì
hiện nay có tình trạng rất nhiều nhà đầu tư phải trốn chạy, tức là giải
tỏa bằng mọi cách. Có dự án hạ giá tới 10%-15% thậm chí tới 20%, hoặc có
những dự án xa trung tâm hạ giá tới 30% thậm chí 40 hoặc 50% như HAGL
mới đây nhưng người mua vẫn không hào hứng lắm, đây là cái giá mà nhà
đầu tư phải trả cho sự tính toán sai lầm ở tầm vĩ mô trên nhu cầu xã hội
trong thời gian vừa qua.
Khi đề cập đến vấn đề “ giải cứu của nhà nước” để tránh “bong bóng BĐS
nổ ra” ,theo GS Hoá : Chính phủ mặc dù có nguồn vốn lớn, nhưng dự trữ
ngân sách của Việt Nam rất hạn hẹp với thu nhập quốc dân bình thường một
năm chỉ trên dưới 120 tỷ USD mà còn đầu tư vào rất nhiều thứ, cho nên
để có một nguồn vốn lớn nhằm giải cứu các dự án bất động sản thì tôi cho
rằng không có khả năng. Cho nên các chủ đầu tư phải tự bương chải. Tôi
nghĩ là đã đến lúc rất nhiều doanh nghiệp phải tự phá sản, điều này là
bình thường trong một nền kinh tế thị trường .
Tuy nhiên nó “cực kỳ” không thể như bình thường khi xử lý “hậu phá
sản” trong thời điểm hiện nay . Bởi liệu có ngân hàng nào (hầu hết cũng
đang báo động phá sản) có gan chịu ôm khối BĐS thế chấp đang dỡ dang
hoặc đã hoàn thiện nhưng đang ế ẩm đóng băng giá hạ thê thảm như hiện
nay ? mà thời hạn “rã băng” còn mù mịt ? chưa nói tới lấy đâu ngân khoản
trả chênh lệnh cho con nợ (chủ đầu tư BĐS) sau khi cân đối ? rồi ngân
khoản nào để tái hoàn thiện nếu khối BĐS còn dỡ dang – và nếu hoàn thiện
rồi thì bán giá nào cho trôi ? và cho ai ? Gần như bế tắt hoàn toàn .
Nhiều người nói : Nợ BĐS và ngân hàng hiện nay bản chất vốn có của nó
là một dòng máu tốt lành luân lưu trong một phần của cơ thể quốc gia
khoẻ mạnh nhưng dưới bàn tay “chăm sóc” của một ông “ý tá vườn” chứ
không phải là bác sĩ “chuyên khoa”, thiếu kiến thức,dốt nghiệp vụ làm nó
vón cục trở thành một “cục máu đông” mà khả năng làm “rã đông” trả nó
về hiện trạng củ thì ông “y tá vườn” ấy là Bó Tay !
Dù hơi dài – Nhưng trên đây là góp nhặt nhận diện khái quát, chỉ mới
có hai, trong số nhiều làn “gió độc” có thể ảnh hưởng đến đời sống đồng
bào nhân dân chúng ta, mà nó tích luỹ từ nhiệm kỳ trước kéo tới nhiệm kỳ
sau của ngài Thủ Tướng tham quyền cố vị cứ muốn ngồi ghế “Tế Thế” nhưng
thiếu bằng cấp “Kinh Bang” –
Gõ một lần “điểm danh” cho đủ hết thì e rằng sẽ “bội thực” làm bạn
đọc có thể buồn nôn, thôi thì một ít khai quát cho chúng ta cùng có cái
nhìn cận cảnh hơn nổi “trầm luân” của đất nước mà có chút toan tính
“phòng bị” tránh thiệt hại nhiều cho riêng mình nếu cơn bão “lạm phát”
có tràn tới .
Hoàng Thanh Trúc
0 comments:
Post a Comment