Chết vì bát tiết canh
Người đàn ông này bị suy đa tạng, mặt tím bầm vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn phải xin về nhà chết.
Tập
quán ăn tiết canh ở Việt Nam có từ lâu đời. Đặc biệt, cánh mày râu rất
thích món này. Tuy nhiên, trong mỗi bát tiết canh ẩn chứa nhiều mối nguy
hiểm đến tính mạng. Nhiều người là nạn nhân của tiết canh lợn.
|
Sáng
5/6, bệnh nhân Lê Đình H. được đưa đến BV đa khoa Hương Trà (Huế) với
các triệu chứng sốt cao, người run cầm cập. Sau khi điều trị khoảng 3
giờ đồng hồ thì bệnh nhân có triệu chứng choáng, xuất hiện vết tím tái
trên da... nên đã được chuyển lên BV TW Huế để điều trị.
Khi
nhập viện, bệnh nhân đã suy hô hấp, trụy tim mạch, ngưng tim, ngưng thở
và tử vong nên được gia đình đưa về nhà để tổ chức mai táng. Kết quả
xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với liên cầu khuẩn
lợn.
Bệnh
nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do
ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị. Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt.
Trước
khi nhập viện một ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài chợ. Khi về
nhà, bệnh nhân có biểu hiện sốt, khó thở… nhưng chỉ nghĩ là bị ốm thông
thường nên tự điều trị ở nhà. Đến khi thấy tình trạng sức khỏe ngày
càng nguy kịch mới nhập viện thì đã quá muộn.
|
Chân bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
|
|
Theo
thông tin từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW, từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh
viện này tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn.
Trao
đổi với VTC News, Ths – Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó khoa Cấp cứu, BV
Nhiệt đới TW cho biết: Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên
cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư
trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Tuy
nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục
của lợn.
Trong
một đàn lợn khỏe, cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi
khuẩn. Khi lợn bị ốm, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn mới
gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết ở lợn. Như vậy, nhìn con lợn khỏe
mạnh cũng không chắc rằng con lợn đó không mang trong người liên cầu
khuẩn.
Đó
là lý do tại sao, có những gia đình tự nuôi lợn, thấy lợn rất khỏe mạnh
nhưng khi ăn tiết canh vẫn mắc liên cầu khuẩn và tử vong.
Bác
sỹ Cấp nói: “Ở những con lợn khỏe mang liên cầu khuẩn, khi cắt tiết ở
vùng cổ, vi khuẩn liên cầu khu trú ở dịch hầu họng lợn bị nhiễm sang
tiết canh nên người ăn bị bệnh. Cũng có thể, cuống họng được dùng để
đánh tiết canh chưa được nấu chín hẳn có chứa liên cầu khuẩn nên người
ăn bị nhiễm.
Nếu
con lợn được lấy tiết để làm tiết canh bị ốm vì liên cầu khuẩn thì bản
thân trong phổi lợn, tiết lợn đã có vi khuẩn nguy hiểm này.
Với người chế biến lợn nhiễm liên cầu khuẩn cũng có nguy cơ mắc phải do tay chân bị xước tiếp xúc với dịch, máu của lợn bệnh”.
Tuy
nhiên, khi cùng ăn tiết canh một con lợn bị liên cầu khuẩn nhưng không
phải ai cũng phát bệnh. Tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người mà người đó
có bị phát thành bệnh hay không.
|
Theo Bác sỹ Cấp, khi phát bệnh trên người, vi khuẩn liên cầu này thường gây bệnh viêm màng não mủ hoặc nhiễm trùng huyết.
Với
bệnh cảnh viêm màng não thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai,
điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên
cơ thể.
Một
số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá
với triệu chứng sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run...
trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.
Với
trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân sốt cao liên tục, phát ban
hoại tử từ màu hồng cánh sen, chuyển sang đỏ tím, lan ra toàn thân rồi
hoại tử đen.
Nếu
nặng, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt
huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô
hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong. Bệnh nhân bị suy đa phủ tạng
thì khả năng tử vong chiếm tỷ lệ 45%- 50%.
Để
tránh mắc liên cầu khuẩn lợn, bác sỹ Cấp khuyến cáo: Không nên mua thịt
lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lợn phải nấu
chín. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh
lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với
thịt lợn tái hoặc sống.
THEO VTC NEWS
0 comments:
Post a Comment