Thursday, November 24, 2011

Đại họa cho nhân loại xuất phát từ … Tàu Cộng!

I – THUỐC TÂY GIẢ:


- Tại PANAMA: hơn 300 người tử vong vì uống thuốc ho Made in China có độc chất gây bệnh là “”, một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi.

- Tại HAITI: trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi chết vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như nạn nhân ở Panama . Qua sự giúp đở của Hoa Kỳ, người ta khám phá ra nạn nhân tử vong vì thuốc trị sốt cho trẻ em có độc chất “Diethylene Glycol” phát xuất từ Xingang và qua công ty giao dịch Sinochem International.

- Không chỉ trong dược phẩm có chất Diethylene Glycol, được Tàu đưa độc chất nầy vào kem giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate. Chính quyền Canada khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng kem đánh răng giả mạo độc hại Made in China .

Dưới chủ đề “TRUY LÙNG THUỐC CỦA TỬ THẦN” phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của nhân viên bào chế dược phẩm Thụy Sĩ hầu tóm cổ những kẻ sát nhân đã giết hại hàng ngàn bệnh nhân bằng thuốc giả đến từ Trung Cộng. Cuộc săn lùng trên địa bàn các quốc gia Cận Đông: Ai Cập, Jordanie, Syrie.

Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện của ADEL, một người Palestine : Vợ của anh bị ung thư vú, nhờ biết bệnh rất sớm và các bác sỹ lạc quan sẽ chữa được bệnh. Vấn đề thuốc “Imanitib” rất đắc, giá 200 USD hộp. Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè giúp đỡ đưa vợ sang Israel điều trị, Thời gian đầu, bệnh của vợ anh có vẻ ổn định. Sau đó, anh đưa vợ trở lại Palestine vào bệnh viện tối tân ở Ramallah. Bác sỹ Baker sử dụng loại thuốc nói trên, nhưng giá thành rất rẻ. Vợ của Adel chết 6 tháng sau đó vì thuốc sử dụng tại đây là thuốc giả được pha chế chỉ có nước, pha một ít đường, phẩm màu và một ít aspirine. Giá thành của mỗi họp thuốc nầy là 20 USD.

Điều nầy đã thúc giục JEAN LUC mở cuộc điều tra. Nhân vật trung tâm mạng lưới mà Jean Luc tìm ra được tên WAJEE ABU ODEH, một người Jordanie, đến từ Thẩm Quyến ở Hoa Lục. Tại vùng Cận Đông, mạng lưới do Wajee Abu Odeh điều khiển, cung cấp thuốc giả cho Jordanie, Ai Cập, Syrie… họ cung cấp thuốc giả tới 50% thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người nầy tràn lan ở những vùng ngoại ô nghèo và qua nhiều môi giới nó hiện diện tại những bệnh viện có uy tín ở thủ đô.

II – TRÀ TÀU TẨM CHẤT ĐỘC CHÌ:

Theo The New Chenese Take Out – Michael E. Telzrow cho biết: Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung cộng đã đạt tới trình độ tinh vi chưa từng có: Các hãng sản xuất trà dùng khí thải từ xe ô tô để làm khô lá trà nhanh chóng bằng cách trải lá trà tươi trên sàn của nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để khí thải từ ống khói xe làm khô lá trà. Vấn đề là xăng pha chì và những chất chì độc hại thoát ra theo khói xe bám trên lá trà. Chất độc chì sẽ ngấm dần dẫn đến việc hủy hoại thận và còn nhiều nguy cơ khác.

III – NƯỚC TƯƠNG LÀM BẰNG TÓC:

Bài viết nầy của GS, Tse – Yan Lee, B.H.Sci nhằm trình bày cho độc giả biết về một loại nước tương được sản xuất tại Hoa Lục không an toàn và được bày bán khắp nơi tại Hoa Lục và trên thế giới.

Nước tương được chế biến từ đậu nành, gồm có hợp chất protein, carbohydrate không chất béo, dồi dào chất riboflavin (B2) và các chất khoáng như sodium, calcium, phosphorus, sắt, selenium và chất kẽm. Hàng năm, trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn triệu tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.

Vào năm 2003, tại Trung cộng người ta sản xuất hàng loạt nước tương mang nhãn hiệu “HONGSHUAI SOY SAUCE”, áp dụng theo phương pháp sinh hóa và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị không theo phương pháp chế biến cổ điển bằng đậu nành và lúa mì nên giá thành rất rẻ và được các nhà hàng và nhà trường sử dụng rất nhiều.

Tháng giêng năm 2004, viên quản lý cho một nhóm ký giả của chương trình TV “Weekly Quality Report” biết thành phần của nước tương gồm có “amino acid”, “sodium hydroxide”, “hydrochloric acid” và mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quay ly tâm thành đường cát trắng) và vài chất hóa học khác hòa tan với nước. Nhu cầu chế biến nước tương, hàng tháng nhà máy phải sử dụng đến hàng chục ngàn tấn “amino acid” dưới dạng bột từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác.

Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế ra loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc. Họ trả lời các ký giả rằng “amino acid” chủ yếu chế biến từ tóc con người, thu nhặt được từ các tiệm hớt, uốn tóc và từ các đống rác thải ra ở các bệnh viện khắp nơi trong nước rất dơ bẩn và mang nhiều loại vi khuẩn gây nhiều mầm bệnh khác nhau. Tóc con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín “arsenic” và chì “lead” sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục.

Sau khi tin tức ghê tởm nầy được phổ biến trên toàn thế giới khiến Hiệp Hội Các Quốc Gia Châu Âu, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Hoa Kỳ… đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và nhiều loại thực phẩm khác sản xuất từ Trung Hoa Lục Địa vì lý do an toàn cho sức khỏe dân chúng.

IV- TỎI BỘT, ỚT BỘT NHIỄM PHÓNG XẠ:

Do khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm quá kém nên tỏi bột và ớt bột là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian, tỉnh Henan do cơ xưởng Limin sản xuất phải sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng. Ngày 7/6/ 2009, chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân và chất phóng xạ Cobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, xưởng Limin bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kýnh 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường xá vắng tanh như một thành phố chết.

HOA KỲ BÁO ĐỘNG NHIỀU MẶT HÀNG NHẬP TỪ HOA LỤC CÓ CHẤT ĐỘC:

Hoa Kỳ liên tiếp báo động về hàng hóa nhập cảng từ Trung cộng có chứa kim loại Cadmium độc hại tiềm ẩn trong những kiểu trang sức thời trang. Quốc Hội Mỹ đã cấm các sản phẩm chứa chì nhập cảng vào Mỹ dưới dạng nữ trang cho trẻ em. Nhưng, cadmium còn độc hại hơn chì nhiều. Cadmium có thể gây bệnh ung thư. Thượng Nghị Sĩ Mark Pryor báo động: “Sẽ có nhiều phụ huynh tức giận khi biết nữ trang nhập cảng như thế có thể làm tổn hại sức khỏe con em họ.”

Nhiều sản phẩm may mặc dành cho trẻ em không bảo đảm an toàn, chứa nhiều hóa chất “formaldehyde”, “cadmium” và “chromium” độc hại vượt mức cho phép, gây nhiễm trùng da và đường hô hấp cho trẻ em.

