Sài Gòn đã bị xóa tên nay lại bị xóa hình
Bọn cộng sản Hà Nội thâm hiểm gian manh muốn
người dân Miền Nam Việt Nam không còn gì để nhớ để thương Sai Gòn nữa
,chúng tìm cách xóa sạch dấu tích của Sài Gòn bất chấp đó là những di
tích qúy gía có gía trị di tích lịch sử của dân tộc .Tổ Quốc của chúng
không phải là Việt Nam mà là Trung Quốc vĩ đại là Liên Sô anh hùng
,chúng không phải người Việt Nam chúng là những tên thái thú tay sai tôi
tớ của quốc tế cộng sản ,nên ngay từ khi có mặt trên đất nước Việt Nam
,chúng đã phá sạch ,đốt sạch tất cả dị tích lịch sử giữ nước dựng nước
của Tổ Tiên ngàn đới, đến độ bây giờ chúng cũng không còn một di tích
lịch sử nào để chứng minh nguồn gốc của ông cha chúng nữa ,không biết
các bậc Vua Quan ngày trước xử dụng binh khí gì ,áo mão ra sao ,văn thư
bút tích của các vị vua quan hòan tòan không có đuợc một tờ lưu lại ,bọn
tôi tớ ngoại bang chỉ biết ngoan ngõan vâng lệnh quan thầy từng bước
xóa dần dấu vết của Dân Tộc Việt Nam và dậy dân quen dần văn hóa tập
quán của Trung Quốc .Ðồng hóa chính Dân Tộc mình trở thành người Hán là
nhiệm vụ của cộng sản Việt Nam tên lính tiền phong của chủ nghĩa quốc tế
cộng sản do Nga Tầu lãnh đạo .
Xây ga tàu điện ngầm, phá xóa trung tâm Sài Gòn
Phan Chánh/Người Việt
Thursday, July 24, 2014 1:38:48 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...193&zoneid=431
SÀI GÒN - Đứng nhìn cảnh những hàng cây cổ thụ trước nhà hát thành phố
bị đốn hạ, dọn dẹp lấy đất cho việc xây nhà ga tàu điện ngầm đang làm dư
luận người dân thành phố Sài Gòn đắng lòng.
Tan tành đài phun nước, trái tin khu trung tâm Sài Gòn ở giao lộ Nguyễn Huệ- Lê Lợi.(Hình: Phan Chánh/Người Việt)
Ở một đất nước mà chính quyền độc tài tự cho phép mình muốn làm gì thì
làm, bất cần hỏi, bất cần biết ý dân, việc thay đổi hay phá hỏng di sản
cảnh quan, kiến trúc của một đô thị như Sài Gòn là thứ độc tài khinh
dân.
Các công trình như Công viên Lam Sơn trước nhà hát thành phố, cây xanh
hai bên công viên, đài phun nước ở giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ, vòng
xoay Quách Thị Trang, tượng đài Trần Nguyên Hãn... sẽ lần lượt được di
dời giải tỏa.
Chúng tôi có mặt ở khu vực trung tâm Sài Gòn tan tành này vào ngày thứ
hai của việc phá dọn mặt bằng. Nhìn những gốc dương liễu có tuổi đời năm
sáu chục năm quanh đài phun nước bị bứng. Một người đàn ông lớn tuổi,
xúc động nói. "Hồi tôi còn nhỏ, mỗi khi ra Sài gòn là chạy quanh bồn
nước này, mua bong bóng, kẹo, bánh, chụp ảnh gia đình... Hồi đó đã có
mấy cây dương liễu này rồi, bây giờ thấy nó chết tươi, mà chú có hiểu
chết tươi là chết ra sao mới biết đau lòng cỡ nào."
Trước và sau chúng tôi, những người đi đường dừng xe lấy điện thoại ghi
lại những hình ảnh cuối cùng của đài phun nước, của hàng cây dầu cổ thụ.
Điện thoại trong túi tôi cũng rung, tôi mở ra đọc được tin nhắn của một
người bạn thân có nội dung: Sài Gòn đang bị xóa đó anh! Tôi hiểu người
bạn này muốn nói gì.
Sau biến cố 1975, ai cũng biết Sài Gòn đã mất vị thế lịch sử thủ đô của
một chính thể dân chủ - tự do VNCH, giá trị văn hóa-văn minh của một đô
thị kế thừa và thượng tôn ý thức dân tộc. Từ đó đến nay, Sài Gòn mất
tên, đường phố thay danh... Sài Gòn bị chế độ cộng sản hành hạ bằng
những thay đổi cực đoan và ấu trĩ, nhưng dù khu trung tâm Sài Gòn bị
khoác hình thức và nội dung tuyên truyền nào, thì ít ra tinh anh Sài Gòn
vẫn may mắn không bị xóa trắng như lần này.
Một bà vừa đi mua sắm ở chợ Sài Gòn ra, nói. "Tại sao họ không xây ga
điện ngầm ở khu công viên 23/9 cho dễ coi. Tui nghe nói họ dẹp luôn
tượng Trần Nguyên Hãn, rồi tới đây phá luôn chợ Sài Gòn để làm siêu thị
cao cấp. Vậy là kể như Sài Gòn chết hết rồi."
Cảnh bứng cây trước khách sạn Rex. (Hình: Phan Chánh/Người Việt)
Dưới chính thể VNCH, để tôn vinh những anh hùng dân tộc, Sài Gòn đã có
những tượng đài đạt tầm nghệ thuật rất cao như những tượng đài An Dương
Vương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ... Tượng Phan Đình Phùng ở bồn binh Cây
Gõ đã bị lấy chỗ xây cầu vượt, và tới đây sẽ tiếp tục biến mất tượng
Trần Nguyên Hãn.
Hẳn nhiên việc di dời hay xóa bỏ một tượng đài nào đó vì tuổi thọ công
trình hay vì nhu cầu phát triển giao thông là điều không thể tránh khỏi,
nhưng người Sài Gòn cảm thấy bị xúc phạm tình yêu nước và lòng kính
trọng lịch sử dân tộc khi mà toàn bộ các công trình tượng đài mới được
chế độ này xây chỉ để tôn vinh lãnh tụ và những anh hùng của chế độ Cộng
Sản.
Chúng tôi tìm cách bắt chuyện với những người chứng kiến cảnh đốn hạ cây
xanh khu trung tâm Sài Gòn. Họ đều buồn đến ngơ ngác! Với người Sài
Gòn, cả cố cựu và người nhập cư đều cho là xâm phạm khu trung tâm trước
nhà hát lớn để đào xới làm ga tàu điện ngầm là xâm phạm trái tim Sài
Gòn và trái tim họ.
Ngay cả những người trẻ sinh sau năm 1975, vốn không mường tượng được
thế nào là một Sài Gòn hòn ngọc viễn đông và không có xu hướng tưởng
vọng về chính thể VNCH, một chính thể đã tạo ra một "Sài Gòn đẹp lắm Sài
Gòn ơi!" cũng không dấu thất vọng trước việc phá nát cảnh quan khu
trung tâm.
Một bạn trẻ đang làm trưởng phòng Marketing của một công ty Nhật, hỏi
tôi. "Hồi chế độ trước, có ông Tổng Thống hay Thủ Tướng nào xây cho mình
tượng đài không chú?" Tôi trả lời anh là không có. Anh cười gật gù.
"Cháu chẳng hiểu chế độ đó nhiều, nhưng nếu họ không xây tượng đài cho
mình là tự trọng."
Không lâu nữa, một bức tượng ông Hồ Chí Minh sẽ được đặt trên nền của
cái đài phun nước đã tan hoang hôm nay. Và không cần ai gợi ý mà cũng
không cần nói ra, người Sài Gòn đều biết số phận của các tượng đài lãnh
tụ xứ cộng sản, lãnh tụ ở các nước độc tài sẽ ra sao. (PC)
0 comments:
Post a Comment