Trong một bài nhận định về tình hình Ai Cập (Egypt) hiện nay đăng trên trang web của tổ chức United Nations Alliance of Civilization (UNAOC)(1), tác giả Paloma Haschke – từng là ký giả đài truyền hình Pháp, đài Al Jazeera (tiếng Anh), hãng thông tấn AFP (Cairo), hiện là sinh viên tiến sĩ khoa Khoa học Chính trị đại học Siences-Po Paris (L'Institut d'études politiques (IEP) de Paris)(2) - thì nhóm chữ “Arab Spring” lần đầu tiên dùng ở Tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy Magazine). Haschke cho rằng thuật ngữ này sau đó được ký giả và những người hoạt động ở Hoa Kỳ chọn để gọi cuộc cách mạng đang làm thay đổi bộ mặt của vùng Trung Đông và Bắc Phi (MENA) từ hơn một năm qua.
Tuy nhiên, Joshua Keating, Associate Editor của Foreign Policy Magazine, trong bài “Ai đã dùng thuật ngữ Arab Spring trước nhất?”(3) cho rằng Tạp chí Chính sách Ngoại giaokhông hẳn là nơi khai sinh ra thuật ngữ “Arab Spring”.
Vẫn theo Keating, cụm từ “Arab Spring” thực ra đã được giới bình luận bảo thủ Mỹ dùng – nhưng bây giờ ít người còn nhớ – để nói đến một phong trào dân chủ chết non ở Trung Đông vào năm 2005. Để dẫn chứng, Keating đã trích bài Obama's 'Arab Spring' của Marc Lynch – Phó giáo sư Khoa học Chính trị và Quốc tế Vụ, Trường Elliot, ĐH George Washington – đăng trên Foreign Policy(4) chỉ hai ngày sau Mohamed Bouazizi chết.
Trong bài viết ngày 6 tháng 1, 2011 nêu trên, nhận định về những cuộc đụng độ đa dạng tại Tunisia, Jordan, Kuwait, Egypt, Marc Lynch nhắc đến “Arab Spring” như sau:
Theo LexisNexis (công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu pháp luật bằng dùng máy vi tính) tại Ohio thì thuật ngữ “Arab Spring” được dùng lần đầu tiên - không nhắc đến phong trào dân chủ Trung Đông năm 2005 - trong bài xã luận “Ouster of Tunisia president: An opportunity for Arab autocrats to respond to the people” (Lật đổ tổng thống Tunisia: Một cơ hội để giới chuyên quyền Ả Rập trả lời người dân) của tờ “Chritian Science Monitor”(5). Trong bài xã luận ngày 14/1/2011, CSM viết,“Are we seeing the beginnings of the Obama administration equivalent of the 2005 “Arab Spring”, when the protests in Beirut captured popular attention [...] ?”
(Có phải chúng ta đang thấy sự bắt đầu của sự việc tương đương của chính quyền Obama với “Mùa xuân Ả Rập” 2005, khi các cuộc biểu tình ở Beirut làm đại chúng phải chú ý [...] ?”)
“Arab spring? Or Arab winter?
That choice is now before the autocratic rulers in the Middle East and North Africa as they nervously watch a popular uprising oust a repressive leader in one of the smallest – but most stable – countries of the region, Tunisia.
(Mùa xuân Ả Rập? Hay mùa đông Ả Rập?
Đó là chọn lựa cho giới lãnh đạo chuyên quyền ở Trung Đông và Bắc Phi đang bồn chồn theo dõi cuộc nổi dậy lật đổ một lãnh tụ hà khắc tại Tunisia, một quốc gia nhỏ nhất - nhưng ổn định nhất trong vùng.)