Trong khuôn khổ bài báo nầy, chỉ liệt kê những mặt hàng độc có tính cách tượng trưng mà thôi, còn nhiều mặt hàng độc khác như trái cây có tẩm hóa chất bảo quản Carbendazim hoặc còn dính thuốc trừ sâu, đũa ngâm hóa chất…một khi các hóa chất độc hại nầy bám vào các bộ phận trong cơ thể con người sẽ công phá tiến trình thoái hóa và tăng trưởng tế bào tự nhiên mà sinh ra nhiều TẾ BÀO DỊ HÌNH không cần thiết dư thừa, đan kết vào nhau, tích tụ lại làm thành bướu độc, cục u… là tiến trình của nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư.

Vì thế, tất cả mặt hàng tươi, khô, đông lạnh hoặc đóng gói mang nhãn hiệu MADE IN CHINA là người tiêu thụ rùng mình kinh sợ. Trung cộng thay đổi chiến lược để lừa người tiêu thụ bằng cách thay thế nhãn hiệu “Made in China” bằng nhãn hiệu mới trên các bao bì của thực phẩm, hàng hóa…là “MADE IN P.R.C” đó là chữ viết tắt “People Republic of China” (Cộng Hòa Nhân Dân Trung cộng).

Nhưng, nhãn hiệu “Made in P.R.C” đánh lừa giới tiêu thụ không được bao lâu thì bị phát giác làm mức tiêu thụ hàng hóa Trung cộng lại bị thế giới tẩy chay, tụt dốc thê thảm. Một thí dụ điển hình: WAL-MART là một trong những siêu thị lớn nhất nước Mỹ. Nếu nhập hàng từ Trung cộng do công ty Wal-Mart đặt mua. Trung cộng sẽ ghi “MADE FOR WAL-MART USA ” hoặc “PACKAGED IN USA ”. Hàng hóa nhập từ Trung cộng bằng những kiện hàng lớn, được ghi rõ ràng xuất xứ “Made in China” đúng theo qui định của chánh phủ Hoa Kỳ. Nhưng, khi những kiện hàng được tháo ra bán lẽ trên các quày hàng thì mang nhãn hiệu khác như “MADE FOR WALMART USA” hoặc “PACKEGED IN USA” và hàng chữ nhỏ li ti như “Made in China” hoặc “Made in P.R.C” nằm ở gốc nào đó rất khó nhìn thấy. Xin hãy cẩn thận khi mua hàng.

BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN TẨY CHAY HÀNG ĐỘC :

Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chánh quyền địa phương đã từ chối nhận 100 “nhà lưu động” lấp ráp nhanh do Trung cộng viện trợ vì lo sợ hóa chất độc hại, vì những căn nhà nầy có chứa chất “formali”, một loại hóa chất nguy hiểm. Phó Quan Hành Chánh quận tên Chung Chia nói: “Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu.” Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung cộng gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 chăn đấp cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD).

Người dân Đài Loan đã mất tin tưởng vào hàng hóa Trung cộng từ năm trước khi sản phẩm sữa bột của Trung cộng của một số hãng Trung cộng bị tìm thấy nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ em và khiến hàng chục nghìn trẻ em lâm trọng bệnh. Đây là một cái tát vào mặt bọn lãnh đạo Trung Nam Hải.

V- VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:

Tất cả mặt hàng độc chết người do Trung cộng sản xuất bị thế giới tẩy chay và vất vào thùng rác. Sách lược nầy, Trung cộng chia ra làm hai giai đoạn:

GIAI ĐOẠN I:

Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt lên tiếng báo động về hiện tượng nầy, từng đoàn doanh nhân vượt biên giới bỏ ngỏ, ào ạt sang Việt Nam từ Bắc vào trong Nam, tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, thu hút hàng sạch nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/ con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Cho đến nay, chiến dịch vét hàng đã lên đến cao điểm, nhưng chưa biết chừng nào mới chấm dứt. Hiện tượng nầy, khiến vật giá trong nước tăng tốc leo thang không ngừng vì thiếu hàng để bán, làm dân nghèo khốn đốn.

Theo nhận định của bà Nguyễn thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Hàng Xuất Cảng Thủy Hải Sản VN (VASEP) nói rằng: những năm trước thương gia Tàu sang VN thu mua tôm trực tiếp từ các trại nuôi tôm của người Việt mình. Còn bây giờ, họ ra tận bến cá, đón tàu đánh cá vừa từ ngoài khơi vào, tung tiền thu mua trực tiếp, gôm sạch các loại hải sản. Các công ty VN chế biến thủy, hải sản thiếu hàng xuất cảng, nâng giá mua lên để cạnh tranh mà vẫn chào thua các doanh nhân Trung cộng lắm tiền nhiều bạc nầy. Tại miền Trung, các tay thương gia chiếu cố tận tình. Hậu quả, là giá tôm trắng hồi nằm ngoái chỉ có 57.000 đồng/ ký bây giờ vọt lên 90.000 đồng/ ký.

Bà Sắc báo động, tình trạng nầy sẽ giết các công ty xuất cảng thủy sản và hải sản trong nước. Từ đầu năm đến giờ đã có 147 công ty loại nầy ở VN đã phải đóng cửa vì không mua được hàng. Bà Sắc cho biết đã đến lúc chánh phủ VN nên bắt chước Indonesia , vì quốc gia nầy đã cấm xuất cảng nguyên liệu thủy, hải sản kiểu đó. Việt Nam cần phải bảo vệ thị trường nội địa.

Ngoài ra, các tên thương gia nầy còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam , Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Trung cộng thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.

GIAI ĐOẠN II:

Sau khi hút hết “HÀNG SẠCH” của thị trường Việt Nam, bọn Trung Nam Hải cho các thương buôn tuôn “HÀNG ĐỘC” vượt qua biên giới vào Việt Nam bán với giá rẻ mạt vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “GIÀU ĂN SẠCH, NGHÈO ĂN ĐỘC”. Xin liệt kê một số hàng độc:

GẠO NHỰA:

Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của VN chở sang Tàu. Liền sau đó, “gạo nhựa Tàu” được Trung cộng tung vào VN đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại giả làm bằng khoai lang / khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa đều cùng kých thước và màu sắc giống nhau.

SỮA ĐỘC MELAMINE:

Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn để dánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”. Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin scandal về sữa độc melamine làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bệnh vào năm 2008. Sau đó, chánh quyền Trung cộng đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại nầy.

Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung cộng thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/ký so với sữa bột Tân Tây Lan rẻ hơn 20.000 đồng /ký. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.

LỤC PHỦ NGŨ TẠNG CỦA GIA SÚC VÀ GIA CẦM:

Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam . Mỗi năm đã xẩy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung bỏ ngỏ, kẻ qua người lại, nhập cảnh không cần visa .

Hàng ngày, con buôn lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng hóa được con buôn VN chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề… được con buôn người Hoa ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa.

Những món hàng độc nầy khi vượt qua biên giới, được con buôn VN cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: “Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!”. Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại nầy, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để con buôn chuyển về VN tiêu thụ bằng vạn nẽo đường khác nhau.

