Thật khâm Phục Anh Hùng Muhamad Bouaziz
NAM NGUYEN – Đúng ra là người ấy đã tự biến mình thành bó đuốcđể soi sáng lương tri cho những kẻ độc tài và đánh thức sức mạnh tiềm ẩn trong những con người bị áp bức đè nén. Tên anh là Muhamad Bouazizi, sống ở tỉnh Sidi Bouzid thuộc miền trung Tunisia. Cha mất sớm khi Bouazizi chỉ mới 3 tuổi, ông qua đời vì bị bệnh tim khi phải bán sức lao động để kiếm những đồng tiền còm cỏi tại nước láng giềng Lybia. Khi mới lên 10 Bouazizi đã phải phụ mẹ đi bán hàng rong vào ban đêm để ban ngày có thể đến trường, nhưng cũng phải bỏ học khi Bouazizi 17 tuổi để phụ gia đình nuôi các em ăn học. Ước mơ của Bouazizi cũng rất đơn giản là sẽ tậu được một chiếc pickup truck để việc bán rong được thuận lợi hơn, là thay vì phải dùng xe đẩy tay. Nhưng đó cũng chỉ là ước mơ không bao giờ thành hiện thực. Vì Bouazizi đã ra đi vĩnh viễn ra đi vào ngày mồng 4 tháng 1 vừa qua khi mới 26 tuổi,18 ngày kể từ khi anh tự đổ xăng vào mình đến trước trụ sở chinh quyền địa phương và châm lửa biến thành một thứ ánh sáng khiến kẻ độc tài phải lo sợ phải bỏ nước mà chạy.
Bouazizi có cả thảy 6 anh em, anh là anh cả. Cuộc sống đối với anh là một cuộc vật lộn từ tuổi thơ. Lang thang đẩy xe bán hàng rong trên đường phố luôn bị cảnh sát quấy nhiễu lấy lý do là bán hàng rong không có giấy phép, mà theo sự xác nhận sau này của một viên chức chính quyền Sidi Bouzid là không cần một loại giấy phép như thế. Nhưng đó chỉ là cái cớ để họ xách nhiễu và làm tiền những người như anh. Họ đã nhiều phen tịch thu hàng hóa của anh, trong khi đó là nguồn sinh lợi duy nhất của gia đình Bouazizi.
“Con giun xéo lắm cũng oằn”, đó là vào buổi sáng định mệnh 17 tháng 12 năm 2010. Bouazizi lại bị xách nhiễu. Lần này là từ một nữ cảnh sát tên Hamid, bà này cùng với hai người phụ tá không những họ hất đổ và tịch thu hàng của Bouazizi mà còn sỉ nhục tát anh giữa đám đông, nhưng việc bà ta xúc phạm tới người cha quá cố của anh là điều đã vượt mức chịu đựng của Bouazizi, niềm kiêu hãnh cuối cùng của người thanh niên cũng bị tước đi. Quá uất ức anh chạy đến văn phòng chính phủ địa phương yêu cầu được gặp họ, nhưng chẳng ai chịu tiếp anh. Họ làm ngơ trên nỗi đau của anh. Anh cũng đã cảnh cáo họ là “Nếu các người không muốn gặp tôi tôi sẽ tự đốt mình”. Thế là anh tự đổ xăng lên người và châm lửa.
Trong suốt 18 ngày vật lộn với những vết thương bỏng năng để duy trì sự sống, tin tức ấy lan nhanh trong nhóm người trẻ tuổi Tunisia, những người trẻ có trí thức, có bằng cấp nhưng lại không có công ăn việc làm, mà suốt ngày chỉ biết còn túm tụm tại các quán cà phê để nghe ngóng tin tức và việc làm. Họ chia sẻ với nỗi đau của Bouazizi, và trút nỗi giận của họ lên chính quyền của Ben Ali, vị tổng thống đã cầm quyền hơn 23 năm tại Tunisia. Trong khi dân chúng cả nước chịu đựng nạn thất nghiệp trên 30%, thì gia đình ông này lại là biểu tượng của sự giàu sang,mà cho tới lúc đào tẩu, vợ ông này cũng nhanh tay cuỗm đi một tấn rưỡi vàng từ ngân hàng trung ương của quốc gia. Điều này làm người ta nhớ đến cặp vợ chồng đệ nhất tham nhũng độc tài của Philippines trước đây là Ferdinand Marcos và vợ là Imelda.
