Thursday, November 10, 2011

Đất hiếm và điện hạt nhân của Việt Nam

ODA Việt Nam và JICA Nhật Bản ký hiệp định vay vốn trị giá 1,2 tỷ USD tại Tokyo

1* Mở bài

Thời gian gần đây, tin tức về việc Trung Quốc (TQ) ngừng cung cấp đất hiếm đã làm cho các nước công nghiệp tiên tiến như Nhật, Hoa Kỳ, Đức… phản đối. Nhiều ý kiến cho rằng TQ dùng đất hiếm như là một thứ vũ khí chính trị.

Tờ New York Times dẫn lời 3 quan chức công nghiệp Mỹ, cho biết, trong thực tế, hải quan TQ đã áp dụng những biện pháp để ngăn chặn việc xuất khẩu đất hiếm. Tin tức nầy được loan ra vài giờ sau khi Washington tuyên bố sẽ điều tra “nghi án” Bắc Kinh, đã trợ giá cho đất hiếm và hạn chế xuất cảng. Việc “nhà nước trợ giá” hay là “vốn quốc doanh” trái với nguyên tắc cạnh tranh công bằng và bình đẳng trên thị trường tự do, là căn bản của WTO. Các quốc gia, khi xin gia nhập tổ chức nầy, đã cam kết thực hiện những nguyên tắc căn bản của cơ chế kinh tế thị trường tự do của chế độ tư bản.

Đại sứ TQ ở Hoa Kỳ xác nhận có việc ngừng xuất cảng, nhưng nhấn mạnh “Trung Quốc không vi phạm quy định của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization-WTO) và cũng không dùng đất hiếm làm vũ khí chính trị”.

Bộ trưởng Kinh tế Đức, ông Rainer Bruderle mô tả, chính sách nầy của TQ là một “hành vi không thân thiện”. Mỗi năm, Đức nhập cảng khoảng 5,000 tấn đất hiếm từ TQ.

Tờ New York Times dẫn lời một quan sát viên phương Tây: “Nếu TQ quả thực cắt giảm 30% xuất cảng đất hiếm, thì các nhà sản xuất trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn, một số sẽ quay lại công nghệ cũ ít hiện đại hơn, cho đến khi nào tìm được nguồn cung cấp mới”.

2* Việt Nam hợp tác khai thác đất hiếm và nhà máy điện hạt nhân

Hôm chủ nhật 30-10-2011, Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Nhật Bản trong 4 ngày. Trọng tâm chuyến viếng thăm là để thúc đẩy hợp tác khai thác đất hiếm và các dự án khác, như xây nhà máy điện hạt nhân, các đường cao tốc.

Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda hứa cho VN vay 600 triệu USD, thuộc diện trợ giúp phát triển chính thức ODA. (ODA=Official Development Assistance)

Công nghệ Nhật rất cần đất hiếm, mà TQ ngừng xuất cảng, nên Nhật phải tìm nguồn cung cấp khác, đó là VN. Được biết, TQ xuất cảng đến 95% so với thị trường thế giới.

3* Đất hiếm là gì?

Đất hiếm là một hợp chất khoáng vật, chủ yếu là đất, trong đó có chứa 17 chất hiếm, còn gọi là 17 kim loại quý hiếm. Gọi là quý hiếm vì nó rất cần thiết nhưng số lượng lại nhỏ và ở rải rác khắp nơi, nên khó tìm. Tiếng Anh là Rare Earth Elements (REE) hoặc Rare Earth Metals (REM)

Đất hiếm được tìm thấy trong các quặng mỏ, trong cát đen, và trong các trầm tích. Trầm tích là những vật thể trong nước, như nước hồ, nước sông, nước biển, lâu ngày lắng đọng lại thành lớp. Trầm tích lớn nhất là dưới đại dương.

Mới đây, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Tokyo vừa phát hiện ra một lượng bùn dưới Thái Bình Dương, có nồng độ cao của đất hiếm. Các nhà địa chất Nhật đã khoan sâu 165m xuống lớp trầm tích và có hơn 2,000 địa điểm dưới đáy biển, có chứa những nguyên tố của đất hiếm.

