Tuesday, November 1, 2011

Video: Pháp Luân Công tọa thiền trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội

000_Was2464245-250.jpg



2011-11-01

Từ đầu tháng 10, xuất hiện nhiều cuộc tọa thiền của học viên Pháp Luân Công trước Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc.

Mục đích những buổi tọa thiền

Ngày 6 tháng 10, ngày dự kiến diễn ra phiên xử lần thứ hai đối với hai học viên Pháp Luân Công là Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành, một nhóm học viên Pháp Luân Công tọa thiền trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn. Sau đó, các cuộc tọa thiền của học viên pháp môn này tại Sài Gòn và Hà Nội cũng bị gây khó dễ và buộc phải giải tán. Gần đây nhất, sáng thứ Hai vừa qua, một nhóm học viên Pháp Luân Công gồm 21 người tọa thiền trước Đại sứ quán Trung Quốc. Chỉ 30 phút sau đó, nhóm người này bị công an cưỡng chế giải tán và áp giải về phường.

Thực ra, việc tọa thiền trước Đại sứ quán Trung Quốc đã được học viên Pháp Luân Công thực hiện từ năm 2009 tại vườn hoa Lê-Nin. Đến giữa năm 2010, việc các học viên Pháp Luân Công ngồi trực diện với cổng Đại sứ quán Trung Quốc đã bị cơ quan này phản đối và họ bị công an phường bắt giữ. Từ đó, việc tọa thiền vẫn diễn ra đều đặn vào mỗi tối thứ 2, 4, 6 nhưng tại một góc khuất hơn nơi công viên. Mục đích của việc toạn thiền này được anh Phạm Trung Thành, học viên Pháp Luân Công tại Hà Nội giải thích như sau:

“Thứ nhất, để cho người bên đại sứ quán Trung Quốc biết là ở Việt Nam cũng có người tập Pháp Luân Công. Họ cũng tập luyện, đọc sách, tập công, ngồi thiền…những họa động bình thường trong pháp môn và không có gì là xấu nhưng môn này lại bị Trung Quốc đàn áp tại nước họ. Thứ hai, việc ngồi thiền trước Đại sứ quán Trung Quốc cũng nhằm thỉnh nguyện việc chấm dứt đàn áp ở Trung Quốc.”

Mục đích của việc này nhằm thỉnh nguyện việc thả hai người ấy bởi vì việc bắt giữ này là do phía Trung Quốc yêu cầu Việt Nam.

Anh Phạm Thành Trung

Pháp Luân Công bắt bắt nguồn tại Trung Quốc từ năm 1992 và bị đàn áp gắt gao từ năm 1999. Tại Việt Nam, Pháp Luân Công bắt đầu xuất hiện từ năm 2000 và bắt đầu phát triển mạnh từ 3 năm nay. Ngày 11 tháng 6 năm 2010, hai học viên Pháp Luân Công là Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành đã bị bắt giữ để điều tra và sau đó bị truy tố theo điều 226 Bộ luật hình sự với hành vi “Đưa trái phép thông tin lên mạng viễn thông” vì đã đưa lên làn sóng phát thanh những thông tin về pháp môn cũng như đưa tin tức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Việc hai anh Thành và Trung bị bắt, cũng được cho là do một công hàm của phía Trung Quốc gây áp lực cho Việt Nam. Chính vì cho rằng việc bắt hai học viên này có liên quan trực tiếp đến Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công gần đây thiền ngồi trước cơ quan ngoại giao Hoa Lục tại Việt Nam để thỉnh nguyện yêu cầu trả tự do cho hai nhân vật trên. Anh Phạm Thành Trung nói:

“Ngày 6 tháng 10 khi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội xét xử Thành và Trung lần 2, thì học viên Pháp Luân Công thiền trước lãnh sự quán Trung Quốc và đại sứ quán Trung Quốc. Mục đích của việc này nhằm thỉnh nguyện việc thả hai người ấy bởi vì việc bắt giữ này là do phía Trung Quốc yêu cầu Việt Nam”.

Sẽ tọa thiền dài hạn?

000_Was2464245-250.jpg
Hàng trăm học viên Pháp Luân Công thiền định vào ngày 17/7/2009 ở Washington, DC. AFP photo
Hoạt động tọa thiền là sinh hoạt bình thường của học viên theo phái này, như một cách tu tập để rèn luyện cả tâm và thân theo đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ. Theo các nguyên lý đó, các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể hiểu thấu được ý nghĩa chân thực của cuộc sống và tìm được con đường để quay về bản nguyên và thế giới chân thực của mình.

Mục đính của những buổi tọa thiền gần đây của học viên pháp môn này là kêu gọi trả tự do cho Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành. Những buổi tọa thiền như thế bị giải tán nhanh chóng và bắt bớ. Hiện tại, nhiều người cũng đang xem xét có nên tọa thiền như thế hay không. Anh Nguyễn Đức Tài, một học viên Pháp Luân Công tại Tp. HCM cho biết:

"Lúc đầu một số học viên Pháp Luân Công ra ngồi thiền trước lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối việc xử hai học viên Pháp Luân Công. Nhưng tôi cũng đang suy nghĩ lại xem có nên làm lâu dài không bởi vì rất quan trọng để mọi người nhìn Pháp Luân Công như một phái không phải đấu tranh chính trị. Nói chung là có nhiều cách nghĩ khác nhau trong các học viên. Nhưng đa số đều cho rằng nếu có sự kiện nào gây ảnh hưởng thì có thể ra ngồi thiền thỉnh nguyện. Chứ về lâu dài thì …”
Tuy nhiên, song song đó, lại có một luồng suy nghĩ khác. Anh Phạm Thành Trung cho biết:

Nếu mà ngồi thiền trong một thời gian ngắn thì có thể nhiều người sẽ không hiểu, nhưng nếu học viên ngồi dài hạn và trường kỳ thì tôi nghĩ là dần dần người khác cũng sẽ hiểu.

Anh Phạm Thành Trung

“Nếu mà ngồi thiền trong một thời gian ngắn thì có thể nhiều người sẽ không hiểu. Nhưng nếu học viên ngồi dài hạn và trường kỳ và thực hiện một cách ôn hòa nhất các hoạt động của mình thì tôi nghĩ là dần dần người khác cũng sẽ hiểu. Bởi vì không chỉ có những người ngồi thiền mà còn có những học viên khác ở đó để nói cho mọi người xung quanh về cuộc đàn áp và mục đích của việc tọa thiền này.

Cho nên, nếu như việc tọa thiền chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn thì có thể mọi người sẽ không hiểu nhưng nếu việc này diễn ra trong thời gian dài thì mọi người sẽ biết rằng những việc làm của học viên cũng chẳng có gì thái quá cả, mà cũng không có hành động quá khích. Thứ hai, họ cũng được giải đáp, được cung cấp tài liệu về mục đích việc tọa thiền của học viên Pháp Luân Công”.

Một hoạt động ôn hòa

Anh Phạm Thành Trung còn cho biết thêm, việc tọa thiền thỉnh nguyện và phản đối việc đàn áp pháp môn ở Trung Quốc sẽ được thực hiện một cách trường kỳ. Anh còn cho biết thêm, vì các học viên tu nhẫn nên sẽ thực hiện việc này một cách nhẫn nại và bền chí.

Tuy nhiên, dù suy nghĩ theo hướng nào, thì các học viên Pháp Luân Công đều nói rằng việc họ tu luyện, tọa thiền là một hoạt động ôn hòa, yên tĩnh và không hề gây mất trật tự công cộng. Anh Trung nói:

“Theo tôi thì không hề có việc tọa thiền như thế là gây mất trật tự công cộng bởi vì họ ngồi sát vỉa hè, họ không mất trật tự vì chỉ thiền, một số học viên khác thì giải thích việc tọa thiền nếu có người hỏi. Chắc chắn là không gây mất trật tự, mất mỹ quan, không xả rác, cũng không có hành động gì xấu cả.”

Có thể nhận thấy dễ dàng rằng, các buổi tọa thiền trong thời gian vừa qua bị giải tán vì lý do “gây mất trật tự công cộng”. Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết một số ý chính của hành vi vi phạm trật tự công cộng:

Theo tôi thì không hề có việc tọa thiền như thế là gây mất trật tự công cộng bởi vì họ ngồi sát vỉa hè, họ không mất trật tự, mất mỹ quan, không xả rác, cũng không có hành động gì xấu cả.

Anh Phạm Thành Trung

“Quy định về gây mất trật tự công cộng có nghĩa là một người nào đó gây rối trật tự nơi công cộng. Chẳng hạn như đánh nhau nơi công cộng, tụ tập đông người làm cho nơi công cộng ấy không được yên tĩnh. Nếu như một nhóm người tập thể dục, tập yoga chẳng hạn thì ở thành phố Hồ Chí Minh người ta tập ở công viên thiếu gì. Nếu như từ một việc tập thể dục ấy mà anh xích mích với người khác, hoặc lợi dụng việc ấy để gây náo loạn, ảnh hưởng chung quanh ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Đó mới gọi là mất trật tự công cộng”.

Ngoài nghị định 38 năm 2005 qui định một số biện pháp bảo vệ trật tự nơi công cộng, hành vi vi phạm trật tự công cộng được quy định tại điều 7 Nghị định số 73 năm 2010 và tại điều 245 Bộ luật Hình sự năm 1999. Trong các điều khoản qui định trên, rất khó để nói việc tọa thiền như thế là gây mất trật tự công cộng.

0 comments:

Powered By Blogger