Wednesday, July 11, 2012

Một phút suy tôn cho tình yêu: Thục Vy & Khánh Duy

Khi còn bé, rất bé đang học tiểu học. Mỗi lần đi họp chi bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng, ba tôi thường chở tôi theo…chơi!  Mới đầu lẻ loi, về sau nhiều phụ huynh cũng chở con theo, chúng tôi thành nhóm 7, 10, 15, vài mươi nhóc tì.
Người lớn họp trong phòng, chúng tôi chơi ở sân sau, phần đất này của Ty Y Tế Quảng Nam. Đám con gái chơi nhảy dây, đánh nẽ, con trai chơi bi, táng tiền kên… rồi ai đó gom chúng tôi lại, cho học lịch sử đảng, bày trò cắm trại hè, kể ra cũng vui vui, đám bạn tụi tui cũng mong sao “họp chi bộ” cho nhiều nhiều.
Trang lịch sử đảng, ngoài lãnh tụ Nguyễn Thái Học, chúng tôi còn biết hai cô rất trẻ: Cô Giang, cô Bắc, hai chị em ruột, cô Giang đang học lớp Nhất, (lớp 5 ngày nay) được ông Nguyễn Khắc Nhu giới thiệu vào đảng, nhờ sinh hoạt này, nãy sinh ra tình yêu giữa lãnh tụ Nguyễn Thái Học và cô Giang. vào một buổi chiều từ Phú Thọ về, hai người ghé vào Đền Hùng, với sự chứng kiến của nhiều đồng chí khác nữa, cả hai vào đền thờ Tổ để cùng thề hẹn… Theo nhà văn Nhượng Tống, đồng thời là một Ủy viên trong Việt Nam Quốc Dân Đảng trong buổi ấy, Cô Giang đã xin Nguyễn Thái Học giao cho một khẩu súng lục, và hứa rằng “nếu Học chẳng may chết vì nước, thì Giang cũng xin lấy khí giới này mà chết theo chồng!” Về sau cuộc khởi nghĩa không thành, Lãnh Tụ Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí bị tử hình, cô đã tự sát đúng như lời hứa.
Tự sát
Tờ mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc ngày nay) để lạy tạ cha mẹ chồng ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh, tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ “G” tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người. Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước chè xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục, Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào.
Khi học trang sử này, vì còn quá nhỏ, mãi đến nhiều năm sau tới lúc chớm yêu, thì mới biết tình yêu của họ thật thiêng liêng cao cả và cũng thật qúa lãng mạng. Đôi Thanh Niên này cùng sánh bước trên con đường cách mạng và đã gặp nhau tại điểm yêu nước, sau đó yêu nhau. Đền hùng còn kia, lời thề của họ còn vang rền núi sông.
Xưa kia kẻ thù của chúng ta là thực dân Pháp, thoạt tiên tấn công Đà Nẵng, sau đó như tằm ăn dâu, cuối cùng hoà ước Giáp Thân 1884 hay Patenôtre, đã trao toàn vẹn tổ quốc cho quân Pháp.
Ngày nay quân Tàu Cộng là kẻ thù của chúng ta, bọn Tàu chiếm nước bằng hình thức khác, như bỏ tiền mua đất lập phố, hoặc làng Tàu, khai thác quặng mỏ, thông qua “chính quyền” cắm cọc mốc “hợp pháp” ăn sâu vào lãnh thổ nước Việt Nam. Hoàng Trường Sa và lãnh hải quốc gia “chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” có văn bản dâng hiến “đàng hoàng”. Bởi vậy ai chống quân Tàu xâm lược, tức là chống đảng, chống nhà cầm quyền Cộng Sản.
Thỉnh thoảng nhà cầm quyền có lên tiếng “chống”, nhưng cũng thì lên tiếng như họ, tại sao người dân bị Công An bắt đánh đập, khủng bố hành hạ?
Chính quyền Cộng Sản sợ biểu tình, sẽ tùng theo đòi tự do đa đảng? Không đúng, vì đảng CSVN đã thương lượng với chính quyền Bắc Kinh, cho họ một vài “tiêu chuẩn” khi cần thiết phải lên tiếng. Huỳnh Thục Vy và đồng bào đã “xin” ai, dám biểu tình? HTV và nhân dân làm gì có tiêu chuẩn này mà xin! Ngày 30 tháng 6 vừa qua “Quốc Hội” Việt Nam thông qua luật biển có phiếu thuận: 495/496, một phiếu chống là ai? Nếu 1 phiếu này của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, 495 phiếu kia chỉ là rác. Luật Quốc Hội,  hoặc Quốc Phòng nay mua súng này, mai sắm tàu nọ, chỉ là lớp son phấn “yêu nước”, để lòe dân cho vui, đỡ tủi nhục với thế giới, đảng CSVN đã dựa vào Trung Cộng, còn sợ gì ai lung lay đòi đa đảng với tự do. Bằng chứng sờ sờ ra đấy, súng đầy kho, tàu bè đầy biển Ngư dân bị Trung Cộng bắt bớ, đánh đập ai làm gì nó đâu? Ngoài những “lên tiếng” ngoại giao còn gì hơn nữa không.?
Bảng tin chưa ráo mực:

“Quảng Ngãi: Trung Quốc bắt giữ 6 tàu cá của ngư dân Sa Huỳnh” đảng chưa biết ư?

Đảng lo? Dân không được lo? Đảng lo cho tới lúc cờ 1 sao bị thu hồi, cả nước Việt Nam “thống nhất” dùng cờ 5 sao. Một đứa con nít cũng dư biết, đảng lo mất ghế, nếu toàn dân đứng lên dành lại những gì đã mất từ Tàu Cộng, do đó nhà cầm quyền Cộng Sản xem dân như kẻ thù. Mười bốn tên tay sai kia, từ dân mà ra, nhưng từ Trung Cộng có chức, có quyền, mặc sức tha hồ hoành hành tham nhũng, ghế cao, nhà to cửa lớn từ đâu mà có? Lẽ nào ăn cây đào gốc hay sao!?
Huỳnh Thục Vy bị bắt, bị dẫn giải về đồn Phường Cô Giang! Tôi rùng mình, hồn thiêng sông núi sao mà hiển linh, HTV đi đấu tranh đã thể hiện nòi giống yêu nước những Trưng Triệu, nhưng bọn họ tình cờ đưa cô đến một nơi trung chuyển lòng yêu nước từ cổ đại, tới cận đại và hôm nay. Biết đâu trăm năm sau cháu con mình, thảnh thơi tản bộ trên đường Huỳnh Thục Vy, nối dài đường Cô Giang, dưới bầu trời thanh bình không có bóng cờ sao nào hết?
Tôi cũng rùng mình, chẳng biết bọn Cộng Sản đã bằng cách nào, triệt sản giống nòi yêu nước, khi chúng tuyên bố:
“mày không còn cơ hội làm lại cuộc đời.
Mày sẽ không còn thiên chức làm mẹ nữa đâu…”
 Tàn độc đến thế là cùng, man rợ đến thế, còn ai dám hơn!? Nhưng chúng đã lầm, nòi giống Việt yêu nước không bao giờ tuyệt tự, anh hùng hào kiệt thời nào cũng có.
Một người đàn ông, 58 tuổi đời, tưởng rằng nước mắt không còn, nhưng tôi đã khóc, khóc thật nhiều qua thư Thục Vy gởi Khánh Duy, men rượu Hồng Đào đã thấm đẫm từ quê nhà Quảng Nam tới Sài Gòn. Khánh Duy Thục Vy một mối tình tuyệt đẹp, có kém chi gương anh linh: Cô Giang Nguyễn Thái Học.
Mến chúc hai bạn đời đời bên nhau hạnh phúc.
Ngày rất gần, đồng hương Atlanta sẽ tổ chức: “Một Ngày Cho Quê Hương” biểu tình trước Lãnh Sự Quán Trung Cộng ở Downtown Atlanta, Phản đối bọn Trung Cộng xâm lược Việt Nam, chấm dứt ăn cướp và giết hại ngư phủ Việt Nam vv… sau đó qua Capital trình Thỉnh Nguyện Thư, nhờ chính giới Hoa Kỳ can thiệp cho những nhà ái quốc: Điếu Cày, Tạ Phong Tần, anh Ba Sài Gòn…sớm ra khỏi trại giam, nhà tù của bọn Việt gian bán nước.
© Ông Bút
© Đàn Chim Việt

0 comments:

Powered By Blogger