Friday, November 2, 2018

Lịch sử Việt Nam: TT Ngô Đình Diệm và con đường dang dở

Bảo Giang (Danlambao) - Từ trước, có nhiều người, nhiều nguồn tin vẫn cho rằng Hoa Kỳ đưa ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng. Điều này, không phải như thế. Trái lại, cựu Hoàng Bảo Đại đã chọn ông Ngô Đình Diệm, và khẩn khoản mời ông về nước chấp chánh. Câu chuyện như sau:

- “Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Nhưng sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.

Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông Diệm có vẻ do dự:

- Còn bọn Pháp?

- Tôi đối phó với họ!

- Hoàng thượng sẽ cho tôi thời gian bao lâu?

- Ông được toàn quyền hành xử, khỏi cần hỏi ý kiến tôi trước, và thời gian vô hạn định cho đến khi Ông cảm thấy đánh bại Cộng sản Bắc Việt, trong mưu toan xâm lăng Miền Nam.

- Hoàng thượng hứa chắc?

- Tôi xin cam kết như vậy!

- Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó…"

"Ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam nhậm chức, Pháp lồng lộn, tức giận. Ông Georges Bidault và một viên chức bộ Ngoại giao (trước kia lãnh đạo bộ thuộc địa) đến gặp tôi và đã không tiếc lời trách móc tôi. Lúc quá nóng giận, ông đánh giá việc tôi mời ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng, là “có ý đồ chống Pháp, vô trách nhiệm và có ý phản bội”.

“Tôi trả lời như sau: - Ông Diệm là người duy nhất đủ khả năng, để không cho Cộng Sản bắc Việt xâm chiếm Miền Nam!

Tôi cứ tưởng nói như thế, thì Georges Bidault “thông cảm” hơn… nhưng, câu nói tiếp theo của ông ta, đã làm tôi choáng váng:

- Thà là Cộng sản Bắc Việt chứ không là Ngô Đình Diệm! (Nguyễn Nam Sơn. Bảo Đại con Rồng Việt Nam)

Riêng về việc “truất phế”, cựu hoàng Bảo Đại cho biết: "Nếu Ông Ngô Đình Diệm còn dính dáng đến tôi thì còn gặp rắc rối từ phía người Pháp, vì họ cho tôi là người “Pháp bảo gì làm nấy". Đến khi được hỏi, việc truất phế ấy đúng hay sai? Cựu hoàng cho biết: “- Sau khi đã biết rõ mọi “sự thực bên trong” của vấn đề, tôi cho rằng Ông Ngô Đình Diệm làm như vậy là Đúng, và sở dĩ tôi phải mời cho bằng được ông Ngô Đình Diệm, vì cần phải đối phó với Cộng sản Bắc Việt, và những mưu đồ của chúng. Cạnh đó, tôi vẫn không sao quên được việc người Pháp luôn luôn xem Ông Ngô Đình Diệm là kẻ thù, chứ không phải là Cộng sản Bắc Việt !... Do đó, tôi không còn coi việc tôi bị ông Ngô Đình Diệm “truất phế” là một hành động “bất trung”, vì tôi khẳng định Ông Ngô Đình Diệm là một Trung thần!” (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam)

A. Hành trình xây dựng nền Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam

Hiệp định chia đôi đất nước Việt Nam vào ngày 20-7-1954 hẳn nhiên không phải là một nỗi đau của riêng ai hay của riêng một thành phần nào, nhưng là của tất cả mọi người Việt Nam. Chỉ có những kẻ cướp trong tập đoàn CS/BV mới hả hê, cho đó là chiến thắng vinh quang của họ. Tệ hơn, miền nam Việt Nam cũng còn nằm trong âm mưu nhuộm đỏ của chúng. Đó là lý do vào ngày 6- 6- 1955, Phạm văn Đồng, thủ tướng nhà nước Việt cộng BV mồi chài miền nam là: "theo như qui định của Hiệp Định Geneva, Hà Nội sẵn sàng tham dự hội nghị hiệp thương với các giới chức thẩm quyền của miền Nam để thảo luận về việc tổng tuyển cử quốc gia".

