Tuesday, February 7, 2012

Màu cờ.

Từ ngàn xưa, trẻ con hay bô lão ai cũng thích có một “lá cờ” hay một cái gì đó – một cành bông lau chẳng hạng – tượng trưng cho mình, cho “phe ta”, để “phất”. Nghĩ cho cùng thì đó cũng chỉ là một nhu cầu tự nhiên nhằm chứng minh cho thiên hạ biết mình là ai. Nói theo ngôn ngữ Phú lăng Xa hiện đại, màu cờ chính là căn cước của đảng, của dân, của nước,“identité d’un parti, d’un peuple, d’une nation”… Bề ngoài, lá cờ chỉ là một mảnh vải không hơn không kém. Nhưng màu cờ lại rất khác biệt nhau, khác biệt đến “sinh tử”. Điển hình là màu cờ đỏ sao vàng và màu cờ vàng ba sọc đỏ. Dù chỉ có đỏ với vàng, nhưng hai màu cờ nầy như nước với lửa, như dầu với nước, không thể hoà hợp nhau, cũng không thể kề cận nhau.

Tuy là một mảnh vải màu, nhưng biểu tượng thật là ghê gớm, thật là mãnh liệt đến độ những ai tự xem mình phục vụ dưới màu cờ đó sẵn sàng hy sinh cả đến tính mạng để bảo vệ nó. Trong thiên hạ từ ngàn xưa, những đoàn quân đi chinh chiến không quên mang theo lá cờ. Binh sĩ thay nhau dương cao lá cờ đó giữa trận tiền, người nầy nằm xuống tức thì có kẻ khác tiến lên giữ cho lá cờ luôn được phất cao dù biết rằng mình cũng sẽ nằm xuống. Vì thế nên tuy chỉ là một mảnh vải màu nhưng lá cờ thật vô cùng thiêng liêng. Khi xuống đường chống đối nhau trên mặt trận truyền thông, người ta hay bỏ lá cờ của đối phương xuống đất dẫm lên – nhưng không vì thế mà gọi là chống đối hạ cấp – hay xé nát, đốt cháy, che khu, bịt mông … để biểu lộ lòng căm phẫn đối với kẻ thù. Phải ngu như bò mới không hiểu được những điều hết sức tầm thường nầy.

Tổ tiên ta đã đổ bao nhiêu xương máu để gầy dựng tổ quốc hôm nay chứ nào phải tự nhiên mà có. Biết bao nhiêu tổ tiên mới có được một tổ quốc, một màu cờ. Ý thức được điều đó nên trong cuộc chiến vừa qua, quân dân miền Nam đã quyết liệt bảo vệ từng tất đất để… cắm cờ! Thấy nơi nào có màu cờ máu của cộng nô là quân ta lao vào trống mái với địch, quyết không để màu cờ đó tung bay trên đất Việt ngày nào quân dân ta còn đây. Nhớ thuở quân ta đã cắm lại ngọn cờ vàng trên thành nội Huế trong sự hoan hỉ của toàn dân Nam sau bao nhiêu gian khổ và hy sinh trong cuộc chiến Tết Mậu Thân để tiêu diệt bọn chó cắn trộm xâm lược cộng sản Bắc Việt. Lần dựng cờ trên thành nội đó, có một chiến binh TQLC trong lúc hân hoan, “say men chiến thắng” đã lấy một quả đạn chiếu sáng định bắn lên thay cho pháo bông. Nhưng loay quay cướp cò thế nào mà quả đạn lại chui vào bụng soi sáng bộ đồ lòng. Dư biết mình sắp giã từ vũ khí, nhưng anh vẫn tỉnh táo tươi cười chào là quốc kỳ một lần cuối trước khi quị xuống trước sự ngơ ngác ngỡ ngàng thương xót của đồng đội.

Màu cờ vàng lại nặng thêm bao nhiêu xương máu của quân dân ta. Rồi vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, quân ta lại tiếp tục can trường hy sinh để đánh đuổi bọn cộng phỉ sát nhân chạy về bên kia Bến Hải, dựng lại ngọn cờ vàng trên cổ thành Quảng Trị, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an vui cho dân Nam. Trong trận nầy, có bao nhiêu người dân bị thảm sát oan ức trên “đại lộ kinh hoàng”, và bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh để dựng lại ngọn cờ vàng?

