Cờ vàng "3 que xỏ lá"
Lê Trung Thành
|
“Trên một miếng vải màu vàng người ta vẽ lên 3 sọc đỏ, đó là lá cờ ba que xỏ lá của bọn ngụy quân, ngụy quyền đã bại trận, và hiện nay nó là cờ của bè lũ phản động Hải Ngoại toàn là những kẻ bỏ nước ra đi, giờ vẫn ôm hận thù. Không biết sống ở nước ngoài thì yêu Việt Nam cỡ nào mà đấu với chả tranh, chỉ luôn nuôi hận thù đòi lật đổ chế độ, một chế độ ổn định không có các cuộc biểu tình bạo loạn, và không bị đánh bom khủng bố như các nước phương tây...”
Đó là tất cả những gì tôi được nghe, được tuyên truyền, và được quyền biết đến trong suốt quảng đời tuổi trẻ sống và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại, và đó cũng là những luận điệu được lặp đi lặp lại na ná nhau của phần đông thế hệ thanh niên quốc nội sinh sau năm 1975 khi được hỏi “bạn biết gì về cờ vàng ba sọc đỏ”. Và không biết nên vui hay buồn khi phải cho mọi người biết một sự thật rằng trong thời gian ở Đài Loan tôi có thăm dò cộng đồng người việt cũng bằng câu hỏi đó thì cứ khoảng 10 người Việt Nam sang du học, lao động hoặc kết hôn thì đến 6 người trả lời “cờ vàng ba sọc đỏ? tôi chưa nghe đến bao giờ, là cờ của nước nào vậy?” 3,9 người còn lại sẽ trả lời như ở đầu bài (1).
Đấy! nói như thế để những ai may mắn có điều kiện tiếp xúc với internet và đang đọc những dòng này biết được sự quan tâm đến hiện tình đất nước và hiểu biết về lịch sử của đa phần người dân đang ở mức độ nào. Và chính tôi một thời gian trước đây khi còn ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa cũng không hơn gì họ, thậm chí còn ngờ nghệch ảo tưởng hơn nhiều, và tôi cảm thấy “thằng tôi” của ngày hôm qua đáng thương hơn đáng giận.
- Vì tôi được sinh ra tại Việt Nam sau năm 1975- khi đất nước đã được được những người Cộng Sản “thống nhất”.
- Vì ông bà cha mẹ họ hàng gia đình tôi là những người từng đổ máu chiến đấu cho lí tưởng Cộng Sản.
- Vì tôi đã được học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa 12 năm với những trang sử đánh Mỹ cứu nước hào hùng của dân tộc.
- Vì cứ vào thứ hai đầu tuần phải nghiêm trang trong tư thế chào cờ mắt nhìn lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đầy vẻ tự hào và miệng hát “đường vinh quang xây xác quân thù, thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu, vì nhân dân chiến đấu không ngừng ...”.
- Vì tôi đã từng là đoàn viên thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, và với 1 lý lịch tốt như gia đình tôi thì nếu cố gắng phấn đấu tôi sẽ được kết nạp vào đảng với nhiều cơ hội tiến thân .
- Vì tôi đã từng yêu bác Hồ hơn bất kỳ thiếu niên nhi đồng nào trên đất nước việt nam này, từ khi còn bé tôi đã nằm lòng những bài thơ của Tố Hữu, đã đọc nhàu nát những cuốn sách kể chuyện về bác Hồ, và còn cẩn thận ép tấm ảnh bác trong cuốn tập nhỏ và xếp ngay ngắn trong cặp sách với niềm tin ánh sáng của bác sẽ soi đường khi mình lạc lối.
Vì thế tôi dám chắc nếu mọi người từ khi lọt lòng đều phải sống trong hoàn cảnh ấy thì cũng không khá gì hơn tôi và những bạn trẻ trong nước hiện nay, vậy nên xin mọi người đừng mỉa mai chúng tôi, đừng thù ghét mỗi khi chúng tôi phỉ báng lá cờ vàng ba sọc đỏ, mà xin hãy rộng lòng yêu thương , vì chúng tôi là sản phẩm của mái trường xã hội chủ nghĩa , vì chúng tôi là những tờ giấy trắng như biết bao trẻ em trên khắp hành tinh này nhưng “họ” đã bôi trét lên đó những gì tai hại nhất. Chỉ có lòng bao dung với ánh sáng của tình thương dẫn đường mới có thể giúp chúng tôi thoát khỏi những ảo tưởng để trải lòng tiếp nhận những thông tin mới.
Tôi yêu quê hương xứ sở vô cùng, tôi nhớ những nón lá những đôi vai gầy một nắng hai sương, nhưng sao những ngọn núi những dòng sông giờ đây đã điêu tàn tan hoang đến vậy, nhưng sao những người tôi yêu dù chăm chỉ làm ăn, chịu thương chịu khó mà phải sống một cuộc sống cơ cực và mất tự do đến thế. Vậy nên tôi đã quyết tâm truy tìm và kiểm chứng lại tất cả những gì tôi đã được học , và mỗi lần những sự thật trần trụi được phơi bày là những lần lòng tôi lại mang thêm nhiều những vết thương .
Chính vì thế nên mặc dù biết rõ sẽ gặp nhiều rắc rồi từ phía chính quyền cộng sản nhưng tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải nói cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau biết được nguồn gốc và ý nghĩa của 2 lá cờ: đỏ sao vàng và vàng ba sọc đỏ cùng những trải nghiệm trên con đường thay đổi nhận thức của mình . Để từ đó những chủ nhân tương lai của đất nước quyết định đâu là sinh lộ cho quê hương.
Cờ vàng ba sọc đỏ :
Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi biết đến lá cờ vàng ba sọc là vào khoảng thời gian tôi học cấp 2, khi tôi nghe các anh lớn bàn chuyện với nhau về hát nhạc vàng nhạc đỏ, tôi đã thắc mắc tại sao lại có sự phân biệt này, còn hỏi “làm răng để khi nghe biết được cái mô là nhạc vàng cái mô là nhạc đỏ”. Tất nhiên tôi bị mấy anh gỏ to đầu nói “mi ngu lắm nhạc vàng là nhạc phản động mi đã nghe ai nói cờ vàng ba que xỏ lá của bọn ngụy chưa , mi cứ thấy ai hát lè nhè như Duy Khánh, Chế Linh là nhạc vàng, mi cứ thấy mấy cái video có cảnh trai gái hở hang nhảy nhót quấn lấy nhau trên sân khấu có mấy thằng lính cầm cờ ba que chạy lui chạy tới là nhạc vàng...”
Nể phục trước những kiến giải sâu xa của các anh lớn ,thế là từ đó tôi có thêm hiểu biết quý báu về cái gọi là nhạc vàng, cờ vàng, và thỉnh thoảng để ra vẻ hiểu biết với tụi bạn cùng trang lứa tôi dạy lại chúng nó cụm từ “cờ vàng ba que xỏ lá” một cách đầy tâm đắc với kiến thức của mình.
Và hiện nay khi nhìn lại thế hệ các em tôi, tôi thấy các em cũng không hiểu biết hơn tôi ngày trước là bao, nhưng điều đáng buồn hơn là ngay cả các anh tiến sỹ (2) cũng không biết hay cố tình không biết, làm sao có thể giải thích cho mọi người hiểu được vấn đề 1 cách trọn vẹn, khi để hiểu được nguồn gốc và tính dân tộc của 2 lá cờ thì phải lội ngược dòng lịch sử để tìm rõ căn nguyên, lại càng khó hơn khi nhiều trang web ở Hải Ngoại bị đặt tường lửa, phương tiện truyền thông trong nước thì đều là công cụ của đảng, và toàn bộ sử liệu từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay trong các thư viện và nhà sách Việt Nam đều là sách của đảng được nhào nặn bởi những “sử nô” danh tiếng thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, thế nên chỉ nghe tên thôi bọn trẻ cũng có thể hoàn toàn tin là sự thật, trong mắt trẻ thơ những gì được đăng tải trên truyền hình, sách vở và báo chí đều là sự thật, thế nên hỡi ôi các nhà báo các nhà làm phim các nhà giáo dục quí vị có thấy day dứt lương tâm khi đã đánh lừa niềm tin của con em chúng ta hay không?
Chính vì thế nên thỉnh thoảng ở các diễn đàn tiếng nói tự do của người dân Việt Nam trên yahoo, paltalk, và gần đây là phong trào viết blog không tránh khỏi có nhiều lời lẽ miệt thị hay tẩy chay cờ vàng.
Nay tôi xin được lược trích lại một số tư liệu (3) để lần nữa xác định rằng lá cờ vàng đã có từ trước khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa ra đời.
1. Long Tinh Kỳ (1802-1885) : Quốc Kỳ nguyên thủy của triều đình Nhà Nguyễn
Đối chiếu với các tài liệu được tham khảo thì lá quốc kỳ đầu tiên trong thời nhà Nguyễn đã được đặt tên bằng tiếng Hán là "Long Tinh Kỳ". (Ghi chú cho tuổi trẻ Việt Nam: Ý nghĩa của các chữ Hán như sau: Kỳ là cờ. Long là Rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà cũng có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ còn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành. Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới.)
2. Đại Nam Quốc Kỳ (1885-1890)
Đây là hình lá cờ Đại Nam của triều đình Đồng Khánh, được tìm thấy qua tài liệu của người Tây phương.
3. Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng Pháp 1890 - 1920
Nền vàng.
Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam Trung bất khả phân.
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - gọi tắt là "Cờ Vàng" - là lá "quốc kỳ" đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, "chia để trị" của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần "quốc gia dân tộc", bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ "Quốc Gia". Như vậy, từ ngữ "quốc gia" có từ cuối thế kỷ 19, đối nghịch với "thuộc địa", chớ không chỉ mới có vào bán thế kỷ 20 khi từ ngữ "cộng sản" xuất hiện.
4. Cờ Bắc Trung Kỳ trong thời miền Nam thành thuộc địa Pháp
Long Tinh Kỳ (1920 - 10 Mar, 1945).
Nền vàng. Một sọc đỏ lớn.
Biểu tượng cho Bắc và Trung kỳ mà thôi.
10-3-45 là ngày cáo chung của chế độ bảo hộ Pháp
Lá cờ Vàng Một Sọc Đỏ, cũng được gọi là cờ "Long Tinh", vì nó biến thể từ Long Tinh Kỳ nguyên thủy trong mấy chục năm đầu của nhà Nguyễn. Nền vàng có hình chữ nhật tương tự như quốc kỳ của các quốc gia khác. Chấm đỏ được kéo dài ra thành sọc đỏ ở giữa. Tua xanh không còn nữa. Đây là lá cờ biểu hiệu cho một quốc gia chỉ còn hai miền Bắc và Trung, thuộc quyền bảo hộ Pháp. Lá cờ này trải qua đời vua Khải Định và tồn tại trong đời vua Bảo Đại, sau khi vua Khải Định băng hà vào năm 1925. Sau khi lên ngôi vào đầu năm 1926 lúc mới 12 tuổi, vua Bảo Đại trao hết quyền cho "Hội Đồng Phụ Chính" với sự chỉ đạo của Toàn Quyền Pháp rồi trở sang Paris tiếp tục học cho đến 1932 mới trở về chấp chính. Lá cờ Long Tinh vẫn được tiếp tục dùng làm biểu tượng của triều đình Huế, lúc bấy giờ chỉ còn thẩm quyền cai trị hai miền Bắc và Trung dưới sự bảo hộ của Pháp.
5. Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (miền Nam thuộc địa Pháp)
Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (1923 - Mar 10, 1945)
Nền vàng
Cờ Tam Tài, màu xanh trắng đỏ nằm trên góc trái.
10-3-45: Nhật đảo chính Pháp
Cờ này tồn tại đến 10-3-45 thì cáo chung sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương.
6. Long Tinh Kỳ trong thời Nhật chiếm Đông Dương, 11 tháng 3, 1945 - Aug 1945
Long Tinh Đế Kỳ (11 Mar - 30 Aug, 1945)
Nền vàng,
Sọc đỏ bằng 1/3 cờ.
11-3-45: Bảo Đại tuyên bố VN độc lập, Long Tinh Kỳ trở thành Đế Kỳ
30-8-45: Bảo Đại thoái vị, Đế Kỳ cáo chung.
Một ngày sau khi Nhật đảo chánh Pháp, vua Bảo Đại đăng đàn tại Huế vào ngày 11-3-45, tuyên bố hủy bỏ hòa ước Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884, Việt Nam thống nhất và độc lập, theo chế độ Quân Chủ tân thời như một số quốc gia Tây Phương, và ủy nhiệm cho học giả Trần Trọng Kim thành lập chính phủ. Sau đó, vua Bảo Đại phân định cho Long Tinh Kỳ trở lại cương vị của Đế Kỳ, chỉ treo nơi Hoàng Thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du. Long Tinh Đế Kỳ cũng tương tự như Long Tinh Quốc Kỳ trong thời Pháp bảo hộ, nhưng nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim.
6. Cờ Quẻ Ly của quốc gia Việt Nam trong thời Nhật chiếm Đông Dương
Cờ Quẻ Ly thời Nhật (11 Mar - 5 Sep, 1945)
Nền vàng, ba sọc đỏ, sọc giữa đứt khoảng hơi giống hình Quẻ Ly
Quốc kỳ chính thức thời Nhật, đồng thời với Long Tinh Kế Kỳ
Để biểu trưng cho Quốc Gia trong chế độ Quân Chủ, Bảo Đại ký sắc lệnh chấp thuận đề nghị của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, lấy lại quốc hiệu Việt Nam mà nhà Thanh đã chấp thuận trong thời vua Gia Long, và sáng tạo ra một quốc kỳ mới. Đó là lá cờ có nền vàng tương tự như Long Tinh Đế Kỳ nhưng vạch đỏ được chia làm ba vạch nhỏ bằng nhau, riêng vạch giữa thì đứt khoảng, tương tự như quẻ Ly, một quẻ trong bát Quái.