Tiếc cho Y, miền nam hôm nay đã có một lãnh tụ biết rất rõ về những gian tà, bất nhân, bất nghĩa của tập đoàn cộng sản bắc Việt do Hồ Chí Minh cầm đầu và Phạm Văn Đồng chẳng qua chỉ là cái loa phải bước theo kế hoạch của CS/TQ là nhuộm đỏ cả nam Việt Nam và Dông Nam Á mà thôi. Theo đó, Y và tập đoàn CS đã nhận được câu trả lời khẳng khái từ cấp lãnh đạo miền nam vào ngày 17- 6- 1955, Thủ Tướng Diệm tuyên bố: “Chúng tôi đã không ký vào Hiệp Định Geneva. Do đó, chúng tôi không bị ràng buộc phải thi hành Hiệp Định này dưới bất cứ hình thức nào. Hơn nữa, Hiệp Định này đã được ký kết trái với nguyện vọng của dân tộc Việt Nam." (Documents Relating to British Involvement in the Indo China Conflict 1945-1965, tr. 107)

Nhận được cái tát tai này, PV Đồng vẫn không hết vẩu. Trái lại, ngày 19- 7- 1955, Phạm văn Đồng lại gởi một văn thư cho Thủ Tướng Diệm đề nghị tổ chức một hội nghị hiệp thương giữa hai miền như Hiệp Định Geneva đã qui định. Ngày 12- 8- 1955, Thủ Tướng Diệm đã thẳng thắn trả lời:

“Nhằm đạt được một nền dân chủ thực sự, chính quyền Việt Nam cứu xét nguyên tắc của những cuộc bầu cử thực sự tự do để tạo nên một định chế dân chủ và hoà bình. Nhưng trước hết phải thỏa mãn những điều kiện của một cuộc sống tự do và bầu cử tự đo. Trong quan điểm đó, không có một điều tích cực nào trên đây sẽ đạt được khi chế độ Cộng Sản miền Bắc còn không cho phép mỗi công dân Việt Nam được hành sử những quyền tự do dân chủ và những quyền căn bản của con người.” (Ibid. tr. 109-110

Rồi thay vì chuyện hiệp thương với miền bắc cộng sản. Miền nam tự hoàn chỉnh những công việc của Quốc Gia. Ngày 23-10- 1955, Chính quyền miền Nam đã tổ chức một cuộc Trưng cầu Dân Ý để toàn dân chọn lựa người lãnh đạo quốc gia. Cuộc trưng cầu này có hai ứng viên là Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Kết quả ông Ngô Đình Diệm được 5,721,735 phiếu tín nhiệm (trên 60 %). Từ kết qủa này, ngày 26.10.1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố Hiến Ước tạm thời, trong đó Việt Nam là một nước Cộng Hòa, và người lãnh đạo quốc gia là Quốc Trưởng kiêm chức vụ Thủ Tướng, được gọi là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà.

a. Sách lược đối phó với Việt Minh cộng sản.

Mở đầu, ngày 20- 6-1956, chính phủ Miền Nam đã gởi cho nhà cầm quyền tại Hà Nội và cho hai vị đồng Chủ Tịch trong hội nghị Genève 1954 một văn thư. Trong đó đưa ra 6 điều kiện tiên quyết yêu cầu Hà Nội phải chấp nhận, trước khi miền Nam có thể ngồi vào bàn thương nghị hiệp thông như sau:

- Cho phép tự do trao đổi thư tín và thông tin giữa 2 miền Nam và Bắc.

- Cho phép những gia đình ở miền Nam hay Miền Bắc còn có thân nhân bị kẹt lại ở bên kia giới tuyến có thể xin đoàn tụ với gia đình.

- Cho phép thiết lập và tự do trao đổi thương mãi giữa hai miền...

- Tổng tuyền cử phải được tổ chức theo thể thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, một cách hoàn toàn tự do, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Liện Hiệp Quốc, (theo Cụ Cao Xuân Vỹ)

Tuy nhiên, “Hà Nội đã không dám chấp nhận những điều kiện tiên quyết này. Từ đó, hai vị đồng Chủ Tịch trong hiệp định là Liên Sô và Anh quốc đã bỏ qua vấn đề tổng tuyển cử và từ đây không còn cứu xét đến nữa”. (Dept, of State Bulletin, Washington, June7, 1965, tr. 893) ( TS Phạm Văn Lưu)

Cũng trong thời gian này, chính phủ Pháp đã gởi văn thư cho đồng Chủ Tịch của Hội Nghị Geneva thông báo là Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam và không còn trách nhiệm trong việc phải thi hành Hiệp Định này nữa. Thư viết: “Hiệp Định Geneva dự định được tổ chức vào 7. 1956. Trên nguyên tắc, lập trường của chúng tôi rất rõ ràng: Nước Pháp là người bảo đảm cho Hiệp Định Geneva.. Nhưng chúng tôi một mình không có đủ phương tiện để buộc những đồng minh tôn trọng..."(Journal Officiel De La Republique Francaise, DebatsParlementaires, Feb 24, 1956, p. 197).(TS Phạm Văn Lưu). Từ đây câu chuyện về trưng cầu dân Ý sau hiệp định Genève về Việt Nam coi như chấm dứt.

b. Đường hướng của chính phủ miền nam đối với thực dân Pháp.

