BBC - thứ năm, 31 tháng 7, 2014
• Lính Israel chỉ cho phóng viên hệ thống địa đạo của Hamas ở Gaza hôm 25/07
Israel sẽ không ngưng các chiến dịch ở Gaza cho tới khi hệ thống địa
đạo do Hamas xây dựng bị phá hết, Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói.
Phát
biểu trước cuộc họp nội các, ông nói Israel quyết tâm phá các đường
ngầm – được dùng để tấn công quân đội và các thị trấn – “dù có hay không
có thỏa thuận ngừng bắn”.
Trước đó Israel huy động tới 16.000 quân dự bị, nâng tổng số quân tác chiến lên tới 86.000.
Khoảng
425.000 người ở Gaza đã bị di dời do cuộc xung đột, Liên Hiệp Quốc
(LHQ) cho biết - tương đương với 25% dân số trên toàn bộ khu vực.
Israel
bắt đầu Chiến dịch Vành đai Bảo vệ từ hôm 08/07. Kể từ đó có ít nhất
1.360 người Palestine đã thiệt mạng, đa phần là dân thường.
Khoảng 58 người Israel đã chết, gồm 56 lính và hai dân thường. Một lao động người Thái ở Israel cũng bị sát hại.
Hiểm họa ngầm
Những mảnh tường còn lại của ngôi trường của LHQ bị đạn cối của Israel bắn
Chiến
dịch bắt đầu với việc tập trung vào khả năng phóng hỏa tiễn của Hamas,
nhưng sau mở rộng thành diệt các mối đe dọa từ hệ thống địa đạo.
Sau
khi bắt đầu diễn ra các cuộc không kích, Lực lượng Phòng vệ Israel
(IDF) phát hiện ra hệ thống đường ngầm rộng lớn dẫn từ dải Gaza vào
Israel.
Dân quân Hamas đã thực hiện một số cuộc tấn công từ các đường ngầm, khiến nhiều binh lính Israel bị thiệt mạng.
Báo
cáo từ Israel cho thấy phát hiện đường ngầm này – và thực tế những kẻ
đột nhập đã dùng hệ thống này để giết người Israel từ bên trong nước –
gây sửng sốt cho rất nhiều người Israel và người ủng hộ chiến dịch.
Israel
thực hiện chiến dịch mặt đất nhằm phá hệ thống địa đạo vào đêm 17/07,
và khẳng định rằng mọi thỏa thuận ngừng bắn bao gồm quyền tiếp tục sứ vụ
này.
“Tôi
không đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào không cho phép quân đội Israel
hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này vì an ninh Israel,” ông Netanyahu
nói.
Đường
ngầm cho phép Hamas “bắt cóc và giết hại dân thường và lính IDF trong
khi cùng lúc có thể tấn công từ đường ngầm vào bên trong lãnh thổ chúng
tôi,” ông nói thêm.
Gaza đẫm máu
Khu chợ đông đúc ở Shejaiya sau khi trúng đạn pháo của Israel
Ở Gaza, Israel vẫn tiếp tục bắn phá sáng hôm thứ Năm 31/07, theo tường thuật của phóng viên BBC Jon Donnison.
Trong
lúc đó, hàng tràng tiếng còi báo hỏa tiễn vang lên khắp miền Nam
Israel. Tiếng còi báo động trong thị trấn Sderot vang lên nhiều lần
trong lúc ông Netanyahu đang phát biểu.
Người dân Gaza đang phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công sau một ngày thứ Tư đẫm máu với hơn 100 người chết.
Trong
vụ việc tai tiếng nhất gần đây, ít nhất 16 người thiệt mạng khi đạn cối
bắn vào một trường học của LHQ ở quận Jabaliya của thành phố Gaza.
Hoa
Kỳ và LHQ chỉ trích vụ tấn công, với Tổng thư ký của LHQ nói “mọi chứng
cứ sẵn có” đều cho thấy pháo binh của Israel đã gây ra vụ việc.
Phát ngôn viên Mark Regev nói với BBC rằng Israel sẽ xin lỗi nếu phát hiện ra trách nhiệm thuộc về họ.
“Chúng tôi có chính sách – chúng tôi không nhắm tới dân thường,” ông nói.
“Chúng
tôi vẫn chưa rõ là đó là do chúng tôi bắn nhưng vì chúng tôi biết được
thực tế là có lực lượng thù địch bắn vào quân của chúng tôi từ khu
trường.”
Cuối
ngày thứ Tư, ít nhất 17 người bị giết hại trong vụ bắn vào chợ đông
người ở Shejaiya – khu vực vốn đã bị hư hại nhiều bởi pháo kích Israel.
Israel chiếm đóng Gaza từ năm 1967 sau cuộc chiến Trung Đông và chỉ rút quân và người định cư ra từ năm 2005.
Israel
coi hành động này là kết thúc chiếm đóng, nhưng vẫn kiểm soát hầu hết
biên giới, vùng biển và không phận của Gaza. Ai Cập kiểm soát vùng biên
giới phía Nam Gaza.
Hamas nói sẽ không ngừng chiến cho tới khi khu vực phong tỏa do Israel và Ai Cập kiểm soát, được giải tỏa.
LHQ cáo buộc Israel tấn công trường học
BBC - thứ tư, 30 tháng 7, 2014
Tin tức nói trẻ em cũng là nạn nhân của vụ tấn công
Israel tấn công gây chết người ở một trường học của Liên Hiệp Quốc
(LHQ) vốn đang cho người dân dải Gaza tị nạn mặc dù liên tục nhận được
cảnh báo rằng có dân thường tạm trú, theo một viên chức LHQ.
Phát ngôn viên của LHQ, ông Chris Gunness, nói “cả thế giới hổ thẹn” vì vụ tấn công khiến ít nhất 15 người thiệt mạng.
Quân đội Israel nói họ đã trả đũa sau khi lực lượng dân quân bắn đạn cối.
Khoảng 1.200 người Palestine và 55 người Israel đã thiệt mạng từ khi xung đột nổ ra.
Đa số những người Palestine thiệt mạng là dân thường.
Khoảng 53 lính Israel bị giết cùng hai dân thường. Một lao động người Thái Lan ở Israel cũng đã chết.
Đây là cuộc xung đột kéo dài nhất giữa Israel và dân quân từ dải Gaza.
Năm 2012, một đợt công kích kéo dài tám ngày, và năm 2008 cuộc xung đột giữa hai phe kéo dài 22 ngày.
Trưng
cầu dân ý hàng tháng đối với khoảng 600 người Do thái Israel thực hiện
bởi trường Đại học Tel Aviv cho thấy 97% ủng hộ các hoạt động quân sự.
Ông
Gunness nói với BBC rằng Israel đã được thông báo tới 17 lần rằng
trường học ở trại tị nạn Jabaliya đang chứa những người sơ tán.
“Lần cuối chỉ vài giờ trước cuộc tấn công chết người này,” ông nói.
“Đánh giá ban đầu của chúng tôi là pháo binh của Israel đã bắn vào trường chúng tôi.”
Ông
nói có nhiều “người thiệt mạng” trong đó có trẻ em và phụ nữ, và nói
thêm rằng cuộc tấn công gây ra “nỗi hổ thẹn trên toàn cầu”.
Israel sẽ điều tra vụ bắn vào trường học
BBC - thứ năm, 31 tháng 7, 2014
Nhiều trẻ em đang ngủ là nạn nhân của thảm kịch này
Israel nói họ sẽ điều tra việc nã pháo vào một ngôi trường
mà nhiều người dân Gaza dùng làm nơi trú ẩn và sẽ xin lỗi nếu
xác định đó là do chính quân đội của họ bắn.
Một phát ngôn nhân chính phủ nói với BBC: “Chúng tôi có một nguyên tắc: không bắn vào dân thường”.
Liên
Hiệp Quốc và Mỹ đã lên án cuộc tấn công này vốn làm cho 16
người thiệt mạng. Israel nói quân đội của họ đáp trả lại hỏa
lực được bắn ra từ gần trường học này.