TRỨNG GÀ, VỊT NHIỄM MELAMINE:

Loại hàng độc nầy tập trung tại “tổng kho trứng” chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn VN đến mua bán hàng, đặc biệt là trứng gà các loại ở chợ nầy. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai bên VN là 47.000 đồng/kg, quả là siêu lợi nhuận.

Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine của Trung cộng đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Cộng chưa lắng dịu thì tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung cộng đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường VN.

TRÁI CÂY NHẬP LẬU:

Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung cộng đều có tẩm hóa chất bảo quản::::

TÁO: Quả táo nhập từ Tàu, được bọc trong một một lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi.

CAM: Hiện nay, cam nhập lậu từ Tàu, loại cam nầy quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng.

QUÝT: Quýt Tàu vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô.

HỒNG: Hồng Tàu rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bỏa quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Tàu có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu.

DƯA HẤU: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Trung cộng, nhưng lại lấy nhãn hiệu của New Zealand . Loại dưa hấu nầy hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.

VI- ĐỀ CAO CẢNH GIÁC VŨ KHÍ SINH HỌC:

Tin Saigon cho biết: Căn bệnh tay chân và miệng đang hoành hành dữ dội tại VN trong 6 tháng vừa qua với 15.000 người mắc bệnh đa số là trẻ em, trong đó có 50 trẻ em tử vong. Theo phúc trình của viện Pasteur Saigon: tại thành phố Saigon và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tiền Giang có tỉ lệ trẻ em nhiễm bệnh cao nhất Việt Nam . Theo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thì 99% trẻ em tử vong vì chứng bệnh kỳ lạ nầy. Trẻ nhiễm bệnh nầy bị sốt cao, nổi mụt nước khắp cơ thể, thân thể đau nhức dữ dội và dẫn tới tử vong.

Việc nầy, làm chúng ta liên tưởng tới khoảng thời gian đầu tháng 3 năm 2003, những ca bệnh SARS đầu tiên xuất hiện tại tỉnh QUẢNG ĐÔNG, miền Nam Hoa Lục. Từ đó, bệnh SARS bắt đầu lây truyền nhanh chóng các nước trên thế giới. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mới đầu tiên của thế kỷ XXI. Người ta đặt nghi vấn: “Có phải virus gây bệnh Sars có nguồn gốc từ cái LAB bí mật nào đó của Trung cộng bị rò rỉ và phát tán ra ngoài, gây khốn đốn cho nhân loại?” Chắc chắn là như vậy rồi!

Nếu như, tỉ lệ trẻ em nhiễm căn bệnh kỳ lạ nầy tiếp tục tăng cao, nguy cơ biến thành dịch lan tràn khắp nước, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Sàigòn cần phối hợp với Viện Pasteur Saigon báo động với Tổ Chức Y TẾ Thế Giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh Dịch Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) viết tắt “CDC” để tìm biện pháp giúp đỡ, xác định đặc điểm của loại virus nầy, nhằm chận đứng kịp thời, trước khi quá muộn.

VII – KẾT LUẬN:

Trước khi chấm dứt bài viết nầy, tôi xin nhắc lại lời của ông WINSTON CHURCHILL (1946) để thay cho lời kết: “Thế chiến thứ II đã không bao giờ xảy ra trong lịch sử nếu có những hành động ngăn chận đúng lúc…nhưng không một ai muốn lắng nghe. Chúng ta phải chắc chắn điều nầy không tái diễn.”(There was never a war (WW II) in all history easier to prevent timely action…but no one would listen…we surely must not let that happen again.”

Và ông MICHAEL SCROCCARO – Giám đốc Sterling Communication – có viết bài bình luận “COMMENTARY: CHINA SIGNALS WAR, WILL THE WORLD LEARN FROM HISTORY?” Ông đã cảnh báo cảnh báo Phương Tây: “Tại sao Phương Tây đang tiếp tục làm ngơ trước những tín hiệu và bài học của lịch sử nữa chăng? Có phải vì những tin tức trong Trung Hoa Lục Địa không rõ ràng, không đủ sức thuyết phục để chúng ta lưu tâm sao?”(So, why is the West ignoring the signs and lessons of history yet again? Could it be that news out of China is not clear or compelling enough to grasp our attention?”)

Kinh hoàng món ăn, thuốc bổ made in “ China ”

. Thuốc bổ dành cho nam giới làm từ… thức ăn cho gà

Trước khi cả thế giới sửng sốt với thông tin thuốc nhộng được chế từ xác trẻ sơ sinh, Công an thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, TC) cũng đã triệt phá đường dây sản xuất các loại thuốc bổ, thuốc cảm… từ nguyên liệu chính là thức ăn nuôi gà và các thức ăn chăn nuôi khác.

Nguyên liệu SX thuốc chủ yếu là thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác.

Vụ kiểm tra bất ngờ diễn ra hôm 8/8/2011, tại một con phố của thành phố Tây An và bất ngờ khi “nhà máy” sản xuất thuốc tây chỉ là căn phòng rộng, xây gạch thô sơ cùng với máy móc cũ kỹ, lạc hậu.

Các trang mạng TC thông tin, khi lực lượng công an xông vào thì tại hiện trường vương vãi khá nhiều bao bì rất nhiều loại thuốc khác nhau, chủ yếu là thuốc bổ, thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm béo, thuốc cho bệnh nhân tiểu đường, thuốc bổ dành cho nam giới… Tất cả đều chưa được dập ngày sản xuất cũng như các thành phần bên trong.

Tuy nhiên lực lượng kiểm tra phát hiện, thành phần chính của các loại thuốc tây đóng vỉ này chỉ là từ… thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác, sau đó được pha trộn với hóa chất để tạo mùi. Được biết số thuốc bị thu giữ tại hiện trường có trị giá khoảng 5 triệu nhân dân tệ.

Thuốc y học cổ truyền TC gây tác dụng phụ nghiêm trọng

Hai loại thuốc y học cổ truyền Trung Cộng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Theo khuyến cáo của Cơ quan Khoa học Y tế (HSA), người dân không nên sử dụng hai loại thuốc y học cổ truyền TC là Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill và Huo Li Bao vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

HSA đã phát hiện, hai loại thuốc này có chứa lượng lớn các dược liệu của y học phương Tây hiện đại và chúng được pha trộn một cách bất hợp pháp, không theo tiêu chuẩn an toàn của HSA, có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho người sử dụng.

Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill là sản phẩm được đóng gói lọ có nhãn có nhãn màu vàng, bên trong có chứa những viên thuốc tròn màu đen được quảng cáo có tác dụng giảm đau. Nó chứa dexamethasone và Clorpheniramin.

Còn Huo Li Bao được đóng gói trong hộp màu xanh lá cây, bên trong có vỉ chứa viên nang màu xanh. Các viên nang này được sử dụng để điều trị đau viêm khớp. Nó chứa piroxicam, Chlorpheniramin và frusemide

Các sản phẩm này đều được nhập khẩu từ TC.

Đặc sản kinh khủng: Gà chết

Cứ rạng sáng sớm, như thường lệ, một người đàn ông TC lại lái xe máy đi thu mua gà chết. Đi tới cổng nhà ai, ông ta cũng hỏi câu: “Có gà chết không?”. Tổng cộng có khoảng 5 người lái xe đi thu mua gà chết cho 1 ông chủ như thế này. Mỗi con gà chết được thu mua với giá 1 tệ và sẽ được bán với giá 9 tệ sau khi chế biến.