7. Cờ Đỏ Sao Vàng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa"
Cờ Mặt Trận Việt Minh (5 Sep, 1945 - 20 Dec, 1946)
Nền đỏ, sao vàng, cạnh sao hơi cong.
5-9-45: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5 dùng cờ Việt Minh làm Quốc Kỳ, thay thế cờ Quẻ Ly.
20-12-46: Việt Minh rút vào bưng kháng chiến chống Pháp. Cờ Việt Minh tạm mất tư thế Quốc Kỳ.
- Trong suốt năm 1946, quân đội Pháp càng ngày càng chiếm ưu thế trên các cuộc đụng độ với quân đội Việt Minh. Đến 20-12-46, Pháp chiếm được Bắc Bộ Phủ, Hồ Chí Minh tuyên bố rút vào bưng kháng chiến. Dần dần, Pháp chiếm đóng và kiểm soát các thành phố, quận lỵ, và các làng xã đông dân; còn Việt Minh thì đồn trú tại các vùng quê, rừng núi hẻo lánh. Như vậy, Cờ Đỏ Việt Minh bị xem như tạm thời mất tư thế "quốc kỳ" kể từ ngày 20-12-46 là ngày Pháp chiếm Bắc Bộ Phủ cho đến ngày 20-7-1954 là ngày đất nước chia đôi và Việt Minh trở lại cầm quyền trên miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở lên.
8. Cờ Vàng sọc Xanh của Chính Phủ Lâm Thời "Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc"
Cờ Nam Kỳ Cộng Hoà Quốc (1 Jun, 1946 - 2 Jun, 1948)
1-6-46: Nam Kỳ CH Quốc trong Liên Bang Đông Dương.
Nền vàng, ba sọc xanh, hai sọc trắng
2-6-48: Bảo Đại lập Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, thống nhất ba miền.
9. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của "Việt Nam Quốc" và "Việt Nam Cộng Hòa"
Cờ Vàng Quốc Gia VN (2 Jun, 1948 - 20 Jul, 1954)
2-6-48: Chính Phủ Trung Ương dùng Cờ Vàng làm quốc kỳ giống như Đại Nam Kỳ thời 1890-1920.
20-7-54: Đất nước chia đôi theo Hiệp Định Genève. Từ đó, Cờ Vàng vẫn được dùng làm Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà từ 20-7-54 đến 30-4-75.
Vào năm 1948, Bảo Đại không muốn tái sử dụng Long Tinh Kỳ vì đó là Đế Kỳ của một đế chế mà ông đã chấm dứt vào tháng 8 năm 1945. Một ông vua tha thiết với nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ, đến nỗi chịu thoái vị vì quyền lợi tối thượng của đất nước, hẳn dư biết nguồn gốc của lá Cờ Vàng. Ngoài ra, một vài chi tiết lịch sử quan trọng khác cũng đã góp phần vào việc chọn lựa Cờ Vàng: Đó là cái chết oan ức tại Phi Châu vào cuối năm 1945 của hoàng tử Vĩnh San, tức là cựu hoàng Duy Tân, và sự hiện diện tại Sài Gòn từ năm 1947 của cựu hoàng Thành Thái, thân sinh của Duy Tân. Cờ Vàng đã được dùng làm Quốc Kỳ lần đầu trong triều đại của hai vị vua này. Cả hai đã là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp dành độc lập vào đầu thế kỷ 20, mà hậu quả là cuộc xử tử các thủ lãnh Quang Phục Hội như anh hùng Thái Phiên, Trần Cao Vân vào năm 1916, và án lưu đày Phi Châu của hai vị vua ái quốc ấy. Năm 1942, hoàng tử Vĩnh San gia nhập quân đội Pháp (cánh De Gaulle), đến năm 1945 được thăng cấp Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng. Khi Thế Chiến thứ 2 kết thúc, Tướng De Gaulle về Pháp cầm quyền, dự định cho ông về Việt Nam. Nhưng sau đó, có người tố cáo cho De Gaulle biết Vĩnh San luôn luôn ấp ủ chủ trương Việt Nam độc lập và thống nhất Nam, Trung, Bắc. Vì vậy, trong lần hội kiến với De Gaulle vào ngày 14-12-1945, ông bị khiển trách nặng nề và bị tước mất cấp bậc. Ông đã tâm sự với người bạn thân rằng ông lo ngại sẽ bị hại. Ngày 24-12-45, ông bị đưa về lại đảo Réunion. Hai hôm sau, ông bị tử nạn máy bay tại Trung Phi. Cái chết đầy nghi vấn của cựu hoàng Duy Tân đã làm dư luận Việt Nam xúc động và thương tiếc vị vua ái quốc. Năm 1947, cha ông là cựu hoàng Thành Thái lúc bấy giờ đã 68 tuổi, được Pháp cho về Sài Gòn, với điều kiện là ông không giữ bất cứ một trách nhiệm chính trị nào cả. Dù vậy, sự hiện diện của cựu hoàng Thành Thái cùng với cái chết của cựu hoàng Duy Tân hiển nhiên đã gợi lên tinh thần tôn kính hoài bão của hai vua. Chắc chắn Bảo Đại có đến thăm bậc Thái Thượng Hoàng khả kính của ông, và hội ý trong việc chọn Cờ Vàng làm Quốc Kỳ, nhưng ông không thể tiết lộ ra, vì sẽ phạm vào điều kiện của De Gaulle khi cho cựu hoàng Thành Thái về VN, là không được tham dự vào chính trị phục quốc. Sự rao truyền rằng Cờ Vàng do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ ra mà không nhắc đến sự hiện hữu của Cờ Vàng 50 năm trước, cũng có dụng ý. Đó là vì nhu cầu bảo vệ an nguy của cựu hoàng Thành Thái. Vì thế, việc Quốc Trưởng Bảo Đại lựa chọn Cờ Vàng của thời chống Pháp làm Quốc Kỳ cho tân chế độ là một quyết định sáng suốt và hợp chính nghĩa.
Vì nguồn gốc kháng Pháp hào hùng của Cờ Vàng, mà năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức "trưng cầu dân ý", lập ra chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà, quốc hội mới vẫn giữ nguyên quốc kỳ của một chế độ đã cáo chung. Cuộc đảo chánh năm 1963, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hòa, lập nên Đệ Nghị Cộng Hoà, Cờ Vàng vẫn được giữ nguyên là Quốc Kỳ cho đến khi miền Nam bị miền Bắc thôn tính. Hết Trích.
Vậy đã rõ ràng cờ vàng ba sọc đỏ không phải là “cờ ba que xỏ lá” mà đó đã từng là một Quốc Kỳ của nhiều chế độ trước đó , đồng thời mang đầy đủ nguyện vọng dành độc lập ,ý thức chống giặc ngoại xâm và yêu chuộng tự do của cả một dân tộc. Và hiện nay cờ vàng ba sọc đỏ là ngọn cờ của người Việt hải ngoại.
Cờ đỏ sao vàng :
Đây là lá cờ đã gắn bó với suốt cả cuộc đời tuổi thơ tôi với tất cả bạn bè họ hàng và người thân của mình , nên tôi nghĩ mình có đủ nghi ngờ và tỉnh táo khi đề cập đến “mặt kia” của nó, “mặt kia mà tôi muốn nói đến chính là những sự thật đã bị Đảng Cộng Sản với công cụ là những “nhà sử nô” “nhà bồi bút ” tìm mọi cách thủ tiêu và dấu nhẹm trong mấy chục năm nay và “mặt kia” chính là tội lỗi đê hèn khi đánh lừa niềm tin của hàng triệu người trong suốt chiều dài lịch sử phải “chết vinh quang” và “chết tức tưởi” dưới ngọn cờ đó.
Trước hết chúng ta hãy nghe chính quyền Cộng Sản giới thiệu về lá cờ Tổ Quốc trên website của Đảng có vài điểm chú ý sau :
- “Đêm cuối cùng trước khi rời cơ quan tuyên truyền của Đảng, từ Xóm Chuồng Ngựa về Bàn Cờ. dưới ngọn đèn leo lét, Nguyễn Hữu Tiến đã thức trắng đêm vẽ đi, vẽ lại trên phiến đá hình tượng lá cờ đỏ với ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh của các tầng lớp nhân dân: Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.” (4)
- Lá cờ đỏ sao vàng từ đấy đã xuất hiện nhiều lần trong các cuộc khởi nghĩa, biểu tình của quần chúng. Lá cờ đã tung bay trên cả nước trong những ngày Tháng Tám năm 1945 lịch sử; trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh một kỷ nguyên mới cho đất nước ta. Ngày 5 tháng Chín năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định Quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.
Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng Ba năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của nước ta. (5)
- Hình ảnh sao vàng trong thơ Hồ Chí Minh:
Một canh…hai canh…lại ba canh
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
Tất cả lai lịch về lá cờ đỏ sao vàng đều được giải thích rất mơ hồ , đọc xong tôi thấy có 3 câu câu hỏi lớn cần phải làm sáng tỏ :
Thứ nhất : lá cờ đỏ sao vàng có ý nghĩa gì và nguồn gốc ra sao ?
Thứ hai : tại sao hiện nay nó là Quốc Kỳ của Việt Nam ?
Thứ ba: những thành quả mà nó mang lại cho dân tộc?
1. Lá cờ đỏ sao vàng có ý nghĩa gì và nguồn gốc ra sao :
Cờ Liên Sô nền đỏ, trên đầu góc trái có hình búa liềm.
“Tượng trưng cho chủ quyền của Liên bang Xô Viết và khối liên minh không gì phá vỡ nổi(6) của công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh để xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa”. Màu đỏ tượng trưng cho cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Xô Viết dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Búa liềm chỉ khối liên minh vững chắc của giai cấp công nhân và nông dân. Ngôi sao năm cánh trên cờ Liên Xô tượng trưng cho thắng lợi cuối cùng của các tư tưởng chủ nghĩa cộng sản trên 5 châu lục toàn thế giới.” (7)
Nhắc đến chủ nghĩa cộng sản phải nhắc đến Mác với câu nói“ Vô sản thế giới đoàn kết lại” mà sau này được dùng làm khẩu hiệu của những người Cộng Sản, và theo Mác để xây dựng một xã hội mới không còn cảnh người bóc lột người thì phải từ bỏ tất cả những giá trị của xã hội cũ, phải từ bỏ quyền tư hữu, từ bỏ gia đình, từ bỏ quê hương, từ bỏ tôn giáo, và từ bỏ hết tất cả những giá trị văn minh nhân loại suốt mấy ngàn năm qua… Tôi đang tự hỏi không biết khi đem chủ nghĩa Mác về Việt Nam ông Hồ Chí Minh có biết hay cố tình không biết là vào những năm cuối đời Mác đã ăn năn hối lỗi về sự lầm lạc của chủ nghĩa Cộng Sản, cũng giống như nhận định “Ngay cả Mác cũng không thể trung thành với một lý thuyết như thế. Lý thuyết ấy như một cô gái cực đẹp nhưng lẫn thẩn, chắc chắn người ta sẽ vồ lấy và sau đó tất yếu là sự phản bội.” (8)
Hậu quả mà chủ nghĩa Cộng Sản đã gây ra tại nước Nga còn nặng nề hơn nhiều so với Việt Nam từ tổn thất con người cho đến tôn giáo ,chính trị, kinh tế , văn hóa … mà nổi bật nhất là cuộc thanh trừng vĩ đại hay còn gọi là “nỗi khiếp sợ vĩ đại” trong thập niên 1930 Stalin đã ký quyết định giết hàng chục nghìn người được coi là đối thủ chính trị hay bất đồng chính kiến với ông ta , và đẩy hàng triệu người đến các trại lao động tập trung Gulag .
Năm 1953 khi nghe tin Stalin qua đời , nhà thơ Tố Hữu đã có những câu thơ làm rúng động lương tâm con người :
“Sta-lin sta-lin!
Yêu biết mấy khi con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin
[…]
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười”
Phần đánh giá xin nhường cho bạn đọc .
Tiếp đây tôi xin trích 1 đoạn nói chuyện giữa đạo sĩ Hamud và giáo sư Allen trong cuốn “Hành trình về phương đông” được xuất bản từ năm 1924 để mọi người chiêm nghiệm.
“Hamud im lặng một lúc rồi thong thả :
- Tôi muốn các ông ghi nhận một điều này, các ông có thể coi đó như một lời tiên đoán hay cảnh cáo trước cũng được. Thời gian sắp đến sẽ là một giai đoạn cực kỳ tiến bộ về tri thức, nhưng thoái bộ về tâm linh.[…] Thêm vào đó, sự khai quật các ngôi cổ mộ Ai cập sẽ tháo củi xổ lồng cho vô số âm binh, các động lực cực kỳ hung dữ. Như tôi vừa kể với các ông, thời kỳ chót của nền văn minh Ai cập, các giáo sĩ đã thực hành tà thuật tối đa, mà khoa ướp xác là một bí thuật mang sự liên lạc của cõi vô hình vào cõi trần[…] Một số pháp sư vốn là sứ giả cõi âm sẽ đầu thai trở lại, hoặc nhập xác để tác oai, tác quái, tái tạo một xã hội tối tăm, sa đoạ, đi ngược trào lưu tiến hoá của thượng đế. Thế giới sẽ trở thành nạn nhân của thứ tôn giáo ma quái này.. Chiến tranh, đau khổ, bất an cùng các kích thích của cảm giác mới lạ do nền “khoa học hiện tượng” mang lại, sẽ thúc đẩy con người vào các cùng cực của cuộc sống […] họ sẽ đội lốt tôn giáo, họ sẽ kêu gọi sự hợp tác của thần quyền, họ sẽ đặt ra các giáo điều mới, thay thế các chân lý cao đẹp để lôi kéo con người từ bỏ thượng đế. Họ sẽ sử dụng danh từ, ngôn ngữ để đánh lạc hướng mọi người, tuy nhiên trước sau gì họ cũng phải chết và trước khi chết, họ sẽ di chúc yêu cầu ướp xác họ và xây dựng những nhà mồ vĩ đại bằng đá như họ đã từng làm trong quá khứ…
Giáo sư Allen bật cười :
- Như vậy thì nhận diện họ quá dễ, nhưng tôi không tin thời buổi này còn ai ướp xác, xây cất nhà mồ như vậy, ông nên nhớ chúng ta đã bắt đầu vào thế kỷ 20, không phải 8 ngàn năm trước ?
Hamud mỉm cười :
- Rồi các ông sẽ thấy, tôi mong các ông ghi chép những điều này cẩn thận rồi đúng hay sai thời gian sẽ trả lời.”
Cờ Trung Cộng cũng một nền đỏ, trên đầu góc trái có một ngôi sao vàng lớn và 4 ngôi sao vàng nhỏ hình cánh cung phía bên mặt.
Về các thành tựu mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã mang lại cho dân tộc Trung Hoa thì các bạn có thể tìm đọc thêm ở tài liệu “Cửu Bình” (chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản) (9) tài liệu này được ví như một quả bom mang sức công phá khủng khiếp vào chính quyền các nước khối cộng sản, và chỉ sau 1 năm ra mắt đã khiến hơn 6 triệu đảng viên Trung Quốc trả lại thẻ đảng, thiết nghĩ chúng ta cũng nên quảng bá rộng rãi tài liệu này để giúp những người Cộng Sản Việt Nam sớm thức tỉnh .
Còn ai lâu nay chỉ quen nghe những lời đạo đức từ miệng của các lãnh tụ Cộng Sản thì hãy nghe Mao tuyên bố rùng rợn : “Người chết cũng có lợi, xác họ làm phân bón”, “ chúng ta sẳn sàng hy sinh 300 triệu dân Trung Quốc để hoàn thành chủ nghĩa Cộng Sản” (10)
Cờ Việt Minh – cờ đỏ sao vàng cạnh sao hơi cong.
Năm 1927 ở vùng Nghệ Tĩnh có cuộc phiến động gây ra bởi Đảng Cộng Sản do Nguyễn Ái Quốc cầm đầu. Đến ngày mùng 9 tháng 3 năm 1945 quân Nhật đánh đánh quân Pháp và giao quyền lại cho vua Bảo Đại. Được mấy tháng thì đồng minh thắng trận, Nhật đầu hàng. Đảng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc đổi tên là Hồ Chí Minh nổi lên cướp chính quyền. Vua Bảo Đại thoái vị nhường quyền cho đảng Việt Minh.
Việt Minh là tên gọi tắt của đảng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do Đảng Cộng Sản lập ra khi còn ở bên Quảng Tây Trung Quốc, tránh 2 chữ Cộng Sản cho người ta khỏi nghi ngờ. (11)
2. Tại sao hiện nay cờ đỏ sao vàng là Quốc Kỳ của Việt Nam :
Những người Cộng sản nhận định rằng : “Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thực sự là biểu trưng, là kết quả của khối đại đoàn kết dân tộc, là hội tụ của các nguồn xung lực hồi sinh mạnh mẽ của toàn dân tộc trong thời khắc bước ngoặt lịch sử dưới ngọn cờ chói lọi tinh thần yêu nước của mặt trận Việt Minh do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.”
Trong một cuộc giao lưu trực tiếp trên truyền hình khi được hỏi “ông định nghĩa thế nào về sự thật lịch sử”, ông Dương Trung Quốc tổng thư ký hội sử học Việt Nam đã trả lời : “Trách nhiệm của những người làm sử chúng tôi là phải nghiên cứu để tìm ra sự thật lịch sử, vì chỉ có sự thật mới tạo được niềm tin trong nhân dân. Chúng tôi quan niệm, không phải sự thật nào cũng có thể nói ra, nhưng đã nói thì phải nói đúng sự thật. Chúng ta phải tìm lại, để học lại nghiêm túc những bài học của lịch sử.” (12)
Trời ơi ! sự thật là sự thật, tại sao lại có những sự thật không thể nói ra?
Và câu hỏi được đặt ra là biến cố tháng 8-1945 do Việt Minh gây ra có phải là một cuộc cách mạng không! Về câu hỏi này thì mặc dù đã được nghe ý kiến của nhiều người nhưng tôi vẫn chưa thể có kết luận thỏa đáng cho bản thân. Nhưng dù sao cũng thật khó khi nói cuộc cướp chính quyền không phải là nguyện vọng của người dân, mà trên thực tế người dân của chúng ta lúc đó đa phần nghèo khó nhưng bản tính thật thà chấc phác họ đã tin theo những hứa hẹn hão huyền của chủ nghĩa cộng sản nhằm mơ tưởng một xã hội công bằng văn minh không có cảnh người bóc lột người, nhưng họ đã không thể hiểu được bản chất của Cộng Sản là chiến tranh, hận thù, độc tài, giết chóc, tham lam, bóc lột và khủng bố ...
Rồi đến 20-12-1946 Pháp chiếm Bắc Bộ phủ, Hồ Chí Minh phải rút vào các vùng núi hẻo lánh tiếp tục ôm lý tưởng Cộng Sản để “giải phóng dân tộc”, như thế lá cờ đỏ sao vàng chỉ hiện diện chính thức trong tư thế Quốc Kỳ khoảng thời gian từ 5-9-1945 đến 20-12-1946 .
Trong khi đó tại miền Nam từ 1-6-1946 đến 2-6-1948 dùng cờ Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc với nền vàng ở giữa là 3 sọc xanh, chen giữa 3 sọc xanh là 2 sọc trắng .
Và từ 2-6-1948 Chính phủ trung ương dùng lá cờ vàng 3 sọc đỏ chính thức làm Quốc Kỳ và lá cờ này giống với Đại Nam Kỳ thời 1890- 1920, mãi đến 20-7-1954 khi đất nước bị chi đôi theo hiệp định Geneve. Từ đó lá cờ vàng 3 sọc đỏ vẫn được dùng làm lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa từ 20-7-1954 cho đến 30-4-1975.
Đó chỉ là những mốc khái quát sơ lược về sự thay đổi của Quốc Kỳ Việt Nam, các bạn có thể tham khảo thêm ở những tài liệu khác để hiểu thêm chi tiết.
Như vậy từ 20-7-1954 đất nước ta thực sự bị chia cắt thành 2 miền, mà sau này nguyên nhân góp phần làm miền Nam rơi vào tay Cộng Sản chính là việc ký kết hiệp định Paris vào ngày 27-1-1973 chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ và cuối tháng 3 năm 1973 lính Mỹ cuối cũng đã rút khỏi Việt Nam, chúng ta cũng nhìn nhận rằng vào thời điểm trước đó những cuộc biểu tình phản chiến diễn ra rầm rộ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình lúc đó.
Thật đúng là một thời đại tiến bộ về tri thức mà thoái bộ về tâm linh, giai đoạn 1954-1975 là giai đoạn mà các mặt của đời sống như y tế, giáo dục, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội ở miền Nam ngày một tiến lên và miền Bắc thì cứ thụt lùi theo khoảng cách ngày một xa,vậy mà bộ máy tuyên truyền của Hồ Chí Minh luôn phát đi những bản tin về đời sống cơ cực khốn khó của hòn ngọc viễn đông, đánh cho mỹ cút ngụy nhào, bác cháu ta sẽ xây lại đất nước mười phần đẹp hơn lại còn tuyên truyền rằng đời sống người dân miền nam rất khốn khó, miền bắc sẽ tiếp tế cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực và thuốc men..., các giá trị chuẩn mực đạo đức thực sự bị thoái hóa trầm trọng, và cái mốc 1975 cũng giống như cánh cửa hy vọng tiến hóa cuối cùng của dân Việt vị đóng sập lại bởi các âm binh.
Trong khi đó hãy nhìn lại suốt chiều dài lịch sử, người Việt chúng ta vốn bản tính hiền lành chất phác lấy nhân lễ nghĩa trí tín làm đạo thường cho sự ăn ở đối xử lẫn nhau , còn nhớ năm xưa khi Nội Thư Hoàng Tá Thốn đưa bọn Ô Mã Nhi về nước đã dùng kế của Hưng Đạo Vương, lấy người giỏi bơi lặn, sung làm phu thuyền, ban đêm dùi thuyền cho đắm, bọn Ô Mã Nhi đều chết đuối cả. Để rồi đời sau Sử Thần Ngô Sỹ Liên phải thốt lên “Chữ Tín là vật báu của nước, mà làm cho người khác phục mình sâu sắc thì đó là gốc của vương chính, Hưng Đạo Vương dùng bá thuật, muốn được thành công trong một thời mà thất Tín với muôn đời, đã nói là đưa về nước mà lại dùng mưu kế để giết đi thì thực là quỷ quyệt lắm [...] đâu có thể nói chữ Tín chỉ là chuyện nhỏ nhặt ”. (13)
Than ôi nghe người viết sử luận bình việc Tín Nghĩa mà hậu bối xấu hổ lắm thay, cái gốc của dân tộc này đã mất rồi ! Hỡi các Vua Hùng có công dựng nước, các bậc sỹ phu đã ngã xuống để giử nước, hỡi hồn thiêng sông núi hãy về đây, hãy về chứng kiến triều đại Cộng Sản, một Hồ Chí Minh bám theo học thuyết Mácxít, Lêninit,Stalinit, Maoít đã đem bóng ma Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản nấp dưới lá cờ đỏ sao vàng về bao trùm lên quê hương Việt Nam. Họ[chính quyền Cộng Sản] dùng tất cả những mưu mô xảo trá đẩy hàng triệu người vào biển máu vì mù quáng tin theo những khẩu hiệu có cánh như “đánh Mỹ cứu nước”, “giải phóng miền nam”, “xây dựng thiên đàng hạ giới” , “chấm dứt cảnh người bóc lột người” ... để rồi khi “con thuyền cách mạng” cập bến thành công thì họ hiện nguyên bản chất ngu dốt tham lam nhưng có ưu thế là rất ác ôn, họ quay lại bóc lột ngay chính đồng bào ruột thịt của mình. Thử hỏi nhân lễ nghĩa trí tín ở chổ nào , có thủ đoạn nào đê tiện hơn thế không?
Hãy nhìn sang nước bạn và nghe ông M. Gorbatchev, cựu Tổng bí Thư Đảng Cộng sản Liên Sô : “Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản, nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo.”, trong khi đó đất nước của chúng ta đã sinh ra một người phụ nữ thông minh xinh đẹp nhưng thiếu trung thực - Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng ngoại vụ của chính phủ cách mạng lâm thời, vào năm 1973 tại Paris khi được ký giả Michel Tauriac phỏng vấn : “Xin trả lời tôi thẳng thắn, thưa bà, bà có phải cộng sản không?”. Rất “thông minh”,người phụ nữ ấy đã trả lời: “Không, thưa ông, tôi không phải cộng sản” và trước đó tháng 4 năm 1959 trước các ký giả Mỹ, Fidel Castro cũng đã tuyên bố : “Tôi đã nói một cách rõ ràng và khẳng định là chúng tôi không phải là cộng sản” (14 ) .
Tất cả những điều đó để cho chúng ta thấy rằng một khi những người cộng sản vẫn còn nắm chính quyền trong tay thì họ chỉ biết tuyên truyền và nói láo, khi mà cả thế giới đã quá hiểu bản chất tham tàn của cộng sản mà “theo cuốn The Black Book of Communism tiết lộ cho biết số người vô tội bị Quốc Tế Cộng Sản sát hại khắp nơi trên thế giới được ước tính như sau: tại Nga Sô hơn 20 triệu, tại Trung Hoa lục địa 65 triệu, Việt Nam 1 triệu, Bắc Hàn 2 triệu, Cambodia 2 triệu, Đông Âu 1 triệu, Phi Châu 1,7 triệu, Afghanistan 1,5 triệu và châu Mỹ La Tinh 150.000 người. Tất cả đã chết dưới bàn tay của Lenine, Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot và Kim Nhật Thành.” (15) với 1 bản cáo trạng làm cả thế giới phải khiếp sợ như thế, thế nên họ đã khéo léo ẩn mình dưới vỏ bọc là “mặt trận quốc gia giải phóng” chứ không chịu nhận mình là Cộng Sản để đánh lừa những ánh mắt tò mò nhìn từ thế giới bên ngoài, và bên trong thì họ ra sức bưng bít thông tin tuyên truyền dối trá và hứa hẹn với người dân đủ điều , nhiều trí thức và báo giới phương tây chưa một ngày sống dưới chế độ Cộng Sản đã mắc vố lừa thật to khi lòng trắc ẩn của họ cũng bị đánh lừa, hay họ chưa hiểu thấu đáo về bản chất của 1 cuộc chiến , họ xuống đường hô to khẩu hiệu đòi Mỹ phải rút quân, điều đó trên thực tế là đã thể hiện sự bất lực trước sự bành trướng của Đệ Tam Cộng Sản, khi ma quỷ đã đạt đến trình độ thượng thừa về hóa trang. Norman Morrison đặt người con gái bé bỏng Emily xuống gởi cho một người nào đó trong đám đông xung quanh rồi châm lửa tự thiêu trước lầu năm góc, một Norman 22 tuổi ngày đó cũng đã chọn một cái chết với lý tưởng thật cao đẹp như những người thanh niên Bắc Việt ngã xuống bên lá cờ đỏ sao vàng với một lòng tin sắt đá là họ đã chết cho tự do, chết cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng những người miền nam ruột thịt đang phải sống dưới ách đô hộ của Mỹ ... Thế là bài “Emily em ơi” của Tố Hữu đến tận hôm nay vẫn còn góp mặt trong sách giáo khoa của con em chúng ta, và những hình ảnh phản chiến được Hà Nội tuyên truyền như một sự ủng hộ chính nghĩa từ thế giới, đã đẩy lớp lớp thanh niên đổ biết bao xương máu ngay trên chính quê hương mình để đấu tranh cho lợi ích của một bộ phận đảng viên cao cấp.