Hơn 100 người Palestine đã thiệt mạng chỉ riêng hôm 30/7, giới chức Gaza cho biết.
Vụ
nã pháo vào một khu chợ ở gần Gaza đã làm 17 người chết
trong khi ba binh lính Israel thiệt mạng khi sập bẫy của Hamas.
Ít
nhất 1.360 người Palestine đã thiệt mạng kể từ khi chiến dịch
quân sự bùng nổi ở Gaza hôm 8/7 với đa số là dân thường.
‘Không thể biện minh’
Vụ tấn công vào trường học ở trại tỵ nạn Jabaliya, nơi trú ẩn của hơn 3.000 người, xảy ra sáng ngày 30/7.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã lên án vụ tấn công này là ‘không thể biện minh được’.
“Mọi bằng chứng có được đều cho thấy đạn pháo được bắn đi từ phía Israel,” ông nói.
"Chúng tôi có một nguyên tắc: không bắn vào dân thường."
Mark Regev, phát ngôn nhân của Chính phủ Israel
Trên
chương trình Newsnight của BBC, ông Mark Regev, phát ngôn nhân của
Chính phủ Israel, nói: “Chúng tôi sẽ điều tra vụ việc, và nếu
chúng tôi xác định được đó là do phía Israel bắn nhầm thì
chắc chắn chúng tôi sẽ xin lỗi.”
“Hiện
chúng tôi vẫn chưa rõ có phải là do chúng tôi bắn hay không
nhưng chúng tôi biết là có đạn bắn vào người dân chúng tôi từ
khu vực ngay sát trường học,” ông nói thêm.
Ông
cáo buộc Hamas, vốn kiểm soát Dải Gaza, cất giấu vũ khí trong
các cơ sở dân sự và các chỗ trú ẩn của Liên Hiệp Quốc.
Một ngôi chợ cũng trúng đạn pháo hôm 30/7
“Chúng tôi không muốn làm hại thường dân Gaza. Đó không phải là ý định của chúng tôi,” ông nói.
Ông
Chris Gunness, phát ngôn nhân của Cơ quan Cứu trợ Liên Hiệp Quốc,
nói với BBC rằng Israel đã được thông báo đến 17 lần rằng ngôi
trường này là nơi trú ẩn của những người tản cư.
‘Ngừng bắn cục bộ’
Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf, đã lên án vụ tấn công này nhưng không nêu tên Israel.
“Chúng
tôi lên án vụ nã pháo vào trường học của Liên Hiệp Quốc ở
Gaza vốn được cho là đã giết chết và làm bị thương người dân
Palestine vô tội trong đó có trẻ em và các nhân viên nhân đạo
của Liên Hiệp Quốc,” bà nói.
Vụ tấn công trường học ở Gaza đã bị thế giới lên án
“Dĩ nhiên chúng tôi cũng lên án những kẻ cất giấu vũ khí trong các cơ sở của Liên Hiệp Quốc.”
Cũng
trong hôm 30/7, một vụ tấn công vào chợ ở Shejaiya đã làm 17
người chết trong khi một cuộc không kích của Israel đã giết
chết bảy người ở Khan Younis, các quan chức Palestine cho biết.
Các vụ tấn công này xảy ra trong thời gian ngừng bắn nhân đạo 4 tiếng do Israel đưa ra sau thảm họa ở trường học.
Tuy
nhiên, Israel nói đây chỉ là lệnh ngừng bắn cục bộ và chỉ có
hiệu lực ở các khu vực mà lính Israel không hoạt động. Họ yêu
cầu người dân Gaza đừng quay trở lại những nơi mà họ đã yêu
cầu di tản trước đó.
Hamas đã bác bỏ lệnh ngừng bắn này. Họ cho nó là ‘vô nghĩa’ và ‘tranh thủ truyền thông’.
Israel cho biết Hamas đã tiếp tục nã tên lửa từ Gaza với hơn 50 quả được phóng đi hôm 30/7.
0 comments:
Post a Comment