Đột nhập lò chế biến gà tại TC, người ta tận mắt chứng kiến cảnh ngổn ngang những con gà chết được vất bừa bãi trên nền nhà, ngoài sân. Có 4 người chuyên nhúng gà vào nước sôi và vặt lông. Sau đó, dùng xà phòng và thuốc tẩy để làm sạch rồi tẩm mầu.

Hàng loạt chân gà đã ướp formon hoặc hóa chất nên khi xử lý mốc cũng đơn giản, vẫn đảm bảo tươi sống. Khi nướng lên, các chủ cửa hàng chân gà nướng chỉ cần gia giảm các loại gia vị cho át mùi là lại thành đặc sản.


Những con gà chết chuẩn bị được “hô biến” thành thịt gà ngon.

Theo một dân kinh doanh chân gà về Việt Nam , “chân gà nhập từ nước bạn về chẳng còn tí mùi vị gì, dai nhách.
Chỉ đến khi vào tay các chủ hàng chân gà thì nó mới thơm ngon, kể cả hương vị cũng là đánh lừa miệng khách hàng”.


Những con gà chết sau khi qua các công đoạn “hô biến” được “khoác” một lớp ngoài bắt mắt và vô cùng thơm ngon.

Công đoạn cuối cùng là tẩm hóa chất tăng độ bắt mắt cho gà.

Trong khi đó, hiện nay, gà lậu TC không qua kiểm dịch vẫn đang từng ngày được tuồn về Việt Nam, đặc biệt là ở Lạng Sơn luôn trong thời gian cao điểm “tập kết” ở đường biên, chờ dịp nhập cảnh VN.

“Một kg gà TC giá chỉ 25.000-30.000 đồng là cùng” – Khang, lái xe ôm vùng biên, khẳng định với phóng viên. “Mỗi con đem về thành công, trả cho người dắt mối, bảo kê 2.000 đồng, tôi bỏ túi 5.000 – 7.000 đồng. Về xuôi mỗi kg gà TC vẫn bán được 55.000 – 60.000 đồng, khoản chênh lệch gần gấp đôi đó những người ngồi ôtô hưởng”. Chính vì mỗi chuyến kiếm được cỡ trăm ngàn, ngày làm được vài chuyến nên dù nghe nói dịch gia cầm đang quay lại nhưng gà lậu từ các cửa khẩu vẫn ồ ạt đổ về.

Dầu ăn chế biến từ nước ‘cống rãnh’

Cơ quan thông tấn Trung cộng vừa tiết lộ: Một vài loại dầu ăn bắt mắt được bày bán trên các cửa hàng ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải.

Dầu ăn hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải.

Theo Chinadaily và Beijing Times, một vài nhà sản xuất các loại dầu bẩn nói trên cho ra lò gần 100 tấn sản phẩm kém chất lượng mỗi ngày. Kỹ thuật sản xuất và các thiết bị tinh lọc tiên tiến khiến cho người mua khó mà phân biệt được dầu nào được sản xuất an toàn và dầu nào bắt nguồn từ chất thải.

Một người trong nghề cho biết nguyên liệu thô để sản xuất ra dầu ăn bẩn gồm có dầu ăn từ các nhà hàng được chiên đi chiên lại nhiều lần, thịt lợn thừa từ các lò mổ và mỡ gia cầm. Sau đó, chúng được trộn với nhau và tẩy màu.

Thiết bị chính để lọc dầu là các thùng chứa lớn và bộ lọc, nối với nhau bằng ống dẫn. Dầu trở nên sáng màu hơn qua khâu lọc và tinh chế, sau cùng được đóng gói thành dầu ăn như bình thường.

Số liệu từ cơ quan quản lý Bắc Kinh cho biết: khoảng 1.750 tấn thức ăn thừa được tạo ra trong thành phố mỗi ngày, và 60 tấn dầu bẩn được tái chế từ đây.

Nội tạng lợn, bò phế thải TC đổ về Việt Nam… Những bì nội tạng chuyển về Việt Nam .

Những loại thực phẩm như nội tạng lợn, bò, dê, chân gà… ướp hóa chất độc hại, dân TC không “không dám động đến” nhưng vẫn đang ngày ngày chảy qua biên giới, rồi ồ ạt về các đô thị ở Việt Nam và trở thành món ăn khoái khẩu của không ít thực khách.

“Trắng hếu, nhạt, luộc lên thấy nước hơi tanh và có vị lạ; riêng lòng lợn ném xuống đất nẩy cái bịch” – đó là cách phân biệt mà một tiểu thương tên Hương tại chợ Kỳ Lừa, Lạng Sơn chỉ cho PV khi nghe hỏi về nội tạng động vật tươi sống.

Cũng theo chị Hương, trước đây ở xứ Lạng, chân gà, nội tạng lợn bán đầy, dọc các đường cũng có. Nhưng giờ dân vùng biên chỉ bán về xuôi (Vao Mien Nam) chứ không dám ăn vì… kinh lắm.

Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi tại Lạng Sơn cũng có hàng chục cửa hàng ăn sử dụng gà thải, nội tạng động vật TC để bán cho khách hàng.

Những bì nội tạng chuyển về Việt Nam.

Từng vào sâu nội địa TC để “săn” hàng, Tuyến kể: “Chủ loại hàng nội tạng động vật trước tôi định bắt tay là một tư thương nhỏ người Trung cộng thiểu số. Hàng của nó, nói thật, toàn hàng tồn, hàng bệnh từ các nơi. Mua về, hàng để phệt ngay xuống sàn ximăng. Vài thằng ngồi lọc, cái nào hôi, nát quá dành để cô nước dùng bán cho các tiệm lẩu, phở. Hàng nào còn tạm sẽ được nhúng vào thùng hóa chất”.

Thùng đó độc thế nào? Tuyến bảo không biết nhưng “lúc gần về, thấy một con chuột bị đuổi sa vào, được vớt ra ngay nhưng lát sau đã lăn ra chết!”.

Theo số liệu của các cơ quan chức năng, chỉ riêng lực lượng cảnh sát giao thông năm 2007 đã bắt được tới 170 tấn gà, nội tạng động vật nhập lậu, hơn 22.000 con gà, gần 60.000 quả trứng nhập lậu từ TC.

Theo cán bộ tham mưu của Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn, đó đúng là con số không đáng kể vì cảnh sát giao thông chỉ là đơn vị phối hợp và chỉ dừng kiểm tra những xe có nghi vấn.

Wang Ruiyuan, phó chủ tịch chi nhánh dầu ăn thuộc Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc Trung cộng, cho biết hiện không có cách nào hiệu quả để phát hiện dầu ăn bất hợp pháp.

Kinh hoàng bánh bao “bẩn” ở siêu thị TC

Chương trình “Tiêu dùng” của CCTV đưa tin, mỗi ngày có hơn 30 ngàn chiếc bánh bao độc hại này được đưa vào kệ bày bán tại các siêu thị lớn như Thượng Hải Liên Hoa, Hoa Liên, Địch Á Thiên Thiên…

Kết quả điều tra phát hiện, trên bao bì các dòng sản phẩm bánh bao này, ngày sản xuất được in thành ngày nhập hàng vào siêu thị, những chiếc bánh đã quá hạn sử dụng thì được hô “biến” thành bánh bao mới.

