Monday, July 28, 2014

Bàn chuyện câu cá

Lê Hùng Bruxelles.
Hằng năm, từ tháng tư đến cuối tháng 5, tại xứ Bỉ, nơi gia đình tôi đang cư trú, muà câu cá bắt đầu mở màn. Nhìn đoàn người ngồi câu mà nhớ đến chuyện tôi đi câu cá thuở còn tuổi chơi đáo đánh bi. Ở quê tôi, mục đích đi câu cá là đem cá về nhà nấu ăn. Nhưng từ ngày đến xứ Bỉ, tôi mới nhận ra rằng người phương Tây xem việc đi câu cá là một loại giải trí thể thao. Nơi đây, việc đi câu cá, nếu tính kỷ theo cái nhìn của người Việt mình là một chuyện làm mất thì giờ và mất tiền bạc. Đó là những người điên, không có đầu óc tính toán « kinh tế » như xã hội chủ nghĩa chút nào !



Bên Âu châu, muốn đi câu cá, ngoài cái giấy phép đóng thuế hàng năm, người đi câu phải sưu tầm sách vở để biết nghệ thuật câu cá và biết nơi nào có loại cá gì ?. Nếu là cá truite, cá gáy (cá chép) thì áp dụng kiểu câu phao, câu chì và câu bằng mồi thật. Nếu là loại cá măng (brochet) thì có thể dùng mồi giả bằng cao su hay bằng sắt. Nhưng lối câu các loại cá nầy thì không khó và cũng chẳng cần theo một lớp lý thuyết hay thực hành cầu kỳ như loại « câu ruồi » (pêche à la mouche).
Theo tôi, thì đây là loại đi câu tốn tiền và mất thì giờ nhất. Ngay cái bộ áo đi câu cũng bộn tiền, ít người kham được. Người đi câu thường tìm những khe nước chảy lờ đờ và không sâu lắm. Trong khi câu, họ ngâm mình dưới nước suốt cả buổi câu, có khi là cả 4, hay 5 giờ. Vì vậy, ngoài việc sắm sửa dụng cụ lềnh kềnh, người đi câu còn phải sắm thêm một bộ áo liền quần (combinaison) bằng cao su như mấy ông sĩ quan tàu bay VNCH Saigon, để cho bớt lạnh và khỏi bị ướt. Ngoài ra họ phải học bằng thực hành với các huấn luyện viên thành thạo về cách thức quăng dây câu. Khó nhất là việc tránh dây câu chạy qua dưới những cành cây nằm sát gần mặt nước. Người đi câu luôn luôn đứng ngược dòng nước chảy và vứt dây câu lên phiá trước. Nước chảy cuốn theo dây và mổi đến đâu thì họ quay dây câu thế nào để giữ chiếc mồi giả chạy theo trên mặt nước mà sợi dây câu không bị chùng lại. Dưới lòng khe,những con cá thường ở trong hốc đá, thấy mồi chạy ngang là nhanh như cắt, phóng ra đớp. Đến đây người đi câu còn phải biết cách kéo cá khi mắc câu. Thật tất cả là một nghệ thuật!


Hầu hết người Việt mình, cũng như tôi, đều cho việc đi câu cá là chuyện thường. Ai mà đi câu chẳng được ! Đâu có gì quan trọng và khó khăn ? Nói đâu xa, kỳ đi Mỹ vừa qua, tôi đã đi câu cá 3 lần ngoài biển với con cháu (tôi sẽ viết trong bài 2). Tại quê nhà, ai muốn đi câu thì chỉ cần ra chợ, mua vài sải dây cước, một ít lưởi câu và năm bảy con tôm làm mồi là đủ. Nếu không có tiền mua cần câu thì ra ngoài bụi hóp (loại tre nhỏ) thiến đở một cây dài ngắn tùy theo tầm người. Dây dợ thì chắc chắn nhà nào cũng có loại chỉ dùng khâu vá lấy từ vỏ cây gai, vừa mịn màng vừa dai dẻo không thấm nước. Lở nếu không có tôm làm mồi thì ra vườn tìm vài con giun cũng được. Thế là, người ta vác cần câu ra sông, ra ao, ra hồ... mặc sức đem cá về nhà mà ăn. Họa hoằn lắm, khi ra đi giữa đường gặp phải gió mưa to, mới về tay không.


