Wednesday, June 22, 2011

10 công ty tai tiếng nhất trên báo chí Mỹ

Trang tin 24/7 Wall St. đã kết hợp với một số nhà sáng tạo “Chỉ số Tiêu cực’’ để đưa ra danh sách 10 công ty tai tiếng nhất, tốn nhiều giấy mực của báo chí Mỹ trong thời gian một năm từ 1/6/2010 đến 1/6/2011.  
Chỉ số này xác định số lượng và mức độ của những vụ việc tiêu cực mà một công ty gây ra và số ngày báo chí liên tục phản ánh về những sự kiện này thông qua tính toán dựa trên đánh giá dữ liệu từ hơn 12.000 nguồn tin tức mỗi giây. Tờ 24/7 Wall St. cùng những nhà sáng lập “Chỉ số Tiêu cực” đã chọn lọc ra 10 công ty có số điểm “ chỉ số tiêu cực’’ tồi tệ nhất.

10. Tập đoàn American International Group

1969884_10_AIG.jpg
Số ngày trong top 10 công ty tai tiếng nhất: 52
Số ngày ở vị trí 1: 0
Xếp hạng thay đổi lớn nhất: 681
Ngày thay đổi thứ hạng lớn nhất: 7/9/2010
Giá trị cổ phiếu thay đổi: -20%
Khi AIG lâm vào khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã phải chi ra gói cứu trợ lên đến 130 tỷ USD. Văn phòng Ngân sách Quốc hội hy vọng rằng 15 tỉ USD trong gói cứu trợ đó sẽ được thu hồi.
Khủng hoảng về chi phí không phải là lý do duy nhất khiến AIG khốn đốn. Tập đoàn này đã nâng cao doanh thu một cách không hợp lý ngay trước khi Giám đốc điều hành Hank Greenberg ra đi. Công ty cũng đã bán hàng tỷ USD giấy tờ bảo lãnh giá trị của chứng khoán thế chấp và những giấy tờ có giá này trở thành giấy vụn khi cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu.

9. Transocean Ltd

1571873305_9_transocean_Ltd1.jpg
Số ngày nằm trong top 10 công ty tai tiếng nhất: 61
Số ngày đứng ở vị trí số 1: 2
Xếp hạng thay đổi lớn nhất: 665
Ngày thay đổi vị trí xếp hạng lớn nhất: 15/12/2010
Giá trị cổ phiếu thay đổi: +50%
Giàn khoan Deepwater Horizon thuộc sở hữu của công ty Transocean. Khi giàn khoan này xảy ra vụ cháy thì Transocean cùng với công ty BP chịu hoàn toàn trách nhiệm, họ đã lơ là trong công tác kiểm tra dẫn đến giàn khoan không đạt chất lượng và bị nổ. Công ty Transocean đổ lỗi cho BP về kỹ năng kém, BP ngược lại cho rằng Transocean có trách nhiệm trong vụ việc này.

8. Freddie Mac, Fannie Mae

1922336443_8_Freddie_Mac__Fannie_Mae.jpg
Số ngày trong top 10 công ty tai tiếng nhất: 85; 148
Số ngày tại vị trí số 1: 6, 14
Xếp hạng thay đổi lớn nhất: 718, 803
Ngày thay đổi thứ hạng lớn nhất: 28/12/2010, 28/12/2010
Giá trị cổ phiếu thay đổi: đã bị hủy niêm yết
Fannie Mae và Freddie Mac có những sự tương đồng nhất định do vậy hai công ty được xếp hạng giống nhau. Một năm trước, hai công ty đã hủy niêm yết từ sàn NYSE sau khi giá trị của mỗi cổ phần giảm hơn 99% . Fannie Mae và Freddie Mac đảm bảo hơn một nửa các khoản thế chấp ở Mỹ.