Bánh bao quá hạn sử dụng được hô “biến” thành bánh bao mới.

Một nhân viên siêu thị cho hay, những loạt bánh bao tẩy trắng này đều do một công ty sản xuất và cung ứng, hiện bán khá chạy tại các siêu thị lớn. Phóng viên CCTV đã xâm nhập vào xưởng sản xuất của công ty này và phát hiện một loạt bánh bao dập ngày sản xuất 22/3 được tuồn ngược trở lại xưởng để “tái chế” thành bánh bao mới và xuất lại cho siêu thị.

Theo ghi nhận của phóng viên, những chiếc bánh bao cũ được đổ vào máy đánh tan thành bột. Sau đó một công nhân đổ thêm 2 túi bột trắng vào cho máy đánh đều trước khi đổ khuôn. Chưa đầy 10 phút sau, loạt bánh bao “tái chế” nóng hổi được xuất lò. Công đoạn tái chế kéo dài khoảng gần 20 phút.

Công ty này đã dùng đường hóa học để thay thế đường kýnh, đồng thời trộn thêm chất bảo quản, chống thối và chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc. Một công nhân tiết lộ: “Tôi không bao giờ ăn bánh này. Có đánh chết tôi cũng không dám ăn.” Mỗi ngày, bình quân công ty tái chế bánh bao xuất xưởng khoảng 30 ngàn chiếc và cung ứng cho từ 300 đến 400 siêu thị ở Thượng Hải, hàng đang bán rất chạy.

Rùng mình thịt lợn bẩn

Sau bánh bao bẩn, khiến người TC phẫn nộ, thì nay, đất nước đông dân nhất hành tinh lại một phen rùng mình, kinh hãi khi hàng tấn thịt bẩn “rùng rùng” chuyển động trên các ô tô tải.

Nếu không được phát hiện thì lô thịt lợn bẩn này đã nằm trên bàn ăn của người tiêu dùng.

Người dân TC không khỏi bàng hoàng khi biết tin tập đoàn Song Hội (tỉnh Hà Nam, TC), một thương hiệu lớn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm của nước này, đã và đang cung cấp ra thị trường rất nhiều thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn bẩn (lợn được nuôi bằng chất kých thích tăng nạc đã bị cấm từ nhiều năm qua.

Ngày 12/4/2011, Bộ Công an TC tổ chức họp báo cho biết, 96 đối tượng liên quan trong vụ bê bối thịt lợn bẩn này đã bị bắt, thu giữ hơn 4 tạ chất kých thích tăng nạc, đóng cửa một cơ sở sản xuất và phá 2 đường dây tiêu thụ loại chất kých thích tăng nạc này.

Theo cơ quan chức năng, chất kých thích tăng nạc là loại chất hóa học có tên gọi Ractopamine và Clenbuterol, khi trộn với thức ăn chăn nuôi lợn sẽ làm tăng nạc, giảm mỡ, giảm lượng thức ăn và thịt lợn khi mổ tươi hơn, giảm chi phí sản xuất. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm sử dụng loại chất kých thích tăng trưởng này trong chăn nuôi vì nếu thường xuyên ăn loại thịt lợn “siêu nạc” và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn “siêu nạc”, người dùng có thể bị ngộ độc, chân tay run rẩy, đứng không vững, choáng đầu, mất sức, tim đập nhanh.

Rau Trung cộng nhiễm độc nặng

Năm 2010, 2011, TC liên tục phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu quá cao trong rau của Trung cộng, chứa chất độc hại nghiêm trọng gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng người dùng.

Trung cộng phát hiện nhiều loại rau nhiễm độc nặng.

“Do thời tiết khô hạn, thuốc trừ sâu trên hoa quả và rau xanh không phai đi và dẫn tới dư lượng thuốc trừ sâu vẫn cao. Có 3 loại thuốc trừ sâu được dùng phổ biến trong trồng cây và tác động tới con người. Tuy nhiên, sau khi phai bớt, các loại rau quả vẫn có thể ăn được” – Giám đốc sở nông nghiệp Nam Ninh là Tang Bowen cho biết.

Tháng 4/2011 vừa qua, Bộ Y tế Trung cộng vừa thông tin: iốt phóng xạ ảnh hưởng từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukusima 1 Nhật Bản đã được phát hiện trong các loại rau trồng trên chính đất Trung cộng.

Các mẫu kiểm tra được tiến hành vào ngày 5/4 đã tìm thấy hàm lượng i-ốt phóng xạ ở mức độ thấp trong rau bina trồng tại Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Nam . Hàm lượng i-ốt phóng xạ khoảng 1-3 becquerels/kg.

Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng i-ốt phóng xạ có thể tích tụ trong con người khi ăn phải những thực phẩm có nồng độ phóng xạ cao và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Nhưng nó phân rã tự nhiên trong vòng vài tuần.

Trong khi đó, tại Việt Nam, ở các chợ đầu mối, thậm chí là các siêu thị lớn nhỏ vẫn đang bày bán đầy rẫy các loại hoa quả được nhập về từ Trung cộng mà hoàn toàn chưa kiểm soát được nguy cơ.
_______________________________________________________________________________________________________

_

Tàu cộng giết dân Mỹ bằng mật ong giả
Châu CD

Mật ong giả và độc từ Trung Cộng qua Ấn Độ Vào Florida, Mỹ !!!!!!!!!

Theo báo SunSentinel ra ngày 09 tháng 11-2011 tại Florida, Trung Quốc đã chuyển 60 triệu pounds mật ong qua Ấn Độ, thay đổi nhãn hiệu từ China qua India và cho nhập vào Mỹ.

Mật ong nầy có khả năng có chứa kim loại nặng và nhiều loại trụ sinh không thể dò được.

Mời đọc bản tin tiếng Anh, để quý vị dể theo dõi rõ ràng. Trân trọng xin quý vị chuyển loan tin này. Đa tạ !!!!

Xin gửi nguyên văn bài trên báo Los Angeles Times ngày 8 tháng 11, 2011

Honey laundering: When honey isn’t really honey
November 8, 2011

Honey

A torrent of illegal Chinese honey labeled in India is slipping into the U.S. potentially laden with untraceable antibiotics and heavy metals, according to accusations in several new reports.

The American Honey Producers Assn. said that more than 60 million pounds of Indian honey exports reached the U.S. in the first half of 2011 and that much of it is believed to have been first produced in China, then rerouted to skirt American trade restrictions.

The “unimpeded colossal flow of honey” puts the U.S. honey industry in a sticky spot, potentially depressing wholesale prices, the producers group said.

And as a result, more than three-quarters of the product that ends up on American grocery shelves labeled as “honey” is actually far from it, according to Food Safety News.

The online journal, which is backed by a law firm representing victims of foodborne illness, tested more than 60 containers of honey from across the country. Results found that much of it has undergone a process called ultra-filtration, which strips the honey of all its pollen and makes tracing its origin impossible.

The procedure is sometimes used to make honey appear clearer or to extend its shelf life, but Food Safety News said its primary use is to mask the presence of contaminants in illegally imported foreign honey.

More than three-quarters of the honey from stores such as Safeway, Costco, Walmart and Target had all of the pollen removed, according to the study. All of the honey tested from drugstores such as CVS Pharmacy and in individual packets served at McDonald’s and KFC was devoid of pollen.

But all of the samples from farmers markets and stores such as Trader Joe’s had normal amounts of pollen, as did most containers labeled as organic.

Tests were conducted by Vaughn Bryant, a professor at Texas A&M University and a melissopalynologist -– a honey investigator who tracks pollen. Most of the honey he examined wouldn’t pass the standards set by food safety agencies such as the World Health Organization and the Food and Drug Administration, the report claims.

– Tiffany Hsu

Photo: Patrick Downs / Los Angeles Times

Source: Los Angeles Times

============================

Bài đọc thêm Tin tức liên quan:

Tests Show Most Store Honey Isn’t Honey
Ultra-filtering Removes Pollen, Hides Honey Origins

by Andrew Schneider | Nov 07, 2011

More than three-fourths of the honey sold in U.S. grocery stores isn’t exactly what the bees produce, according to testing done exclusively for Food Safety News.

The results show that the pollen frequently has been filtered out of products labeled “honey.”

The removal of these microscopic particles from deep within a flower would make the nectar flunk the quality standards set by most of the world’s food safety agencies.

The food safety divisions of the World Health Organization, the European Commission and dozens of others also have ruled that without pollen there is no way to determine whether the honey came from legitimate and safe sources.
honey-without-pollen-food-safety-news1.jpgIn the U.S., the Food and Drug Administration says that any product that’s been ultra-filtered and no longer contains pollen isn’t honey. However, the FDA isn’t checking honey sold here to see if it contains pollen.

Ultra filtering is a high-tech procedure where honey is heated, sometimes watered down and then forced at high pressure through extremely small filters to remove pollen, which is the only foolproof sign identifying the source of the honey. It is a spin-off of a technique refined by the Chinese, who have illegally dumped tons of their honey – some containing illegal antibiotics – on the U.S. market for years.

Food Safety News decided to test honey sold in various outlets after its earlier investigation found U.S. groceries flooded with Indian honey banned in Europe as unsafe because of contamination with antibiotics, heavy metal and a total lack of pollen which prevented tracking its origin.

Food Safety News purchased more than 60 jars, jugs and plastic bears of honey in 10 states and the District of Columbia.

The contents were analyzed for pollen by Vaughn Bryant, a professor at Texas A&M University and one of the nation’s premier melissopalynologists, or investigators of pollen in honey.

Bryant, who is director of the Palynology Research Laboratory, found that among the containers of honey provided by Food Safety News:

• 76 percent of samples bought at groceries had all the pollen removed, These were stores like TOP Food, Safeway, Giant Eagle, QFC, Kroger, Metro Market, Harris Teeter, A&P, Stop & Shop and King Soopers.

• 100 percent of the honey sampled from drugstores like Walgreens, Rite-Aid and CVS Pharmacy had no pollen.

• 77 percent of the honey sampled from big box stores like Costco, Sam’s Club, Walmart, Target and H-E-B had the pollen filtered out.

• 100 percent of the honey packaged in the small individual service portions from Smucker, McDonald’s and KFC had the pollen removed.

• Bryant found that every one of the samples Food Safety News bought at farmers markets, co-ops and “natural” stores like PCC and Trader Joe’s had the full, anticipated, amount of pollen.

And if you have to buy at major grocery chains, the analysis found that your odds are somewhat better of getting honey that wasn’t ultra-filtered if you buy brands labeled as organic. Out of seven samples tested, five (71 percent) were heavy with pollen. All of the organic honey was produced in Brazil, according to the labels.

The National Honey Board, a federal research and promotion organization under USDA oversight, says the bulk of foreign honey (at least 60 percent or more) is sold to the food industry for use in baked goods, beverages, sauces and processed foods. Food Safety News did not examine these products for this story.

Some U.S. honey packers didn’t want to talk about how they process their merchandise.

One who did was Bob Olney, of Honey Tree Inc., in Michigan, who sells its Winnie the Pooh honey in Walmart stores. Bryant’s analysis of the contents of the container made in Winnie’s image found that the pollen had been removed.

Olney says that his honey came from suppliers in Montana, North Dakota and Alberta. “It was filtered in processing because North American shoppers want their honey crystal clear,” he said.

The packers of Silverbow Honey added: “The grocery stores want processed honey as it lasts longer on the shelves.”

However, most beekeepers say traditional filtering used by most will catch bee parts, wax, debris from the hives and other visible contaminants but will leave the pollen in place.

Ernie Groeb, the president and CEO of Groeb Farms Inc., which calls itself “the world’s largest packer of honey,” says he makes no specific requirement to the pollen content of the 85 million pounds of honey his company buys.

Groeb sells retail under the Miller’s brand and says he buys 100 percent pure honey, but does not “specify nor do we require that the pollen be left in or be removed.”
He says that there are many different filtering methods used by beekeepers and honey packers.

“We buy basically what’s considered raw honey. We trust good suppliers. That’s what we rely on,” said Groeb, whose headquarters is in Onstead, Mich.

Why Remove the Pollen?

Removal of all pollen from honey “makes no sense” and is completely contrary to marketing the highest quality product possible, Mark Jensen, president of the American Honey Producers Association, told Food Safety News.

I don’t know of any U.S. producer that would want to do that. Elimination of all pollen can only be achieved by ultra-filtering and this filtration process does nothing but cost money and diminish the quality of the honey,” Jensen said.

“In my judgment, it is pretty safe to assume that any ultra-filtered honey on store shelves is Chinese honey and it’s even safer to assume that it entered the country uninspected and in violation of federal law,” he added.

Richard Adee, whose 80,000 hives in multiple states produce 7 million pounds of honey each year, told Food Safety News that “honey has been valued by millions for centuries for its flavor and nutritional value and that is precisely what is completely removed by the ultra-filtration process.”

“There is only one reason to ultra-filter honey and there’s nothing good about it,” he says.

“It’s no secret to anyone in the business that the only reason all the pollen is filtered out is to hide where it initially came from and the fact is that in almost all cases, that is China,” Adee added.

The Sioux Honey Association, who says it’s America’s largest supplier, declined repeated requests for comments on ultra-filtration, what Sue Bee does with its foreign honey and whether it’s ultra-filtered when they buy it. The co-op markets retail under Sue Bee, Clover Maid, Aunt Sue, Natural Pure and many store brands.

Eric Wenger, director of quality services for Golden Heritage Foods, the nation’s third largest packer, said his company takes every precaution not to buy laundered Chinese honey.

“We are well aware of the tricks being used by some brokers to sell honey that originated in China and laundering it in a second country by filtering out the pollen and other adulterants,” said Wenger, whose firm markets 55 million pounds of honey annually under its Busy Bee brand, store brands, club stores and food service.

“The brokers know that if there’s an absence of all pollen in the raw honey we won’t buy it, we won’t touch it, because without pollen we have no way to verify its origin.”

He said his company uses “extreme care” including pollen analysis when purchasing foreign honey, especially from countries like India, Vietnam and others that have or have had “business arrangements” with Chinese honey producers.

Golden Heritage, Wenger said, then carefully removes all pollen from the raw honey when it’s processed to extend shelf life, but says, “as we see it, that is not ultra-filtration.

“There is a significant difference between filtration, which is a standard industry practice intended to create a shelf-stable honey, and ultra-filtration, which is a deceptive, illegal, unethical practice.”

Some of the foreign and state standards that are being instituted can be read to mean different things, Wenger said “but the confusion can be eliminated and we can all be held to the same appropriate standards for quality if FDA finally establishes the standards we’ve all wanted for so long.”

Groeb says he has urged FDA to take action as he also “totally supports a standard of Identity for honey. It will help everyone have common ground as to what pure honey truly is!”

What’s Wrong With Chinese Honey?

Chinese honey has long had a poor reputation in the U.S., where – in 2001 – the Federal Trade Commission imposed stiff import tariffs or taxes to stop the Chinese from flooding the marketplace with dirt-cheap, heavily subsidized honey, which was forcing American beekeepers out of business.

To avoid the dumping tariffs, the Chinese quickly began transshipping honey to several other countries, then laundering it by switching the color of the shipping drums, the documents and labels to indicate a bogus but tariff-free country of origin for the honey.

Most U.S. honey buyers knew about the Chinese actions because of the sudden availability of lower cost honey, and little was said.

The FDA — either because of lack of interest or resources — devoted little effort to inspecting imported honey. Nevertheless, the agency had occasionally either been told of, or had stumbled upon, Chinese honey contaminated with chloramphenicol and other illegal animal antibiotics which are dangerous, even fatal, to a very small percentage of the population.

Mostly, the adulteration went undetected. Sometimes FDA caught it.

In one instance 10 years ago, contaminated Chinese honey was shipped to Canada and then on to a warehouse in Houston where it was sold to jelly maker J.M. Smuckers and the national baker Sara Lee.

By the time the FDA said it realized the Chinese honey was tainted, Smuckers had sold 12,040 cases of individually packed honey to Ritz-Carlton Hotels and Sara Lee said it may have been used in a half-million loaves of bread that were on store shelves.

Eventually, some honey packers became worried about what they were pumping into the plastic bears and jars they were selling. They began using in-house or private labs to test for honey diluted with inexpensive high fructose corn syrup or 13 other illegal sweeteners or for the presence of illegal antibiotics. But even the most sophisticated of these tests would not pinpoint the geographic source of the honey.

Food scientists and honey specialists say pollen is the only foolproof fingerprint to a honey’s source.

Federal investigators working on criminal indictments and a very few conscientious packers were willing to pay stiff fees to have the pollen in their honey analyzed for country of origin. That complex, multi-step analysis is done by fewer than five commercial laboratories in the world.

But, Customs and Justice Department investigators told Food Safety News that whenever U.S. food safety or criminal experts verify a method to identify potentially illegal honey – such as analyzing the pollen – the laundering operators find a way to thwart it, such as ultra-filtration.

The U.S. imported 208 million pounds of honey over the past 18 months. Almost 60 percent came from Asian countries – traditional laundering points for Chinese honey. This included 45 million pounds from India alone.

And websites still openly offer brokers who will illegally transship honey and scores of other tariff-protected goods from China to the U.S.

FDA’s Lack of Action

The Food and Drug Administration weighed into the filtration issue years ago.

“The FDA has sent a letter to industry stating that the FDA does not consider ‘ultra-filtered’ honey to be honey,” agency press officer Tamara Ward told Food Safety News.

She went on to explain: “We have not halted any importation of honey because we have yet to detect ‘ultra-filtered’ honey. If we do detect ‘ultra-filtered’ honey we will refuse entry.”

Many in the honey industry and some in FDA’s import office say they doubt that FDA checks more than 5 percent of all foreign honey shipments.

For three months, the FDA promised Food Safety News to make its “honey expert” available to explain what that statement meant. It never happened. Further, the federal food safety authorities refused offers to examine Bryant’s analysis and explain what it plans to do about the selling of honey it says is adulterated because of the removal of pollen, a key ingredient.

Major food safety standard-setting organizations such as the United Nations’ Codex Alimentarius, the European Union and the European Food Safety Authority say the intentional removal of pollen is dangerous because it eliminates the ability of consumers and law enforcement to determine the actual origin of the honey.

“The removal of pollen will make the determination of botanical and geographic origin of honey impossible and circumvents the ability to trace and identify the actual source of the honey,” says the European Union Directive on Honey.

The Codex commission’s Standard for Honey, which sets principles for the international trade in food, has ruled that “No pollen or constituent particular to honey may be removed except where this is unavoidable in the removal of foreign matter. . .” It even suggested what size mesh to use (not smaller than 0.2mm or 200 micron) to filter out unwanted debris — bits of wax and wood from the frames, and parts of bees — but retain 95 percent of all the pollen.

Food Safety News asked Bryant to analyze foreign honey packaged in Italy, Hungary, Greece, Tasmania and New Zealand to try to get a feeling for whether the Codex standards for pollen were being heeded overseas. The samples from every country but Greece were loaded with various types and amounts of pollen. Honey from Greece had none.

You’ll Never Know

In many cases, consumers would have an easier time deciphering state secrets than pinning down where the honey they’re buying in groceries actually came from.

The majority of the honey that Bryant’s analysis found to have no pollen was packaged as store brands by outside companies but carried a label unique to the food chain. For example, Giant Eagle has a ValuTime label on some of its honey. In Target it’s called Market Pantry, Naturally Preferred and others. Walmart uses Great Value and Safeway just says Safeway. Wegmans also uses its own name.

Who actually bottled these store brands is often a mystery.

A noteworthy exception is Golden Heritage of Hillsboro, Kan. The company either puts its name or decipherable initials on the back of store brands it fills.

“We’re never bashful about discussing the products we put out” said Wenger, the company’s quality director. “We want people to know who to contact if they have questions.”

The big grocery chains were no help in identifying the sources of the honey they package in their store brands.
For example, when Food Safety News was hunting the source of nine samples that came back as ultra-filtered from QFC, Fred Myer and King Sooper, the various customer service numbers all led to representatives of Kroger, which owns them all. The replies were identical: “We can’t release that information. It is proprietary.”

One of the customer service representatives said the contact address on two of the honeys being questioned was in Sioux City, Iowa, which is where Sioux Bee’s corporate office is located.

Jessica Carlson, a public relations person for Target, waved the proprietary banner and also refused to say whether it was Target management or the honey suppliers that wanted the source of the honey kept from the public.

Similar non-answers came from representatives of Safeway, Walmart and Giant Eagle.

The drugstores weren’t any more open with the sources of their house brands of honey. A Rite Aid representative said “if it’s not marked made in China, than it’s made in the United States.” She didn’t know who made it but said “I’ll ask someone.”

Rite Aid, Walgreen and CVS have yet to supply the information.

Only two smaller Pacific Northwest grocery chains – Haggen and Metropolitan Market – both selling honey without pollen, weren’t bashful about the source of their honey. Haggen said right off that its brand comes from Golden Heritage. Metropolitan Market said its honey – Western Family – is packed by Bee Maid Honey, a co-op of beekeepers from the Canadian provinces of Manitoba, Saskatchewan, Alberta and British Columbia.
Pollen? Who Cares?

