Vào đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều tập đoàn nhà nước đã được tư hữu hóa trong những điều kiện không mấy minh bạch. Những người có đầu óc kinh doanh và thần thế đã lợi dụng thời cơ mua lại với giá rẻ như bèo những công ty hàng đầu của nền công nghiệp Nga. Điều này đã không khỏi khiến một phần công luận Nga bất bình.
Cho nên theo thông tín viên của Le Figaro từ Matxcơva, lời « tuyên chiến » với các đại gia đã làm giàu « bất chính » của thủ tướng Putin trước hết là một đòn tâm lý đẻ chinh phục cử tri 3 tuần trước cuộc tuyển cử. Ứng cử viên Putin làm một công đôi, ba việc.
Thứ nhất ông chứng tỏ quyết tâm « lành mạnh hóa » guồng máy chính trị, kinh tế Nga để trở lại điện Kremly thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Mục tiêu thứ nhì mà thủ tướng Nga đang theo đuổi là để xoa dịu làn sóng bài Putin đang dâng lên kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 12/2011. Mục tiêu thứ ba và đáng chú ý nhất của ông Putin trong cuộc tiếp xúc với các doanh nhân tại Matxcơva hôm qua có lẽ là để « nắn gân » một số các đại gia của Nga đang có khuynh hướng nghiêng về phía các nhà đối lập.
Le Figaro trích lời một chuyên gia chính trị hàng đầu của Nga Igor Bunin theo đó : « Trong thời buổi dầu sôi lửa bỏng như hiện nay, Putin muốn rà soát lại trong hàng ngũ các doanh nhân, để bảo đảm rằng họ còn trung thành với ông ». Đặc biệt là trong số đó đã có nhiều người từng được chính Vladimir Putin cất nhắc vào các trị trí quan trọng của của các ngành từ công nghiệp, dầu khí đến điện lực quốc gia.
Nhưng chiến lược bàn tay sạch của ông Putin được tung ra một cách « có chọn lọc » : một vài ông chủ đã bị cách chức vì « quyền lợi chồng chéo » nhưng lại cũng có những người vẫn « bình an vô sự ». Đó là những thành phần « bè phái » rất gần gũi với Putin. Thông tín viên của Le Figaro nêu đích danh người đứng đầu cơ quan đường sắt Nga, một cựu quan chức cao cấp của cơ quan mật vụ KGB hay trường họp của chủ tịch tổng giám đốc đại công ty Rostechnologuii.
0 comments:
Post a Comment