7. Hewlett-Packard

1489660641_7_Hewlett___packard.jpg
Số ngày trong top 10 công ty tai tiếng nhất: 93
Số ngày tại vị trí số 1: 23
Xếp hạng thay đổi lớn nhất: 824
Ngày thay đổi thứ hạng lớn nhất: 23/11/2010
Giá trị cổ phiếu thay đổi: -22%
Công ty Hewlett-Packard có vị giám đốc điều hành gây nhiều tai tiếng nhất trong lịch sử của các công ty Mỹ. CEO HP - ông Mark Hurd, đã bị hội đồng quản trị buộc tội làm giả tài khoản. Số tiền mà ông không hạch toán dường như đã được chi cho Jodie Fisher, một ngôi sao kênh truyền hình thực tế tại Mỹ. Báo chí còn đưa tin Hurd đã chi ra 12,2 triệu USD cho việc ly hôn.
Ngay sau khi Hurd rời khỏi HP, Giám đốc điều hành Oracle Larry Ellison đã đưa ra nhận định Hội đồng quản trị HP đã không khôn ngoan khi để Hurd ra đi. Và ông này đã nhanh chóng mời Hurd làm đồng chủ tịch của Oracle. Điều này gây ra lời dị nghị rằng Hurd đã đem đi những bí mật thương mại của HP sau khi bị bãi chức. Tình hình công ty ngày càng trở nên xấu đi khi HP thuê Léo Apotheker - một giám đốc công nghệ không được trọng dụng làm CEO của công ty.

6. JPMorgan Chase

10534208_6_JP_Morgann_Chase.jpg
Số ngày trong top 10 công ty tai tiếng nhất: 109
Số ngày tại vị trí số 1: 8
Xếp hạng thay đổi lớn nhất: 728
Ngày thay đổi thứ hạng lớn nhất: 29/11/2010
Giá trị cổ phiếu thay đổi: +10%
JP Morgan được coi là mục tiêu của báo chí vì nhận được gói cứu trợ từ Chính phủ cùng với một số công ty tài chính lớn khác ở nước Mỹ. Chính vì điều này mà ngân hàng đã bị cáo buộc có liên quan tới siêu lừa Bernie Madoff. JP Morgan cũng bị giới truyền thông nghi ngờ làm thủ tục thu nhà không đúng luật, đẩy hàng chục ngàn người ra khỏi nhà của họ sớm hơn so với thời hạn tịch thu.

5. Bank of America Corp.

238184_5_Bank_of_America_Corp.jpg
Số ngày trong top 10 công ty tai tiếng nhất: 124
Số ngày tại vị trí số 1: 3
Xếp hạng thay đổi lớn nhất: 745
Ngày thay đổi thứ hạng lớn nhất: 5/11/2010
Giá trị cổ phiếu thay đổi: -30%
Bank of America cũng điêu đứng với báo chí vì gói cứu trợ tài chính của Chính phủ và những cáo buộc rằng cựu Giám đốc điều hành Kenneth Lewis đã giấu thông tin về tiền thưởng của các cổ đông. Lewis đổ lỗi cho hoạt động của công ty bởi có rất nhiều khoản đầu tư yếu kém trên bảng cân đối tài chính đã kéo ngân hàng đi xuống. Công ty tiếp tục bị chỉ trích khi cho CEO mới Brian Moynihan một khoản tiền thưởng 9 triệu USD bằng cổ phiếu trong năm 2010 dựa trên thành tích của mình.
Ngân hàng này gần đây lại bị báo chí đàm tiếu rằng phải trả hàng tỷ USD cho những công ty mua giấy tờ thế chấp chứng khoán. Ngày 10/11/2010, Bank of America cho biết họ sẽ không mua lại các khoản thế chấp xấu, mặc cho yêu cầu của Cục Dự trữ Liên bang.

4. Massey Energy

726546872_4_Massey_Energy.jpg
Số ngày trong top 10 công ty tai tiếng nhất: 191
Số ngày tại vị trí số 1: 32
Xếp hạng thay đổi lớn nhất: 697
Ngày thay đổi thứ hạng lớn nhất: 8/3/2011
Giá trị cổ phiếu thay đổi: hiện tại đã bán cho công ty Alpha Natural Resources
Vào ngày 5/4/2010, vụ nổ tại mỏ khai thác của tập đoàn Massey đã gây thiệt mạng cho 29 thợ mỏ. Đó là tổn hại nặng nề nhất về người trong ngành công nghiệp khai khoáng trong 40 năm trở lại đây.
Ngay lập tức, Massey bị cáo buộc một số hành vi vi phạm an toàn mà có thể là nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn. Một cuộc điều tra đã được thực hiện để tìm ra nguyên nhân vụ việc, và Massey đã nhận tất cả trách nhiệm cho sự việc trên. Các tài liệu của nhóm nghiên cứu cho biết, công ty khai thác mỏ đã "cố ý vi phạm pháp luật" và buộc tội rằng Massey đã bỏ qua những đợt thực hành về an toàn cho công nhân.
Danh tiếng của Massey còn bị tổn hại nhiều hơn qua việc cho nổ một ngọn núi để giảm chi phí khai mỏ. Hành động trên bị cáo buộc gây thiệt hại sức khỏe nghiêm trọng ở cả hai phương diện, đầu tiên là cho những người sống gần các khu mỏ và cho người sống ở hạ lưu nơi các con sông bị ô nhiễm vì hoạt động khai mỏ. Ngày 08/3/2011, ba vụ kiện được bổ sung thêm để chống lại công ty Massey, gồm vụ kiện sự việc nổ một mỏ tháng 4/2010 và hai vụ kiện của các gia đình có người chết và bởi một thợ mỏ còn sống sót.

3. Toyota Motor Corporation

1726291360_3_Toyota_Motor_Corporation.jp
Số ngày trong top 10 công ty tai tiếng nhất: 196
Số ngày tại vị trí số 1: 33
Xếp hạng thay đổi lớn nhất: 674
Ngày thay đổi thứ hạng lớn nhất: 30/9/2010
Giá trị cổ phiếu thay đổi: +17%
Toyota đã thu hồi 5,2 triệu chiếc xe vào ngày 28/1/2010. Nhà sản xuất xe hơi số một thế giới đã bị cáo buộc việc che đậy các vấn đề an toàn của xe để giảm chi phí sửa chữa của công ty. Giám đốc điều hành Toyota Akio Toyota xuất hiện trước Quốc hội để giải thích lý do trục trặc của hệ thống lái và phanh. Ông thừa nhận rằng sự tăng trưởng của công ty đã khiến việc duy trì kiểm soát chất lượng trong nhiều thập kỷ trở nên khó khăn. Những lời cáo buộc đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Toyota và giá trị thương hiệu của họ.

2. Johnson & Johnson

2029606593_2_JohnsonJohnson.jpg
Số ngày trong top ten: 193
Johnson & Johnson đã thu hồi 136 triệu chai Tylenol cho trẻ em, Benadryl, Motrin, và hàng tá các sản phẩm khác vào tháng 4/2010. Gần đây nhất công ty này tiếp tục cho thu hồi 57.000 chai Topamax, một loại thuốc chống động kinh. Nguồn gốc rắc rối của các sản phẩm như Tylenol và Motrin được xác định là tại các nhà máy điều hành bởi công ty con McNeil ở Pennsylvania và Puerto Rico. Johnson & Johnson đã đồng ý cho liên bang giám sát chặt chẽ tại các nhà máy này. Ngay sau vụ việc này doanh số của sản phẩm Tylenol giảm đến 90%.

1. BP

1648145961_1_BP.jpg
Số ngày trong top 10 công ty tai tiếng nhất: 212
Số ngày tại vị trí số 1: 60
Xếp hạng thay đổi lớn nhất: 670
Ngày thay đổi thứ hạng lớn nhất: 29/11/2010
Giá trị cổ phần thay đổi: +50%
Công ty BP liên tiếp vướng vào những tai tiếng. Ngày 20/4/2010, giếng dầu Deepwater Horizon phát nổ và giết chết 11người. Lượng dầu thô tràn ra ước tính khoảng 206 triệu lít, gây ra thiệt hại tài chính cho hàng ngàn doanh nghiệp trong các ngành đánh bắt, vận chuyển, khách sạn. Giám đốc điều hành Tony Hayward từ chức vào 01/10/2010 vì thảm họa tràn dầu.
Cổ phiếu BP giảm từ 60 USD xuống 27 USD trong một tháng, gây thiệt hại 100 tỷ USD cho các cổ đông. Hãng này buộc phải thiết lập một quỹ 20 tỉ USD để trang trải chi phí cho việc rò rỉ dầu.

0 comments:

Powered By Blogger