Sunday, February 20, 2011

Barhain lùi bước trước phong trào biểu tình chống chính phủ

Hàng nghìn người biểu tình vẫn tập trung tại quảng trường Perle ở Manama, ngày19/2/2011.
Hàng nghìn người biểu tình vẫn tập trung tại quảng trường Perle ở Manama, ngày19/2/2011.
REUTERS/Hamad I Mohammed
Trọng Nghĩa

Thế giới Ả Rập phản ứng khác nhau trước phong trào biểu tình của dân chúng.Tại Bahrain, chính quyền có dấu hiệu lùi bước, trong lúc tại Libya và Yemen, những người phản đối bị tiếp tục bị đàn áp dữ dội.

Tại Bahrain, những người biểu tình đã quay trở lại đông đảo trên quảng trường Pearl tại trung tâm thủ đô Manama vào hôm nay, 24 tiếng đồng hồ sau khi chính quyền bắt đầu có thái độ nao núng. Vào hôm qua, chính quyền Bahrain đã ra lệnh cho xe tăng rút lui khỏi quảng trường, trong lúc Thái tử vương quốc này đã yêu cầu cảnh sát tránh hiện diện quá lộ liễu.

Chính quyền Bahrain đã tỏ thái độ mềm mỏng như trên sau khi đã thử dùng võ lực triệt hạ biểu tình. Rạng sáng thứ Năm 17/02 vừa qua, quân đội đã nổ súng vào đám đông trên quảng trường Pearl khiến bốn người chết và vô số người bị thương. Vụ đàn áp này không những không làm giảm nhuệ khí của phong trào biểu tình, mà lại còn khiến cho Bahrain bị cực lực chỉ trích với lời lên án nặng nhất đến từ Hoa Kỳ.

Trước hai áp lực đó, Chính phủ Bahrain đã lùi bước đồng thời loan báo mở đối thoại với phe đối lập, mà không cho biết chi tiết. Về phần mình, phe đối lập kêu gọi tổng đình công vô thời hạn kể từ hôm nay, còn những người biểu tình tiếp tục yêu cầu chính phủ từ chức, điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc đàm phán.

Làn sóng đòi dân chủ tiếp tục lan rộng trong thế giới Ả Rập.

Từ khi bùng lên các sự cố tại Tunisia rồi Ai Cập, Vào hôm nay, lần đầu tiên người Maroc biểu tình đòi cải tổ chính trị. Hàng ngàn người biểu tình đã xuống đường tại Casablanca thành phố lớn nhất vương quốc Maroc cũng như tại thủ đô Rabat để yêu cầu cải cách chính trị và hạn chế các quyền hạn của nhà vua.

Theo hãng AFP, hơn một ngàn người đã tụ tập ở trung tâm thành phố Casablanca, hô vang các khẩu hiệu như "tự do, nhân phẩm, công lý". Nhiều biểu ngữ ghi rõ : “Nhà vua trị vì nhưng không nên chấp chính”, hoặc "Người dân muốn có một hiến pháp mới". Một số nhóm cánh tả thì yêu cầu "giảm bớt quyền hành của chế độ quân chủ."

Tại Rabat, đã có từ 2.000 đến 4.000 người biểu tình, hô to khẩu hiệu: "Người dân muốn thay đổi." Các cuộc xuống đường tại Maroc diễn ra tương đối yên ổn, chưa thấy thông tin về sự cố nào.

VIETNAM COMMUNIST PARTY MUST GO !!!

Đảng Việt gian CSVN PHẢI RA ĐI !!!

0 comments:

Powered By Blogger