Bùi Tín – Cách mạng Hoa Nhài mang sâu đậm dấu ấn của tuổi trẻ, của trí thức, mang nhiệt huyết của tuổi hoa niên, gắn bó với thời đại dân chủ quốc tế, tận dụng thành tựu kỹ thuật truyền thông hiện đại nhất – computer-internet-Facebook- cellphone – một cách phổ biến, linh hoạt, có hiệu quả cao, lại biết tranh thủ, phân hóa, cô lập thế lực đàn áp một cách cụ thể thông minh…
Cuộc nổi dậy đầu năm 2011 thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại của nhân dân Tunisia đang có tiếng vang sâu rộng trên toàn thế giới.
Đây là một sự kiện tất yếu, lại hoàn toàn bất ngờ, không một ai dự đoán trước.
Một thắng lợi lịch sử vì không những viên tổng thống độc đoán, tham nhũng gia đình trị bị hạ bệ, phải bỏ chạy ra nước ngoài, mả toàn bộ chính quyền độc đảng cũ của Ben Ali cũng bị hạ bệ, 200 viên chức cao cấp tay chân của Ben Ali bị truy nã về những tội tham nhũng, đàn áp.
Hình: AP – Người biểu tình đốt hình của cựu Tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali trong một cuộc biểu tình ở thủ đô Tunis, ngày 24 tháng 1, 2011
Có tin viên tướng Công an Ali Senati đã về hưu cũng bị bắt giữ về những tội tham nhũng, đàn áp đẫm máu do hắn gây ra.
Nguyên Bộ trưởng Nội vụ Abdallah Kallal cũng bị bắt giữ vì bị tố cáo từng tham gia tra tấn, hành hạ các nhà dân chủ, các nhà báo đối lập, chờ ngày ra tòa.
Chính phủ lâm thời ban bố tự do truyền thông và báo chí, hàng loạt báo mới xuất hiện trong một tuần nay, được xã hội tìm mua hết sạch mỗi buổi sáng. Theo điều tra của báo Đức, nhân dân thủ đô Tunis trở nên dân nghiện đọc báo số một của thế giới. Đài truyền thanh tư nhân mới mẻ Mosaique FM phát đi 4 buổi mỗi ngày mấy ngày đầu, nay buộc phải phát suốt ngày và đêm, cứ 3 giờ lại có bản tin mới. Tunisia bị xếp ở hàng cuối về tự do báo chí, mấy ngày nay nhảy lên hàng đầu, theo xếp hạng của RSF (Reporter sans frontières). Đây cũng là thắng lợi lịch sử nữa.
|
Cuộc nổi dậy của người dân Tunisi |
Một ý nghĩa lịch sử quan trọng khác là lần đầu tiên một nước Ả-rập và Hồi giáo làm cách mạng hòa bình, ôn hòa, không bạo động, lật đổ một chính quyền độc đoán-độc đảng-tham nhũng-cảnh sát trị, để 60 ngày nữa tổng tuyển cử tự do bầu ra quốc hội dân chủ đa nguyên đa đảng đầu tiên, mở đầu kỷ nguyên mới cho đất nước.
Một đất nước nhỏ với hơn 10 triệu dân đang nêu một tấm gương sáng lôi cuốn nhân dân các nước láng giềng theo kinh nghiệm của mình để đòi lại tự do và nhân quyền. Nhân dân Yemen cựa mình; nhân dân Algeria nổi giận; nhân dân Libya bất bình; Vương quốc Oman và Vương quốc Jordanie lo sợ; nhân dân Ai Cập phẫn nộ xuống đường hảng ngàn, hàng vạn người buộc tổng thống Mubarak phải cải tổ chính phủ…, tất cả đều do sự kiện Tunisia tác động, lảm cho bộ mặt các nước Ả-rập thay đổi theo dây chuyền, sớm hay muộn tùy theo so sánh lực lượng trong từng nước. Mọi sự không còn như trước. Đây lả cú hích lịch sử mang tên kiểu cách Tunisia, kiểu mẫu Tunisia – la mode Tunisienne, le style Tunisien – được các nhà chính trị, nhà lịch sử, nhà thời sự quốc tế nghiên cứu, mổ xẻ, nhận định.
Rải rác trên các báo Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc… có những bài phóng sự, ghi nhanh, ảnh thời sự nóng hổi từ Tunis gửi ra thế giới.
Báo chí trong nước ta, theo “gương” báo Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, đến nay vẫn im lặng, không cần nói đến những gì xảy ra ở Tunisia hơn 1 tháng nay, theo định hướng xã hội chủ nghĩa về truyền thông. May thay, có mạng anh BaSàm, mạng bauxite.vn… quan tâm đưa tin phong phú, khách quan, kịp thời.