Xem ra đến thời điểm này, người ta tin rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm sẽ làm tất cả mọi chuyện để chờ một ngày lấp sông Bến Hải, thống nhất đất nước trong Tự Do chứ không phải là dìm đất nước vào vòng nô lệ như Hồ Chí Minh đã và đang làm. Bằng chứng là, vào cuối năm 1954, việc chuyển dời thị trường thương mại Việt Nam từ khu vực của đồng Franc sang khu vực đồng Mỹ Kim đã khiến giới kinh doanh Pháp nổi điên. Trước đây, họ đã không hài lòng về chính sách tiền tệ của Việt Nam, nay thành điên loạn. Việc này đã khiến nhiều người Pháp rời Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó chính phủ Việt Nam còn yêu cầu, đòi hỏi chính quyền Pháp là, nếu muốn tái tục bang giao bình thường với Việt Nam, Pháp phải tuân hành những việc sau:

“Tuyên bố từ bỏ hiệp định Geneva, từ chối đề cập đến cuộc Tổng Tuyển Cử năm 1956. Công nhận một cách công khai và không dè dặt về chính sách của ông Diệm, chấm dứt mọi quan hệ với Việt Minh và triệu hồi phái bộ Sainteny về nước”. (Department of Defense, United States-Vietnam Relations 1945-1967, q.I, IV, tr. 39).* TS Phạm văn Lưu)

Kết quả, để thực thi hướng đi của đất nước, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chính thức rút đại diện của mình ra khỏi Liên Hiệp Pháp. Đồng thời, để kiện toàn nền Độc Lập của xứ sở, Tổng Thống Ngô đình Diệm yêu cầu Pháp phải mau chóng chuyển giao chủ quyền quốc gia cho chính phủ Việt Nam. Đồng thời yêu cầu quân đội Viễn Chinh Pháp triệt thoái khỏi đất nước này, không thể để chậm trễ.

Đến lúc này, Pháp chỉ còn lại đôi mắt trắng, đã phải lần lượt thi hành toàn bộ những yêu cầu của chính phủ miền Nam. Trước hết là rút quân. Tình đến tháng 2- 1956, chỉ còn lại 15,000 quân Pháp tại Việt Nam và 10,000 trong số này buộc phải triệt thoái vào cuối tháng 3. Và ngày 25- 4-1956 quân đội Pháp chính thức triệt thoái toàn bộ khỏi Việt Nam. Rồi vào ngày 26. 4-1956 Phủ Cao Ủy Pháp tại Đông Dương chính thức bị hủy bỏ. Việc bị từ bỏ này cũng mang theo ý nghĩa chính thức chấm dứt 72 năm chế độ Pháp bảo hộ Việt Nam. (1884-1956)

I. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

1. TT Diệm và cuộc di cư tìm Tự Do từ miền bắc.

Hội nghị Geneve vào mùa hè năm 1954 đã đặt ra nhiều vấn đề trong đó có câu chuyện về chiến sự ở Việt Nam. Kết qủa, Pháp chấp nhận thua cuộc cay đắng sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy thế, Việt Nam còn phải chấp nhận một cay đáng ngàn lần đau thương hơn pháp là đất nước này bị chia ra làm hai vào ngày 20-7-194. Họ đã lấy con sông Gianh để làm ranh giới phân chia hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Từ đây hai phần đất nước có hai chính phủ hoàn toàn đối nghịch nhau. Phía bắc do Hồ Chí Minh lãnh đạo theo chủ thuyết cộng sản. Miền Nam Tự Do với sự ra đời của chính phủ Ngô Đình Diệm với thể chế Cộng Hòa.