Có thể nói cái chết của Bouazizi chỉ là giọt nước cuối cùng của sự chịu đựng của người dân với một chính thể độc tài. Những kẻ ngồi xổm trên quyền lực quá lâu như Ben Ali thường hay vô cảm với cảm giác của người dân. Họ chỉ bừng tỉnh một khi quyền lực của họ bị thách thức triệt để, nhưng thường đã quá muộn màng. Trong những ngày cuối cùng tại bện viện của Bouazizi. Ben Ali muốn xoa dịu dân chúng bằng cách đến thăm và an ủi gia đình anh, nhưng mọi thứ đã trể tràng. Bouazizi không còn là nỗi đau của một gia đình, mà là nỗi đau của một xã hội, mà Ben Ali không ai khác hơn chính là người phải chịu trách nhiệm cho việc đó. Người dân Tunisia thề bắt kẻ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của Bouazizi, cái chết của niềm hy vọng của một xã hội. Họ thề sẽ trả thù cho anh. Chính vì thế gia đình Ben Ali vội chạy thoát sang Arab Xêút, một xứ độc tài khác và là một quốc gia biểu tượng của thế giới Hồi Giáo để được che chở. Cũng như nhận định của Adam Boutza trong bài Việt Nam sẽ là một Tunisia, đây không phải là vấn đề Hồi Giáo hay không Hồi Giáo, mà đây là vấn đề công bằng xã hội và tự do cá nhân đã bị chà đạp.
Cuộc nổi dậy của người Tunisia đã tạo ra một phản ứng giây chuyền trong các nước lân bang như Ai Cập và Yemen, người dân ở những nơi này cũng đã quá bất mãn với những ông lãnh đạo già nua độc tài nhưng vẫn cố bám víu lấy quyền lực và hầu như không bao giờ chịu thừa nhận sự thất bại của mình trong việc lãnh đạo đất nước. Họ cần phải bị thay thế bằng cách này hay cách khác trước khi xã hội mới có thể tiến lên được. Hiệu ứng dây chuyền này có lẽ đặt Hoa Kỳ và chính phủ của Thổng Thống Obama vào một phép thử của một mặt ủng hộ cho lý tưởng tự do nhân quyền như là một cam kết của chính phủ Hoa Kỳ với thế giới, hay là cứu lấy chính phủ của các ông tổng thống độc tài già nua nhưng lại là đồng minh hiếm hoi và khá trung thành trong thế giới Hồi Giáo. Cho tới nay người ta chỉ nghe được những tuyên bố hàng hai từ Washington như kiểu: “Ai Cập nên cho phép sự thay đổi xảy ra”. Nhưng chắc chắc Hoa Kỳ phải làm một cái gì đó để có thể tiếp tục duy trì ảnh hưởng tại kho vực này.
Có lẽ Bouazizi cũng đã được an ủi phần nào, và còn may mắn hơn một số người dân Việt nam. Vì dân Tunisia đã không để anh chịu uất ức, lẻ loi khi chết. Họ đã được truyền sức mạnh từ hành động của anh và đã có hành động để thay đổi xã hội.
Còn những người buôn thúng bán bưng tại Việt Nam như Bouazizi thì phải kể là ,nhiều hơn về số lượng, và lâu hơn về thời gian, 36 năm chứ không phải là 23 năm như Tunisia. Họ tuy đông đảo, nhưng như không tồn tại. Chẳng mấy ai lắng nghe hay ủng hộ họ, chứ đừng nói tranh đấu cho họ. Họ thường xuyên chịu sự xách nhiễu của chính quyền từ công an khu vực đến quản lý thị trường. Đến ngay cả những con chó của các gia đình đại gia giàu có vô tâm. Có ai nghe họ và đáp lời cho nỗi đau của họ? Người viết bài này thật sự nghi ngờ rằng nếu có một người buôn thúng bán bưng tại Việt Nam có hành động như Bouazizi rồi cũng sẽ bị lãng quên như một kẻ không may trong cái nhìn bàng quan của mọi người nơi đây.