Một nét đặc sắc của cao trào nổi dậy ở Tunisia là vai trò của internet, của Facebook, của phone cầm tay, trong tay sinh viên, học sinh, sinh viên, nhả kinh doanh vửa và nhỏ. Họ liên kết với nhau thành từng nhóm, theo từng quận, khu phố, định hướng cho quần chúng tự phát, nêu lên các yêu cầu, các khẩu hiệu chính, các con đường tuần hành, các địa điểm tập trung bất ngờ, linh hoạt. Mỗi tối lại rút kinh nghiệm nhanh, gọn, trên internet, qua “chat” với nhau, quyết định kế hoạch hành động cho ngày hôm sau.
Quân đội Tunisia được huy động dần, nhưng nói chung đứng trung lập, vả có bộ phận ngả theo nhân dân. Chỉ có vài đơn vị chống nổi dậy chuyên đàn áp có nổ súng lác đác 2 buổi rồi chuồn sạch trước khí thế của quần chúng. Nhiều nơi khi bị cảnh sát đàn áp, nhân dân ùa nhau vào lánh nạn trong các doanh trại quân đội.
Trong doanh trại họ cùng nhau hát những bài ca dân tộc, yêu nước, giải khát, ăn uống cùng nhau. Nhiều cha mẹ, anh chị em binh lính tham gia.
Nhân dân chủ động phân hóa quân đội với cảnh sát, ca ngợi quân đội là lực lượng yêu nước, có sứ mạng bảo vệ dân, gọi quân đội là chúng ta, phía ta, gọi cảnh sát là chúng nó, phía chúng nó, phía kẻ thù hại dân, đản áp dân, nổ súng vào dân tay không, giết dân.
Khi xe tăng quân đội xuất hiện, nữ thanh niên, nữ sinh viên mang biểu ngữ “quân đội bảo vệ cuộc sống của dân”, ôm bó hoa ra trước mũi súng, còn quàng vòng hoa nhài lên cổ người lái xe tăng, leo lên chụp ảnh kỷ niệm. Xe tăng quay cả về doanh trại.
Một nét đặc sắc nữa là lực lượng nổi dậy biết phân hóa giữa sĩ quan và lính cảnh sát, an ninh. Họ chĩa mũi nhọn vào bọn tướng, đại tá, trung tá cảnh sát, tranh thủ sỹ quan cấp dưới, nhất là cấp úy và binh lính.
Nhiều truyền đơn gửi riêng cho lực lượng cảnh sát chỉ rõ những việc làm bất nhân, tham nhũng của tướng và sỹ quan cấp cao, cuộc sống nghèo khó, vất vả đầy khó khăn của binh lính và gia đình, kêu gọi anh em thuơng yêu nhân dân, bảo vệ nhân dân, chống bất công xã hội. Một nhóm sinh viên văn khoa, luật khoa, khoa truyền thông – báo chí, kinh tế – tài chính Đại học Quốc gia Tunis lập ra tổ đặc nhiệm sưu tầm về thu nhập, chi tiêu, tài khoản tăng giảm của 6 viên tướng cảnh sát-an ninh và của các bộ trưởng bị tố cáo về tài sản bất minh, lập thành hồ sơ pháp lý, một phần gửi cho các phóng viên quốc tế, và công bố trên một số truyền đơn.
Kết quả rất cụ thể. Bọn tướng cảnh sát an ninh mất uy thế, danh dự, không dám vác mặt ra đường, vào các nhà hàng. Lính cảnh sát tham gia hảng ngũ biểu tình ngày càng nhiều. Trong những ngày cuối 15, 16/01 hàng trăm lính cảnh sát lập thành hàng ngũ biểu tình riêng, giương cao biểu ngữ đòi tăng lương, tăng phụ cấp, đòi được phân nhà ở cho gia đình, gắn bó máu thịt với nhân dân…
Tunisia là một dân tộc trẻ. Tuổi trung bình của dân cư là 27. Thanh niên Tunisia có truyền thống ham học. Nền đại học Tunisia được xếp vào hàng đầu lục địa này.
Có thể nói cuộc Cách mạng Hoa Nhài mang sâu đậm dấu ấn của tuổi trẻ, của trí thức, mang nhiệt huyết của tuổi hoa niên, gắn bó với thời đại dân chủ quốc tế, tận dụng thành tựu kỹ thuật truyền thông hiện đại nhất – computer-internet-Facebook- cellphone – một cách phổ biến, linh hoạt, có hiệu quả cao, lại biết tranh thủ, phân hóa, cô lập thế lực đàn áp một cách cụ thể thông minh.
Bài học lớn cuối cùng của cuộc cách mạng Hoa Nhài là: một chế độ độc đảng độc đoán dù hung hãn, bóp nghẹt báo chí, dù giữ độc quyền truyền thông, tham nhũng tập thể, lảm giàu bất minh, chia chác đặc lợi theo phe nhóm lợi ích riêng, khi bị nhân dân nhận rõ mặt, vẫy gọi nhau xuống đường ngày càng đông đảo, thì thắng lợi của nhân dân là chắc chắn.
Bùi Tín
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/cuoc-noi-day-thang-loi-tunisia-02-02-2011-115139204.html
0 comments:
Post a Comment