Saturday, July 26, 2014

Đúng 60 năm từ cuộc di cư vĩ đại năm 1954

Vài lời nói đầu :-Gần 200 dân Hà Lan chết máy bay thì cả thế giới xót thương. Đúng! Nhưng hơn 12,000 dân VN chết ngày Tết Mậu Thân 1968 trong đó có hơn 7,000 dân Huế dùng cán cuốc đập vỡ sọ đẩy xuống hố vùi đất thì khg một ai lên tiếng xót xa cho họ, nhỏ một giọt nước mắt! Nửa triệu nông dân bị giết chết trong CCRĐ mà họ khg có tội tình chi cả, chỉ lo làm ruộng nuôi con, ăn ngay ở lành và hết lòng với ông Hồ!
Mạng của người Việt thua những con chó vì chó chết người ta còn xào nấu ăn, người VN chết, đẩy vội xuống hố cho nhanh. 69 năm chúng đã giết hơn 10 triệu người, cái giá trị thua 10 triệu con chó!
BÚT XUÂN

CUỘC DI CƯ VĨ ĐẠI TỪ BẮC
VÀO NAM 1954


Đúng 60 năm 20/7/1954 – 20/7/2014
HIỆP ĐỊNH GENÈVE

https://www.youtube.com/watch?v=7uR9Nim9wzA
Chúng ta hãy nhìn lại những gì đã xẩy ra trong thời gian sôi bỏng tháng 7-1954. Hiệp Định Genève chia đôi đất nước Việt Nam, ấn định 300 ngày để dân hai Miền có thể di chuyển vào Miền mình ưa thích mà sống.
Miền Bắc hầu hết chộn rộn lo di cư vào Nam.

Nhà nhà lo di cư vào Nam nhưng dù không mong, ba ngày Tết vẫn tới. Đó là Tết Ất Mùi (1955). Người Hà Nội đồn ầm lên về hai câu thơ trong Sấm cụ Trạng Trình mà người ta cho rằng nhất định phải xẩy ra y như lời Sấm.

Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.

Mã đề, dương cước: móng ngựa, chân dê ý nói cuối hai năm 1954 (Giáp Ngọ) và 1955 (Ất Mùi), kẻ anh hùng tận số. Kẻ anh hùng này là ai đây? Thân Dậu, hai năm 1956 (Bính Thân) và 1957 (Đinh Dậu) nhìn thấy thái bình. Hai năm này, vì mới xong cuộc di cư vĩ đại, vả lại lính Việt Minh đã chết nhiều cần phải bổ xung trước khi xua quân đánh tiếp nên lính Việt Cộng bớt quấy rối miền Nam, lúc đó là đệ nhất Cộng hòa do Tổng Thống Ngô đình Diệm lãnh đạo.

Chiến tranh quá khốc liệt, người chết, của cải bị tàn phá, có ai không mong một cảnh tượng thái bình của giang sơn cho con người bớt khổ?

Sau 9 năm thiệt hại trên nửa triệu quân chính qui và các lực lượng võ trang do tiêu chí đánh biển người của Trung Cộng (tướng Cheng Ghai thực sự chỉ huy trận Điện Biên Phủ chứ không phải Võ nguyên Giáp), lực lượng Việt Minh đã thấm đòn và kiệt quệ thấy rõ, cần mộ thêm quân, rèn cán chỉnh quân cái đã. Các nước quan thầy và đàn anh Cộng sản cũng chậm chậm đưa thêm viện trợ vì Bắc Việt nghèo đói quá, vực lên không nổi, cả miền Bắc không làm được cái đinh, cái kim khâu, kim máy, cái đinh ốc bởi ông Hồ chí Minh chỉ chú tâm vào chiến tranh để chiếm đất giành dân còn đời sống kinh tế lụn bại, dân chúng đói nhao lên cũng mặc kệ.

Phần lớn các gia đình ăn độn ngô, khoai, sắn, mỗi người một năm được mua 4 mét vải để may quần áo, tháng vài lạng thịt, vài lạng đường, năm 1975 khi các tù nhân chính trị từ trong Nam ra Bắc gặp một anh xưng là Thứ trưởng Bộ Nội Vụ ra đón tiếp ở phi trường Nội Bài, Hà Nội, anh Thứ trưởng này đi cái xe đạp cà tàng, vẫn còn mặc quần vá buột chỉ ở mông quần trông thấy da bên trong. Cán bộ cao cấp nghèo thế thì người dân khổ sở đến đâu!(Mà bây giờ!)

Tết năm 1954, để qua năm mới 1955, quả thực là cái Tết không vui gì. Người Hà Nội như gia đình ông bà phán Quế và gia đình tôi chỉ chăm chăm lo đi chót lọt xuống Cảng để vào Nam đâu có thiết tha gì Tết với tư.

Sau ngày 20-7-1954, các miền quê Bắc Việt cũng như thành phố, đi đâu cũng nghe người dân nói về chuyện di cư vào Nam. Đây là một quyết định tối quan trọng cho mỗi gia đình: hoặc ở lại với chế độ Cộng sản kềm kẹp bức hiếp của ông Hồ chí Minh, hoặc xuống tầu di cư vào Nam tránh CS và được hưởng một cuộc đời tự do, dân chủ. Nhiều gia đình đã bỏ hết tất cả để vào Nam với hai bàn tay trắng: họ bỏ lại nhà cửa, ruộng vướn, tài sản, thóc lúa, nông cụ, ngay cả mồ mả tiên nhân, có những người không kịp sắp xếp, đã bỏ cả cha mẹ, ông bà, vợ con là những người thân thiết cật ruột nhất đời để ra đi tay không vì nếu còn thương tiếc, chần chờ thì, họ đã nhìn thấy, chính họ không đi được nữa. Câu thành ngữ:” Chết một đống hơn sống một người” phải đổi lại là: “Sống một người còn hơn chết cả đống với nhau.”

Nhưng không phải hễ muốn đi là đi được, muốn bỏ CS là được, nhất là dân quê. Câu chuyện sau đây sẽ giải thích rõ ràng chuyện đó.

Nhiều gia đình nông dân ở nhiều nơi, người chết, tài sản bị cướp hết vì Cải Cách Ruộng Đất, vì bom đạn đôi bên, vì con cái ra trận tử thương, không gia đình nào vui hoàn toàn thế thì họ tha thiết gì với cái Tết Ất Mùi 1955. Vả lại của cải không còn một tí gì, bữa ăn hàng ngày không có, sao dám nói đến chuyện Tết tư? Thời gian tháng 2-1955 chính là thời gian nước rút cho những dân quê chưa vào được Hải Phòng phải tìm mọi cách để vào vì hạn chót hết đi đã lù lù trước cửa: 18-5-1955 (tức là 300 ngày tại thành phố Hải Phòng tính từ ngày 20-7-1954).

Cán binh của ông Hồ đã vào Hà Nội từ tháng 10-1954. Họ là những người vui nhất bởi họ nghĩ rằng họ chiến thắng mà thực sự không phải vậy. Sau này TBT Lê Duẩn tuyên bố, Việt Nam ta đánh Pháp-Mỹ đây là đánh cho Tàu-Nga, thì cái chiến thắng Điện Biên Phủ đó là Tàu-Nga chiến thắng, chứ không phải ta bởi thắng Điện Biên Phủ rồi sau đó mới cưởng chiếm Miền Nam 30-4-1975.

Những bộ quần áo đại cán mầu cỏ úa, những nón cối, nón tai bèo, dép râu được dịp khoe khoang nơi các phố hàng Đào, hàng Ngang, Bờ Hồ, niềm kiêu hãnh bật ra từ những khuôn mặt kẻ cả, những giọng nói trịch thuợng, những câu nói hơi lạ đối vớí người Hà Nội như bức xúc, chất lượng, đề cao cảnh giác, triển khai, tham quan, sự cố, mất lập trường v.v... Nét mặt họ vui tươi hớn hở vì họ cho rằng họ đã chiến thắng, đã đuổi được thực dân Pháp ra khỏi Bắc Việt. Họ không hiểu cái chiến thắng đó đã phải mua bằng một giá quá đắt là hàng triệu đồng bào, anh em ruột thịt của họ đã nằm xuống vĩnh viễn, hàng triệu khác lê lết một cuộc đời tàn phế cụt chân, cụt tay, đui mù và nhiều triệu khác trở nên nghèo đói lầm than cơ cực không bút mực nào tả xiết. Họ cũng không hiểu của cải, tài sản người dân Bắc Việt, tài sản công như dinh thự, trường học, nhà thương đường xá, đường xe lửa v.v..., tài sản của các tôn giáo như nhà thờ, đình chùa, miếu mạo, tài sản của người dân như nhà cửa, thực phẩm, đồ đạc, quần áo, tất tật mọi thứ, vì chiến tranh tiêu thổ đã thành tro, than hết cả. Thật đau xót cho cả dân tộc!

Chiều mồng một Tết, lúc ông bà phán Quế vừa đi mừng tuổi ông bà chú thím họ là cụ Ký Cương về thì có một anh thanh niên khoảng gần 30 tuổi, quần áo tồi tàn, mặt mày thất sắc, đi xộc vào nhà. Anh ta vừa chào:

“Thưa chú thím phán....” thì òa lên khóc.
Ông bà phán Quế và chúng tôi hết sức bỡ ngỡ. Ông phán Quế hỏi:

“Suý ơi! Lâu quá mới gặp lại chú thím. Làm sao mà cháu khóc vậy?”

Anh thanh niên vẫn nức nở, vừa khóc vừa nói trong nước mắt:

“Chú thím ơi, bố mẹ con chết cả rồi!”

Câu nói đó làm ông bà phán, Kim Vân và Ngân Hà đều sửng sốt, trố mắt nhìn người thanh niên.

“Vì sao mà bố mẹ con chết?” ông phán hỏi tiếp, “Ngồi xuống ghế này đã.”

Anh thanh niên ngồi xuống ghế, nói:

“Từ dạo chú thím gặp bố mẹ con, sau đó chú thím rời khỏi làng được mấy tháng thì bọn du kích xã phát động cuộc Cải Cách Ruộng Đất, chúng đưa cả chục người mà chúng ghép là địa chủ ra đấu tố rồi chúng lập tòa án nhân dân kết án tử hình tất cả. Bố mẹ con bị chúng chôn sống chỉ để chìa cái đầu lên khỏi mặt đất. Hai cặp vợ chồng khác cũng bị như vậy. Rồi chúng cho trâu cày, bừa vào những cái đầu ấy, cả giờ sau bố mẹ con mới chết. Đau đớn lắm chú thím ạ. Sau đó chúng cũng không cho lấy xác về nhà chôn mà chỉ cho đổ thêm đất cho lấp hai cái đầu đi mà thôi. Chúng tàn ác quá, chú thím ơi! Chúng bao vây anh em con không cho đi đâu cả, nhân dịp Tết chúng ăn uống vui chơi nên con trốn lên đây báo tin cho chú thím...”

Kim Vân và Ngân Hà ngồi nghe chuyện anh Suý, và cả ông bà phán Quế và tôi, rùng mình kinh hãi cho những hành động tàn bạo của Việt Minh. Anh Suý là con hai bác lý Sủng, đã một thời là lý trưởng mua (chỉ có danh vị) ở làng Vị Xá gần núi Gôi, Ninh Bình. Bác Sủng là người Công giáo, làm ruộng chỉ đủ ăn, tư điền không có lấy một sào nhưng cấy rẽ ba mẫu vì gia đình đông con. Với tài sản như thế làm sao có thể ghép bác Sủng vào thành phần địa chủ nhưng bọn du kích xã vốn ghét bác hay phê bình những điều sai trái của chúng nên tiện dịp chúng bàn với nhau đưa bác ra giết bỏ.

&&&

Mới hôm qua chú Kế, người cùng làng, vai em họ xa với thầy tôi rất quí trọng thầy tôi, chú đến gặp tôi tại phố Huế Hà Nội, hỏi thăm về mẹ và các anh chị, các cháu tôi đã lên được Hà Nội chưa đồng thời cho tôi biết gia đình chú 4 người gồm chú, hai con trai và thằng con rể đã lần mò lên tới Hà Nội. Còn 11 người gồm thím và con, cháu bị bỏ lại ở dọc đường.

Chú Kế nói không dám đi trên lộ mà toàn dùng đường ruộng, lối tắt để tránh những con mắt cú vọ của du kích xã.

Đi đến ngày thứ năm, khi chỉ còn cách một đồn lính Pháp chừng hơn 1km, mọi người mừng rỡ chắc mẩm sẽ nhờ xe nhà binh Pháp chở vào Hà Nội vì Kiếm, người con trai út của chú Kế biết ít tiếng Pháp có thể giao dịch với người Pháp được.

Dù Pháp đã đánh nhau với Việt Minh 9 năm nhưng theo kinh nghiệm, Pháp không làm hại các người di cư, mỗi khi có người chạy vào đồn Pháp xin giúp đỡ thì Pháp sẵn sàng giúp ngay nếu những người ấy là dân chạy loạn thật. Trái lại với Việt Minh, họ nghi ngờ hết thảy và dễ dàng bỏ mình vào tù hoặc bắn bỏ. Những người dân nào xưa kia từ vùng VM vào thành đều có kinh nghiệm xương máu đó.

Vào được đến Hà Nội là coi như sống, có thể mua vé xe lửa xuống Cảng dễ dàng để vào Nam. Việt Cộng dù sao vẫn còn sợ những nhân viên Uỷ hội quốc tế kiểm soát đình chiến giữ trật tự cho dân chúng di cư từ Bắc vào Nam hoặc từ Nam ra Bắc theo ý nguyện của mỗi người theo đúng những qui định trong Hiệp định chia đôi đất nước Geneva 20-7-1954.

Nhưng khi chỉ còn cách đồn hơn 1km, chú Kế kể tiếp, bỗng nhiên từ trong một đường hẻm xông ra 6,7 thanh niên nam nữ mặc quần áo đen, hai, ba người đeo súng tự xưng là du kích xã sở tại. Họ chận chú Kế là chủ gia đình, người lớn tuổi nhất hỏi rằng ông bà và gia đình đi đâu?

Chú Kế trả lời quanh co chứ không nói sự thực:

“Gia đình tôi ở quê tuốt miền biển Hải Hậu, Nam định mới bị cháy hết nhà cửa không còn gì. Chúng tôi phải lên Hà Nội đi ăn xin để nuôi mấy đứa trẻ qua ngày. Ở đó tôi còn một đứa con gái buôn bán ở chợ Đồng Xuân, tôi dắt gia đình lên nương nhờ nó kiếm sống.”

Một tên trong bọn đeo súng lục, ý chừng là chỉ huy nói:

“Nước nhà ngày nay độc lập rồi, Tây phải cút rồi, toàn dân sẽ có tự do, hạnh phúc. Hai bác và gia đình rồi sẽ được Hồ chủ tịch và chính phủ chu cấp tiền nong dựng lại nhà cửa, lại có mọi thứ như xưa. Hai bác và gia đình không cần chi phải lên Hà Nội. Lên đó biết đâu không tìm ra người con gái mà có khi bị Tây nó bắt theo nó vào Nam, đàn ông làm cu li đồn điền cao su thì lúc đó hối không kịp. Còn đàn bà như mấy chị trẻ trẻ này thì phải làm điếm cho chúng để kiếm miếng ăn. Khổ cực nhục nhã lắm!

Ở trong Nam, từ Tây đến người Việt mình ai cũng có một cái đuôi như đuôi trâu và lông lá mọc ra đầy mình vì đói quá không có gạo ăn phải ăn thịt trẻ con. Hai bác và gia đình hãy đi theo chúng cháu về trụ sở du kích xã, chúng cháu đãi bữa cơm xong sáng mai trở về làng cho sớm. Cháu sẽ kí Lệnh đi đường cho hai bác và gia đình về đến làng an toàn không ai phiền hà gì nữa.”

Chú Kế trả lời:

“Đội trưởng hãy để cho chúng tôi đi gặp con, gặp chị, em chúng tôi cái đã vì đã lên đến đây, bao nhiêu là công lao, đường đất, cha con, mẹ con anh chị em đã mấy năm không gặp. Chúng tôi hứa chỉ ở chơi vài, ba ngày là lại trở về liền.”

Tên chỉ huy nhất định không cho gia đình chú đi, chú Kế kể tiếp. Y quay qua đám du kích hất hàm, nói:

“Nào các đội viên hãy làm nhiệm vụ!”

Tức thì những nữ du kích giật phắt lấy ba đứa nhỏ đang ẵm trên tay chạy biến vào con đường nhỏ. Các thanh niên thì xách lấy mấy cái tay xách đựng quần áo và giấy tờ cùng những đồ cần thiết đi đường của gia đình chú. Một nữ du kích cứ bám cứng lấy thím vì biết giữ được thím thì chú không thể đi được mà chú không đi được thì cả nhà coi như tê liệt.

Con nữ du kích quàng tay thím nói với thím ngọt sớt:

“Mẹ ơi, lước nhà độc nập rồi, mẹ còn đi đâu nàm chi? Con nói sật, không có ông vua nào ngày thưa mà quảng đại, nhân đức, sương rân như Hồ chủ tịch đâu. Mẹ khuyên bảo bố lên trở về nàng nàm ăn, lếu nhà cháy thì chỉ vài sáng sau là chính phủ sẽ cấp phát cho gấp đôi số đó để thây nại nhà. Con không lói náo đâu. Mẹ tin con đi. Ai chứ Hồ chủ tịch tốt nắm và nhân đức nắm mẹ ạ. Hồ chủ tịch chỉ ăn cơm với rau muống nuộc, muối vừng còn gạo sóc, sịt nợn, sịt bò, tiền bạc là rành hết cho rân nghèo. Mẹ không thấy tiệu tiệu người hoan hô Hồ chủ tịch à? Con biết gia đình mẹ đi như sế lày nà nên Hà Lội, rồi xuống Hải Phòng, theo Tây, theo Mỹ vào Lam. Trong Lam đói khổ nắm, toàn ngô khoai bobo không hà! Sao bố mẹ tính quẩn vậy? Người trong Lam lay mai sẽ ri cư ra Bắc cả tiệu cho mẹ coi vì ở tong đó đói quá không chịu lổi, giết trẻ con ăn sịt không hà!”

Gia đình chú thím đã quê mà chúng còn quê hơn. Phải bấm bụng không dám cười!

Chúng ôm những đứa trẻ (mặc cho trẻ la khóc) và mấy cái xách tay đi làm cả gia đình chú cũng phải đi theo. Đi một quãng xa thấy có nhà cửa, chúng đưa gia đình chú vào một cái điếm canh khi xưa, nay chúng gọi là trụ sở du kích xã. Chúng bảo cho ăn cơm mà nào thấy gì. Chúng để lại hai tên canh coi còn đi đâu mất tăm mất dạng. Ba đứa con nít chúng bế vào một nhà nào đó trong xóm, chúng cho phép hai người mẹ là con dâu và con gái chú đi theo để dỗ ba đứa trẻ khỏi khóc.

Khoảng tối mịt chúng đưa ba đứa trẻ và mẹ chúng trở lại điếm canh, một tên đưa đến cho chú và gia đình mỗi người một cái bắp ngô hay một củ khoai. Chúng bảo nằm ở đó ngủ và sáng hôm sau chúng cho trở về làng. Nước uống không có, con trai và con rể với chú phải đi theo một tên du kích ra bờ sông kín nước vào hai cái hũ sành chúng cho mượn về cho mọi người uống.

Nhân lúc tên du kích không có mặt khi chú và hai thằng con lội xuống sông lấy nước, chú hỏi nhỏ hai thằng con, chúng mày định ra sao?

Thằng rể bảo phải tìm cách trốn đi bố ạ. Chú hỏi thế còn mẹ, vợ con mày và những đứa khác? Nó bảo phải đành bỏ lại rồi tính sau chứ không thì chúng bắt trở lại làng, chết cả đống. Về làng không yên với du kích làng đâu.

Chú nghe thằng con rể nói có lí. Còn thằng con trai không nói gì. Chú biết nó rất thích vào Nam nhưng tính hơi nhát không dám liều như thằng anh rể nó. Chú bảo thằng Khả là thằng rể và thằng Kiệm là thằng con trai, hễ đêm khuya chú nháy chúng nó thì liệu dậy mà chuồn. Cấm không cho đàn bà con nít biết gì hết. Đau khổ chưa cháu Vũ?

Sau đó ba cha con trở lại điếm canh, mỗi người uống một bát nước sông cho đỡ khát rồi nằm ngủ.

Bọn này còn giữ nhiều người khác cũng theo kiểu bắt cóc như đã bắt cóc gia đình chú. Chúng thấy gia đình chú không phản đối nhiều, cho rằng đã ưng thuận trở lại làng nên chúng đi làm việc với đám khác, chỉ để một tên lại canh gác.

Khoảng hai giờ sáng, ai nấy đều ngủ say, chỉ riêng chú và thằng con rể lớn là vẫn thức vì nó nằm cạnh chú. Thằng du kích gác gia đình chú ngồi tựa đầu vào gốc cây bàng ngáy khò khò ở cách chỗ ngủ của gia đình chú một khoảng vài chục mét. Nó cũng sợ bố con chú cướp súng giết nó.

Chú thấy đã đến lúc bèn bấm ba thằng con. Thằng Khả và thằng Kiếm nhỏm dậy ngay cùng với chú, thằng rể thứ nhì không chịu trốn vì nó thương vợ con nó quá, nhưng thằng con trai lớn, thằng Kiệm có vẻ do dự. Chắc nó sợ những bất trắc xẩy ra vì trốn không thoát. Chú kéo tay nó, thì thầm vào tai nó mãi rồi nó mới ngồi dậy. Chú bảo chúng:

“Đi theo bố!”

Ngay lúc đó thím nghe được. Bà ấy níu lấy chú:

“Bố con ông đi đâu vậy?”

Chú nói rất ngắn:

“Đi trốn rồi ra Hà Nội. Bà với lũ trẻ đi không thoát đâu. Thôi để bố con tôi đi rồi tính sau.”

Thím chắc là đau khổ lắm nhưng biết chú nói đúng. Thím nắm lấy tay chú trong hai tay bà ấy, hình như thím khóc lặng lẽ:

“Xin Chúa và Đức Mẹ phù hộ bố con ông đi cho thoát. Thoát được thì lo cho mẹ con tôi nhá!”

Chú Kế ngưng lại một lúc vì kể đã mệt. Tôi đưa chén nước trà cho chú:

“Chú uống đi cho bớt mệt. Cháu có thuốc lá, chú hút một điếu.”

Tôi giở bao thuốc Capstan (lúc ấy có nhiều ở Hà Nội) mời chú Kế, xong bật cái Zippo cho chú mồi. Chú hít một hơi rồi thở ra:

“Cháu Vũ, cháu phải nhớ lời chú nói đây. Không mộtngười nào sinh ra ở cái nước Việt Nam trong khoảng những năm gần đây mà không bị liên luỵ, đau khổ không nhiều thì ít vì giặc Hồ. Mấy đứa nhỏ 1, 2, 3, 4 tuổi cháu nội, cháu ngoại của chú đã phải chịu khổ vì Việt Minh rồi. Đời thuở nào mới mấy tuổi đầu đã nếm mùi chiến tranh, bom đạn, bắt cóc, nhìn thấy xử bắn, tra tấn, đánh đập, nạt nộ, cướp nhà, cướp đất dân quê ở nông thôn. Cháu có thấy xứ sở nào khốn khổ như thế không? Ngay mọi Phi châu cũng không khốn nạn như thế. Mà chúng luôn mồm ca tụng cách mạng, giải phóng, nhân dân làm chủ, cán bộ là đầy tớ nhân dân. Đầy tớ nhân dân mà chúng bắt cóc người ngang xương, cấm không cho lên Hà Nội để vào Nam thế sao? Chúng thật là một bọn dã man. Kể từ nay gia đình chú coi như tan nát chia li rồi cháu à. Thôi để chú kể tiếp. ”

Chú Kế rít thêm một hơi thuốc nữa xong nói:

“Bốn bố con chú lẩn lút ra đến đầu làng, vừa đi vừa phải đề phòng. Nhờ vì thằng Khả nhớ đường, nó nói lúc bọn du kích dẫn vào, nó để ý từng mái nhà, từng gốc cây, cố nhớ lấy để lúc ra dễ dàng vì nó đinh ninh sẽ phải trốn ra.

Kia là đường cái quan, như thế này hi vọng có thể thoát được. Tuy nhiên như đã nói có một đồn lính Pháp cách đầu làng khoảng hơn 1km, chú bảo ba thằng con phải cẩn thận. Việt cộng không được phép tấn công đồn binh Pháp sau ngày 20-7-1954 vì đã đình chiến và Pháp, trong thời gian chờ vận chuyển rút lui, cũng không bắn người bị nghi ngờ là Việt cộng. Chú bảo ba thằng con kiếm một cành cây bên đường, lấy cái áo cộc trắng buộc vào đầu làm cờ hàng rồi bốn cha con đi chậm chậm đến lối vào đồn. Nhờ có vài ngọn đèn điện mờ mờ, bốn cha con chú đã đến gặp được người lính Pháp gác đêm. Lúc ấy cũng đã hơi sáng.

Nhờ thằng Kiếm biết chút ít tiếng Pháp, bốn bố con chú được cho tá túc ở đồn. Sáng hôm sau họ phát đồ hộp cho ăn rồi cho quá giang xe lên Hà Nội. Nhờ thế chú mới gặp cháu đây.

Hiện giờ, chú không biết thím và các con các cháu chú ra sao? Chú nghĩ thím và cả nhà mừng vì chú và ba anh con trai đã thoát được nanh vuốt Cộng sản nhưng thương nhớ và đau khổ, mấy mẹ con, bà cháu khóc lóc lắm đây.

Cháu biết đường đi nước bước xuống Cảng, vui lòng hướng dẫn cho chú và các em với. Ra đi thế này là đau khổ lắm vì chẳng biết gia đình còn ở lại có sống được với chúng không nhưng không còn con đường nào khác cháu à!”

Việt cộng đã dùng cách níu kéo này để ngăn cản nhiều triệu người Bắc lũ lượt vào Nam vì họ nhất quyết không ở lại sống với VC. Mẹ, các anh chị và các cháu tôi ở làng quê cũng không trốn thoát được vì sự đe dọa sẽ mất nhà, mất mạng nếu cố tình trốn đi!

20-7-2014
GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc



ĐỐT SÁCH - CHÔN NÔNG DÂN



Bút Xuân



Người dân Bắc Việt, hầu như 100%, trong suốt 9 năm từ 1945-1954, quá lo âu, ngay một thanh nam hay thiếu nữ.
Lo vì cái thân phận của mình quá nhỏ bé trong khi miền Bắc này đầy rẫy những tên Vọc, tên Quải, tên Cam, tên Quýt ...ngu dốt nhưng là hiện thân của hung thần, ác quỷ. Chúng muốn giết ai thì giết, muốn phá nhà ai thì phá, muốn tha ai thì tha, chúng là những ông trời con mỗi vùng vì Việt Minh - với chiêu bài cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân Pháp, với súng đạn do quốc tế Cộng sản yểm trợ - đã ban cho chúng cái quyền tiền trảm hậu tấu đó.

Khi xưa quyền này chỉ có một ông tướng như Nguyễn Trãi, như Lý thường Kiệt, như Nguyễn hữu Chỉnh...nơi trận tiền; nay thì nó ở trong tay một tên đội trưởng du kích xã, tên đồn trưởng công an hoặc xã uỷ, chúng rất ít học, ngu dốt, cuồng tín nhưng chuyên lạm quyền và làm bậy miễn thoả ý hoặc trả thù cá nhân.

Chúng là những tên đầu trộm đuôi cướp hoặc lưu manh móc túi, nhảy xe nhảy tầu, đá cá lăn dưa, cầu bơ cầu bất khi xưa gặp thời mạt thế chó nhảy bàn độc, tự tung tự tác, được Việt Minh trọng dụng cho cai trị một làng, một thôn với luật pháp tự đẻ ra của chúng. Làm bậy mấy cũng được miễn là đội bác, đảng lên đầu, một điều đội ơn bác đảng, hai điều nhờ ơn bác đảng thì chuyện bậy bạ mấy cũng qua. Đâu có thiếu những kẻ vô liêm sỉ tựa vào cái thành ghế vô sản đó. Và đó cũng chính là lý do nhiều đứa theo Việt Minh. Để trục lợi!

Thật vậy, Việt Minh đã có thuế đánh vào mọi thứ như thuế nông nghiệp, thuế thương nghiệp, thuế đảm phụ quốc phòng, thuế thổ trạch, ruộng vườn, nhà đất, một trăm thứ thuế. Nhưng bọn địa phương muốn đẻ ra một thứ thuế nữa cũng vẫn được, ai không đóng cho chúng là bị tù, bị giam ngay. Những nhà có máu mặt vô cùng khổ sở với chúng. Dịp lễ lạc gì chúng cũng đến quyên góp, cho ít chúng không vừa lòng. Chúng làm cho những người có chút tiền bạc vì siêng làm, vì hà tiện phải khổ sở vì có tiền hơn chúng. Chúng đì chúng hành tội cho đến khi tay trắng mới yên. Và đó là chính sách của Hồ và đồng bọn, một chính sách ăn cướp cơm chim, ăn cướp cơm của những đứa trẻ mới chập chững vào đời.

Hãy nhìn đồng bào miền Nam sau 30-4-1975 là thấy! Chúng cướp ráo hết kể cả những người xưa là ân nhân chứa chúng trong nhà, nuôi ăn, phục vụ hơn bố đẻ. Có cả ngàn bà Nguyễn thị Năm (Cát hanh Long) chứ không phải chỉ một. Chúng là một bọn bội bạc và đểu cáng chưa từng có ở dưới gầm trời Việt Nam. Bởi thế, thời Pháp thuộc người dân sống với luân thường đạo lý, hiền hậu ôn hòa, tình làng nghĩa xóm đậm đà dù là theo đạo ông bà hay Công giáo, Phật giáo chứ không trở thành kẻ thù của nhau như dưới thời giặc Hồ cai trị nước! Sống dưới thời Hồ, cha con, vợ chồng, anh chị em ruột thịt cũng trở thành kẻ thù không đội trời chung với nhau mà cái nguyên nhân đưa đến sự đó là vì ai cũng cần tiến thân, phải coi đảng bác hơn Thượng Đế!