Màu cờ nầy lại nặng thêm ơn nghĩa của bao nhiêu chiến binh đã hy sinh vì nó. Mỗi lần nhìn lá cờ vàng là mỗi lần nghe xúc động sâu xa vì nhớ đến bao nhiêu bè bạn đã vì nó mà vong thân bỏ lại vợ hiền con thơ. Và nghe nặng trĩu trên vai mấy chữ Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm… Chỉ có những kẻ đã từng trốn tránh và những kẻ sinh sau đẻ muộn không biết gì về cuộc chiến, về những hy sinh của bao nhiêu thanh niên trai trẻ, về bản chất và những hành động dã man của cộng phỉ Bắc Việt, nên không có bất cứ một xúc động nào khi họ đứng nghiêm chào lá quốc kỳ màu vàng. Thậm chí họ còn xem nhẹ màu cờ, đối với họ lá quốc kỳ không mang một ý nghĩa gì đặc biệt đến thiêng liêng, nên muốn làm gì nó thì cứ làm. Sống giữa thời chinh chiến mà vô tâm đến thế thì… thôi!

Rồi khi đồng minh đã dã tâm dùng miền Nam như một món hàng để trao đổi với Tàu cộng mặc cho hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mạng trong lòng biển cả, trong lao tù cộng sản, chỉ có một số người đã may mắn thoát ra được nước ngoài sống lại cuộc đời tự do. Tuyệt đại đa số những người Việt tị nạn cộng sản nầy đều ấp ủ, tôn thờ màu cờ vàng, quyết tâm không đội trời chung với cộng nô Bắc Việt. Nhưng như thói thường, mọi việc đều có ngoại lệ : một số người tị nạn, theo thời gian, đã vội quên quá khứ, vì bản chất giá áo túi cơm hơn là vì mắc bịnh Alzheimer. Họ đã quay về hợp tác với lũ cướp của giết người; tệ hại hơn họ đã từ chối không nhìn nhận màu cờ vàng đã từng che chở họ được bình an ăn học, vui sống… Họ đã chọn con đường phản bội, phản bội lý tưởng ban đầu của họ, phản bội dân tộc. Họ là những tên phản quốc, cấu kết với Bắc Việt hiến dâng đất nước cho Tàu cộng, dìm dân tộc vào tù đày, nghèo khó. Dù khoa bảng hay dốt nát, họ đều là những kẻ vô sỉ, vô lương đáng cho đời phỉ nhổ. Họ đã từ bỏ lá cờ vàng và tôn thờ lá cờ máu đã từng sát hại gia đình họ, đồng bào họ, và họ đã từng tháo chạy bán sống bán chết cũng chỉ vì màu cờ đó !

Những kẻ khoa bảng nầy không học được cái hào khí sáng suốt của thi hào Lamartine khi giới thợ thuyền cộng sản Paris tạo loạn – năm 1848 – và làm áp lực để chính phủ phải bỏ hai màu xanh trắng trong cờ tam sắc của Pháp, chỉ giữ lấy một màu đỏ, nhà thơ (và là bộ trưởng) Lamartine đã dứt khoát rằng màu đỏ là màu cờ của đảng phái, không bao giờ là cờ của quốc gia. Cộng sản Bắc Việt là loài vô tổ quốc, chỉ biết có đảng nên đã lấy cờ đảng làm quốc kỳ cũng là điều dễ hiểu. Khó hiểu chăng là thái độ của sĩ phu miền Nam trước kia nay lại chọn màu cờ đỏ để tôn thờ. Giới sĩ phu nầy phải là loại sĩ phu “đầu tôm”.

Những kẻ ngốc nghếch, dốt nát, mù tịt về bản chất của CS, chỉ biết ăn ngon mặc đẹp, làm bất cứ gì để được thiên hạ chú ý, như cô đào Jane Fonda, có ngả theo giặc cộng cũng chẳng có gì lạ. Những kẻ đạt được chút khoa bảng thường hay sinh ra háo danh. Trong chính trường họ nhảy từ đảng nầy sang đang khác mong kiếm chút địa vị, ngụy biện rằng họ đi tìm một lý tưởng phù hợp để che đậy bản chất tiểu nhân.