Và giờ đây có lẽ các sinh viên trí thức các giáo sư khuynh tả ngày nào đã phải ăn năn hay xấu hổ khi thấy một Việt Nam không hề có tự do dân chủ đa đảng đa nguyên, tôn giáo bị đàn áp, và con người phải sống cuộc sống túng quẫn, nếu họ có dịp đến Việt Nam ngày hôm nay họ sẽ được ngã lưng trên một chiếc giường thật êm ái trong căn phòng lộng lẫy của một khách sạn cao cấp không thua bất kỳ nơi nào, họ có thể phóng tầm nhìn ra xa để thấy một cuộc sống mới sau chiến tranh thật sôi động với những dòng sông xe gắn máy cuộn chảy trên đường phố , bên cạnh những tấm bảng sặc sở đậm chất tuyên truyền cố hữu của những nước Cộng Sản với hình cờ đỏ sao vàng , búa liềm hay chếch lên phía trên tấm hình ông Hồ Chí Minh luôn có những câu khẩu hiệu đại loại như “vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh” , họ sẽ hiểu thế nào là “dân giàu” khi nhìn thấy những cửa hàng với những nhản hiệu thời trang như Gucci, Louis Vuitton, của những nhà tư bản mới và khách hàng là những vị tư bản đỏ cưỡi trên những con xe đắt tiền , họ sẽ thấm thía thế nào là “xã hội công bằng” khi thấy dân oan trong đó có cả những gia đình có công với cách mạng kéo nhau đi khiếu kiện vì bị chính quyền cướp mất đất đai, đời sống rơi vào ngõ cụt ... tất cả còn thảm cảnh hơn hình ảnh lính Mỹ bật quẹt Zippo đốt nhà tranh mà họ đã thấy trên báo chí , họ sẽ thấy tôn giáo ở nước này đang bị bóp chết dần dần và tệ hại hơn là sự biến thái của các linh mục, hòa thượng quốc doanh, tất cả còn đau đớn hơn hình ảnh Thích Quảng Đức tự thiêu năm nào, họ sẽ học được bài học thế nào là “văn minh” ở xứ này khi thấy có nhiều những trẻ em bụi đời sống vất vưởng trên đường phố phải cấu xé lẫn nhau để dành dật miếng ăn không khác gì những con thú hoang hay trong các động mại dâm ở Campuchia có rất nhiều những đứa trẻ nói tiếng Việt, tất cả còn thê lương hơn em bé Kim Phúc trần truồng với vết bỏng Napalm mà họ đã xót xa năm ấy. Như thế ai dám bảo rằng sự nhẹ dạ cả tin của người phương tây không góp phần vào sự hiện diện của lá cờ đỏ sao vàng ở Việt Nam hiện nay.
Và ngày 30-4-1975 là ngày mà “có triệu người vui, cũng có triệu người buồn” để rồi ngay sau đó thôi thì triệu người vui kia cũng phải gào khóc thảm thương như những con thú đang bị ông chủ cách mạng của mình xẻ thịt trong lò mổ. Thời điểm đó để che mắt và trấn an dư luận Cộng Sản Bắc Việt đã thành lập chính phủ lâm thời với lá cờ nửa trên đỏ, nửa dưới xanh, ở giửa là ngôi sao vàng, nhưng đâu rồi cũng lại vào đó ngày 2-7-1976 chính thức thống nhất 2 miền thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dùng lá cờ đỏ sao vàng làm Quốc Kỳ cho đến hôm nay.
Như vậy chúng ta đã thấy rõ để chiếm được vị trí làm lá Quốc Kỳ của nước Việt Nam ngày hôm nay, lá cờ đỏ sao vàng đã giương cao một lý tưởng cao đẹp nhưng ảo tưởng, lá cờ đỏ sao vàng đã đánh lừa niềm tin của rất nhiều người, đã tuyên truyền vô cũng tinh vi và xảo trá, đã tắm bằng máu của hàng triệu người vô tội trên cả 2 chiến tuyến trong một cuộc chiến không đáng có (16a), đã thể hiện bản chất là đứa con trung thành của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản và hiện nay là chư hầu của Trung Cộng ...
Dù hiện nay tôi không còn tin vào lá cờ đó nữa nhưng tôi vẫn luôn luôn dành tình yêu thương và tự hào bởi cách mà cha ông mình đã hy sinh, họ đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, họ đã phơi xác trên hàng rào kẽm gai với viên đạn găm trong lồng ngực khi trên tay còn nắm chặt lá cờ đỏ sao vàng, dòng máu đỏ từ tim tung tóe mạnh liệt như họ đã từng tin rằng họ chết cho quê hương, họ chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, họ chết cho thế hệ mai sau được sống tự do hạnh phúc , mà giờ đây tôi đau buồn nhận ra rằng sau 33 năm sống dưới triều đại Cộng Sản, dân tộc này không còn nhiều người dám hy sinh như thế. Từ góc nhìn giá trị nhân bản thì đó là một cái chết vinh quang một cái chết rất người, nhưng nhìn từ cục diện chính trị thế giới tại thời điểm đó thì đó là một cái chết tức tưởi một cái chết lãng xẹt, VÌ ĐÁNG RA TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG CÓ AI PHẢI CHẾT. (16b)
3. Những thành quả mà lá cờ đỏ sao vàng mang về cho dân tộc :
1930-1931
Phong trào “Xô Viết Nghệ Tỉnh” là cuộc nổi dậy đầu tiên do Đảng Cộng Sản lãnh đạo với khẩu hiệu “Trí, phú , địa , hào, phải đào tận gốc trốc tận rễ” tức là cứ theo thứ tự bất lợi cho cách mạng thì tầng lớp trí, được “ưu tiên” rồi đến ,phú địa, hào đều phải được giết sạch thì thành phần vô sản mới có thể đẩy mạnh phong trào Cộng Sản trên khắp cả nước .
Và bài vè của Hà Sỹ Phu thật chua chát lắm thay khi cho chúng ta thấy bộ mặt lật lọng của Đảng Cộng Sản từ ngày còn sơ khai đến ngày đè đầu cưỡi cổ được dân tộc, “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nghe cũng có lý nhưng nếu bỏ Trí lên trên thì xem ra không được logic lắm với cái lịch sử giết chóc dã man kia, thế là xếp CÔNG- NÔNG-TRÍ .
Bốn anh Trí Phú Địa Hào
Chỉ riêng anh Trí lao đao đến giờ
Đảng ta thương Trí ngu ngơ
Cho Công – Nông - Trí chung cờ liên minh
Trông lên Liềm - Búa hai hình
Trí ta vẫn chẳng thấy mình ở đâu
Quay sang tìm Phú, Địa, Hào
Thấy ba bụng phệ… đã vào… Đảng ta!
1949-1956
“Cải cách ruộng đất” lần này thì với khẩu hiệu “hãy giết sạch lũ cường hào địa chủ ác bá” “đào tận gốc trốc tận rễ” “ cường hào ác bá phá ra tro” . Đúng , đảng ta luôn luôn đúng , phải giết hết phải đập phá hết tất cả ,lấy của người giàu chia cho người nghèo , sẽ không còn người bóc lột người . Tất cả những nơi thơ tự , chùa chiền , đình làng đều bị phá hủi, những người dân chịu khó tích cóp làm ăn bấy lâu nay , giờ đây trở thành những tên cường hào ác bá hay việt gian phản động , sẽ bị đem ra đấu tố bởi chồng con hay chính cha mẹ họ , hãy lắng nghe nhà thơ Xuân Diệu :
“Anh em ơi! Quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
Địa hào, đối lập ra tro,
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương.
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đoạ đày chết thôi...”
Những ai bị đọa đày mà chưa chết thì sẽ bị đem ra xử bắn hay dùng trâu cày kéo đứt cổ để răn đe mọi người .
Ước tính trong thời gian này có hơn 150 ngàn người đã bị sát hại, những truyền thống tốt đẹp, đời sống tinh thần và tâm linh của người Việt bị phá hủy.
Sau đó với “chiến dịch sửa sai” Trường Chinh và Hồ Viết Thắng phải ngậm đắng nuốt cay khi Bác lấy khăn lau nước mắt rồi đem hai chú ra làm vật tế thần để xóa tan sự phẩn nộ trong quần chúng , thế mà thế hệ ba tôi ai cũng tin là thật, còn khen Bác thật đúng là con người nhân nghĩa đã khóc thương dân , chỉ có tụi cấp dưới làm bậy thôi .
1955-1958
“Nhân Văn Giai Phẩm” gắn liền với những tên tuổi như Nguyễn Hữu Đang ,Trần Dần, Lê Đạt, đã bị kết án tù đày vì dám lập ra tờ báo Nhân Văn và ấn bản Giai Phẩm với nội dung là những câu thơ tiêu biểu như của Trần Dần :
“Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ”
Người trực tiếp đứng ra tiêu diệt “Nhân Văn Giai Phẩm” chính là nhà thơ Tố Hữu trưởng ban tuyên huấn trung ương với những vần thơ khát máu:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin... bất diệt.”
Và những người có dính líu cũng bị tù đày tùy theo mức độ liên quan , tất nhiên những người này sẽ mang theo một “vết nhơ” không chỉ trong lý lịch của mình mà còn liên lụy đến con em. Như trường hợp nhà thơ Lê Đạt kể từ ngày 12-8-1958 bị đẩy đi tù đày lao động khổ sai, 30 năm mất bóng trên diễn đàn văn và trước khi ông chết 1 năm đã được trao giải thưởng văn học nghệ thuật nhà nước 2007.
1959.
Quốc hội ký quyết định thông qua vấn đề “hợp tác hóa nông nghiệp”, tôi đã đọc quyết định này 2 lần mà không hiểu nó viết về vấn đề gì , âu cũng là cách hành văn mơ hồ trong văn bản luật pháp của Cộng Sản, nhưng trên thực tế sau cải cách ruộng đất, cướp của người giàu chia cho người nghèo, thành phần bần cố nông nay được chia cho 1 ô đất nhỏ và vài cái cuốc cái xẻng , nhưng để vô sản hóa đến tận cùng đảng ta đã dùng những “kế hoạch kinh tế 3 năm, 5 năm” “công tư hợp doanh” “ hợp tác xã” để dần dần công hữu hóa hết những tài sản còn sót lại của thành phần bần nông , khiến miền Bắc trở nên vô cùng nghèo nàn và lạc hậu, trong khi tại thời điềm này ở miền Nam dưới lá cờ vàng tung bay quốc dân đang sống ở một nơi được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông, tình cảnh thật không khác gì bắc Hàn, nam Hàn ngày hôm nay .
Ai khổ mặc kệ, Hồ Chí Minh thì vẫn cứ ở trên bục ra rả thuyết pháp “Đảng ta là vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nông dân, của dân tộc, đảng ta không có lợi ích gì khác”
1968 “Huế Mậu Thân”.
Thơ chúc tết của Hồ Chí Minh :
“xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc mỹ
Tiến lên! toàn thắng ắt về ta”
“Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Ta được tận hưởng tư tưởng, tình cảm cao đẹp của Bác Hồ, yêu nước, yêu dân, tin dân, tin cách mạng, tin vào thắng lợi qua những vần thơ Tết Xuân Mậu Thân, cho ta soi mình vào tâm đức tổ tiên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.” (Trích báo đảng kỷ niệm 40 năm tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân của tiến sỹ Trần Viết Hoàn)
Và kết quả của tình “yêu nước, yêu dân” đó là ở Huế có 9776 ngôi nhà bị phá hủy, hoàn toàn, 3169 ngôi nhà bị hư hỏng nặng, 7000 người vô tội đã bỏ mạng.
“Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Trên con đường người cha già ôm con lạnh giá
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em”
Trịnh Công Sơn 1968.
1972 “Mùa hè đỏ lửa”.
“Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt. Lửa ngùn ngụt. Lửa bừng bừng. Lửa kêu tiếng lớn đại pháo. Lửa lép bép nức nở thịt da người nung chín. Lửa kéo dài qua đêm. Lửa bốc khói mờ trời khi ngày sáng. Lửa gào chêm tiếng khóc của người. Lửa hốt hoảng khi cái chết chạm mặt. Lửa dậy mùi thây ma. Lửa tử khí trùng trùng giăng kín quê hương thê thảm khốn cùng.
Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy. Mùa Hè năm 1972 - Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện. Mùa Hè cuối đáy điêu linh. Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đày!” (17)
30-4-1975 Đối với tôi những con số này như mang theo thông điệp của quỷ, nó nhắc cho người Việt Nam phải nhớ rằng: Hỡi người anh em ! chúng ta phải thương yêu nhau vì tất cả chúng ta đều đau khổ.
Những gì viết trên đây chỉ mang tính chất liệt kê, còn để trình bày đầy đủ thì không bút mực nào chịu đựng nỗi bi kịch oan khiên đó.
Hãy điểm xem đến nay đất nước ta đã đạt được những thành tựu gì từ khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập :
- Tham nhũng tràn lan, quan sống phè phỡn, đạo đức xã hội suy đồi, con giết cha , mẹ bán con, vợ giết chồng ...
- Kinh tế ,chính trị, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội xuống cấp, tụt hậu thê thảm so với thế giới.
- Trí thức, sử gia, luật gia, khoa học gia, kỹ sư, bác sỹ dược sỹ, tiến sỹ, nhà văn nhà báo , họa sĩ nhạc sĩ và thi sĩ ... đa số đều trở nên vô cảm .
- Lạm phát phi mã cộng thêm quan lại tham lam đẩy người dân vào cảnh khốn cùng
- Hàng triệu người Việt Nam vượt biên tìm cuộc sống hạnh phúc ở xứ người.
- Hàng chục ngàn cô gái Việt Nam bị bán sang nước ngoài để bán thân, trong đó có cả những em bé.
- Hàng trăm ngàn lao động phải chạy ra ngước ngoài để bán bán sức .
- Bao cảnh đời khó khăn khổ sở đói nghèo trong nước phải làm những nghề mạt hạng ăn xin, bán dâm, giết người trộm cắp…
- Tình trạng dân oan khiếu kiện kéo dài, oán hận không được giải quyết
- Tôn giáo bị đàn áp, linh mục và hòa thượng quốc doanh thì tăng lên theo cấp số nhân.
- Công lý bị phỉ báng, tự do bị tước đoạt và nhân quyền bị bóp nghẹt
- Đất đai của tổ tiên thì ngày một bị thu hẹp lại
...
Nhìn vào một xã hội như thế để thấy được cái vô đạo đức của người làm chính trị, và “khi khảo sát và nghiên cứu sự phát triển trên thế giới mới thấy xã hội Việt Nam hiện nay vẫn ở thời Trung Cổ, tức tụt hậu sau thế giới gần 500 năm” (18). Nhưng theo tôi thì không cần so với thế giới làm gì , người Việt hôm nay còn tụt hậu hơn chính mình 500 trước . Bạn sẽ bảo tôi, làm sao có thể như vậy được khi chúng ta hàng ngày vẫn được chạy ô tô, ở nhà có máy lạnh, xem truyền hình, ăn KFC và uống Coca Cola ... toàn là những thứ mà 500 trước không hề có. Nhưng chỉ cần bạn chịu khó đọc lại lịch sử thôi thì sẽ thấy muôn mặt đời sống xã hội hiện nay đang tuột dốc không phanh. (1460- 1497) thời vua Lê Thánh Tông, cha mẹ dạy con có phép tắc, trai gái đều có nghề nghiệp, không có nạn rượu chè cờ bạc, không tụ tập đồ đảng để đi trộm cướp, vợ chồng cần kiệm làm ăn, ân nghĩa trọn vẹn, quan dân đều phải hiếu để, chăm chỉ làm ruộng cùng giúp đỡ lẫn nhau… về giao thiệp với Tàu thì luôn cho người dám sát đề cao cảnh giác, ngài nói rằng “Ta phải giử gìn cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất 1 tấc núi, 1 tấc sông của Thái Tổ để lại” (19). Nhờ có những bậc minh quân tài trí đức độ như thế nên văn hóa nước ta thời đó mới được hưng thịnh. Chỉ mấy điều đó thôi chưa đủ để chúng ta phải hổ thẹn sao?
Chính quyền Cộng sản đã biến đời sống xã hội của Việt Nam thành một thứ xã hội mà con người sống trong đó phải luôn luôn toan tính ăn thịt nhau để sống, đó chính là hậu quả của học thuyết vô thần, họ tiêu diệt tôn giáo cho đó là “thuốc phiện” ru ngủ nhân dân, họ luôn luôn sống trong hận thù, thứ hận thù giai cấp, mà những ai không phải là Cộng Sản thì được họ xếp vào những kẻ thù cần “phải bị đấu tố như những tên bồi của đế quốc” (20) như Hồ Chí Minh đã từng nói. Ngày trước Phạm Quỳnh một nhà trí thức lỗi lạc với chủ trương “xây dựng một Việt Nam phú cường tự do và độc lập” đã bị Việt Minh đấu tố là tên việt gian phản quốc , rồi bị đưa vào rừng đập vở đầu bằng cày và cuốc, đến sau này khi nhạc sỹ Phạm Tuyên con trai của Phạm Quỳnh được gặp Hồ Chí Minh vào năm 1945, “ông già dân tộc” đã khẳng khái nói rằng : “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Con cháu cứ vững tâm đi theo cách mạng”. (21), Và Hòa Hảo-Huỳnh Phú Sổ, Quốc Dân Đảng-Nguyễn Thái Học, Duy Tân-Lý Đông A, Đệ Tứ Cộng Sản-Tạ Thu Thâu ... tất cả đều bị ám hại bởi những thủ đoạn tương tự .
Ngày hôm nay thì chính quyền Cộng Sản lại quay sang hận thù với chính người dân trong nước, bà con dân oan biểu tình, người dân lao động đình công, giáo dân cầu nguyện, hay sinh viên xuống đường đả đảo Trung Cộng.... tất tả những thành phần này đã được bộ máy an ninh khổng lồ dành cho sự chăm sóc đặc biệt, họ dùng công cụ là báo chí và truyền hình với những tay sai đắc lực là lũ văn nô bồi bút ra sức nhào nặn bóp méo sự thật một cách trắng trợn, rồi tuyên truyền về sự nguy hiểm của các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, phản động, khủng bố ...ai có ý định chống đối là bắt giam.
Họ luôn mồm kêu gọi hòa đồng hòa giải dân tộc, nhưng luôn gọi thành phần người Việt hải ngoại với cờ vàng ba sọc trên tay là “bọn chống cộng cực đoan”, ai mới là kẻ cực đoan đây khi chính quyền Cộng Sản là kẻ nắm quân đội trong tay với pháp luật là giấy thông hành , chính quyền sẽ bỏ tù hết những tên nào dám vì lợi ích quốc dân mà làm tổn hại đến lợi ích của đảng, vậy xin hỏi ai mới là kẻ khủng bố cực đoan đây?
Để minh họa rõ hơn về vấn đề này hãy lấy Lê Thị Công Nhân làm một ví dụ, chị đã chịu án 4 năm tù và 3 năm quản chế vì tội dám bất đồng chính kiến. Và ký giả Xuân Hồng của BBC đã đặt so sánh về hoạt động thời trẻ của bà Nguyễn Thị Bình với những nhà bất đồng chính kiến gần đây như Lê Thị Công Nhân, hỏi bà có suy nghĩ gì . Bà ta đã trả lời “Những việc làm của họ [những người đấu tranh chính trị] trong tình hình này không đem lại lợi ích cho đất nước.” (22)
Vậy là đã rõ, người đàn bà thiếu trung thực này đã một lần xảo trá với báo chí phương tây năm 1973, giờ đây bà ta còn dám bảo việc đấu tranh chính trị xóa bỏ cái đảng độc tài thối nát này đi không mang lại lợi ích cho đất nước, vậy nó không bị xóa bỏ thì mang lại lợi ích cho ai?
Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay có đầy đủ các “đức tính” tham lam, độc tài, cực đoan, khủng bố, họ cho rằng đất nước Việt Nam này chỉ do một mình họ quyết định mà người dân không có quyền tham gia, bằng chứng là gần đây khi thấy phong trào viết Blog phát triển mạnh với nhiều sự thật rùng rợn của đảng được phơi bày, họ đã đánh hơi thấy mối nguy hiểm , họ cho cái loa phóng thanh Đỗ Quý Doãn phát đi bản tin : “Blog Không được đề cấp đến các vấn đề kinh tế chính trị xã hội theo hướng tiêu cực, Quy định hoạt động blog sẽ định ra những tiêu chí để người tham gia hoạt động biết việc nào mình được làm và việc nào không được làm.” (23)
Mọi người đã thấy bản chất độc tài cực đoan bộc lộ rõ chưa, trí tuệ của họ vĩ đại đến độ biết hướng nào là tiêu cực ,việc gì là nên làm và việc gì không nên làm cơ đấy! Lấy ví dụ đó để thấy rằng đảng không cho phép người dân bàn việc nước, mà cái đất nước này của ai, đâu phải của riêng người Cộng Sản đâu mà tự cho mình cái quyền cắt đất cắt biển dâng cho Trung Cộng. Chợt nghĩ nếu Trần Quốc Toản vô phúc sống dưới chế độ này dám bóp nát quả cam cái coi, chí ít cũng phải lãnh án 3 đến 4 năm tù .
[...]
Như vậy chúng ta có thể thấy từ năm 1927 khi đó ở Việt Nam chưa xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng , nhưng trên thực tế thì nó đã ấp ủ từ trong âm mưu bành trướng của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản mà Hồ Chí Minh là tay sai, và từ đó đến nay nó không hề mang ý thức dành tự do, không có nguồn gốc dân tộc và không có tình yêu thương đồng bào.
Có lẽ năm xưa khi Trần Trọng Kim viết cuốn Việt Nam Sử Lược không thể hình dung ra được kết quả “trăm năm trồng người” của Hồ Chí Minh nên mới có những câu cảm thán “Người bản quốc phải biết rằng phàm sự sinh tồn tiến hóa của một nước, là ở cái chí nguyện, sự nhẫn nại và sự cố gắng của người trong nước. Vậy ta phải hết sức mà học tập, giử cái tâm cái trí cho bền vững thì chắc tương lai còn hy vọng” .
Ôi! sao tôi bi quan quá, tương lai còn hy vọng không khi ở trong nước ngày nào cũng thấy thi đua học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, người người nhẫn nại phấn đấu vào đảng để được hưởng đặc quyền đặc lợi , bác Hồ kính yêu cũng đã từng nói : "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa", bác ơi bác hô khẩu hiệu thì không ai dám so với bác , nhưng bác về mà xem thành quả trăm năm trồng người của bác này, một người lý tưởng trong xã hội Việt Nam hiện nay được định hướng như sau :
Phải phấn đấu vào đại học ,rồi ráng lên thạc sỹ, tiến sỹ, sau đó ra trường làm thật nhiều tiền, phấn đấu mua thật nhiều áo quần hàng hiệu, phấn đấu sắm ô tô hạng sang, và phấn đấu ở biệt thự cao cấp ... và dường như đó đã thành những giá trị chuẫn mực của các chàng trai cô gái cần phải cố gắng đạt đến trong cuộc sống. Một bộ phận không nhỏ khác thì cái tâm cái trí đã chìm vào rượu chè và các cuộc chơi thâu đêm suốt sáng , họ không tìm được ý nghĩa đích thực trong cuộc sống hiện tại, họ đang lạc lối trong “thiên đàng hạ giới” như những con thú hoang quen với khu rừng của nó và hàng ngày phải cắn xé đồng loại để dành dật miếng ăn. Chỉ còn một số bộ phận nhỏ họ là những thanh niên rất giỏi trong nhiều lĩnh vực của đời sống như y khoa, kinh tế, kiến trúc ... nhưng họ chỉ có thể cứu vài người bệnh đang hấp hối, thành lập vài công ty giải quyết công ăn việc làm cho vài người, và xây những tòa nhà cao tầng, những khu vui chơi tráng lệ để phục vụ cho 1 bộ phận người dân, và họ đâu biết rằng họ chỉ là những bánh răng tốt hiếm hoi trong một guồng máy khổng lồ bệ rạc và rĩ rét phải oằn mình kéo theo lũ cán bộ mặt người với đầy đủ phẩm chất của heo. Cái dân tộc này cần trong thời điểm hiện nay không phải là những chiếc bánh răng rời rạc, mạ vàng hay bằng kim cương, mà cần một guồng máy được điều khiển bởi ý chí và sức mạnh toàn dân để đuổi theo thế giới văn minh đã tiến quá xa kia kìa.
Giờ đây khi đang gõ những dòng để kết thúc bài viết này, chỉ còn tiếng lách tách trên bàn phím trong đêm khuya nơi đất khách quê người càng khiến tôi nao lòng và cảm thấy cô đơn hơn bao giờ , tôi đang ngồi đây, đang nghe tiếng thở yếu ớt từ quê hương xa xôi vọng lại như một bệnh nhân đã kiệt sức vì chống chọi với căn bệnh trầm kha, để cứu bệnh nhân Việt Nam bây giờ đã là quá muộn, tôi mong rằng khi đọc xong những dòng tâm huyết này đây , các bạn của tôi ở trong nước sẽ nhận ra đâu là “ngọn cờ đại nghĩa của dân tộc Việt” để rồi sống có trách nhiệm với bản thân trước tính mệnh của dân tộc, như chúa Giêsu đã nói “Anh em hãy tìm lấy sự thật, và sự thật sẽ giải phóng anh em” .
Có một số anh em của tôi có quan điểm rằng “họ chỉ đấu tranh vì tự dân chủ chứ không chống cộng”
Nay tôi xin bày tỏ quan điểm của mình rằng : những gì cần nói tôi đã nói trong nội dung bài viết này, chúng ta đã thấy rõ bản chất tà giáo của chủ nghĩa Cộng Sản đang ẩn nấp dưới ngọn cờ dân tộc, và một khi so sánh bản chất cố hữu ở các nước cộng sản với các nước không cộng sản thì chúng ta sẽ thấy 2 vấn đề :
Một chế độ Độc Tài có thể không phải là chế độ Cộng Sản (tức đảng Dân Chủ hay đảng Lao Ðộng cũng có thể trở thành độc tài), nhưng Cộng Sản chắc chắn phải là Độc Tài
Một nước tự do dân chủ đa nguyên đa đảng thì có thể có đảng Cộng Sản hoạt động, nhưng một nước Cộng Sản thì không thể đòi hỏi vế ngược lại .
Vì bản chất cố hữu mang tính di truyền đó của chính quyền Cộng Sản nên chúng ta không thể hợp tác với chính quyền Cộng Sản chống tham nhũng, cũng giống như chúng ta không thể dạy cho con linh cẩu sống bằng cách ăn hoa quả .
Chúng ta không thể hợp tác với chính quyền Cộng Sản xây dựng nhà nước pháp quyền.
Chúng ta không thể đòi hỏi ở chính quyền cộng sản tự do và dân chủ, vì như ông Nguyễn Minh Triết đã nói 1 câu rất thật lòng “ bỏ điều 4 là tự sát”
Trong cuộc đấu tranh này chúng ta phải nhìn rõ một sự thật rằng với một chính quyền mà nhân lễ nghĩa trí tín đều không có, thì đừng mong họ tự sát cho dân tộc sống .
Và hiện nay Quốc Tế Cộng Sản đã bị tòa án quân sự thế giới lên án với :
Tội ác chống lại hòa bình thế giới
Tội ác chiến tranh
Tội ác chống lại con người
vậy chúng ta chống cộng có nghĩa là chúng ta chống lại làn sóng vô thần đang ám hại, xô đẩy loài người xa rời thượng đế, xa rời rời lẽ sống đạo đức ở đời.
Chúng ta chống cộng có nghĩa là đấu tranh cho hòa bình tự do dân chủ và xóa bỏ hận thù do chủ nghĩa Cộng Sản dựng lên.