Arab Spring - EU Winter Nguồn: alhourriah.org |
Ngay hôm sau Dominique Moisi, một nhà khoa học chính trị Pháp - tác giả cuốn The Geopolitics of Emotion cũng dùng “Arab Spring” làm tựa đề của bài viết, “An Arab Spring?”(7) Đến cuối năm 2011, một lần nữa Moisi lại viết về “mùa xuân”, nhưng lần này là “A Russian Spring?”(8)Perhaps we are currently experiencing the first signs of an “Arab Spring” (e.g. similar to the so-called Prague Spring of political liberalization in Czechoslovakia in 1968).
[Có lẽ chúng ta đang thấy những dấu hiệu đầu tiên của một “mùa xuân Ả Rập” (tương tự như cái gọi là Mùa xuân Prague của sự cởi mở chính trị ở Czechoslovakia năm 1968).]
Đến giữa tháng 3, 2011 thì thuật ngữ “Arab Spring” đã trở thành quen thuộc với giới truyền thông và khán thính giả toàn cầu khi theo dõi những thay đổi ở Bắc Phi và Trung Đông.
Sự phổ quát của thuật ngữ “Arab spring” cũng làm một số trong giới hoạt động và tri thức Ả Rập cảm thấy không thoải mái cho lắm vì cụm từ này gợi nhớ lại mùa xuân dân chủ ở Tiệp Khắc. 1968 ở Tiệp Khắc chỉ có một thoáng mùa xuân vì xích xe tăng Xô Viết đã nghiền nát giấc mơ dân chủ ngay sau đó.
Không những chỉ một số tri thức Ả Rập không thoải mái lắm với thuật ngữ “Arab Spring”, mới đây, một tác giả Việt Nam cũng phàn nàn giới truyền thông Việt ngữ ở Mỹ, ở Pháp về hai chữ “Arab spring”. Trong bài viết Xin Quý đài VOA, RFA, RFI Làm Gương Không Dịch Nhầm “Arab Spring” Là “Mùa Xuân Ả Rập” nữa, trên Diễn đàn Việt Thức(9) tác giả Lưu Nguyễn Đạt cho rằng:
Vắn tắt, tác giả Lưu Nguyễn Đạt không hài lòng với cách dịch hai chữ “Arab Spring” của “một số đài truyền hình, nhà báo Việt ngữ”. Trong suốt bài viết tác giả cố gắng thuyết phục người đọc, “Arab Spring” là “Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập” và không có “tính cách ẩn dụ mùa màng”.Giữa năm 2011, một số chính khách, học giả như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary R. Clinton và Chủ tịch Asia Foundation David Arnold có đề cập tới nhóm chữ “Arab spring”, mà một số đài truyền hình, nhà báo Việt ngữ đã dịch nhầm là “Mùa Xuân Ả rập”.
Để nâng cấp thuyết phục “spring” (trong thuật ngữ “Arab Spring”) là “nổi dậy”, tác giả đã dùng đến cả tiếng Ả Rập, “الربيع العربي” ar-Rabīʻ al-ʻArabiyy và cho rằng “báo chí Hoa Kỳ và Tây phương dịch là “Arab Awakening”, hay cuộc “Thức Tỉnh Ả rập””.
Thực ra tiếng Ả Rập “الربيع العربي” như trên wikipedia trích dẫn và dùng tại các trang báo tiếng Arabic(10) dịch sang tiếng Hán Việt là “A lạp bá đích xuân thiên” (阿拉伯的春天), hiểu một cách đơn giản là (trời) “mùa xuân Ả Rập” hay “Arab Spring” như được dùng ở thư viện của Đại học Cornell.(11)
Thuật ngữ “mùa xuân” – thời của cành non, mùa của hoa nở, lúc muôn loài tỉnh dậy (thức tỉnh, awakening) sau giấc ngủ mùa đông – trong ngữ cảnh chính trị có nghĩa và ngụ ý là “nổi dậy”, là “cách mạng”, v.v...