Trên đất Phú Lăng xa có ông họ “Mít”(cố TT Mitterant) là nhân vật rất tiêu biểu cho hạng người nầy. Lúc thiếu thời, ông cốt là người phe hữu, nhưng sẵn sàng mò mẫm sang phe Vichy với hàng tướng Pétain để kiếm chác, trong khi bao nhiêu tuổi trẻ đều bỏ theo kháng chiến với De Gaulle. Không được gì, Mit ta lại la cà quay về với De Gaulle, nhưng không được lưu ý. Khi quốc gia sạch bóng quân thù, ông ta lăn vào chính trường và, tuy cốt là hữu phái, nhưng ông ta đã không ngần ngại theo tả phái để nắm lấy đảng xã hội, dùng nó làm phương tiện tiến thân lên tới tột đỉnh của danh vọng. Rất háo danh nhưng dư biết rằng không bao giờ được vào nằm nghỉ trong Panthéon bên cạnh những bực vĩ nhân của quốc gia, ông ta bèn tổ chức một buổi lễ đặc biệt, long trọng để với tư cách một tổng thống, ông cầm bông hồng đỏ tiêu biểu của đảng xã hội, “thênh thang đi vào” Panthéon ngay khi còn sống ! Nhìn ông mặt mày sáng rở với nụ cười mỉm chi cọp, tôi bỗng nghĩ rằng chắc ông ta đang khoái chí tự nhủ : “ J’entre de mon vivant dans le Panthéon”. Kể ra ông ta rất tự biết mình, nhưng cái háo danh đã làm ông mờ mắt nên không biết rằng hành động trên biểu lộ trọn vẹn cái bản chất “người nhỏ” của ông trước lịch sử.

Những chính khách xứ nầy có ngả theo đủ các đảng phái trong Phú lăng xa cũng chẳng ai lưu tâm, vì các đảng nầy chưa có bao giờ nhúng tay vào máu của quần chúng. Người Việt chúng ta thì lại khác, CSVN đã nhiều lần phạm tội diệt chủng. Những tên khoa bảng của phe ta luôn hợm mình là trí thức, là “lãnh đạo”… Họ theo CS cũng chẳng có gì lạ ! Họ chỉ đáng khinh. Họ học quá hóa ngu, bằng cấp đầy mình mà không qua được những tên đá cá lăn dưa CS có khi không đọc nổi tiếng mẹ đẻ. Trong lao tù tôi đã từng chứng kiến cảnh một đồng nghiệp của tôi cúi đầu vâng dạ trước một cán ngố đáng tuổi em cháu, và xưng em nghe ngọt xớt (cũng còn may là chưa nghe ai xưng con với lũ cán bộ). Nổi khùng lên tôi đã muốn xong ra vặn họng tên… ngụy.

Tấm gương và bài học, rất sáng giá, của những Nguyễn Hữu Thọ, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng… hình như không được ai soi, không có ai học. Mới ngày nào đây, một ông thạc sĩ mà bị một nữ cán bộ CS gạt, cho xe hơi đến tận nhà đón cả gia đình đưa thẳng vào tù thay vì đưa đi vượt biên như cô ta hứa hẹn. Rõ tội nghiệp cho dân Nam khù khờ quá mức. Ông bà ta xưa nay đã dạy rồi : thiệt thà là cha dại. Mao đã có lý khi bảo là trí thức không bằng một cục phân. Chỉ cần lấy một cục phân, hóa trang đôi chút cho có phần hấp dẫn, là sẽ có vô số “trí thức” bu quanh như bầy ruồi bọ. Cũng chẳng có gì lạ ở thời đại nầy, thời đại của danh với lợi. Trí thức cỡ Kissinger còn sẵn sàng nhắm mắt đớp lấy giải Nobel hoà bình xây dựng trên sinh mạng của toàn dân Việt mà chẳng chút “rùng mình”, trách gì cô đào hát J. Fonda hay các “trí thức” của ta.


Hán nô Hồ chí Minh

Nhưng thôi, chọn lựa là một quyết định tự do của mỗi người, không ai có quyền cấm cản, mọi người đều có bổn phận tôn trọng. Chỉ cá nhân chịu trách nhiệm sự chọn lựa của mình. Chúng ta chỉ có bổn phận xem họ là người bên kia chiến tuyến, cắt đứt mọi liên hệ, ghi nhớ tên tuổi họ, truyền đạt rộng rãi cho bạn bè, cho hậu bối biết và ghi nhớ để tránh, để không bị lầm lẫn, xâm nhập. Những người đó – và cả chúng ta – phải hiểu rằng hành động không treo cờ vàng, hay không hát quốc ca trong mọi sinh hoạt của nhóm, của hội, của bất cứ tổ chức lớn nhỏ nào đều biểu lộ rõ ràng sự phản bội màu cờ vàng, không có lời giải thích, ngụy biện nào có thể chấp nhận được.

Khi đã có quyết định dứt khoát xem bọn người đó là phản tặc chúng ta chẳng nên mất thì giờ “đôi chối”, hay bút chiến gì gì đó với bọn phản trắc chi cho mệt, có khi còn bị “mắc mưu CS” lừa chúng ta vào mê hồn trận nhằm đánh lạc hướng đấu tranh giúp chúng nó có thời gian âm thầm chuẩn bị đánh phá chúng ta ở một địa bàn khác mà chúng ta không kịp đề phòng.

Đông Vân Nguyễn văn Dõng. (Bác sĩ)

0 comments:

Powered By Blogger