Và hơn hết chúng ta chống cộng có nghĩa là chúng ta giúp đở những người anh em đang còn u mê với lý tưởng Cộng Sản (trong đó có cả những người thân trong gia đình tôi), hãy thức tỉnh hãy quay về với nhân dân, giúp họ thoát khỏi bờ vực thẳm của lương tâm con người. (24)
Cuối cùng tôi rất mong muốn được lắng nghe những tiếng nói phản biện, làm ơn hãy cho tôi một lý do để thế hệ hôm nay và mai sau tiếp tục lầm lũi bước đi dưới sự chỉ đạo của đảng và giương cao lá cờ đỏ sao vàng .
Chú thích:
1. Tất nhiên đây chỉ là một khảo sát với vài người mà tôi có dịp trò chuyện, chưa có ai quan tâm đến vấn đề này nên tôi dành 0,1 cho hy vọng .
2. Tôi có một người anh hiện là tiến sỹ triết học Mác Lênin hàng ngày vẫn đang miệt mài thuyết pháp trên bục giảng các trường đại học ở Sài Gòn, bài viết này cũng xin tặng anh, vì anh rất quan tâm đến tôi , luôn nhắc nhở tôi phải cảnh giác cao trước âm mưu lôi kéo kích động của các thế lực thù địch phản động, khủng bố ...
3. Trích từ “Quốc Kỳ Việt Nam- Nguồn gốc và lẽ chính thống” của Kỹ Sư Nguyễn Đình Sài. Tôi cũng đã kiểm chứng ở phần tài liệu tham khảo của tác giả cộng thêm một số sử liệu khác và thấy rằng đây là một tài liệu khả tín, nếu các bạn không đồng ý thì có thể đưa ra những tư liệu phản bác lại.
4. “Người vẽ Quốc Kỳ Việt Nam”, Nguyễn Xuyến, Website Đảng Cộng Sản Việt Nam, 08/09/2004.
5. “Quốc Kỳ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” website Đảng Cộng Sản Việt Nam, 15/08/2003
6. Quốc kỳ Liên bang Nga hiện nay là lá cờ có 3 màu, xếp thứ tự từ trên xuống dưới: trắng, xanh, đỏ. Lá cờ 3 màu bắt nguồn từ thời hoàng đế Piốt vĩ đại. Và sau sự sụp đổ của Đảng cộng sản Liên Xô đã đưa lá cờ 3 màu truyền thống của Nga trở lại đất nước này.
7. “Quốc Huy Quốc Kỳ và Quốc Ca của nước Nga” Website Đảng Cộng Sản Việt Nam , 24/10/2005.
8. “Chia tay ý thức hệ”, Hà Sỹ Phu, 1995
9. Đọc “Cửu Bình” ở : www.cuubinh.org hoặc www.cuubinh.net , Tài liệu gốc bằng tiếng Trung : http://dajiyuan.com/gb/4/11/19/n722351.htm
10. “Mao Unknow Story”, chương 40, Jung Chang& Jon Halliday
11. “Việt Nam Sử Lược” ,tr234, Trần Trọng Kim.
12. “Cách mạng tháng 8: những thông điệp từ quá khứ”, Vietnamnet, 17-8-2005
13. “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”, tr199.
14. “Hồ sơ đen cộng sản Việt Nam từ 1945 đến nay”, tr56, Michel Tauriac, Nguyên Văn chuyển ngữ, văn mới 2002.
15. “Hải Ngoại huyết thư”, Nguyễn Anh Tuấn.
16a, 16b. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trong giai đọan thay đổi chế độ từ quân chủ phong kiến sang quân chủ lập hiến, rồi từ quân chủ sang dân chủ , một Nhật Hoàng nhìn xa trông rộng, ông đã nhẫn nhục làm tù binh cho Hoa Kỳ đễ dựa vào Hoa Kỳ mưu lợi cho quốc dân mà kết thúc là hiệp định San Francisco được ký kết , Hoa Kỳ trao trả độc lập cho Nhật bản năm 1951 ... cùng với phong trào trao trả thuộc địa sau này mà Hồng Kông là 1 ví dụ... so sánh và liên hệ như thế cho chúng ta thấy nếu như không có Hồ Chí Minh thì dân tộc này sẽ không có ai phải chết vì chiến tranh , thậm chí có thể đã là một quốc gia phú cường hàng đầu Châu Á.
17. “Mùa hè đỏ lửa” Phan Nhật Nam
18. “Cờ vàng ba sọc đỏ: Ngọn cờ đại nghĩa của dân tộc Việt”, Nguyễn Anh Tuấn.
19. “Việt Nam Sử Lược” ,tr102, Trần Trọng Kim.
20. “Hai Việt Nam”, tr 120, Bernard Fall, Payot, 1967.
21. “Nhạc Sỹ Phạm Tuyên, lịch sử sẽ công bằng với cha tôi” Tiền Phong, 4-12-2007.
22. BBC phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình , 13/10/2008.
23. Thứ trưởng thông tin truyền thông Đỗ Quý Doãn trao đổi với Vietnamnet, 2/10/2008.
24. Bài viết này cũng dành tặng cho một người bác của tôi hiện đang công tác ở Phòng PA25, mong rằng sau khi đọc được bài viết này bác cháu mình sẽ hiểu nhau hơn .
***
“Mặt trời đứng bóng thì xế,
Mặt trăng khi tròn thì khuyết,
Vật gì thịnh lắm thì suy.”
Viết từ Đài Loan hòn đảo xinh đẹp với những mảnh đời bất hạnh của người Việt Nam tha phương.
20-10-2008
Nguồn: Blog Lê Trung Thành
--------------------------------------
Anonymous has left a new comment
Cám ơn Bác Đức Vũ đã post bài này lên , chúng cháu đã học hỏi và biết được nhiều về lá cờ vàng thân yêu của chúng ta. Khi vào blog của bác cháu đã nhìn thấy hình cờ vàng ở hàng trên , chúng cháu không rõ nguồn gốc như thế nào, nay đọc bài này thật là quý báu. Cháu xin được hỏi thêm nữa là bài hát Quốc Ca Việt Nam do đâu có ? mà sau này cháu thấy nhiều cộng đoàn hay hát :
" này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng...
" này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi......
vậy câu nào đúng, mong Bác chỉ giáo cho , chúng cháu cam ơn Bác nhiều.
Bác Duc H. Vu trả nhời "cháu "Anonymous" :
"Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng ..." là lời nguyên thủy, sau này có 1 số người thay vào "đứng lên đáp lời sông núi", câu này chưa được mọi người đồng ý công nhận trên văn bản, theo thiển ý của bác về 2 chữ "giải phóng" phải là mục đích tối hậu sau cùng là "Chân - Thiện - Mỹ" thì đó mới đúng nghĩa của hai chữ "giải phóng", chứ "đáp lời sông núi" rất mơ hồ chung chung không gợi lên sự việc thực tiễn là đáp lời sông núi làm gì, việc gì như ý nghĩa của 2 chữ "giải phóng" là hãy tự giải phóng mình thoát ra khỏi cảnh áp bức bất công, phá vở những độc tài toàn trị, giải phóng từ cái nghèo đói rách, đau khổ đến cơm no áo mặc, đời sống sung túc hạnh phúc , từ lạc hậu tới văn minh tiến bộ .v.v... đó mới đích thực là "giải phóng" chứ không như bọn cộng sản VN từng huênh hoang láo khoét về từ "giải phóng" của chúng khi cưỡng chiếm được miền Nam VN vào 30/4/1975, chúng áp đặt cả 1 chủ thuyết Mác Lê vô sản ngoại lai lên toàn thể đất nước Việt Nam mình, thật chất ra 2 chữ "giải phóng" của chúng đã hoàn toàn trái ngược lại, thay vì công bằng tiến bộ thì bất công lạc hậu .v.v...và .v.v.... như cháu thấy thực trạng đất nước VN chúng ta ngày hôm nay sau 36 năm "giải phóng"
Mời cháu đọc tiếp bài này sẽ rõ hơn nguồn gốc của bài Quốc Ca VNCH, chúc cháu vui , khỏe :-)
Duc H. Vu
Nguồn gốc của quốc ca Việt Nam
II. QUỐC CA VIỆT NAM
A. SỰ XUẤT HIỆN CỦA Ý NIỆM QUỐC CA TRONG LỊCH SỬ NHƠN LOẠI
B. CÁC BẢN NHẠC ÐÃ XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM VỚI TƯ CÁCH LÀ QUỐC THIỀU VÀ QUỐC CA
C. VẤN ÐỀ THAY ÐỔI QUỐC CA
A. SỰ XUẤT HIỆN CỦA Ý NIỆM QUỐC CA TRONG LỊCH SỬ NHƠN LOẠI
Ý niệm quốc ca đã từng xuất hiện một lượt với ý niệm quốc kỳ. Từ ngàn xưa, loài người đã có dùng những bản nhạc hay bài ca để đánh dấu sự có mặt của một nhơn vật lãnh đạo. Nhưng thời trước, với chế độ quân chủ, các bản nhạc hay bài hát loại này được xem là biểu tượng riêng của cá nhơn nhà vua, nhá quí tộc hoặc nhà đại diện cho các cự tộc cầm đầu cộng đồng. Về nội dung, nó có thể là một bài để cho nhơn vật lãnh đạo này cầu nguyện trời hay thần linh phù hộ ông, một bài chúc tụng ông, đề cao công nghiệp của ông hay của gia tộc ông, hay một bài mô tả cảnh thái bình thạnh trị, hoặc sự cường thạnh của cộng đồng mà ông là chủ nhơn.
Chỉ với cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, khi quốc gia được xem là sở hữu của toàn thể mọi người sống trong cộng đồng mới có bài hát được dùng làm biểu tượng chung cho toàn thể quốc dân. Người Pháp đã dùng từ ngữ hymne national để chỉ loại bài hát này. Quan niệm của người Pháp lần lần được người nước khác chấp nhận và người thuộc các dân tộc nói tiếng Anh đã dùng từ ngữ national anthem khi nói đến bài hát tiêu biểu cho nước mình. Hymne national của Pháp hay national anthem theo tiếng Anh đã được người Việt Nam chúng ta dịch là quốc thiều nếu nhấn mạnh trên phần âm nhạc, hay quốc ca khi nhấn mạnh trên phần lời nói.
Về phần thực hiện cụ thể thì bản quốc ca đầu tiên trên thế giới là bài Marseillaise của Pháp. Bài này do một đại úy công binh Pháp tên Rouget de Lisle làm năm 1792 với tên là Chiến Ca Của Lộ Quân Sông Rhin (Chant De Guerre Pour l'Armée Du Rhin). Nhưng sau đó, nó được nổi tiếng khi được một tiểu đoàn chí nguyện quân gồm người gốc ở thị xã Marseille hát trong lúc kéo từ Marseille lên thủ đô Paris nên có tục danh là bài Marseillaise. Bài hát này đã được phổ biến rộng rãi ở Pháp từ năm 1792 và đến năm 1795, nó đã được chánh thức chọn làm quốc ca của Pháp.
Sau khi người Pháp tung ra ý niệm quốc ca, nhiều nước khác đã chấp nhận ý niệm này và đều có quốc ca. Có khi quốc ca được chọn là một bài đã được dùng để đánh dấu sự hiện diện của nhà vua. Ðó là trường hợp bài God Save The King (Trời Phù Hộ Ðức Vua) hay God Save The Queen (Trời Phù Hộ Nữ Hoàng) nếu quốc trưởng là một nữ hoàng. Bài này đã được dùng ở Anh từ trước Cách Mạng Pháp, nhưng đến năm 1825 mới được chánh thức xem là quốc ca của nước Anh.
B. CÁC BẢN NHẠC ÐÃ XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM VỚI TƯ CÁCH LÀ QUỐC THIỀU VÀ QUỐC CA
1. Quốc ca xuất hiện đầu tiên: bản Ðăng Ðàn Cung của Hoàng Ðế Bảo Ðại
Ở Việt Nam trước đây, cũng như ở các nước quân chủ cổ thời khác, có những bản nhạc và bài hát được dùng trong các lễ long trọng để đánh dấu sự hiện diện của nhà vua. Về ý niệm quốc thều hay quốc ca, nó chỉ xuất hiện ở nước ta khi dân tộc ta bị lọt vào ách thực dân Pháp.
Tuy nhiên, trong gần suốt thời kỳ Pháp thuộc, dân Việt Nam vẫn chưa có quốc thiều và quốc ca. Nam Kỳ lúc ấy là thuộc địa Pháp và khi có các cuộc lễ lớn thì bản nhạc được dùng là bài Marseillaise của người Pháp. Ở Huế thì triều đình nhà Nguyễn có một số bản nhạc được dùng khi có sự hiện diện của nhà vua. Nhưng các bản nhạc trên đây không phải là quốc thiều hay quốc ca theo đúng nghĩa kim thời của nó.
Ðến thời Thế Chiến II, Hoàng Ðế Bảo Ðại mới ấn định quốc thiều và quốc ca một lượt với quốc kỳ. Bản quốc thiều và quốc ca này là bản Ðăng Ðàn Cung. Ðó là một bản nhạc cổ điển của Việt Nam và được triều đình Huế dùng khi nhà vua ngự đến đài Nam Giao để đại diện cho tất cả thần dân làm lễ tế trời. Lễ này ba năm cử hành một lần và được xem là cuộc lễ quan trọng hơn hết của triều đình. Do đó, bản Ðăng Ðàn Cung được xem là bản nhạc trang nghiêm nhứt. Vì vậy, Hoàng Ðế Bảo Ðại đã dùng nó làm quốc thiều và quốc ca trong khi cờ long tinh được chọn làm quốc kỳ. Cũng như cờ long tinh, bản Ðăng Ðàn Cung chỉ được dùng trên lãnh thổ Ðại Nam tức là Trung Kỳ và Bắc Kỳ, còn ở Nam Kỳ bị xem là lãnh thổ Pháp thì bản Marseillaise vẫn phải được dùng.