Bên Việt Nam mình, cá là sản phẩm của trời cho. Chổ nào có nước là có cá. Xưa nay chẳng có ai kiểm soát, nên mấy ông đi câu cá đâu có chuyện phải đóng tiền, đóng thuế như bên trời Âu! Vì vậy, cái thói quen đó trở thành như một văn hoá nơi quê hương cội nguồn. Bất luận trai gái, lớn bé, người nào biết lấy cành tre làm cần, lấy gai làm chỉ, và lấy thép làm móc câu, thì khỏi sợ chết thèm không cá mà ăn. Thôi thả dàng và tự do từ đứa bé đến người lớn đua nhau tìm cần câu đi câu cá về nhà phủ phê.
Cũng từ quan niệm nầy, nên hai chữ « cần câu » cũng được người đương thời nhắc nhở, ám chỉ nói khi con người dùng một phương tiện nào đó để nuôi sống cho bản thân, cho gia đình vợ con. Người ta gọi cái phương tiện đó là cái cần ... câu cơm. Bất cứ phương tiện gì, dù là tồi bại nhất, bất lương nhất, mà đạt được míếng cơm manh áo đều là... phương tiện tốt, nên tìm cách xoay xở áp dụng ! Nói theo lời ngụy biện của ông tổ cộng sản là «cứu cánh biện minh cho phương tiện» (la fin justifie les moyens).
Tóm lại, ở nước ngoài việc đi câu cá phải mất công tốn của. Người đi câu về thường phải ra chợ mua thức ăn cho gia đình. Thật rất khác với trong nước, người đi câu chẳng cần mua sắm cần câu, dây dợ và mồi. Nhiều người đi câu chẳng cần vác cần câu, mà cá vẫn về nhà ăn không hết, lại còn thừa thải để bán lấy tiền làm biệt thự nguy nga như ông đảng viên Trần Văn Truyền, Tổng Thanh tra Chính phủ ở Bến Tre. Thế mới tài !


Cám ơn bàn tay của đảng !!!
Bài viết nầy, tôi lấy chuyện cần câu làm đề tài là cố ý làm nhẹ bớt ưu tư của độc giả khi nói đến chuyện chính trị « xa lắc xa lơ » trong nước. Cũng như quý anh chị em, tôi muốn quên bớt những thực tại ô hợp hằng ngày diễn ra trước mắt. Nào là những công nhân đòi tăng lương và bảo hiểm xã hội ; những nông dân bị mất đất và hạn chế canh tác ; những bà mẹ già cả dân oan bị cướp nhà cào cửa ; những ký giả bị bắt bớ lao tù vì thông tin. Và nay còn thêm cảnh những đoàn trẻ thơ theo chân bố mẹ đến nằm chờ chực trước dinh ông thủ tướng. Há lẽ các ngài cầm quyền tại Việt Nam hôm nay đã chiếm đoạt hết tất cả mọi loại cần câu ? Hiểm ác thật !
Mới tối hôm qua, tôi được mời đi dự một bửa cơm trong dịp tiễn một bà cụ về Saigon. Tôi còn nghe kể bộ mặt Saigon và Hà Nội hôm nay “hoành tráng” đáo để, nhưng thử hỏi ai là kẻ chủ nhân ông ? Những kẻ nào đã độc chiếm cái cần « câu cơm », nếu không phải là những tên đảng ủy, thành ủy.... công an, bộ đội ? Tôi không biết mấy cái ông thanh tra chống tham nhũng đặt ra để làm gì ? Và có thể làm được gì ? Hằng ngày chỉ cần nhìn mấy hình ảnh phóng đại trên báo chí và diễn đàn internet về các dinh thự của mấy tên chủ tịch xã, bí thư huyện, chúng ta biết ngay và thẩm định ngay « cấp bậc » các loại cần... câu cơm. Bọn này là ai thì nhân dân đã nhận rõ, chỉ trừ các ủy ban thanh tra ngành tham nhũng của Việt Cộng mới mù mắt, tai điếc, không biết mà thôi, bởi vì nhiệm vụ của họ là phải che tai bịt mắt để không nhìn thấy các quan chức như Thủ tướng, Chủ tịch Nước, hay Đại biểu Quốc hội, và các cán bộ Đảng đang làm gì. Đúng như nhiều độc giả mỗi lần chuyển bài đến Ba Cây Trúc nói về tình trạng tham nhũng tại Việt nam hiện tại, đôi khi họ nổi máu nóng đã thòng thêm một câu: « Đ.M. thằng Việt cộng ».


Đ.M. Tụi bây câu hết, lấy gì tao câu ???
(còn tiếp bài 2).

Lê Hùng Bruxelles

0 comments:

Powered By Blogger