4* Công dụng của đất hiếm

4.1. Đặc tính của các nguyên tố trong đất hiếm

Mỗi chất trong 17 nguyên tố của đất hiếm có những đặc tính riêng như sau:

- Chất Scandium: Được xử dụng trong hợp kim nhôm

- Chất Yttrium: Siêu dẫn nhiệt độ cao

- Chất Lanthanum:Ứng dụng trong thủy tinh, làm ống kiếng máy chụp hình, máy thu hình, máy quay phim. Làm các điện cực trong bình Accu hiệu suất cao để chạy máy xe hơi điện và loại xe Hybrid, vừa chạy xăng, vừa chạy điện.

- Chất Samarium: Làm nam châm vĩnh cữu (Nam châm có sức hút kim loại thường xuyên, trái với loại nam châm chỉ có tác dụng hút kim loại khi có dòng điện chạy qua)

Tóm lại, 17 chất quý hiếm trong đất hiếm, ngày càng có vai trò quan trọng trong công nghệ tiên tiến tương lai trên thế giới. Đa số các kim loại quý hiếm được dùng trong các ngành công nghiệp và quốc phòng.

Tờ Christian Science Monitor cho biết, ở thập niên 40, rất ít người biết đến đất hiếm là gì. Trong thập niên 60, sau khi nhà hoá học HK là ông Frank Spedding tìm ra phương pháp chiết tách và tinh chế từng chất trong đất hiếm, thì nó mới được xử dụng rộng rãi trong công nghiệp.

4.2. Ứng dụng đất hiếm

Cục Địa chất Hoa Kỳ nhận xét, tổng số lượng đất hiếm trên thế giới lên tới 99 triệu tấn, trong đó:

- Trung Quốc: chiếm 27 triệu tấn

- Hoa Kỳ: 13 triệu tấn

- Việt Nam: 10 triệu tấn

- Ấn Độ: 5.2 triệu tấn.

Những nguyên tố (Elements) trong đất hiếm, khi kết hợp với những nguyên liệu thông thường thì tạo ra những công dụng kỳ diệu.

Như chất europium giúp con người biến đèn hình TV đen trắng thành TV màu. Chất Erbium giúp tạo ra dây dẫn điện quang tuyến (Fiber Optic) truyền tín hiệu (Signal) đi nhanh và đi xa hơn các loại dây dẫn điện có ruột bằng đồng thông thường.

Một số chất trong đất hiếm được dùng để sản xuất nam châm nhỏ và mạnh hơn, dành cho dĩa cứng (Hard Drive) của máy vi tính, và hệ thống dẫn đường cho hoả tiễn. Nhiều chất làm gia tăng khả năng chịu đựng sức nóng, được xử dụng làm cánh quạt của động cơ phản lực, và làm tăng độ sáng trong ống dòm tia hồng ngoại, để quan sát ban đêm.

Ngoài ra, đất hiếm còn dùng để sản xuất linh kiện điện tử trong điện thoại di động, pin mặt trời, bình Accu hiệu suất cao để chạy các động cơ trong xe ôtô chạy bằng điện và ôtô Hybrid, tức là vừa chạy xăng, vừa chạy điện.

5* Tại sao “Vua đất hiếm” không có tiếng nói quan trọng trên thị trường đất hiếm?

Nhờ chi phí về công nhân thấp và không có những quy định chặt chẽ để bảo đảm an toàn cho công nhân và cho môi trường, nên Trung Quốc khai thác ồ ạt, trở thành quốc gia bán đất hiếm giá rẻ, lớn nhất thế giới.

Trong đất hiếm có một số chất như Uranium và Thorium có đặc tính phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và làm ô nhiễm môi trường.

Cục Địa Chất Hoa Kỳ khẳng định, đất hiếm trên thế giới có thể đáp ứng đủ số lượng nhu cầu của ngành công nghệ trong tương lai. Tuy nhiên, số lượng đất hiếm cần cho 5 năm tới là 40,000 tấn, mà số lượng sẽ cung cấp thấp hơn con số đó.

Trữ lượng đất hiếm của TQ chỉ chiếm 30% tổng số trữ lượng của thế giới, nhưng TQ lại khai thác ồ ạt, xuất cảng đến 95% so với thị trường. Sự mất cân bằng nghiêm trọng nầy không cho phép TQ sản xuất lâu dài được.

Mặc dù TQ sản xuất đát hiếm nhiều nhất thế giới, nhưng lại không có tiếng nói quan trọng trên thị trường đất hiếm. Vì TQ chỉ đóng vai trò cung cấp nguyên liệu thô rẻ tiền mà thôi. Các nhà máy hiện đại Âu Mỹ mua đất hiếm rẻ tiền, sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao rồi bán lại cho TQ, như thế, TQ đã gián tiếp giúp phương tiện cho các nước nâng cao kỹ thuật, ngày càng vượt trội hơn công nghệ của TQ.

Lãnh đạo TQ tuyên bố: “Chúng ta là một nước lớn nhất về đất hiếm, đang đội chiếc nón số 1 thế giới về đất hiếm, nhưng chúng ta không phải là một cường quốc đất hiếm”. Giá trị của sản phẩm sơ cấp như hàng tiêu dùng, kiếm không ra đủ tiền để bồi thường cho những thiệt hại môi trường mà đất hiếm tạo ra”.

Như thế, ông “vua đất hiếm” không có tiếng nói quan trọng trên thị trường đất hiếm là phải rồi.

Từ thập niên 80, “đất hiếm giá rẻ có chất lượng” của TQ tràn ngập thị trường, đã làm cho Hoa Kỳ và Canada lần lượt đóng cửa các mỏ của mình.

Hiện nay, TQ cắt giảm số lượng đất hiếm xuất cảng. Năm 2009 xuất 50,145 tấn, năm 2010, xuất 48,000 tấn và con số năm 2011 là 14,446 tấn.

Nhu cầu đất hiếm trên thế giới năm 2015, dự đoán là 210,000 tấn. Thật sự, TQ không có khả năng cung ứng con số ngày càng gia tăng nầy, cho nên, hiện tại đã có hơn 200 dự án khai thác đất hiếm trên toàn cầu.

6* Đất hiếm của Việt Nam

Việt Nam đã chọn Nhật làm đối tác khai thác đất hiếm. Phó Giáo sư Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Hội Địa Chất VN cho biết, trữ lượng xác định khoảng 1 triệu tấn đất hiếm. Tuy nhiên, tiềm năng chưa được thẩm định chắc chắn, chưa có chương trình thăm dò, cho nên phỏng đoán là 10 triệu tấn.

Trả lời phỏng vấn của đài BBC, GS Vinh cho biết, đất hiếm ở VN chủ yếu là ở các tỉnh Tây Bắc, như Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai. VN đã khai thác đất hiếm cách đây 20, 30 năm, nhưng số lượng sản xuất rất ít. Lúc đó, Tiệp Khắc và Ba Lan đã khai thác nhưng không nhiều.

Tiệp Khắc đến rồi lại đi

Ông Trần Thế Lương, một công nhân khai mỏ đất hiếm ở xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thuật lại:

Năm 1984, người Tiệp đến đây khai mỏ ở triền núi. Tổ khai khoáng có 2 chuyên gia Tiệp và 4 công nhân VN. Ca làm của ông Lương từ 6 giờ đến 14 giờ, không hiểu vì sao, hôm đó mới hơn 12 giờ, các chuyên gia Tiệp bổng dưng cho cả tổ nghỉ giải lao, ra khỏi cửa hang uống nước. Khi tổ vừa ra khỏi của hang chừng vài phút, thì trong hầm vang lên tiếng mìn nổ, làm rung chuyển cả khu vực. Hàng loạt tảng đá lớn từ trên đỉnh núi đổ ập xuống. Vài phút sau, miệng hầm sập xuống, chôn vùi toàn bộ máy móc, thiết bị trong đường hầm.

Sau đó, người Tiệp đào hầm khoáng thứ hai, cách đó chừng 30 mét. Công nhân VN và Tiệp làm việc ngày đêm, 24/24, để bảo đảm tiến độ. Đường hầm thứ hai sâu vào trong núi 199m, các đường ngách dài 100m.

Sau một năm khai thác, năm 1985, người Tiệp về nước. Miệng hầm khoáng được đổ bê tông bịt kín lại hoàn toàn.

**

Ông Vinh cho biết, nhu cầu đất hiếm của thế giới không cao, mỗi năm độ 120,000 tấn. Nếu lấy tổng số lượng trên thế giới khoảng 100 triệu tấn, mà chia cho 120,000 tấn, thì phải mất 1,000 năm mới tiêu thụ hết nguồn đất hiếm của thế giới.

Nhật Bản không có đất hiếm, mà mỗi năm cần từ 7,000 đến 10,000 tấn, nói rõ ra là chỉ chở đầy 2 xe tải mà thôi.

Ông Nguyễn Khắc Vinh nhấn mạnh, không nên kỳ vọng quá nhiều rằng bán đất hiếm sẽ làm phát triển kinh tế Việt Nam. Cho dù tiềm năng đất hiếm đứng hàng thứ ba thế giới, nhưng VN sẽ không làm giàu nhờ loại khoáng sản nầy. Ví như mỗi năm VN bán ra 10,000 tấn đi nữa, với giá 8,000 đô la một tấn, thì thu hoạch được 80 triệu USD mà thôi.

7* Nhà máy điện hạt nhân

Việt Nam đang có những dự án xây nhà máy điện hạt nhân. Nga sẽ xây 4 nhà máy loại nầy để bắt đầu hoạt động vào năm 2020. Nhật cũng có những dự án như thế.

7.1. Nói về nhà máy điện nguyên tử

Tất cả những nhà máy phát điện đều có một thứ máy căn bản giống nhau, đó là máy turbine chạy để phát ra điện. Cái khác nhau là dùng sức mạnh (năng lượng) nào, để làm cho Turbine chạy mà thôi.

Những sức mạnh hay là năng lượng, được lấy từ gió, thác nước của những hồ chứa, hoặc bằng hơi nước đun sôi.

Có nhiều cách đun sôi. Một là dùng than đá, xăng dầu, đun sôi nước trong nồi “sốt de” như máy hơi nước của tàu thủy hay xe lửa trong những thế kỹ trước. Hai là, dùng chất Uranium, tạo ra sức nóng, để biến nước từ thể lỏng ra thể hơi, trong một thể tích nhỏ, cho nên hơi bị nén, bung ra, tạo sức mạnh để quay cánh quạt, làm cho Turbine chạy. Giống như nồi cơm bị bung nắp ra khi nước sôi.

Nhà máy điện hạt nhân dùng phản ứng phân tách nguyên tử trong chất Uranium để tạo ra sức nóng, làm cho nước sôi, biến thành sức mạnh của hơi nước.

Nhà máy điện có 3 phần chính:

1. Máy phát ra điện (Turbine)

2. Lò phản ứng, “xử lý” chất Uranium tạo ra sức nóng cao độ, làm cho nước sôi, biến thành thể khí, áp suất cao làm chạy Turbine

3. Chất Uranium.

7.1.1. Lò phản ứng

Lò phản ứng là một thiết bị, nơi đó chất Uranium được dùng phương pháp vật lý, để tách ra những nguyên tử bên trong của nó. Quá trình tách các hạt nhân, tạo ra sức nóng khủng khiếp, làm cho nước sôi lên, từ thể lỏng biến thành thể hơi, tạo ra áp suất cao, làm chạy những trục của máy phát điện.

Lò phản ứng cũng có những biện pháp làm giảm sự tách hạt nhân, để điều chỉnh hoạt động của nó.

Lò được đặt trong một cái bể bằng thép rất kiên cố, không rỉ sét. Bên ngoài bọc thêm một lớp tường chắc chắn, dầy hơn 1 m để ngăn chặn phóng xạ rò rỉ ra ngoài.

Lò phản ứng là bộ phận quan trọng nhất của nhà máy hạt nhân, cũng là nơi phải được bảo vệ an toàn tuyệt đối.

7.1.2. Chất Uranium

Uranium là tên La Tinh. Tên khoa học là Urani. Uranium ở dạng kim loại, màu trắng bạc, là một nguyên tố có tính phóng xạ. Uranium có rải rác khắp nơi trên trái đất. Chỗ nào tích tụ nhiều là quặng mỏ Uranium. Các quốc gia có quặng mỏ Uranium lớn nhất hiện nay là Úc, Canada và Kazakhstan.

Danh sách các quốc gia sản xuất Uranium trong năm 2008.

1. Canada. 9,862 tấn Uranium (năm 2008).

2. Úc. 7,606 tấn

3. Kazakhstan. 5,274 tấn

4. Niger. 3,434 tấn

5. Nga. 3,262 tấn

6. Namibia. 2,782 tấn

7. Pakistan. 2,260 tấn

8. Trung Quốc. 750 tấn

9. Nam Phi. 542 tấn.

7.1.3. Khuynh hướng xây nhà máy điện nguyên tử

Theo báo cáo của Cơ quan Nguyên Tử Năng QT (International Atomic Energy Agency-IAEA), thì trong năm 2007, đã có 439 lò phản ứng nguyên tử trên 31 quốc gia. Trung Quốc đang khởi sự xây khoảng 100 nhà máy hạt nhân. Nhật Bản, Nam Hàn và Đông Âu có kế hoạch xây một hoặc nhiều hơn, nhà máy điện loại nầy.

Chi phí ban đầu rất cao, nhưng nó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận về lâu về dài.

7.1.4. Hiệu quả kinh tế của nhà máy điện nguyên tử

Giá tiền của 1 Kg Uranium là 130 USD/1 Kg. Số lượng 1 Kg nầy đủ cung cấp cho nhà máy điện trong một thế kỷ (100 năm).

Ở Hoa Kỳ, khi quy hoạch điện sản xuất bằng than, khí, cho năm 2013 là 85 tỷ đôla, trong khi đó, các nhà máy điện nguyên tử được dự đoán là 18 triệu đôla.

7.1.5. Phóng xạ giết người

Điều nguy hiểm của chất Uranium là phóng xạ giết người. Phóng xạ phát sinh từ việc thay đổi các nguyên tử bên trong chất Uranium, tác động vật lý. Nó giống như tia X-Ray, nhưng mạnh hơn rất nhiều. Phóng xạ xảy ra trong lò phản ứng được xây dựng rất kiên cố, nếu lò bị rò rĩ hay bị nổ, thì phóng xạ lan ra ngoài. Ngoài việc giết chết người tức thời, nó còn gây tác hại lâu dài. Đó là trường hợp của Chernobyl ở Liên Xô năm 1986.

8* Thảm họa Chernobyl

Nhà máy mang tên V.I. Lenin ở thị trấn Chernobyl, Ukraina, Liên Xô, có 4 lò phản ứng. Mỗi lò sản xuất 1 Gigawatt điện. (1 Gigawatt (GW)=1,000 Megawatts (MW); 1 Megawatt=1,000 kilowatts (KW)

Ngày thứ bảy 26-4-1986, lò số 4 xảy ra vụ nổ hơi nước, gây ra đám cháy và một loạt các vụ nổ sau đó. Phóng xạ phát tán ra một vùng rộng 30 Km đường bán kính. Số phóng xạ đo được, cao gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử thả xuống đảo Hiroshima năm 1945 ở Nhật.

Nguyên nhân vụ nổ là do kỹ thuật yếu kém của các chuyên viên điều hành nhà máy. Thiếu những biện pháp an toàn đúng mức.

8.1. Thảm họa tức thời.

Ngay sau vụ nổ, 212 người phải vào bịnh viện. 56 người chết. Nhà nước Xô Viết che đậy con số tử vong. Các bác sĩ bị cấm viết hai chữ “phóng xạ” vào lý do chết trong tờ giấy khai tử.

Năm 2006, một số cơ quan LHQ, như Y Tế Thế Giới (WHO), Năng Lượng QT (IAEA) và các cơ quan khác, đưa ra con số dự đoán là 4,000 người chết vì phóng xạ của Chernobyl.

8.2. Thảm họa lâu dài.

Dân cư trong vòng bán kính 30 Km phải di tản, định cư nơi khác là 300,000 người. Bản báo cáo của Tổ chức Y Tế Thế giới năm 2006, dự đoán sẽ có 9,000 sẽ chết vì ung thư, trong số 6.8 triệu người bị nhiễn phóng xạ nặng nhất.

9*Trung Cộng chơi đễu, xây nhà máy hạt nhân sát biên giới Việt Nam

Ngày 15-7-2010, một dự án được chấp thuận để xây nhà máy điện hạt nhân với 6 lò phản ứng tại thành phố Fangchenchang (Phòng Thành Cảng) tỉnh Quảng Tây cách Móng Cái 60 km, tỉnh Quảng Ninh VN.

TS Lê Văn Hồng, Phó Viện trưởng Viện Năng Lượng Nguyên Tử VN cho biết: “Về tâm lý, việc TQ xây nhà máy điện hạt nhân sát biên giới VN, gây ra lo ngại là đúng. Tất nhiên là không thể cấm nước khác xây nhà máy hạt nhân trên lãnh thổ của họ. Nhưng còn có những điều khoản quốc tế mà chúng ta có thể viện dẫn, ví dụ như về quy định phải thông báo sớm... Trường hợp có “sự cố” về mùa Đông của nhà máy Phòng Thành Cảng, thì Hà Nội sẽ lãnh đủ phóng xạ, do gió mùa Đông Bắc mang đến”.