2. Quốc ca thứ nhì: bản Việt Nam Minh Châu Trời Ðông thời chánh phủ Trần Trọng Kim
Sau khi Nhựt đảo chánh Pháp và Việt Nam tuyên bố độc lập, chánh phủ Trần Trọng Kim đã ban bố một chương trình hưng quốc ngày 8 tháng 5 năm 1945, trong đó bản Việt Nam Minh Châu Troi Ðông của nhạc sĩ Hùng Lân được chọn làm quốc ca. Lời ca của bản nhạc này như sau:
Việt Nam, minh châu trời Ðông!
Việt Nam, nước thiêng Tiên Rồng!
Non sông như gấm hoa uy linh một phương,
Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương.
Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi.
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời.
Máu ai còn vương cỏ hoa
Giục đem tấm thân xẻ với sơn hà.
Giơ tay cương quyết,
Ta ôn lời thề ước.
Hy sinh tâm huyết,
Ta báo đền ơn nước.
Dầu thân này nát tan tành gói da ngựa cũng cam,
Thề trọn niềm trung thành với sơn hà nước Nam.
Bản quốc ca này được dùng chung với cờ quẻ Ly ở Bắc và Trung Việt, nhưng không được dùng ở Nam Việt vì Nam Việt đã bị người Nhựt thay người Pháp điều khiển một cách trực tiếp và chỉ được trả cho triều đình Huế lúc Hoàng Ðế Bảo Ðại đã sắp thoái vị rồi. Vậy, trong thời kỳ từ khi người Nhựt đảo chánh Pháp cho đến khi Mặt Trận Việt Minh củng cố được chánh quyền của nó ở Nam Việt, cả lãnh thổ này không có quốc ca. Bài hát được người quốc gia ở Nam Việt dùng khi đứng lên tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam thời đó là bài Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên của Thanh Niên Tiền Phong, chung với cờ vàng sao đỏ cũng của tổ chức này. Như chúng tôi sẽ trình bày sau đây, bản nhạc của bài Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên này chính là bản nhạc của bài quốc ca mà chúng ta đang dùng.
3. Quốc ca thứ ba: bản Tiến Quân Ca của tập đoàn CSVN
Khi cướp được chánh quyền, tập đoàn CSVN đã dùng làm quốc ca bản Tiến Quân Ca của nhạc sĩ Văn Cao. Bản nhạc này đã được họ bắt đầu dùng khi tổ chức các đơn vị võ trang đầu tiên và cho đến nay, vẫn được họ dùng làm quốc ca.
4. Quốc ca của Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc
Khi Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc thành lập năm 1946, những người cầm đầu phong trào Nam Kỳ Tự Trị đã dùng làm quốc ca một bản phổ nhạc của mấy câu thơ đầu trong Chinh Phụ Ngâm Khúc mà tác giả là Giáo Sư Võ Văn Lúa, một giáo sư trung học thời Pháp thuộc. Sau đó, Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc lại dùng một bản nhạc khác cũng của vị giáo sư này làm quốc ca, nhưng về nhạc và lời, bản sau này cũng chẳng hơn gì bản trước. Các bản quốc ca quái đản trên đây thật xứng với lá cờ sốt rét dùng làm quốc kỳ cho Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc. Nó đã là một đề tài chế giễu của ngưoi dân Nam Việt lúc đó và ngày nay nhắc lại nó, chúng tôi không biết nên cười hay nên khóc vì tuy hết sức lố bịch, nó đã được dùng làm biểu tượng cho một tổ chức chống lại nền thống nhứt của Việt Nam và đã gây nhiều đau khổ chết chóc cho những người tranh đấu cho nền thống nhứt này.
5. Quốc ca của chúng ta ngày nay
Bản quốc ca của chúng ta hiện nay có một lịch sử đặc biệt. Người sáng tác bản nhạc là Lưu Hữu Phước, một cựu học sinh trường trung học Pétrus Ký và cựu sinh viên Viện Ðại Học Hà Nội. Nếu tôi không lầm thì bản nhạc này đã được soạn ra lúc Lưu Hữu Phước còn học ở trường Pétrus Ký. Năm 1942, anh ta là sinh viên của Viện Ðại Học Hà Nội. Thời Thế Chiến II, Viện Ðại Học này là Viện Ðại Học duy nhứt của các nước Ðông Dương. Nó có khoảng 800 sinh viên trong đó phân nửa là người Việt Nam, còn lại là người Khmer, người Lào, người Pháp và ngay cả người một số nước láng giềng như Trung Quốc và các nước Ðông Nam Á Châu.
Vì là Viện Ðại Học duy nhứt của Ðông Dương nên Viện Ðại Học Hà Nội đã họp tập tất cả sinh viên Việt Nam thời đó. Các sinh viên ái quốc gia nhập các chánh đảng cách mạng tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam đã tổ chức những tổ bí mật tại đó. Ðặc biệt Ðại Việt Quốc Dân Ðảng có đảng trưởng Trương Tử Anh và một cán bộ nồng cốt là Anh Nguyễn Tôn Hoàn học tại Viện Ðại Học Hà Nội thời Thế Chiến II. Anh Nguyễn Tôn Hoàn là người giỏi về nhạc nên được bầu làm Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội Sinh Viên Ðông Dương (Association Générale des Étudiants Indochinois) và anh đã lãnh nhiệm vụ bí mật hướng dẫn các sinh viên hoạt động về văn hóa theo chiều hướng tranh đấu chống thực dân.
Chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942, Tổng Hội Sinh Viên Ðông Dương (THSVÐD) đã tổ chức tại Ðại Giảng Ðường của Viện Ðại Học Hà Nội một buổi hát để lấy tiền giúp các bịnh nhơn nghèo của các bịnh viện được dùng làm nơi thực tập cho các sinh viên Khoa Y Dược. Các sinh viên Việt Nam đóng vai tuồng chủ động trong Tổng Hội đã quyết định nhơn cơ hội này tung ra một bản nhạc đặc biệt là Sinh Viên Hành Khúc, tên Pháp là Marche des Étudiants. Anh Nguyễn Tôn Hoàn được ủy nhiệm chọn bản nhạc dùng vào công việc đó. Lúc ấy, Lưu Hữu Phước đã đưa cho anh một số bài nhạc do anh ta soạn. Anh Nguyễn Tôn Hoàn nhận thấy rằng trong tất cả các dự thảo của Lưu Hữu Phước, bản nhạc mà chúng ta hiện dùng làm quốc thiều có tánh cách khích động tinh thần tranh đau hơn hết nên đã chọn nó làm nhạc cho Sinh Viên Hành Khúc. Sau đó, một ủy ban soạn lời ca cho bản nhạc này đã được thành lập với Ðặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị. Lời ca này gồm ba đoạn với một điệp khúc chung:
I.
Này sinh viên ơi! Ðứng lên đáp lời sông núi!
Ðồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối.
Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên,
Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
Ðừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá.
Ðường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.
(Ðiệp khúc)
Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!
II.
Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết còn chưa xoá!
Hùng cường trời Nam, ghi trên bảng vàng bia đá!
Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam tiến luôn,
Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn.
Hồ Tây tranh phong oai son phấn,
Lừng tiếng Sát Thát Trần Quốc Tuấn.
Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam,
Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám.
Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền.
(Trở lại điệp khúc)
III.
Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng,
Hành trình còn xa, chúng ta phải cùng nhau gắng!
Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng.
Là sinh viên vun cây văn hoá,
Từ trước sẵn có nhiều hoa lá.
Ðời mới kiến thiết đáp lòng những ai
Hằng mong ta ra vững cầm tay lái.
Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
(Trở lại điệp khúc)
Các lời ca tiếng Việt như trên đây được dùng cho sinh viên Việt Nam và có mục đích thúc đẩy người Việt Nam tranh đấu cho đất nước Việt Nam. Nhưng vì như trên đã nói, Viện Ðại Học Hà Nội lúc ấy còn có nhiều sinh viên không phải Việt Nam nên ngoài lời ca tiếng Việt, lại còn có lời ca tiếng Pháp để mọi sinh viên của Viện đều có thể dùng nó được. Lời ca tiếng Pháp này dĩ nhiên là không thể nói riêng về Việt Nam mà phải nói đến cả Ðông Dương để cho phù hợp với tên THSVÐD. Lời ca tiếng Pháp cũng do ủy ban nói trên đây soạn ra:
Étudiants! Du sol l'appel tenace
Pressant et fort, retentit dans l'espace.
Des côtes d'Annam aux ruines d'Angkor,
À travers les monts, du sud jusqu'au nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie!
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l'avenir meilleur.
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de femmes promesses.
(Ðiệp khúc)
Te servir, chère Indochine,
Avec coeur et discipline,
C'est notre but, c'est notre loi
Et rien n'ébranle notre foi!
Buổi hát chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942 đã đưa đến những kết quả mỹ mãn và bản Sinh Viên Hành Khúc tên Pháp là Marche des Étudiants đã được chánh thức công nhận là bản nhạc của THSVÐD. Mùa hè năm đó, Tổng Hội này lại tổ chức một buổi lễ mãn khoá tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Lần này, có Toàn Quyền Ðông Dương và nhiều viên chức cao cap Pháp khác đến dự. Bản Sinh Viên Hành Khúc được dàn nhạc của Hải Quân Pháp trình tấu. Âm điệu hùng hồn của nó đã làm mọi ngưoi khích động và khi nó được trổi lên, tất cả mọi ngưoi tham dự lễ mãn khoá năm 1942 của Viện Ðại Học Hà Nội, kể cả các viên chức cao cấp Pháp, đều đã nghiêm chỉnh đứng dậy để chào nó. Sau đó, nó được phổ biến khắp nơi. Các sinh viên Pháp, Khmer và Lào dĩ nhiên là theo lời ca Pháp. Về phía Việt Nam thì các sinh viên chỉ lo đi học chớ không có nhiệt tâm tranh đấu chánh trị cũng chỉ biết có lời ca Pháp. Phần các sinh viên Việt Nam có nhiệt tâm tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc thì đem ra phổ biến ở khắp cả ba kỳ trong kỳ nghỉ hè năm đó với lời ca tiếng Việt, nhứt là đoạn I nói trên đây. Vì thế, từ năm 1943, bài Sinh Viên Hành Khúc đã được người Việt Nam ở cả ba kỳ biết.
Năm 1945, sau khi Nhựt đảo chánh Pháp, Thanh Niên Tiền Phong được thành lập ở Nam Việt và lấy bản nhạc trên đây làm đoàn ca. Tên bản nhạc được đặt lại là Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên. Về lời thì hai chữ sinh viên được thay bằng hai chữ thanh niên. Lúc người Pháp trở lại chiếm Nam Việt cuối năm 1945, Thanh Niên Tiền Phong đã huy động người ái quốc Việt Nam ở Nam Việt đứng lên chống lại họ dưới lá cờ vàng sao đỏ và bản Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên.
Năm 1948, trong phiên họp lịch sử ở Hongkong giữa Cựu Hoàng Bảo Ðại và một số thân hào nhơn sĩ cùng đại diện các đoàn thể chánh trị và tôn giáo ở Việt Nam, Anh Nguyễn Tôn Hoàn đã đề nghị lấy bản nhạc của Thanh Niên Hành Khúc làm quốc thiều cho Quốc Gia Việt Nam. Hội nghị đã đồng ý và tên bản nhạc được đặt lại là Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân. Về lời ca, đoạn I của bài Thanh Niên Hành Khúc nói trên đây đã được dùng, với hai chữ công dân thay cho hai chữ thanh niên.
Ngày 2 tháng 6 năm 1948, chánh phủ lâm thời Việt Nam được thành lập với Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng và Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân được chánh thức dùng làm quốc ca. Lúc Ông Ngô Ðình Diệm lật đổ Quốc Trưởng Bảo Ðại để thành lập chế độ cộng hoà, Quốc Hội Lập Hiến được bầu năm 1956 đã có đặt vấn đề chọn một bài quốc ca khác. Tuy nhiên, lúc đó, phần lớn các bản nhạc được đề nghị dùng làm quốc ca đều không đủ tiêu chuẩn để được chấp nhận. Bài duy nhứt được xem là xứng đáng làm quốc ca chính là bài Việt Nam Minh Châu Trời Ðông của nhạc sĩ Hùng Lân đã được chánh phủ Trần Trọng Kim chọn làm quốc ca năm 1945. Tuy nhiên, hai Ông Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu cuối cùng đã không chấp nhận việc dùng bản Việt Nam Minh Châu Trời Ðông làm quốc ca vì một lý do đặc biệt.
Năm 1945, hai Ðảng Việt Nam Quốc Dân Ðảng (VNQDÐ) và Ðại Việt Quốc Dân Ðảng (ÐVQDÐ) đã sáp nhập lại làm một với tên chung là Quốc Dân Ðảng và Ðảng này đã lấy bài Việt Nam Minh Châu Trời Ðông làm đảng ca. Sau đó, VNQDÐ và ÐVQDÐ lại tách nhau ra, nhưng cả hai đều giữ đảng ca Việt Nam Minh Châu Trời Ðông. Vì biết được việc này nên hai anh em Ông Diệm đã không chấp nhận bản nhạc này làm quốc ca. Rốt cuộc, Quốc Hội Lập Hiến năm 1956 đã quyết định giữ lại bản Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân làm quốc ca, nhưng đổi lời lại như sau:
Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.
Ðồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống!
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dầu cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Ngưoi công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
(Ðiệp khúc)
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.
Bản nhạc và lời ca này đã được dùng suốt thời Ðệ Nhứt và Ðệ Nhị Cộng Hòa cho đến ngày nay.