Có người nhận định rằng rằng người Việt Nam quá sợ hãi chính quyền nên trở nên hèn nhược, và điều đó đã trở thành một thói quen- thói câu an cá nhân. Điều này cũng đúng một phần, nhưng có lẽ chưa hoàn toàn chính xác. Với một dân tộc luôn đấu tranh cho sự sinh tồn suốt chiều dài lích sử như Việt Nam, nỗi sợ hãi không dễ gì thống trị được họ. Theo nhận định của của người viết bài này thì chính cái đặc tính suy nghĩ thiếu sâu sắc nên dẽ dàng dẫn đến sự chấp nhận hoàn cảnh, mới là nguyên nhân chứ không phải là nỗi sợ hãi . Cũng bởi sự kém sâu sắc này, nên đôi khi dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh một cách thụ động, kể cả khi hoàn cảnh ấy hết sức nghịch lý. Sự chấp nhận và chịu đựng chính thể Cộng sản độc tài hiện nay cũng nằm trong sự nông cạn và thiếu quyết đoán đó.
Những cái mà chính thể này mang lại so với cái mất mát về lâu về dài là không tương xứng. Mất mát một phần lãnh thổ là cái dể nhận ra và thấy được. Còn mất mát những giá trị tinh thần và đạo đức là những cái mất khó nhận ra, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới sự lành mạnh của một dân tộc mà để từ đó mọi thứ đổ đốn xảy ra trong khắp xã hội. Tuổi trẻ mất đi lý tưởng, sống một cách ích kỷ, trí thức lại thiếu lòng thiếu chí, nếu không muốn nặng lời là khá ươn hèn. Hai chữ “Trí thức” với đa số giờ đây chỉ còn dùng để kiếm cơm, để “lên” đời, để có một cuộc sống vật chất thoải mái hơn mà không cần suy nghĩ về những điều còn quan trọng hơn. Số khác lại bị đóng khung với thú tiêu khiển chữ nghĩa hay độc thoại không hơn không kém. Trong khi ấy, nỗi sợ thì cuối cùng cũng sẽ vượt qua kể cả nỗi sợ về cái chết, mà người Việt khá bình thản với nó. Nhưng chính những sự bằng lòng một cách nông cạn, thiếu suy nghĩ sâu sắc, thiếu dứt khoát trong lập trường, là những cái sẽ còn đeo bám và tạo ra nhiều hệ lụy cho người Việt sau này, kể cả thời hậu CS. Điều này chưa hẳn là dân trí thấp, mà là thói quen, một thói quen rất đáng bị lên án. Đây mới là cái mà theo tác giả bài viết này là cái đáng sợ nhất cho người Việt Nam. Họ đã quá dễ dàng chấp nhận mà đôi khi là chấp nhận những cái chẳng ra gì, như cái chế độ hiện tại chẳng hạn.
Ai sẽ có khả năng đốt đuốc cho Việt Nam?
Nguồn:
- “Bouazizi: The Man Who Set Himself and Tunisia on Fire” by Rania Abouzeid Jan. 21, 201, Time.
- “The Story of Mohamed Bouazizi, the man who toppled Tunisia”, Intenational Business Time, Friday, January 14, 2011
- “The Arab World’s Youth Army” BY ELLEN KNICKMEYER , JANUARY 27, 2011, Foreign Policy.
- “Tunisian President Zine el-Abidine Ben Ali and his family’s ‘Mafia rule’ “By Colin Freeman 16 Jan 2011, Telegraph.
- “Egypt’s Struggle for Freedom” BY YASSER EL-SHIMY, JANUARY 27, 2011, Foreign policy.
http://doithoaionline.info/2011/02/06/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%E1%BB%91t-du%E1%BB%91c-cho-tunisia/
0 comments:
Post a Comment