* Hoài Linh (Theo BBC)
Monday, February 14, 2011
Chặng đường từ nắm quyền tới lúc ra đi của Mubarak
Sau gần 30 năm lãnh đạo Ai Cập, Tổng thống Mubarak buộc phải từ chức trước sức ép của người biểu tình.
Được đẩy lên vị trí lãnh đạo quốc gia đông dân nhất trong thế giới Ảrập bằng bạo lực và giờ Hosni Mubarak lại buộc phải từ chức bằng một làn sóng biểu tình rộng khắp.
Muhammad Hosni Sayyid Mubarak chào đời ngày 4/5/1928 ở một ngôi làng nhỏ tại châu thổ sông Nile. Dù xuất thân nghèo khó, Mubarak tốt nghiệp Học viện quân sự Ai Cập năm 1949 trước khi gia nhập Không lực.
Là chỉ huy lực lượng không quân Ai Cập và là thứ trưởng Quốc phòng, Mubarak giữ một vai trò trong việc hoạch định cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào quân Israel tại bán đảo Sina ngay từ đầu cuộc chiến Yom Kippur năm 1973.
Mubarak đã tham gia đàm phán hiệp ước hòa bình với Israel tại trại David. Hiệp ước hòa bình ký năm 1979 giữa Tổng thống Anwar Sadat (giữa) và Thủ tướng Israel Menachem Begin.
Trước khi Tổng thống Anwar Sadat bị ám sát năm 1981, Mubarak đã được giữ chức phó Tổng thống. Ít người đoán được rằng vị phó Tổng thống chưa mấy tiếng tăm lại giữ vị trí lãnh đạo tối cao lâu tới như vậy.
Mubarak đã thiết lập mối quan hệ vững chắc với Mỹ, vốn cung cấp cho Ai Cập hàng tỷ USD viện trợ quân sự. Với phương tây, Ai Cập là đồng minh chủ chốt tiếng nói ôn hòa về cuộc xung đột Israel-Palestine.
Tuy nhiên, là đồng minh của phương tây khiến Mubarak trở thành mục tiêu của quân Hồi giáo cực đoan. Mubarak đã thoát 6 âm mưu ám sát với vụ thoát chết trong gang tấc vào năm 1995 ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Ước tính 5.000 người chúc phúc đã tập trung tại dinh tổng thống Qubba ở Cairo trong một cuộc mít tinh có tổ chức nhằm bày tỏ sự ủng hộ với Tổng thống Mubarak sau vụ tấn công.
Tuy nhiên, có một khoảng tối đằng sau sự nắm quyền của ông Mubarak. Các thành viên của nhóm đối lập Anh em Hồi giáo, thường bị bắt giam, và tra tấn là chuyện bình thường. Cơ quan mật vụ thâm nhập khắp nơi và nhiều người Ai Cập cảm thấy bị tước bỏ phẩm giá.
Trong những năm nắm quyền gần đây, Tổng thống Mubarak thường phải chịu sức ép khuyến khích dân chủ từ cả hai phía, trong Ai Cập và từ Mỹ.
Khi biểu tình nổ ra vào tháng 1/2011, sức ép trở nên không thể kham nổi. Mubarak phải từ chức đúng một ngày sau khi phát biểu trên truyền hình rằng sẽ tại vị tới tận bầu cử tháng 9.
Sau 18 ngày diễn ra các cuộc biểu tình, phó Tổng thống Omar Suleiman tuyên bố Mubarak rời ghế Tổng thống.
* Hoài Linh (Theo BBC)
* Hoài Linh (Theo BBC)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment