Mục đích chánh của tôi đến Nhật lần này là leo lên đỉnh núi Phú Sĩ để giương cờ Vàng, cho nên tôi phải tận dụng mọi thời gian đầu của holidays, nhưng phải mất hai ngày tôi mới lên đến đỉnh núi vì lý do thời tiết.
Ngày thứ nhất là thứ Năm 10-07-2014, chúng tôi ba người gồm vợ tôi và đứa con út khởi hành từ nức số 5 trạm Subaru Line theo đường mòn Yoshida Trail lên đỉnh núi lúc 6 giờ rưỡi sáng và hy vọng là đi hết chuyến đi trong ngày. Nhưng khi đến nức số 6 thì mưa râm và bầu trời ảm đạm, vợ tôi phải trở lại. Tôi và con tôi tiếp tục, khi đến nức số 7, gần nữa đường lên núi thì gió rất mạnh và trời chuyển mưa to. Mặc dầu chúng tôi biết trước bảo sẽ đến từ phía nam của nước Nhật.
Ở trên núi cao thì bị ảnh hưởng cơn bảo nhiều hơn, nhưng chúng tôi vẫn đi, có lẽ vì muốn thực hiện sớm chuyến leo núi và có lẻ vì chưa kinh nghiệm hay bị “điếc“. Đến nơi đây cha con tôi đành phải trở lại vì quá nguy hiểm, hơn nữa có lệnh đóng đường lên đỉnh núi từ nức số 8. May thau khi chúng tôi vừa trở lại nức 5 thì cơn mưa lớn bắt đầu trút xuống. Vợ tôi chờ chúng tôi dưới hành lang từ lâu, nhưng vì sợ lạc nên chạy ra đón chúng tôi dưới cơn mưa. Đây là hình ảnh cảm động nhất khi tôi nghĩ lại.
Ngày kế là ngày thứ Sáu 11-07-2014. Vì đang chờ cho thời tiết tốt nên đến 10 giờ 50 sáng tôi mới bắt đầu leo núi từ nức số 5 trạm Subaru Line lần ữa. Lần này, tôi quyết đi một mình cho nhanh hơn vì tôi dự trù phải trở lại nức số 5 trước 10 giờ tối và về đến khách sạn trước 11 giờ đêm. Nếu không kip thì ngủ trong đêm ở các nhà nghỉ tại nức số 9, số 8, hay là nức số 7. Vì không đặt trước chổ ngủ nên tôi có thể ngủ dọc đường hay có thể ngủ dưới mưa, màn trời chiếu đất, gối đá.
Sau cơn bảo thì trời lại đẹp nhờ vậy mà tôi đến đỉnh núi sớm hơn khoảng 5 giờ rưỡi chiều. Tính ra hơn 6 tiếng rưỡi leo núi là ngoài khả năng của tôi. Đến được đỉnh núi hình như tôi không còn thấy mệt gì nữa vì quá vui mừng. Thay vì ngồi nghỉ lấy lại sức tôi vội vả bước nhanh đến trụ mốc cao bằng đá, lấy lá cờ Vàng trong túi, cột vào cây gậy làm cán cờ.
Nhóm leo núi người Âu khoảng trên 10 người ngồi gần đó chăm chú nhìn tôi, ông già kỳ lạ dương cao cờ Vàng như sắp đi diễn hành, họ cười và vổ tay tán thưởng, làm tôi càng thêm tinh thần. Tôi cám ơn anh thanh niên giúp tôi chụp hình kỷ niệm tại cột mốc. Tôi giả từ mọi người rồi muốn chạy nhanh đến chổ khác để chụp hình cho kip giờ trở lại, nhưng đôi chân tôi chỉ bước đi nặn nề không muốn nổi. Cuối cùng tôi chụp được những tấm hình như tôi muốn, đặc biệt là cổng Trời tôi đặt tên và bên cạnh miệng núi lửa. Xin cám ơn những người giúp tôi chụp hình và tôi cũng giúp họ chụp những tấm hình lưu niệm cho chuyến leo núi.
Tôi bắt đầu xuống núi lúc 6 chiều nhìn lại quanh không còn ai, tôi là người già cô đơn đi xuống cuối cùng. Đến nức 8.5 vừa nghỉ chân vừa mua quà kỷ niệm. Khoảng 5 phút sau tôi tiếp tục xuống núi. Nhờ người bán hàng lịch sự tận tâm chỉ cho tôi xuống bằng con đường khác, nếu không thì tôi xuống bằng đường củ, sẽ chậm khó khăn và nguy hiểm hơn. Có thể bị trầy trụa nhiều và nếu về đến được khách sạn là may lắm.
Xuống gần nức số 8 bầu trời cũng vừa sẩm tối nhìn lại sau lưng chẳng có một bóng đèn nào, nhìn lên bầu trời thì thấy trăng chưa tròn vừa ló dạng, tôi vui vì có vầng trăng là bạn đồng hành. Tuy trời đẹp sau cơn bảo nhưng chỉ có hơn nữa vần trăng thì không đủ sáng soi đường xuống dốc mà lại còn bị mây che, còn ánh đèn LED trên đầu của tôi chẳng đủ sáng và cặp mắt già đã đẩm ước mồ hôi. Tôi lột mắt kiếng cất kỷ vào túi nếu có té thì chỉ lọi tay mà không bị mất thêm cặp kiến. Tôi dò dẩm xuống dốc khó khăn chậm chạp hơn, đôi gậy của tôi vừa chống, và cũng vừa dọ đường như người mù, tôi lại cảm thông cho người mù hơn bao giờ hết.
So sánh với đường lên đỉnh là con đường dốc đá còn nhiều đoạn thiên nhiên dường như để thử thách. Qua khỏi nức số 7 đường lên đỉnh, cây cỏ không còn nữa mà chỉ toàn là cát đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau. Càng lên cao thì dốc càng cao, càng phải dùng sức tàn nhiều hơn nên càng mệt đuối, có lúc tôi phải dùng hai tay giống như bò thế đứng cho an toàn. Càng lên cao thì bị nhức đầu thêm vì không khí loảng hơn, tôi phải dùng hai lon oxy giống như lon gas, nhờ đứa con chuẩn bị trước để trợ sức.
Con đường đi xuống là con đường khác bắt đầu từ khoảng nức số 8, được mở rộng hơn theo hình dạng ngoằn ngèo để bớt nguy hiểm nên dể hơn, nhưng đi trong đêm mờ độc hành và lần đầu nên nguy hiểm cho tôi và dễ bị lạc hướng và sẽ đi đến khu khác bên kia đỉnh núi. Tôi phải cẩn thận vì gia đình tôi trông chờ, nhưng nếu bị lạc thì tôi có dịp biết được thành phố khác, tôi không muốn đến thành phố khác một mình trong đêm tối. Ý nghỉ khôi hài pha trộn với niềm vui vì hoàn thành ý muốn,
như làm tăng thêm sức mạnh và tự tin hơn. Mỗi lần thêm tự tin tôi bước xuống nhanh hơn thì bị trượt, nhưng nhờ có ba lô phía sau lưng làm air bag, tôi không bị đập đầu và cũng không bị đau, tôi cảm thấy thú như là trượt tuyết, thích thú cũng giúp cho tôi bớt mệt, và cũng không sợ trong đêm mờ khi độc hành. Không sợ cũng có thể thói quen của thời lính còn lại trong tôi. Vì thế mà tôi cứ tiếp tục hành trình.
Xuống gần nức số 5 thì tôi thấy từ phía xa, có hàng đèn nhỏ dài tiếp tục di chuyễn giống như con sâu bò lên đỉnh núi, đó là những người leo núi trong đêm. Tôi mới nhận ra không ai lên hay xuống núi trong đêm một mình, chỉ có tôi đúng là điếc không sợ súng. Khi tôi trở lại nức số 5 lúc gần 9 giờ rưỡi tối thì hàng người vẫn nối nhau đi lên có lẻ vì ngày đẹp bắt đầu.