C. VẤN ÐỀ THAY ÐỔI QUỐC CA
Nói tóm lại, trừ các bản nhạc vô duyên đã được Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc dùng làm quốc ca, nhưng thật sự không thể xem là quốc ca được, dân tộc Việt Nam có cả thảy bốn bản nhạc xứng đáng với danh nghĩa quốc ca là Ðăng Ðàn Cung, Việt Nam Minh Châu Trời Ðông, Tiến Quân Ca và Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân. Bốn bản quốc ca này đã được dùng song song với bốn lá quốc kỳ: bản Ðăng Ðàn Cung với cờ long tinh, bản Việt Nam Minh Châu Trời Ðông với cờ quẻ Ly, bản Tiến Quân Ca với cờ đỏ sao vàng và bản Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân với cờ vàng ba sọc đỏ.
1. So sánh các bản quốc ca với nhau
Bản Ðăng Ðàn Cung là bản nhạc cổ điển Việt Nam thuộc loại nhã nhạc. Loại nhạc này có tánh cách nghiêm trang và ôn hòa, trái với dâm nhạc là loại nhạc biểu lộ tình cảm một cách nồng nhiệt và chỉ được dùng trong việc giải trí hay hội họp vui chơi. Bản Ðăng Ðàn Cung là một bài nhã nhạc dùng trong lễ tế Nam Giao của nhà vua. Do đó, nó có tánh cách trang trọng, nhưng không hùng hồn và không khích động được tinh thần người nghe. Bản Việt Nam Minh Châu Trời Ðông là một bản tân nhạc có tánh cách khích động hơn bản Ðăng Ðàn Cung, nhưng cái hùng của nó là loại trầm hùng nên không khích động tinh thần người nghe bằng bản Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân. Vì là một hành khúc, bản quốc ca hiện nay của chúng ta khích động tinh thần người nghe một cách mạnh mẽ hơn. Mặt khác nữa, hoàn cảnh lịch sử đã làm cho nó đóng một vai tuồng tích cực trong cuộc tranh đấu cho nền độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam. Thời Thế Chiến II, với tên là Sinh Viên Hành Khúc, nó đã được dùng để đánh thức tinh thần tranh đấu của nhơn dân Việt Nam. Ðến lúc người Pháp đem binh đến để tái chiếm Nam Việt, dưới tên Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên, nó đã được dùng để thúc đẩy các chiến sĩ cầm tầm vong vạt nhọn đứng lên tranh đấu với Quân Ðội Viễn Chinh Pháp. Khi nước Pháp chánh thức nhìn nhận nền độc lập và thống nhứt của Việt Nam, nó đã thành bản quốc ca với tên là Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân.
Bản Tiến Quân Ca của CSVN cũng có tánh cách khích động tinh thần người nghe như bản quốc ca của chúng ta. Nhưng về lời ca thì từ hình thức Sinh Viên Hành Khúc qua Thanh Niên Hành Khúc đến Quốc Dân Hành Khúc, bản quốc ca của chúng ta nhiều lắm là nói đến "thù nước lay máu đào đem báo", còn Tiến Quân Ca với lời "thề phanh thây uống máu quân thù" rõ là sắt máu quá và có thể làm cho thế giới xem dân tộc Việt Nam là dã man. Về mặt chánh trị, bản Thanh Niên Hành Khúc đã được dùng để thúc đẩy các thanh niên ái quốc Nam Việt cầm tầm vông vạt nhọn chống lại Quân Ðội Viễn Chinh Pháp trong khi bản Tiến Quân Ca đã được trổi lên để chào đón Quân Ðội này lúc họ đổ bộ ra Bắc Việt theo sự thoả thuận với Hồ Chí Minh trong Sơ Ước ngày 6 tháng 3 năm 1946. Sau đó, nó đã được dùng khi bộ đội Việt Minh cùng với bộ đội Pháp hợp tác nhau trong Ban Liên Kiểm Việt-Pháp để tiến đánh các chiến khu của Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, Việt Nam Quốc Dân Ðảng và Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội.
2. Lý luận của những người muốn đổi quốc ca
Những người muốn đổi quốc ca đã đưa ra nhiều lý luận khác nhau. Trong các lý luận được đưa ra, chỉ có một cái đáng cho chúng ta lưu ý. Lý luận này đặt nền tảng trên chỗ tác giả bản nhạc được chúng ta dùng làm quốc ca là Lưu Hữu Phước, hiện là một cán bộ cộng sản, và Lưu Hữu Phước đã lên tiếng sỉ vả người quốc gia Việt Nam là vô liêm sỉ khi lấy bản nhạc của anh ta và đặt lại lời ca để dùng. Một số người quốc gia Việt Nam đã tỏ ra khó chịu về việc này và những người muốn thay đổi quốc ca đã dựa vào đó để kêu gọi mọi người bỏ bản quốc ca hiện tại.
a. Nhận định về cá nhơn Lưu Hữu Phước
Vì lý luận trên đây dựa vào cá nhơn Lưu Hữu Phước nên chúng ta cần phải biết về cá nhơn này trước khi phán đoán. Thời Thế Chiến II, Lưu Hữu Phước là một sinh viên có tinh thần quốc gia và cũng như nhiều sinh viên khác của Viện Ðại Học Hà Nội, chỉ có chủ trương giành độc lập cho Việt Nam mà không gia nhập đoàn thể chánh trị nào. Lúc CSVN chưa cướp được chánh quyền, Lưu Hữu Phước đã hoạt động với Anh Nguyễn Tôn Hoàn là một cán bộ của Ðại Việt Quốc Dân Ðảng tại Viện Ðại Học Hà Nội.
Lúc CSVN cướp được chánh quyền, Lưu Hữu Phước và một số sinh viên khác gia nhập Ðảng Tân Dân Chủ, một chánh đảng hợp tác với CSVN trong Mặt Trận Việt Minh, nhưng lúc đầu phân biệt với Ðảng CSVN và nhiều khi cạnh tranh lại đảng này. Tuy nhiên, bằng cách vừa mua chuộc, vừa lấn ép, CSVN đã lôi phần lớn các đảng viên Tân Dân Chủ vào Ðảng CS và chỉ còn dùng tên Ðảng Tân Dân Chủ làm một nhãn hiệu để làm cho người ta lầm tưởng rằng chế độ họ xây dựng lên không phải là chế độ độc đảng.
Lưu Hữu Phước thuộc thành phần đảng viên Tân Dân Chủ bị lôi kéo vào Ðảng CS. Anh ta không đủ khí phách để chống lại việc đó và bị loại ra khỏi trường chánh trị như Ðặng Ngọc Tốt, cũng không đủ tinh thần sắt máu để được CSVN tin dùng như Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Bửu Kiếm. Mặt khác, anh ta không có một khả năng đặc biệt về chánh trị mà CSVN có thể khai thác được như Mai Văn Bộ. Trước sau, Lưu Hữu Phước chỉ là một nhạc sĩ. Do đó, CSVN đã dùng anh ta như một văn công, sản xuất nhạc theo lịnh Ðảng và lên tiếng về các vấn đề khác những khi Ðảng thấy cần. Nói tóm lại, Lưu Hữu Phước đã sáng tác bản nhạc của Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân lúc còn là một sinh viên có tinh thần quốc gia. Ngày nay, anh ta là một văn công của CSVN và mọi lời phát biểu của anh ta chỉ là do Ðảng CSVN mớm cho.
b. Quan niệm chung của người các nơi trên thế giới về quốc ca
Nhưng dầu cho lúc sáng tác bản nhạc của Quốc Dân Hành Khúc, Lưu Hữu Phươc đã là một đảng viên cộng sản rồi và việc chỉ trích chúng ta dùng bản nhạc đó là do ý anh ta, chúng ta cũng không phải bận tâm về vấn đề này, vì theo quan niệm chung của người các nơi trên thế giới về quốc ca thì khi một bản nhạc đã được quốc dân nhận làm quốc ca, nó không còn của riêng ai nữa mà là của toàn dân. Do đó, cá nhơn người sáng tác bản nhạc cũng như người chọn bản nhạc làm quốc ca không thành một vấn đề đem ra thảo luận. Chúng ta có một tiền lệ đáng lưu ý về việc này.
Ðó là trường hợp bản Marseillaise được dùng làm quốc ca Pháp. Bản quốc ca này được một nhà quí tộc Pháp là Rouget de Lisle sáng tác năm 1792. Lúc ấy, Vua Louis thứ XVI còn trị vì và Rouget de Lisle là một sĩ quan trong Quân Ðội Pháp. Năm 1793, Vua Louis thứ XVI bị xử tử và Rouget de Lisle bị bắt vì là người quí tộc theo phe bảo hoàng chống lại Cách Mạng. Lúc ấy, Ông Lazare Carnot, Ủy Viên Quốc Phòng của Hội Ðồng Cách Mạng vì muốn cứu một sĩ quan cùng binh chủng với mình, lại là tác giả bản Marseillaise, đã đề nghị Rouget de Lisle tuyên thệ trung thành với Cách Mạng thì sẽ được tha, nhưng Rouget de Lisle từ chối vì không chịu phủ nhận lý tưởng bảo hoàng của mình. Cuối cùng, ông ta chỉ thoát chết vì chánh phủ cách mạng chủ trương Ðại Khủng Bố do Robespierre cầm đầu đã bị lật đổ trước khi bản án tử hình của ông ta được đem ra thi hành. Nhưng mặc dầu sau năm 1793, Rouget de Lisle đã trở thành người chống lại Cách Mạng, chánh quyền cách mạng Pháp vẫn tiếp tục dùng bản Marseillaise do ông sáng tác và năm 1795 đã chánh thức quyết định lấy nó làm quốc ca.
c. Trường hợp bản Tiến Quân Ca được tập đoàn CSVN dùng làm quốc ca
Bản Tiến Quân Ca được tập đoàn CSVN dùng làm quốc ca vốn do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trong thời kỳ CSVN chưa cướp được chánh quyền ở Việt Nam. Không rõ lúc ông sáng tác bản nhạc này, Văn Cao đã là một đảng viên cộng sản hay chưa. Nhưng chắc chắn là về sau, ông đã vào Ðảng CSVN. Tuy nhiên, cũng như nhiều văn nghệ sĩ có nhiệt tâm yêu nước thời đó, Văn Cao đã lần lần nhận chân được bộ mặt thật của Cộng Sản. Ðiều đáng quí là ông đã can đảm hơn nhiều người khác như Lưu Hữu Phước chẳng hạn, và đã dám nói lên sự bất mãn và chống đối của mình. Ông đã tham dự phong trào Nhân Văn Giai Phẩm hồi năm 1956 và đã dứt khoát chống lại Ðảng CSVN. Trong con mắt của CSVN hiện nay, Văn Cao là một phần tử phản Ðảng, phản động, phản cách mạng.
Với chủ trương độc tài sắt máu và lòng tự hào là Ðảng mình lúc nào cũng hành động hợp với chánh nghĩa, CSVN rất xấu hổ về chỗ bản quốc ca họ dùng là sáng tác của một nhạc sĩ phản Ðảng, phản động và phản cách mạng. Bởi đó, họ không chịu theo quan niệm thông thường bắt đầu với lịch sử bản Marseillaise của Pháp, nghĩa là bất chấp lập trường chánh trị về sau của tác giả bản quốc ca. Họ đã treo một giải thưởng lớn cho người sáng tác được một bản nhạc đáng làm quốc ca mới. Nhưng trong nhiều trăm bản nhạc gởi đến dự thi, họ đã không chọn được bản nào ra hồn. Cuối cùng, họ phải hậm hực giữ bản Tiến Quân Ca làm quốc ca.
Người quốc gia Việt Nam chúng ta theo quan niệm thông thường trên thế giới về quốc ca nên không có gì phải hậm hực vì tác giả bản quốc ca chúng ta đang dùng hiện đã trở thành một văn công của CSVN. Và nếu có người nào đem việc Lưu Hữu Phước sỉ vả chúng ta về chỗ đã lấy bản nhạc do anh ta sáng tác làm quốc ca, chúng ta có thể bảo họ nên dùng các lời sỉ vả đó đặt trong miệng Văn Cao để gởi cho tập đoàn CSVN.
3. Nhiệm vụ của người quốc gia Việt Nam đối với bản quốc ca Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân
Người quốc gia Việt Nam may mắn có một bản quốc ca hùng hồn được dùng để thúc đẩy người ái quốc tranh đấu cho nền độc lập và sự tự do của dân tộc. Bản quốc ca này rất xứng đáng với lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ. Với giá trị nội tại của chính nó, thêm vào vai tuồng lịch sử mà nó đã đóng, nó lúc nào cũng gây sự xúc động mạnh mẽ trong tâm trí người Việt Nam ái quốc. Từ khi được chánh thức dùng làm quốc ca của nước Việt Nam độc lập, nó đã được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến. Tại Việt Nam, nó đã cùng với quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ làm yếu tố hội tập nhiều triệu chiến sĩ quân nhơn như dân sự tranh đấu cho sự tự do của dân tộc Việt Nam. Nó đã là bản nhạc tiễn đưa ra nghĩa trang nhiều trăm ngàn người đã chết vì Tổ Quốc Việt Nam. Như vậy, nó cũng là một bảo vật thiêng liêng của chúng ta y như quốc kỳ.
Hiện nay, bản Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam, nhưng như mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng đó là bản nhạc của người quốc gia chống lại Cộng Sản. Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là bản nhạc biểu tượng cho người quốc gia chống cộng. Không bản nhạc nào khác có thể thay thế Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân về mặt này. Vậy, việc tôn trọng bản quốc ca đó và tiếp tục dùng nó chung với quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ một cách rộng rãi ở mọi nơi là một công cuộc đóng góp vào việc giải phóng Việt Nam khỏi ách Cộng Sản. Nếu mọi người Việt Nam ở hải ngoại đều đồng tâm nhứt trí để tranh đấu chung nhau thì một ngày không xa lắm, bản Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân sẽ được hát lên ở khắp các nẻo đường đất nước Việt Nam từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan. Chúng tôi nghĩ rằng lúc ấy, chắc chắn không có bài khải hoàn ca nào hay hơn nó được.
Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy
Nguồn : http://vietcyber.com/forums/showthread.php?43262-Ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c-c%E1%BB%A7a-qu%E1%BB%91c-ca-Vi%E1%BB%87t-Nam&s=
0 comments:
Post a Comment