Quốc Việt, thông tín viênRFA, Campuchia
2011-02-04
Những người đang sống trên các nước tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền đang phấn khởi, vui vẻ và đầm ấm sum họp với gia đình, thì trong lúc đó các nhà đấu tranh vì dân chủ và đang sống ở các nước láng giềng để xin tỵ nạn lại chẳng có niềm vui.Những cái Tết không có ý nghĩa
Họ đang có khát vọng mong muốn đất nước Việt Nam có tự do hơn, tôn trọng nhân quyền hơn và cởi mở hơn; đặc biệt họ đang lo lắng cho những số phận người Thượng Tây Nguyên khi bị trục xuất về nước sắp tới.Trong lúc hàng triệu người Việt trong và ngoài nước đang nô nức và xôn xao trong những dịp Tết đến xuân về, thì các nhà đấu tranh Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam lại biểu lộ không vui chút nào khi thời gian đóng cửa trại tỵ nạn người Thượng Tây Nguyên tại Campuchia ngày càng cận kề.
Họ đang có khát vọng mong muốn đất nước Việt Nam có tự do hơn, tôn trọng nhân quyền hơn và cởi mở hơn; đặc biệt họ đang lo lắng cho những số phận người Thượng Tây Nguyên khi bị trục xuất về nước sắp tới.Một người đàn bà Thượng biết rất rõ hệ thống an ninh và tình báo của Chính phủ Cộng sản Viêt Nam cày đặt trên đất nước Campuchia xin dấu tên đã cho Đài Á Châu tự do biết vào hôm thứ ba, ngày 1 tháng 2 rằng:
Sau khi nghe thông tin Bộ Nội vụ nước này sắp sửa đóng cửa trại tỵ nạn, thì bà hết sức quan ngại và lo lắng, vì bà cho rằng nếu như trại này bị đóng cửa thì những người Thượng bị trục xuất về Việt Nam sẽ bị cán bộ, công an Cộng sản Việt Nam đàn áp, tức là họ sẽ bị tra tấn và khủng bố về mặt tinh thần.
Người đàn bà Thượng Tây Nguyên đang trú ẩn trong trại tỵ nạn tại Thủ đô Phnom Penh cho biết như vừa nêu, với điều kiện không tiết lộ danh tính.
Bà còn cho biết thêm, nhóm người Thượng 54 người mới ký một tài liệu văn phòng Cao ủy tỵ nạn LHQ vào tuần qua để chấp nhận sang định cư tại nước thứ 3. Trong số 54 người Thượng, thì 50 người sẽ sang định cư tại Canada vào ngày 7 và 9 tháng 2 năm 2011. Còn 4 trẻ em khác được định cư tại Hoa Kỳ thì chưa xác định rõ thời gian.
Ông Nguyễn Nam, một người Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam, hiện sống tại Campuchia cũng bày tỏ lo ngại cho những người Thượng đấu tranh thật sự vì sự tự do dân chủ buộc phải hồi hương về nước.
Bà hết sức quan ngại và lo lắng, vì bà cho rằng nếu như trại này bị đóng cửa thì những người Thượng bị trục xuất về Việt Nam sẽ bị cán bộ, công an Cộng sản Việt Nam đàn áp, tức là họ sẽ bị tra tấn và khủng bố về mặt tinh thần.Ông nói rằng, đa số người Thượng Tây Nguyên có vấn đề đất đai và tín ngưỡng. Ông ủng hộ việc đấu tranh dân chủ, lo ngại với số phận những người nổi dậy vì nhân quyền. Do đó, việc đóng cửa trại tỵ nạn người Thượng sẽ làm họ gặp khó khăn, trong lúc rất nhiều nhà đấu tranh vì dân chủ không nghĩ đến bản thân của mình, họ chấp nhận và hy sinh.
Ông Nguyễn Nam đưa ra nhận định, “vấn đề đóng cửa trại tỵ nạn bên này, thì tôi nghĩ rất tội nghiệp cho những người đấu tranh cho nhân quyền thật sự, giống như cha Lý, Lê Thị Công Nhân, hoặc là Nguyễn Văn Đài…những người có tấm lòng tốt để đấu tranh, nhưng cũng có kẻ xấu lợi dụng phong trào này. Họ chạy vô, rồi họ tìm cái tư lợi họ thôi.”
Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn những gì Cộng sản làm
Trong lúc các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam lên án như vậy, Phát ngôn viên Đại sứ Việt Nam tại Campuchia khẳng định với Đài Á Châu tự do rằng, Việt Nam luôn theo đuổi chính sách công bằng, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc nhằm từng bước cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, ngăn chặn bất cứ hành vi nào phân biệt đối xử hay chia rẻ giữa các dân tộc. Việt Nam không đàn áp hoặc hạn chế tự do tôn giáo và cũng không phân biệt đối xử tín ngưỡng.Phát ngôn viên Lê Minh Ngọc nói rằng, tất cả những người Thượng sau khi hồi hương về Việt Nam, Chính phủ sẽ tạo điều kiện an cư lạc nghiệp và làm ăn sinh sống đều an toàn.
Việt Nam luôn theo đuổi chính sách công bằng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc nhằm từng bước cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, ngăn chặn bất cứ hành vi phân biệt đối xử hay chia rẻ giữa các dân tộc. Việt Nam không đàn áp hoặc hạn chế tự do tôn giáoÔng khẳng định, “Chính phủ Việt Nam và Pháp luật có trách nhiệm bảo vệ công dân Việt Nam. Họ là công dân Việt Nam, thì chính phủ và Luật pháp Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho họ. Và Việt Nam có pháp luật đối xử bình đẳng với tất cả mọi người. Người có tội thì sẽ chịu tội, còn người bình thường sẽ được pháp luật bảo vệ một cách chính đáng.”Ô.Lê Minh Ngọc,Tòa ĐSVN
Liên quan lời khẳng định của Phát ngôn viên Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Nguyễn Phùng Phong, thành viên đảng Người Việt Yêu Người Việt nói rằng, khi nghe lời khẳng định của phát ngôn viên Bộ ngoại giao cũng như đại sứ Việt Nam tại Campuchia, đã làm ông nhớ ngay đến câu nói của cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Ông nói:
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn những gì Cộng sản làm. Việt Nam cho đến giờ này, hoàn toàn không có tự do dân chủ, nhân quyền. Việt Nam hoàn toàn không có tự do tôn giáo. Chính những bản án của Luật sư Lê Thị Công Nhân, Linh mục Lý, và những bản án giành cho những nhà đấu tranh trẻ Lê Công Định cùng với vấn đề Cồn dầu thể hiện hết sức rõ ràng rằng Việt Nam không có tự do gì cả đừng nói chi tôn giáo. Tự do chỉ có trong một quốc gia có Dân chủ, có đa đảng, có nhiều thành phần tham gia chính trị thì mới có tự do, còn một đảng Cộng sản độc đảng, độc quyền thì không bao giờ có tự do cả.”
Ông Nguyễn Phùng Phong cho biết, cái mà người dân Việt Nam đang đấu tranh hiện nay là vì tự do dân chủ và nhân quyền thật sự trên đất nước Việt Nam.
Chính những bản án của Luật sư Lê Thị Công Nhân, Linh mục Lý, và những bản án giành cho những nhà đấu tranh trẻ Lê Công Định cùng với vấn đề Cồn dầu thể hiện hết sức rõ ràng rằng Việt Nam không có tự do gì cả đừng nói chi tôn giáo.Các nhà đấu tranh mong muốn đất nước Việt Nam có tự do, hạnh phúc, độc lập đúng nghĩa, nhất là chủ quyền của Việt Nam. Phải bảo vệ những gì ông cha để lại, chứ không làm mất bất cứ một tấc đất, hay hòn sỏi, cái đó là những cái cũng như những người có tinh thần yêu nước đang tỵ nạn các nước láng giềng mong muốn trong ngày Tết. Ông Phong nói thêm:Ô.Nguyễn Phùng Phong
“Chúng tôi mong những ngày Tết như vậy, nó mang lại tất cả những hạnh phúc cho người dân, cái đó mới là ý nghĩa của ngày xuân chứ bây giờ tôi thấy không có ý nghĩa gì cả…Bây giờ người dân họ đón Tết mà không phải đón Tết theo đúng ý nghĩa mà họ chỉ đi chơi, mua đồ, ăn xài vậy thôi.”
Còn ông Nguyễn Nam hy vọng rằng, những người Việt sống ở hải ngoại cũng như trong nước Việt Nam thì trong dịp Tết đến, xuân về, làm thế nào phải có sự đoàn kết, biết yêu thương lẫn nhau. Nếu như tất cả người dân Việt Nam lấy vấn đề yêu thương đặt lên hàng đầu, thì mọi sự việc đều có thể thay đôi hết đừng nói chi tự do, dân chủ và nhân quyền. Ông cũng hy vọng năm mới này sẽ được thịnh vượng, tất cả mọi người để vui với nhau và sống chung một tình yêu thương.
0 comments:
Post a Comment