"Đền ơn, đáp nghĩa"
chính sách và thực tế
Chính sách ‘đền ơn, đáp nghĩa’ luôn được chính phủ Hà Nội nhắc đi nhắc lại, đặc biệt vào dịp Ngày Thương binh- Liệt sĩ 27 tháng 7 hằng năm.
Tuy nhiên thực tế đối xử với những người từng toàn tâm, toàn ý đi theo ‘chính quyền cách mạng’ ra sao?
Tuyên truyền hay!
Nhiều
người từng hăng hái lên đường tham gia kháng chiến chống Pháp, hay sau
này khi đi vào miền nam để chiến đấu đều vì lý tưởng bảo vệ toàn vẹn
giang sơn nước nhà, và mong mỏi đất nước không bị nô lệ ngoại bang,
người dân sẽ có được một cuộc sống ấm no, không bị bóc lột bởi tầng lớp
‘ăn trên, ngồi trốc’.
Bà
Lê thị Ngọc Đa, một nữ thương binh trở thành dân oan khiếu kiện lâu năm
vì đất đai bị tước đoạt một cách bất công, rồi trở thành tù nhân với
tội danh gây rối trật tự khi cùng bà con dân oan khác lập thành hội nhóm
đi biểu tình đòi quyền lợi, nhắc lại gốc gác gia đình theo cách mạng
của bà:
Hồi
trước tôi tham gia công tác theo truyền thống của ông cha- 3 đời cộng
sản. Vì chỗ đó tôi đi theo cộng sản chiến đấu. Cộng sản nói rằng chiến
đấu thì sau này không có kẻ giàu, người nghèo, được tự do, hạnh phúc;
không có giai cấp bóc lột, dân ai cũng được cơm no, áo ấm, ai cũng được
học hành, không ai áp bức ai. Vì thế tôi đi theo con đường đó. Vì tôi
nghĩ con đường đó trên đời này ai cũng muốn, ai cũng ham.
Hôm nay nói vậy tôi cũng đau khổ vì tôi là người từng hy sinh cho họ, và tuyệt đối trung thành với họ; nhưng giờ tôi được gì, cuối cùng được gì. Chẳng những một mình tôi mà còn bao nhiêu anh em khác cũng khổ như tôi, có người khổ hơn tôi!bà Lê thị Ngọc Đa
Tôi
nhớ ông Hồ Chí Minh có nói ‘đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng
viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; phải thật sự
cần kiệm, liên chính, chí công, vô tư; phải giữ gìn đảng ta thật trong
sạch; phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành
của nhân dân. Nói như vậy thì ai mà không mê!
Theo
bà Lê thị Ngọc Đa thì hiện nay trường hợp của bà không phải là cá biệt
mà còn nhiều thương binh từng hy sinh máu xương cho ‘cách mạng’ cũng
phải chịu cảnh tương tự như bà, thậm chí còn tệ hại hơn bà nữa:
Hôm
nay nói vậy tôi cũng đau khổ vì tôi là người từng hy sinh cho họ, và
tuyệt đối trung thành với họ; nhưng giờ tôi được gì, cuối cùng được gì.
Chẳng những một mình tôi mà còn bao nhiêu anh em khác cũng khổ như tôi,
có người khổ hơn tôi!
Thực tế phũ phàng!
Vào
nửa đầu tháng 6 vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng, một Bà mẹ Việt Nam Anh
Hùng tên Phạm thị Lành, thương binh ¾, 93 tuổi, có chồng và 2 con là
liệt sỹ, bị các cơ quan chức năng địa phương phường An Hải Tây, quận Sơn
Trà đến cưỡng chế ra khỏi căn nhà bằng biện pháp bạo lực. Bà bị đưa đến
bệnh viện và giữ ở đó cho đến nay.
Bức xúc của gia đình là yêu cầu làm rõ lý do bắt và giữ mẹ tôi tại TT. Y tế Quận Sơn Trà để làm rõ vấn đề này. Làm rõ ai vi phạm qui định của pháp luật và phải xử lý công minh trước pháp luật, dù đó là người có chức có quyền cũng phải xử lý.ông Trần Công Minh
Người con trai của bà là ông Trần Công Minh cho biết:
Từ
sáng ngày 12 tháng 6 họ bắt đưa vào bệnh viện- Trung tâm y tế Quận Sơn
Trà. Chiều hôm đó tôi đến làm việc với giám đốc và phó giám đốc bệnh
viện, tôi được phó giám đốc bện viện cho biết ông nhận được giấy triệu
tập mời họp của bà phó chủ tịch UBND quận Sơn Trà, Huỳnh Thị Mỹ Hoa, về
việc cưỡng chế mẹ tôi.
Vào
đó thấy mẹ không có vấn đề gì, tôi có yêu cầu Trung tâm Y tế lập biên
bản để tôi đưa mẹ tôi về nhà để chăm sóc. Thế nhưng ban lãnh đạo của
Trung tâm Y tế nói phải chờ xin ý kiến của chủ tịch UBND quận Sơn Trà.
Từ đó đến nay chưa cho mẹ về. Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng cũng
họp và cho rằng việc làm của mẹ tôi là sai nên đưa vào Trung tâm Y tế để
chăm sóc cho mẹ tôi. Nhưng gia đình không có yêu cầu điều đó.
Bức
xúc của gia đình là yêu cầu làm rõ lý do bắt và giữ mẹ tôi tại Trung
tâm Y tế Quận Sơn Trà để làm rõ vấn đề này. Làm rõ ai vi phạm qui định
của pháp luật và phải xử lý công minh trước pháp luật, dù đó là người có
chức có quyền cũng phải xử lý.
‘Với tôi thì mọi sự đã rõ, bà Lành, 93 tuổi, bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, bị bắt giam với sự a tòng của các bác sĩ và công an của cái hệ thống kiểu Tàu tìm cách khóa miệng người dân, đặc biệt là những người yếu thế nhất.’ông Andre Menras Hồ Cương Quyết
Sau
khi bị cưỡng chế khỏi nhà và bị giữ ở bệnh viện quận Sơn Trà 18 này, mà
không có lệnh theo đúng qui định pháp luật, vào cuối tháng 6 bà Phạm
Thị Lành có đơn gửi cho ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lại danh
hiệu ‘Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng’. Đơn được điểm chỉ bằng ngón trỏ phải của
bà Phạm Thị Lành. Lý do được nêu ra vì ‘quá xấu hổ’ cho hành động phạm
tội của hai cấp phường và quận Sơn Trà.
Bà này còn có đơn kêu cứu vì con trai của bà bị theo dõi một cách bất thường.
Một
người Pháp nhập tịch Việt Nam, ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết, khi
hay tin sự việc xảy ra đối với Mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm thị Lành, ông
này đang có mặt tại Đà Nẵng nên đã đích thân mang hoa đến tại bệnh viện
để được gặp bà. Thế nhưng những người tại bệnh viện không cho ông này
được gặp bà Phạm Thị Lành. Trong bài viết đưa lên mạng sau đó, ông Andre
Menras Hồ Cương Quyết ghi rõ ‘với tôi thì mọi sự đã rõ, bà Lành, 93
tuổi, bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, bị bắt giam với sự a tòng của các bác sĩ
và công an của cái hệ thống kiểu Tàu tìm cách khóa miệng người dân, đặc
biệt là những người yếu thế nhất.’
Nguồn gốc chính trị của nó là quan điểm, tư tưởng Mác- Lê nin, là quan điểm đấu tranh giai cấp; tức là giai cấp này tìm cách xóa bỏ giai cấp kia…, hoặc ưu tiên cho giai cấp này, đặc quyền, đặc lợi hơn cho giai cấp khác.ông Đặng Văn Việt
Vì đâu nên nỗi?
Một
lão thành cách mạng từng được mệnh danh là ‘con hùm xám đường 4’ trong
cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Đặng Văn Việt nêu lên lý do vì sao
nhiều người có công với cách mạng bị đối xử tàn tệ suốt bấy lâu nay:
“Uống
nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa là những châm ngôn mà chế độ đề ra,
nào là biết ơn người có công, nhớ đến tổ tiên ông bà. Phương châm, châm
ngôn đó nghe rất đẹp, nhưng thực hiện thì có nơi người ta thực hiện
được, có nơi người ta không thực hiện. Điều này tùy tâm của từng tổ
chức, từng người lãnh đạo. Có khi người ta nói một đường mà làm một nẻo.
Việc
thực hiện mà không đúng như vậy là do nguồn gốc chính trị của nó. Nguồn
gốc chính trị của nó là quan điểm, tư tưởng Mác- Lê nin, là quan điểm
đấu tranh giai cấp; tức là giai cấp này tìm cách xóa bỏ giai cấp kia…,
hoặc ưu tiên cho giai cấp này, đặc quyền, đặc lợi hơn cho giai cấp khác.
Như thế tự nhiên tạo nên những bất công, bất hợp lý và tạo nên những
đầu óc cơ hội, lợi dụng những ưu tiên của chế độ đó, làm những việc bậy
bạ, chẳng hạn như tham nhũng phát triển không có tài nào ngăn cản nổi.
Cơ bản là vấn đề chính trị, từ chính trị mà ra hết. Quan điểm chính trị
sai lầm đưa đến những thoái hóa về xã hội”.
Đại
biểu quốc hội- sử gia Dương Trung Quốc hồi tháng 7 năm 2012 có bài viết
trên tờ Lao Động Cuối tuần về trường hợp bà Cát Hanh Long- Nguyễn thị
Năm. Bà này từng đóng góp nhiều cho cách mạng giai đoạn đầu và trong
Tuần lễ Vàng; nhưng rồi bà bị chính cách mạng xử bắn vì là bị qui vào
thành phần địa chủ.
0 comments:
Post a Comment