Về đến khách sạn lúc 10 giờ 25 tối . Gỏ cửa phòng, trong lúc vợ con đang bàn tán về tôi. Hai mẹ con ôm lấy tôi dù thân thể tôi còn đẩm mồ hôi, như mừng người về từ cuộc hành quân. Cảm giác đói bất chợt trở lại, vì tôi chỉ ăn nhẹ và uống nước từ buổi sáng khi lên núi. Bửa ăn tối “khải hoàn“ bằng tô mì nóng và vài món nhậu do vợ tôi lo trước và dọn sẳn với chai rượu đỏ chưa khui mang từ bên Úc sang.
Trước khi nâng ly, tôi thật cảm động và cám ơn em gái hậu phương và đứa con út lo cho Ba mọi thứ và ủng hộ tôi trong hành trình có một không hai nầy. Tôi biết chính xác hơn : “ sau lưng người đàn ông thành Công nào, cũng có người đàn bà thành Phụng “, tôi nói tiếu. Thật sự bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng phải có người hậu phuơng. Nâng ly lên, cánh tay bị đau, nhìn lại đang rướm máu, nhưng sau hai ly rượu mừng làm tôi quên đau và ngon giấc.
Ý nghỉ của tôi giương cao cờ Vàng trên đỉnh núi Phú Sĩ.
Đến Nhật lần này mục đích chánh của tôi là lên đỉnh Phú Sĩ để giương cao cờ Vàng. Vì nơi đây là nơi linh thiêng và nổi tiếng của Nhật và nhiều người muốn đến một lần trong đời. Tôi giương cờ Vàng chính nghỉa trên đỉnh cao, tượng trưng cho đòi hỏi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam ở mức cao nhất có thể được, đây cũng là dấu tín lạ từ trên cao tôi muốn gởi đến người Việt hải ngoại và trong nước và ngay cả bọn CSVN. Nơi đây cũng là nơi linh thiêng tôi dành một vài phút lắng động và cầu nguyện, tôi tin rằng các đấng Thần Linh và Thượng Đế sẽ nghe và đáp lại lời cầu nguyện của tôi người đến từ xa, cũng là nguyện vọng chánh đáng của những người Việt yêu nước.
Tôi xin kính cẩn trước các đấng Thần Linh nơi đây và Thượng Đế trên cao. Cầu xin cho : “ Việt Nam sớm có tự do dân chủ. Công sản Việt Nam phải trả lại quyền cho Nhân Dân Việt Nam “.
Lời cầu nguyện cũng là lời yêu cầu gởi đến đảng công sản Việt Nam.
Kính thưa quý vị và các bạn.
Tại sao người Mỹ cấm cờ trên mặt trăng, họ có lý do và cái quyết tâm của họ. Còn cá nhân nhỏ bé của tôi có lý do riêng khi giương Cờ Vàng trên đỉnh Phú Sĩ như đã trình bày. Khi mình quyết định và với ý chí thì sẽ đạt được mục tiêu. Có những thứ quá lớn đời mình không làm được, nhưng mình làm gương thì đời sau đạt được. Cuộc chống cộng để có Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam có thể lâu dài hơn, nhưng nếu đời mình không thắng, mình làm gương thì đời sau sẽ thắng. Nhưng sớm hay muộn là do cách của chúng ta làm, và do người có tâm có tầm lảnh đạo.
Hiện nay chúng ta người Việt hải ngoại đang thiếu người lảnh đạo chung để gây thêm sức mạnh. Dù ai lảnh đạo và đấu tranh bằng cách nào nhưng phải đặt trên nền tảng công bằng lên trên hết. Công bằng là đạo đức mà đạo đức không có hận thù, không hận thù thì sáng suốt, sáng suốt đưa tới tự tin làm tăng ý chí. Nếu chúng ta chống bằng cách đó chúng ta sẽ thắng. Nhớ lời dậy của tiền nhân : Đem chí nhân thay cường bạo ...Thêm bạn bớt thù. Vẫn luôn luôn là chân lý..
Lê Văn Minh HQ21
Ngày 22. 07.2014 tại Nhật. Kỷ niệm ngày lên đến đỉnh núi Phú Sĩ 11.07.2014
* Source: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/covang/3720-3720
Sunday, July 27, 2014
Cờ vàng bay trên đỉnh núi Phú Sĩ 3,776m (Núi Fuji)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment