Tuesday, November 1, 2011

Nhân việc ông Trần Đăng Tuấn làm từ thiện nghĩ về việc làm từ thiện


Lỗ Trí Thâm

Nhân việc ông Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó TGĐ Đài TH VN, đã bỏ việc để đi làm từ thiện, xin có vài lời.

Trước hết cần phải khẳng định, làm từ thiện, là cần thiết và đáng trân trọng.

Nhất là ở Việt nam, nơi vẫn còn nhiều người nghèo và nhiều mảnh đời bất hạnh.

Thế nhưng,

Làm từ thiện không phải lúc nào cũng là việc thiện, và càng không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tích cực, đối với cả người cho và người nhận.

Đối với những trường hợp bất khả kháng, như thiên tai, tai nạn bất ngờ, bệnh tật hay những hoàn cảnh éo le, nhất là các em nhỏ vùng sâu vùng xa, thì từ thiện là hành động, là mệnh lệnh trong lòng của mỗi người, cần được khuyến khích.

Nhưng những khó khăn kéo dài, có hệ thống, không bất ngờ không phải là nhiệm vụ của từ thiện. Trái lại, làm từ thiện, chỉ giải quyết nhất thời, sau đó vấn đề lại quay trở lại và càng trầm trọng hơn. Nói cách khác, có tác dụng ngược lại.

Ví dụ, ở một vùng xa, nhiều em nhỏ không có phòng lớp để học. Đấy là trách nhiệm của xã hội, thông qua các cơ quan công quyền phải vào cuộc. Nếu từ thiện làm thay, chỉ giải quyết được một lớp học, một thế hệ học sinh nhưng còn bao nhiêu nơi khác, bao nhiêu học sinh khác, từ thiện nào làm cho hết? Chưa nói tạo tư tưởng ỷ lại, có tiền thì vung vít cho lễ hội, bắn pháo hoa...còn dịch bệnh nghèo khó thì kêu gọi ủng hộ từ thiện, kể cả kêu gọi từ ngoại quốc.

Làm từ thiện chỉ cứu đói được một tháng, một năm, nhưng có chính sách hợp lí giúp người ta thoát cái đói cả đời. Hơn nữa, giúp đỡ đồ dùng vật chất, cho dù là đồ cũ, có hậu quả nghiêm trọng: Giết chết nền kinh tế cũng như hệ thống thương mại sở tại do không có cầu.

Châu Phi là ví dụ. Sau hơn 30 phương Tây làm từ thiện, châu Phi vẫn đói, và tệ hơn nữa, ngành may mặc cũng như nông nghiệp thực phẩm bị triệt tận gốc do tràn đầy quần áo từ thiện cho không, không ai có nhu cầu mua bán. Từ ngay thay đổi chính sách, ví dụ cung cấp vốn, Knowhow và tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm sang các nước phát triển khác, nhiều nước châu Phi không cần nhận từ thiện mà còn xuất khẩu.

Trở lại Việt Nam,

Nhiều quan chức VIP khi đương chức đương quyền, khi mà có điều kiện giúp dân nghèo thông qua các chính sách, dự án thì không làm, mà trái lại còn cố tình đưa ra quyết định có lợi cho gia đình và phe nhóm làm hại tình cục chung, tạo ra thêm nhiều người nghèo hơn nay về vườn lại kêu gào tự thiện thì chằng khác gì, trước kia đẩy hàng triệu người xuống ao nay lại làm ầm ĩ vì đã kéo được vài trăm người lên bờ vì thương họ bị rét mướt.

Bác Tuấn xưa là phó tổng đài truyền hình, có điều kiện đưa lên TV những cảnh nghèo khó vùng sâu vùng xa, những chính sách bất cập gây nghèo xã hội thì không làm toàn cảnh thi hoa hậu, tăng trưởng rực rỡ... thì không làm, nay lại ầm ĩ làm từ thiện thì chẳng khác gì cổ vũ cho nếp sống dưới cả thời đồ đá, tức là đồ đểu.

Thế giới có cái gì thì Việt Nam cũng có, nhưng mỗi cái, tính tích cực thì giảm tối thiểu còn tiêu cực thì phát huy hết mức. Làm từ thiện không phải là ngoại lệ.

Làm từ thiện thì ở Việt Nam ai cũng làm, chỉ khác mức độ và hiệu quả và nhiều khi là vô danh. Nhưng khi đại gia và hoa hậu làm từ thiện thì được gây chú ý ồn ào trên các phương tiện nó lên một điều: Xu hướng hám tiền và hám sắc cuả cộng đồng được gãi đúng chỗ ngứa.

Một xã hội như vậy cần phải “Thiện” trước đã, trước khi muốn làm từ thiện. Nếu không sẽ càng có nhiều sát thủ đầu mưng mủ xuất hiện.

Và mưng mủ không phải là căn bệnh mà là triệu chứng lâm sàng ngoài da của căn bệnh hiểm nghèo hơn nhiều, nó nằm trong máu. Nó sẽ phá hủy tất cả các cơ quan nội tạng, bệnh “lậu” xã hội

0 comments:

Powered By Blogger