Bài xã luận của tờ Christian Science Monitor ngày 14/1/2011 viết “Arab spring? Or Arab winter?” là thí dụ điển hình ngụ ý “spring - mùa xuân - nổi dậy” khi dùng hai từ “xuân” “đông” đối chọi với nhau trong ngữ cảnh chính trị của bài viết.
Như thế, hiểu “Arab Spring” là “Cuộc nổi dậy của người Ả Rập” hay “Thức tỉnh Ả Rập” cũng được và dịch “Arab Spring” là “Mùa xuân Ả Rập” chắc chắn cũng không thể là dịch sai, hay “dịch nhầm”. “Mùa xuân” hay “nổi dậy”, hay “thức tỉnh” đơn giản chỉ là những lựa chọn và cách dùng chữ của tuỳ người, tuỳ cơ sở trong giới truyền thông tiếng Việt.
Phần cuối bài viết tác giả Lưu Nguyễn Đạt nối kết những cảnh cáo của chính khách Hoa Kỳ (Ngoại trưởng Clinton, TNS McCain) với chính quyền Trung Quốc vì những thái độ không tôn trọng dân chủ, hoà bình – cùng LB Nga phủ quyết nghị quyết mới đây của Liên hiệp Quốc được 13 thành viên còn lại của HĐ Bảo An LHQ chấp thuận và sự đàn áp người Tây Tạng – với viễn ảnh một cuộc nổi dậy ở châu Á, chính xác là ở Trung Quốc và Việt Nam:
Chí khí đại cuộc còn hâm nóng. Nhu cầu, Mục đích, Sách lược, Kỹ thuật cuộc Nổi Dậy đã sẵn có. Chỉ cần Nhân Dân bắt tay nhập cuộc. Đúng lúc, đúng mức, đúng chỗ.
Ai sẽ khởi động vươn lên trước? Nhân dân/các sắc tộc Trung Hoa? Hay nhân dân Việt?
Một vài nhân tố đưa đến thành công trong cuộc đứng dậy của người dân ở Ai Cập và hiện tình tại Trung Quốc và Việt Nam
So với một lịch sử xã hội chính trị dân sự đã có ở Tunisia từ nhiều năm, Ai Cập với hơn 50 năm dưới sự cai trị của quân đội – đồng nghĩa với chuyên quyền và sẵn sàng dùng bạo lực – không ai có thể tin hay đoán trước được người dân nước này sẽ đứng lên, dùng công nghệ thông tin hiện đại làm vũ khí cách mạng dẹp bỏ chế độ độc tài.
Cuộc cách mạng 23 tháng 7, 1952 ở Ai Cập là một cuộc đảo chính bằng sức mạnh của một số sĩ quan quân đội – Muhammad Naguib và Gamal Abdel Nasser – là cách mạng bằng vũ lực. Cuộc cách mạng Ai Cập năm 2011 không phải là cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đói, nghèo. Đó là cuộc cách mạng thực sự của người dân cùng đứng lên đòi công lý, đòi quyền nói, đòi nhân phẩm con người phải được tôn trọng. Tụ tập ở quảng trường Tahir là những người dân Ai Cập không phân biệt nam nữ, tuổi tác, giai cấp xã hội, tôn giáo. Không có ai là lãnh tụ, ngay cả lãnh đạo cũng không có; họ đã có nhiều sai sót nhưng họ đã tự sửa, tự điều chỉnh ngay khi cuộc cách mạng đầu thế kỷ 21 đang diễn ra. Người Ai Cập nói đây mới là một cuộc cách mạng thực sự trong suốt 7000 năm lịch sử của họ.
Yếu tố đưa đến thành công của “mùa xuân Ai Cập” là sự dũng cảm đồng loạt của toàn dân để đạp đổ quyền lực, dập tắt những hào quang hão của chế độ; người Ai Cập đã vượt qua những bức tường “sợ-chế độ”, “sợ-quyền lực” để đi đến dân chủ, một tiến trình vẫn còn nhiều thử thách.
Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia có một lịch sử dài dưới chế độ quân chủ chuyên chế, một khoảng rất ngắn được hít thở không khí dân chủ sơ khai, rồi lại chuyển sang độc đảng độc tài từ hơn 50 năm qua.
Với chuỗi lịch sử như thế, liệu “giá trị Á châu” và di sản xã hội của Trung Hoa và Việt Nam ngày nay có thể giúp người dân vượt qua khỏi những đám hoả mù “Đảng-Nhà nước=Tổ Quốc”, và đá văng đi những quả lừa “trách nhiệm lịch sử”, “dân chủ tập trung”, “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, “hoà giải hoà hợp”, và quan trọng hơn cả là người dân có thể cùng nhau hết sợ – hết sợ chế độ, hết sợ quyền lực hay không?
Thành ngữ Ả Rập chắc cũng có câu “لأعمال أعلى صوتا من الأقوال” – Actions speak louder than words?
Trên đường đi đến “mùa xuân Ả Rập” - người Tunisia, Egypt, cũng như Libya năm 2011 và người Syria hiện nay - chẳng ai mất thời gian phản biện hoặc phải xôn xao bàn tán xem ai có trách nhiệm phản biện hay góp ý với những tập đoàn độc tài chuyên chế đã thống trị họ từ nhiều năm qua. Những sinh hoạt vừa kể là việc ích lợi thường ngày trong xã hội dân sự ở những quốc gia dân làm chủ.
© DCVOnline
So với một lịch sử xã hội chính trị dân sự đã có ở Tunisia từ nhiều năm, Ai Cập với hơn 50 năm dưới sự cai trị của quân đội – đồng nghĩa với chuyên quyền và sẵn sàng dùng bạo lực – không ai có thể tin hay đoán trước được người dân nước này sẽ đứng lên, dùng công nghệ thông tin hiện đại làm vũ khí cách mạng dẹp bỏ chế độ độc tài.
Cuộc cách mạng 23 tháng 7, 1952 ở Ai Cập là một cuộc đảo chính bằng sức mạnh của một số sĩ quan quân đội – Muhammad Naguib và Gamal Abdel Nasser – là cách mạng bằng vũ lực. Cuộc cách mạng Ai Cập năm 2011 không phải là cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đói, nghèo. Đó là cuộc cách mạng thực sự của người dân cùng đứng lên đòi công lý, đòi quyền nói, đòi nhân phẩm con người phải được tôn trọng. Tụ tập ở quảng trường Tahir là những người dân Ai Cập không phân biệt nam nữ, tuổi tác, giai cấp xã hội, tôn giáo. Không có ai là lãnh tụ, ngay cả lãnh đạo cũng không có; họ đã có nhiều sai sót nhưng họ đã tự sửa, tự điều chỉnh ngay khi cuộc cách mạng đầu thế kỷ 21 đang diễn ra. Người Ai Cập nói đây mới là một cuộc cách mạng thực sự trong suốt 7000 năm lịch sử của họ.
Yếu tố đưa đến thành công của “mùa xuân Ai Cập” là sự dũng cảm đồng loạt của toàn dân để đạp đổ quyền lực, dập tắt những hào quang hão của chế độ; người Ai Cập đã vượt qua những bức tường “sợ-chế độ”, “sợ-quyền lực” để đi đến dân chủ, một tiến trình vẫn còn nhiều thử thách.
Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia có một lịch sử dài dưới chế độ quân chủ chuyên chế, một khoảng rất ngắn được hít thở không khí dân chủ sơ khai, rồi lại chuyển sang độc đảng độc tài từ hơn 50 năm qua.
Với chuỗi lịch sử như thế, liệu “giá trị Á châu” và di sản xã hội của Trung Hoa và Việt Nam ngày nay có thể giúp người dân vượt qua khỏi những đám hoả mù “Đảng-Nhà nước=Tổ Quốc”, và đá văng đi những quả lừa “trách nhiệm lịch sử”, “dân chủ tập trung”, “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, “hoà giải hoà hợp”, và quan trọng hơn cả là người dân có thể cùng nhau hết sợ – hết sợ chế độ, hết sợ quyền lực hay không?