Why should consumers care if their honey has had its pollen removed?

“Raw honey is thought to have many medicinal properties,” says Kathy Egan, dietitian at College of the Holy Cross in Worcester, Mass. “Stomach ailments, anemia and allergies are just a few of the conditions that may be improved by consumption of unprocessed honey.”

But beyond pollen’s reported enzymes, antioxidants and well documented anti-allergenic benefits, a growing population of natural food advocates just don’t want their honey messed with.

There is enormous variety among honeys. They range in color from glass-clear to a dark mahogany and in consistency from watery to chunky to a crystallized solid. It’s the plants and flowers where the bees forage for nectar that will determine the significant difference in the taste, aroma and color of what the bees produce. It is the processing that controls the texture.

Food historians say that in the 1950s the typical grocery might have offered three or four different brands of honey. Today, a fair-sized store will offer 40 to 50 different types, flavors and sources of honey out of the estimated 300 different honeys made in the U.S.. And with the attractiveness of natural food and the locavore movement, honey’s popularity is burgeoning. Unfortunately, with it comes the potential for fraud.

Concocting a sweet-tasting syrup out of cane, corn or beet sugar, rice syrup or any of more than a dozen sweetening agents is a great deal easier, quicker and far less expensive than dealing with the natural brew of bees.

However, even the most dedicated beekeeper can unknowingly put incorrect information on a honey jar’s label.

Bryant has examined nearly 2,000 samples of honey sent in by beekeepers, honey importers, and ag officials checking commercial brands off store shelves. Types include premium honey such as “buckwheat, tupelo, sage, orange blossom, and sourwood” produced in Florida, North Carolina, California, New York and Virginia and “fireweed” from Alaska.

“Almost all were incorrectly labeled based on their pollen and nectar contents,” he said.

Out of the 60 plus samples that Bryant tested for Food Safety News, the absolute most flavorful said “blackberry” on the label. When Bryant concluded his examination of the pollen in this sample he found clover and wildflowers clearly outnumbering a smattering of grains of blackberry pollen.

For the most part we are not talking about intentional fraud here. Contrary to their most fervent wishes, beekeepers can’t control where their bees actually forage any more than they can keep the tides from changing. They offer their best guess on the predominant foliage within flying distance of the hives.
“I think we need a truth in labeling law in the U.S. as they have in other countries,” Bryant added.

FDA Ignores Pleas

No one can say for sure why the FDA has ignored repeated pleas from Congress, beekeepers and the honey industry to develop a U.S. standard for identification for honey.

Nancy Gentry owns the small Cross Creek Honey Company in Interlachen, Fla., and she isn’t worried about the quality of the honey she sells.

“I harvest my own honey. We put the frames in an extractor, spin it out, strain it, and it goes into a jar. It’s honey the way bees intended,” Gentry said.

But the negative stories on the discovery of tainted and bogus honey raised her fears for the public’s perception of honey.

She spent months of studying what the rest of the world was doing to protect consumers from tainted honey and questioning beekeepers and industry on what was needed here. Gentry became the leading force in crafting language for Florida to develop the nation’s first standard for identification for honey.

In July 2009, Florida adopted the standard and placed its Division of Food Safety in the Department of Agriculture and Consumer Services in charge of enforcing it. It’s since been followed by California, Wisconsin and North Carolina and is somewhere in the state legislative or regulatory maze in Georgia, Virginia, Maryland, Ohio, New York, Texas, Kansas, Oregon, North Dakota, South Dakota, West Virginia and others.

John Ambrose’s battle for a national definition goes back 36 years. He said the issue is of great importance to North Carolina because it has more beekeepers than any other state in the country.

He and others tried to convince FDA that a single national standard for honey to help prevent adulterated honey from being sold was needed. The agency promised him it would be on the books within two years.

“But that never happened,” said Ambrose, a professor and entomologist at North Carolina State University and apiculturist, or bee expert. North Carolina followed Florida’s lead and passed its own identification standards last year.

Ambrose, who was co-chair of the team that drafted the state beekeeper association’s honey standards says the language is very simple, “Our standard says that nothing can be added or removed from the honey. So in other words, if somebody removes the pollen, or adds moisture or corn syrup or table sugar, that’s adulteration,” Ambrose told Food Safety News.

But still, he says he’s asked all the time how to ensure that you’re buying quality honey. “The fact is, unless you’re buying from a beekeeper, you’re at risk,” was his uncomfortably blunt reply.

Eric Silva, counsel for the American Honey Producers Association said the standard is a simple but essential tool in ensuring the quality and safety of honey consumed by millions of Americans each year.

“Without it, the FDA and their trade enforcement counterparts are severely limited in their ability to combat the flow of illicit and potentially dangerous honey into this country,” Silva told Food Safety News.

It’s not just beekeepers, consumers and the industry that FDA officials either ignore or slough off with comments that they’re too busy.

New York Sen. Charles Schumer is one of more than 20 U.S. senators and members of Congress of both parties who have asked the FDA repeatedly to create a federal “pure honey” standard, similar to what the rest of the world has established.
They get the same answer that Ambrose got in 1975: “Any day now.”

—————-

See “Top Pollen Detective Finds Honey a Sticky Business” on Food Safety News.

© Food Safety News
More Headlines from Food Policy & Law »

Source: FoodSafetyNews.com

More news need to read

http://www.ice.gov/news/releases/1004/100401chicago.htm
http://www.ice.gov/news/releases/1008/100804chicago.htm
http://www.ice.gov/news/releases/0908/090819seattle.htm
http://www.ice.gov/news/releases/1009/100902washingtondc.htm
http://www.ice.gov/news/releases/1011/101105chicago.htm
http://www.ice.gov/news/releases/1011/101109chicago.htm
http://www.ice.gov/news/releases/1012/101220seattle.htm
http://www.ice.gov/news/releases/1102/110217chicago.htm

We count as a blessing that we have plenty of locally produced honey available in our area.

why “organic” is an expensive joke. Want good honey, buy from your local beekeepeers. ‘Organic’ provides zero assurance of quality.

So buy your honey from a local beekeeper and you can forget your worries about honey

Health Information Room


--------

Duc H. Vu :

Nói tóm lại là từ ngày có cái chủ thuyết vô sản Mác Lê xuất hiện trên quả đất này đã là mầm mống gieo họa cho nhân loại rồi, giờ đây chỉ còn sót lại 4 thằng CỘNG : Tàu cộng, Việt cộng, Hàn cộng và Cu ba cộng là còn tai ươn, còn độc hại cho loài người mà đứng đầu hiện giờ là bọn Tàu chệt, ngay cả đứa bé 3 tuổi bị xe vận tải cán mà chính bọn chúng với chúng còn dửng dưng ngó lơ thì mạng sống của kẻ khác là cái thá gì trong mắt bọn Tàu cộng ! Vậy thì tại sao chúng ta (thế giới) vẫn còn mua hàng hóa của chúng, để rồi chúng tiếp tục âm thầm giết lại chúng ta ??? Vì rẻ chăng ???

0 comments:

Powered By Blogger