9.1. Về mức độ an toàn

Mặc dù các lò phản ứng được xây dựng rất kiên cố, nhưng tất cả đều ở trên bề mặt của trái đất, chỉ cần những chuyển động mạnh trong ruột trái đất, như núi lửa, động đất, thì tất những công trình trên mặt đất đều sập và tan nát.

Trung Cộng là nơi đã có những trận động đất kinh hoàng xảy ra:

- Ngày 27-7-1976, trận động đất ở Đường Sơn, độ 9.1 Richter đã làm chết 655,000 người.

- Ngày 12-5-2008, trận động đất Tứ Xuyên với độ 7.9 Richter đã làm chết 87,570 người.

Như vậy, nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành Cảng quả đúng là một trái bom hạt nhân treo lơ lửng trên bầu trời Việt Nam.

9.2. Về an toàn của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

9.2.1. Nhà mày Ninh Thuận nằm trong vùng sóng thần

Ngày 7-9-2011, tại Hội Nghị Quốc Tế về “Nguy Hiểm Động Đất, sóng thần và Hệ thống cảnh báo sớm”, các nhà khoa học xác định, sóng thần ở VN là thực tế và hiện hữu, VN luôn luôn có nguy cơ bị sóng thần tàn phá, nhất là ở vùng ven biển miền Trung.

- Trận động đất 8.3 độ Richter ở Philippines đã tạo sóng thần cao 5.2m ở Quảng Ngãi, 2.1m ở Nha Trang

- Động đất 9.2 Richter có thể tạo sóng thần 10.6m ở Quảng Ngãi và 5m ở Nha Trang.

Các nhà khoa học cũng xác nhận, hàng năm đều có động đất ở vùng Bà Rịa-Vủng Tàu và Bình Thuận. Do đó, địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận cần phải nghiên cứu kỹ lại, vì bờ biển miền Trung chịu trực tiếp sóng thần ở Biển Đông.

9.2.2. Thái Lan biểu tình phản đối nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Ngày 26-4-2011, một cuộc biểu tình của người Thái và người Việt ở Thái Lan trước Sứ quán VN tại Bangkok, để phản đối kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân tại Nình Thuận. Nhà máy nầy cách tỉnh Ubon 800km.

9.2.3. Mối đe dọa hạt nhân của Việt Nam

Ngoài đe dọa của động đất, sóng thần, VN còn bị đe dọa phóng xạ hạt nhân bởi nạn tham nhũng.

Kinh phí xây các nhà máy điện hạt nhân đều do mượn nợ ODA của Nhật. Mà nợ ODA là miếng mồi ngon của cán bộ cao cấp tham nhũng. Cụ thể như ODA Xa Lộ Đông Tây của Huỳnh Ngọc Sỹ, ODA PMU-18 của Bùi Tiến Dũng, không kể những vụ tham nhũng bị ém nhẹm hay không bị phanh phui.

Cầu Cần Thơ đang xây mà sập. Làm sao ngăn chặn được sáng kiến xi măng cốt tre, thay vì cốt sắt, trong việc “xây lắp” các nhà máy điện hạt nhân?

Cầu sập chỉ làm chết vài chục người, còn nhà máy hạt nhân sập thì không những chết “cấp” (tính) hàng loạt người, không chỉ hiện tại mà còn làm chết lần chết mòn trong tương lai.

10* Kết

Về thu nhập từ nguồn đất hiếm, GS Nguyễn Khắc Vinh cho biết con số 80 triệu USD không làm phát triển kinh tế VN được. Hơn nữa, nếu trữ lượng đất hiếm to lớn thì có lẻ Ba Lan và Tiệp Khắc không chịu bỏ cả máy móc, dụng cụ mà về nước tay không như thế đâu.

Đó là con số rất nhỏ so với số kiều hối của người Việt từ nước ngoài gởi về nước là năm, bảy tỷ đô la mỗi năm.

Về nhà máy điện hạt nhân, thì an toàn là mối quan tâm lớn nhất, vì người VN dưới chế độ XHCN hiện nay, đã trở thành vô cảm, vô trách nhiệm đối với ngay cả đồng bào ruột thịt của mình. Từ nhỏ đến lớn trong công trình, mạnh ai nấy đớp trong cái văn hoá sống chết mặc bây, tiền chùa thì tao bỏ túi.

Trúc Giang

Minnesota ngày 9-11-2011

0 comments:

Powered By Blogger