Thành ngữ Ả Rập chắc cũng có câu “لأعمال أعلى صوتا من الأقوال” – Actions speak louder than words?
Trên đường đi đến “mùa xuân Ả Rập” - người Tunisia, Egypt, cũng như Libya năm 2011 và người Syria hiện nay - chẳng ai mất thời gian phản biện hoặc phải xôn xao bàn tán xem ai có trách nhiệm phản biện hay góp ý với những tập đoàn độc tài chuyên chế đã thống trị họ từ nhiều năm qua. Những sinh hoạt vừa kể là việc ích lợi thường ngày trong xã hội dân sự ở những quốc gia dân làm chủ.
© DCVOnline
(1) Theo bản tóm lược lý lịch (resume) của Paloma Haschke.
(2) Paloma Haschke, Yes, Mubarak is gone. But now what? http://www.unaoc.org, November 2, 2011.
(3) Joshua Keating, Who first used the term Arab Spring? Foreign Policy, November 4, 2011, http://blog.foreignpolicy.com.
(4) Marc Lynch, Obama's 'Arab Spring', Foreign Policy, 6/1/2011, http://mideast.foreignpolicy.com
(5) Ouster of Tunisia president: An opportunity for Arab autocrats to respond to the people, Christian Science Monitor, 14/1/2011.
(6) Mohamed ElBaradei on Democracy in Egypt, Der Spiegel, 25/1/2011.
(7) Dominique Moisi, An Arab Spring?, Project Syndicate, 26/1/2011. www.project-syndicate.org
(8) Dominique Moisi, A Rusian Spring?, Project Syndicate, 30/12/2011. www.project-syndicate.org
(9) TS/LS Lưu Nguyễn Đạt, Xin Quý đài VOA, RFA, RFI Làm Gương Không Dịch Nhầm “Arab Spring” Là “Mùa Xuân Ả Rập” nữa. Diễn đàn Việt Thức.
(10) http://ar.wikipedia.org/wiki/, http://arabic.cnn.com/2012/MME/1/27/spring.arab/index.html.
(11) Arab Spring: A Research & Study Guide * الربيع العربي . Cornell University Libray Guides, http://guides.library.cornell.edu/arab_spring.
(2) Paloma Haschke, Yes, Mubarak is gone. But now what? http://www.unaoc.org, November 2, 2011.
(3) Joshua Keating, Who first used the term Arab Spring? Foreign Policy, November 4, 2011, http://blog.foreignpolicy.com.
(4) Marc Lynch, Obama's 'Arab Spring', Foreign Policy, 6/1/2011, http://mideast.foreignpolicy.com
(5) Ouster of Tunisia president: An opportunity for Arab autocrats to respond to the people, Christian Science Monitor, 14/1/2011.
(6) Mohamed ElBaradei on Democracy in Egypt, Der Spiegel, 25/1/2011.
(7) Dominique Moisi, An Arab Spring?, Project Syndicate, 26/1/2011. www.project-syndicate.org
(8) Dominique Moisi, A Rusian Spring?, Project Syndicate, 30/12/2011. www.project-syndicate.org
(9) TS/LS Lưu Nguyễn Đạt, Xin Quý đài VOA, RFA, RFI Làm Gương Không Dịch Nhầm “Arab Spring” Là “Mùa Xuân Ả Rập” nữa. Diễn đàn Việt Thức.
(10) http://ar.wikipedia.org/wiki/, http://arabic.cnn.com/2012/MME/1/27/spring.arab/index.html.
(11) Arab Spring: A Research & Study Guide * الربيع العربي . Cornell University Libray Guides, http://guides.library.cornell.edu/arab_spring.
0 comments:
Post a Comment