Hồ Chí và bọn thủ hạ thân tín không cần nhân dân mà chỉ cần chúng, bọn đầu trâu mặt ngựa, những con chó trung thành tuyệt đối với chủ, bảo gì làm đó, bảo giết thì giết, bảo đốt thì đốt, bảo phá thì phá nên Hồ và cấp chỉ huy VM tai ngơ mắt điếc những việc tày trời chúng ăn cướp, hãm hiếp, trù dập, đàn áp nhân dân. Khi cấp trên của chúng có hỏi, chúng chỉ trả lời một câu:

“Đó là bọn phản động, phản cách mạng!” là xong, dù chúng có giết cả trăm, cả ngàn người. Hồ và bọn thủ hạ thấy chúng giết nhiều người lại càng thích vì đi đúng đường lối của bọn Nga-Tàu là giết bớt dân Việt để đào tạo một thế hệ mới đầu óc hoàn toàn bôn-shê-vích mới dễ Cộng sản hoá, mới dễ sai bảo, mới dễ cai trị. Và ngày nay, 2014, mới dễ Tàu hóa!

Chính vì bọn du kích xã này mà mẹ, các anh chị tôi và các cháu cũng như hàng triệu dân Bắc Việt, đa phần là Công giáo, không thể rời làng lên Hà Nội để xuống Cảng đặng vào Nam tránh nạn CS. Chính vì chúng mà hàng triệu người lương thiện khóc giở, mếu giở, tài sản tiêu tùng vì bị chúng tịch thu, tay trắng phải cố sống nuôi đàn con dại.

Mới hôm qua chú Kế, người cùng làng, vai em họ xa với thầy tôi rất quí trọng thầy tôi, chú đến gặp tôi hỏi thăm về mẹ và các anh chị, các cháu tôi đã lên được Hà Nội chưa đồng thời cho tôi biết gia đình chú 4 người đã lần mò lên tới Hà Nội. Nhưng còn thím và con cháu gồm 10 người nữa, chú phải bỏ lại dọc đường vì cán bộ VC ngăn cản không cho đi. Chú Kế nói không dám đi trên lộ mà toàn dùng đường ruộng, lối tắt để tránh những con mắt cú vọ của du kích xã.

Đi đến ngày thứ năm, khi chỉ còn cách một đồn lính Pháp chừng hơn 1km, mọi người mừng rỡ chắc mẩm sẽ nhờ xe nhà binh Pháp chở vào Hà Nội vì Kiếm, người con trai út của chú Kế biết ít tiếng Pháp có thể giao dịch với người Pháp được.

Dù Pháp đã đánh nhau với Việt Minh 9 năm nhưng theo kinh nghiệm, Pháp không làm hại các người di cư, mỗi khi có người chạy vào đồn Pháp xin giúp đỡ thì Pháp sẵn sàng giúp ngay nếu những người ấy là dân chạy loạn thật. Trái lại với Việt Minh, họ nghi ngờ hết thảy và dễ dàng bỏ mình vào tù hoặc bắn bỏ. Những người dân nào xưa kia từ vùng VM vào thành đều có kinh nghiệm xương máu đó.

Vào được đến Hà Nội là coi như sống, có thể lấy vé xe lửa xuống Cảng dễ dàng để vào Nam. Việt Cộng dù sao vẫn còn sợ những nhân viên Uỷ hội quốc tế kiểm soát đình chiến giữ trật tự cho dân chúng di cư từ Bắc vào Nam hoặc từ Nam ra Bắc theo ý nguyện của mỗi người theo đúng những qui định trong Hiệp định chia đôi đất nước Geneva 20-7-1954. Phạm Xá là ga phải đổi tầu, người bình dân gọi là “tăng bo” (transport), xe lửa từ Hải phòng chỉ lên đến đó rồi trở lại, cũng như xe lửa từ Hà Nội chỉ xuống đến đó rồi quay về. Cán bộ Vẹm rất muốn cản trở đoàn người xuống Hải Phòng di cư nhưng vẫn sợ Ủy Hội Quốc tế kiểm soát đình chiến mà các nhân viên kiểm soát, Canada, Ba lan, Ấn độ v.v… lúc nào cũng có mặt đầy đủ ở Phạm Xá! Nhờ vậy mà hơn một triệu người xuống được Hải Phòng!

%%%

Cô bạn tôi, Kim Vân, có lẽ đã ngủ nhưng tôi vẫn nằm mở thao láo đôi mắt nhìn lên đình màn.

Chuyện chú Kế kể đã thảm mà những lời lẽ của anh Suý về những nhát mã tấu chặt ngọt xuống cổ 3 nạn nhân bần cố nông nhiều đời làm thần kinh tôi càng tê dại hơn! Trước mắt tôi như vẫn nhìn thấy những cái đầu nhô lên khỏi mặt đất bị những lưỡi cày, răng bừa chém vẹt đi và óc với máu phun ra tung toé ướt đẫm cả một khoảng đất trước sân đình?

“Ai bánh giò nóng”.

Tiếng rao của người đàn bà lảnh lót trong đêm nghe thật buồn. Quê hương tôi, ở ngay thủ đô Hà Nội này mà còn có những người nghèo như thế. Đã hơn một rưỡi khuya mà thúng bánh bán chưa hết để về với con với chồng. Có khi chồng con chị ở nhà đang nấu món gì đó để sáng mai chị đi bán sớm. Dân tôi cơ cực đến như thế mà chẳng ai thương. Pháp đè đằng Pháp, Việt trói đằng Việt. Bao giờ đất nước tôi mới nhìn thấy thanh bình, dân quyền và no ấm? Tương lai mù tăm!

Mới đây tôi cũng được coi lại một đoạn phim thời sự chiếu trêntdngonluan.com mà tôi đã coi ở Sàigòn khoảng những năm 70, tôi thấy đích thân ông Hồ chí Minh mặc một bộ quần áo lụa nâu, nét mặt nghiêm khắc độc ác, xắn tay áo, cầm xẻng xúc đất đổ xuống hố chôn một cặp vợ chồng nông dân bị ghép là địa chủ vừa bị bắt buộc bước xuống đó.

Có lẽ không phải chỉ một nơi ông Hồ đích thân đến chứng kiến cuộc đấu tố Cải Cách Ruộng Đất và tiêu diệt địa chủ nhưng là nhiều địa phương, nhiều xã, thôn. Ông Hồ tuyên bố đó là một cuộc cách mạng “đất lở trời long” (chữ ông dùng) vậy ông phải kiểm tra lại hết xem các cấp dưới có làm đúng như các tiêu chí ông đã đề ra cho trung ương để huấn luyện cán bộ tức các anh đội (như đội Bối, đội Cự)về tận các vùng xa xôi hẻo lánh mà tìm ra “địa ác” để tiêu diệt.

Xã tôi cũng có ba cặp vợ chồng khi tôi ra Hà Nội rồi thì được tin họ bị án tử hình trong CCRĐ. Làng Xoài và làng Thượng ở Kiến xương, Thái bình, nơi tôi đã đến ở hơn 6 tháng vì chị gái thứ tư của tôi và chồng con chị ở đó. Tôi đã chứng kiến 3, 4 vụ đấu tố địa ác ở đó còn rùng mình kinh sợ nhiều năm sau.

Nằm thao thức mãi đến khi nghe tiếng đồng hồ “côn” điểm 4 giờ, sau đó mệt quá tôi mới thiếp đi.

Chuyện đấu tố CCRĐ do anh Suý kể ở làng Vị Xá của anh còn rất dài bởi còn nhiều nạn nhân như lý Sung, chú ruột anh, ông tổng Xê, người có vài mẫu ruộng cha mẹ để lại, cho bố mẹ anh Súy cấy rẽ và nhiều kẻ khác nữa, nhưng tôi muốn dẫn dắt bạn đọc đi qua một lãnh vực khác có thể là đau thương hơn CCRĐ mà nếu không nhắc nhớ tới, tôi e chính tôi cũng quên luôn dù là người đã chứng kiến tường tận.

Những anh chị em Sinh Viên Sàigòn khi xưa sau ngày 30-4-1975, nếu chưa đào thoát ra khỏi nước trong những ngày sau đó ắt nhớ trụ sở Tổng hội Sinh Viên Sàigòn số 4 Duy Tân? Các anh chị chắc cũng còn nhớ anh nhạc sĩ Cộng sản Trịnh công Sơn, từ trưa ngày 30 tháng 4 đã lên đài phát thanh chào đón “bộ đội vào giải phóng Sàigòn”?

Anh ta còn hát nhiều trên đài phát thanh để “Nối vòng tay lớn” mà hoan hô Cộng, người chủ mới của Sàigòn anh ta cố nịnh bợ để mong được chút cơm thừa canh cặn. Nhưng anh ta đã quá thất vọng khi Cộng sản chỉ sử dụng anh ta đến lúc đó với cái chức Trưởng ty Thông tin Sàigòn, một loại tay sai, gia nô, điếu đóm thua cả một ca sĩ hạng bét ở Bắc Việt.

Nhiều người nghĩ là TCS (thằng Cộng sản, chữ của nhà thơ Bùi Giáng) đã đau đớn lắm vì bị phản bội. Thái độ trịch thượng và vắt chanh bỏ vỏ của Việt Cộng nhìn thấy rõ ràng khi TCS, một vài lần đi họp văn nghệ với cán bộ thông tin của CS và những tên nằm vùng hồi trước ở miền Nam, ngơ ngơ ngáo ngáo và trơ trẽn không giống ai khi bọn cán bộ thông tin CS chỉ coi TCS như một cái mền rách đã xài lâu ngày, nay nên được vứt vào thùng rác!

Những Huỳnh tấn Mẫm, Hoàng phủ Ngọc Phan, Hoàng phủ Ngọc Tường, Nguyễn đắc Xuân, Tôn thất Tiềm và rất nhiều tên khác cũng cùng chung số phận.

Thành quả của TCS đối với Vẹm chỉ là một cái mảy thành quả của bác sĩ Dương quỳnh Hoa, bộ trưởng Y tế Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong nhiều năm trời. Thế mà bác sĩ Hoa cũng phải xin trả thẻ đảng, được chấp thuận với lời hứa là giữ câm miệng hến (về tất cả những thối nát, hủ hoá, đê tiện, bẩn thỉu của đảng Vẹm mà bà Hoa đã chứng kiến tận mắt) trong vòng 10 năm.



DÃ MAN TÀN BẠO HƠN TẦN THUỶ HOÀNG



Có dăm bảy SV những niên khoá trước là học trò lớp 12 của tôi môn Triết học, Việt văn hoặc Anh văn sau này sang Hoa Kỳ gặp lại tôi kể cho tôi nghe những vụ đốt sách mỗi buổi tối như các Hướng đạo sinh đốt lửa trại để sinh hoạt.
Trong số này, một cô Sinh Viên hiện đang sống ở TB Texas, tuổi cũng ngoài 50, kể với tôi:

“Thầy biết không? Sách báo do Sinh viên, học sinh đi từng nhà tịch thu vứt lên xe chở về số 4 Duy Tân Sàigòn cao như những đống núi. Thường chúng con tổ chức đốt sách vào buổi tối giống như đốt lửa trại. Có những cuốn Tự điển dầy cộm cả gang tay, những bộ tiểu thuyết 4, 5 cuốn đóng chung, bìa cứng, chữ mạ vàng, những chồng báo hiếm quý từ xưa như Nam Phong, Phong hoá, Trung Bắc chủ nhật, Trung Bắc tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy v.v...tất cả phải vào dàn thiêu.

Con đứng đó, là một trong những người phụ trách vứt sách báo vào dàn hoả. Có cuốn con thấy tiếc quá, thay vì vứt vào dàn hoả ở phía trước mặt thì con lại tung mạnh qua đầu về phía sau lưng, qua hàng rào người láng giềng, hôm sau con ghé vào xin lại về đọc vì con đã dặn họ trước rồi.

Con cũng nhìn thấy sách của thầy nữa như sách Triết cho các thí sinh Tú tài II, sách Luận đề về Nguyễn Du, Hồ xuân Hương v.v... nhưng con không làm sao được vì có lúc những cán bộ hay SV lãnh đạo đứng đó, bắt buộc phải thẩy sách vào dàn thiêu. Giả sử có giữ lại được vài cuốn sách của thầy thì dễ gì tìm ra thầy? Khi thầy bỏ dậy tụi con ở trường Thánh Thomas (nhà thờ Ba chuông) thì từ đó chúng con khó tìm ra thầy vì thầy đã đắc cử Dân biểu vào làm việc ở Hạ Nghị viện VNCH. Còn sau ngày 30-4, con xin lỗi thầy có gặp thầy đứng đó con cũng không dám chào hỏi vì họ qui kết thầy là có tội với nhân dân, thầy đã là Dân Biểu Chủ tịch Uỷ Ban tại Quốc Hội Việt Nam Cộng Hoà. Họ thù những người làm việc với chế độ Cộng Hoà lắm thầy à, từ anh binh nhì mà đi, huống hồ thầy là Dân Biểu!”

Cuộc đốt sách năm 1954 khi Việt Minh tiếp thu Hà Nội cũng tương tự như cuộc đốt sách ở Sàigòn tháng 5-1975 như vừa kể ở trên.

Chúng tôi đã nghe đài phát thanh và cán bộ thông tin dùng loa thông báo tại mỗi khu phố về cuộc “thủ tiêu văn hoá đồi trụy” của giặc Pháp sau Tết Nguyên Đán Ất Mùi (1955). Cũng giống như ở Sàigòn sau 30-4-75, các Sinh viên, học sinh đi từng nhà tịch thu hết các sách báo xuất bản trong thời Pháp thuộc ở nước ta. Sách báo của Việt Minh lúc đó hầu như chưa có gì ngoài vài tờ báo Nhân Dân và Quân đội Nhân dân. Vì vậy hễ sách báo tịch thu được là sách báo cần phải đốt cho hết “tàn tích”.

Tôi với Kim Vân và Ngân Hà rủ nhau đi coi một buổi đốt sách ở sân vận động Cột Cờ và vài nơi khác nữa như ở bãi cỏ kế cận thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ.

Tôi không nhớ đích xác ngày, mà nhớ để làm chi, chỉ nhớ khi chúng tôi tới nơi thì đã có khoảng ba, bốn trăm người tụ họp ở sân vận động cùng với cờ Máu và biểu ngữ.

Các biểu ngữ viết:

“Cương quyết thiêu huỷ hết tàn tích Văn hoá nô lệ của thực dân Pháp.”
“Kẻ nào còn giữ sách báo của Pháp là muốn làm tay sai cho Pháp.”
“Tiêu diệt cho bằng hết Việt gian bán nước và sách báo của chúng.” v.v...

Hai cái loa bằng tôn thay nhau làm việc hết sức, nói luôn miệng. Mới đầu loa loan báo có “bác” tới chứng kiến, có cả Bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền Trần huy Liệu nhưng mãi không thấy đến. Bộ trống ếch của Nhi đồng cứu quốc khua suốt cứ một nhịp điệu đó. Những bài hát kháng chiến được hát liên tục trong khi sách báo như đống núi bị tung vào lò lửa cháy như một cuộc đốt lửa trại.

“Một mùa thu năm qua cách mạng tiến ra nước Việt bừng ngàn tiếng xung phong ta đi phá xiềng...
Đường ta ta cứ đi, nhà ta ta cứ xây, ruộng ta ta cứ cày đợi ngày. Ngày mai bao ấm no, diệt tan quân Pháp kia cười vang ta hát câu Tự Do.....
Xong bài này đến bài khác, hầu như ai cũng thuộc lòng:

Người người đều mong du kích quân, du kích quân
Danh vang khắp nơi quân thù kinh hoàng
Rừng xanh núi biếc, du kích quân, du kích quân...

Sách càng vứt vào hăng thì hát càng hăng, trống ếch theo nhịp cũng khua hăng.

Dưới mắt thế giới, nếu họ nhìn thấy, có lẽ không hoạt cảnh nào mọi rợ, vô văn hoá, tiền sử cho bằng cảnh đốt sách. Hàng trăm ngàn, hàng triệu sách quí, tất cả đều chung số phận. Tôi nhìn những khuôn mặt độc ác và mọi rợ của trẻ con người lớn xung quanh mà rùng mình vì không còn ngôn ngữ tệ hại nào để diễn tả họ nữa. Mọi Phi châu nhảy quanh đống lửa chờ giờ hành quyết một người da trắng mà chúng bắt được đang bị trói thúc ké vào một cây cột cạnh đống lửa trông cũng ác độc mọi rợ đến thế là cùng!

Được khoảng một giờ, trong khi vụ đốt sách còn đang tiếp diễn, tôi bảo Kim Vân và Ngân Hà:

“Chúng ta hãy về, Vân, Hà. Đốt sách là đốt kho của cải tinh thần vô giá của dân tộc. Đâu có hay ho gì mà coi!”

Vân và Hà theo tôi ra khỏi đám đông. Vân bảo tôi:

“Anh nói to quá. Bọn công an chúng nghe được là chúng làm lôi thôi.”

Tôi trả lời:

“Anh biết thế mà không dằn được cơn tức giận. Sao VM nói là làm cách mạng mà đốt sách, chôn người như Tần thuỷ hoàng khi xưa, làm sao họ thu phục được nhân tâm?”

Hà góp chuyện:

“Anh coi. Họ nắm được nhân dân rồi. Tất cả bây giờ trong tay họ. Họ muốn làm tình làm tội sao nhân dân cũng phải câm miệng. Họ đánh thuế còn nặng hơn thực dân Pháp nhưng không ai dám nói một câu vì sợ đi tù. Họ có tiếng là tra tấn rất dã man. Ai không may lọt vào tay họ là chỉ có chết. Không chết cũng tàn phế suốt đời!”

Chúng tôi vừa ra đến cổng sân vận động thì Kim Vân gặp một người bạn. Đó là Thu Trang xưa kia cùng ở đoàn Văn công Nhị Hà B với Kim Vân.

GS Bút Xuân TRẦN ĐÌNH NGỌC

0 comments:

Powered By Blogger