Vào lúc ấy, hầu hết các quan sát phương tây đều cho rằng Nam Việt hầu như không thể đứng vững và đương đầu với cộng sản bắc Việt, và nhiều người còn cho rằng cái khoảng thời gian ấy không chừng chỉ là đôi ba tháng hoặc nửa năm. Lý do. Ngoài đôi tay trắng, miền nam còn bị chồng chất lên những đa đoan như nạn sứ quân và cuộc di cư của người miền bắc vào nam.

Nạn sứ quân tôi đã nhắc đến ở phần trên. Nay đến “Cuộc di cư năm 1954 (nguyên bản tiếng Anh: Operation Passage to Freedom, tạm dịch: Mở đường đến Tự do) là một cuộc di cư của gần một triệu người Việt từ miền Bắc Việt Nam đến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954–1955. Trong đó con số được chia ra như sau: Gần 310.000 người được đưa đến miền Nam bởi những đoàn tàu của Hải quân Hoa Kỳ, và khoảng 500.000 người được đưa đến Quốc gia Việt Nam bởi quân đội Pháp".(wikipedia). Theo chương trình, cuộc di cư sẽ chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Trong đó thời gian để được tự do ra đi được chia, phân định như sau: Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày..

a. Tại sao lại ra đi?

Người ta cho nó nhiều cái tên mỹ miều cho những chuyến đi này, nào là “cuộc bỏ phiếu bằng chân” nào là “đi tìm Tự Do”. Nhưng đơn giản hơn, đó là cuộc trốn chạy cộng sản. Mặc dầu các tên gọi có khác nhau, nhưng tất cả những ngôn từ này đều quy tụ về một đích điểm là người ta đã phải bỏ lại cả phần sản nghiệp, bao gồm nhà cửa đất đai và mồ mả của tổ tiên nhiều đời để đi tìm Tự Do khi Việt cộng (cộng sản) tìm đến.

Khi nhìn lại, không phải chỉ có một mình dân tộc Vệt Nam phải bỏ của chạy lấy người khi cộng sản đến. Trái lại, trước đó Dân chúng Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Rumany và các quốc gia thuộc khối Đông Âu, cả dân Liên Sô nữa, đã bỏ của chạy lấy người ngay sau khi các quốc gia này bị cộng sản chiếm đóng sau đệ Nhị thế chiến. Chỉ riêng “năm 1966 đã có 6110 người Đông Đức đào thoát được sang Tây Đức. Tính từ năm 1949 đến 1952 có khoảng 228.500 người đã trốn thoát khỏi các vùng do Nga Sô kiểm soát để tới Bá Linh. Và cứ như thế, 5 vạn người Tiệp Khắc đã trốn ra khỏi nước họ."(Trích Cuộc Di Cư lịch sử, Phủ Tổng Ủy Di Cư tỵ nạn)

Trong khi đó, hiệp định Genève được coi là kết quả cuộc bại trận của Pháp tại Việt Nam. Rồi khi Pháp phải chấp nhận ký vào hiệp định này thì chỉ có 7/9 nước tham gia cùng ký. Và hai thành viên không ký là Hoa Kỳ và Quốc Gia Việt Nam. Vào thời gian đó ai cũng biết là về phía Quốc Gia Việt Nam thì Bảo Đại làm Quốc Trưởng và Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng. Mặc dù bị chính quốc trưởng BĐ thúc ép nhưng ông Ngô Đình Diệm nhất định không chịu ký. Sau cùng thì chính phủ cử Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ dẫn đầu một phái đoàn đến Giơneve như để quan sát mà thôi.

Đến khi Hiệp Định Giơneve 1954 được ký kết thì ông ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã bật khóc. Trong khi đó TT Ngô Đình Diệm tuyên bố treo cờ rủ vào ngày ký kết hiệp định. Lý do, ông chủ trương "Phải thống nhất đất nước trong Tự Do chứ không phải trong nô lệ".

Có lẽ điều ông chủ trương là hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, ngay từ trước khi hiệp định Genève năm 1954 ra đời, trên khắp lãnh thổ miền Bắc của VNDCCH đã có những nét u buồn. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng chỉ thấy cảnh nhà cửa, làng thôn, phố xá tiêu điều. Nơi nơi đều vang lên những tiếng khóc than vọng thấu trời xanh. Lý do cuộc Cải Cách Ruộng Đất được mô tả là "Long Trời Lở Đất" với chủ trương cướp của giết người của Hồ Chí Minh đã bắt đầu nổ ra từ 1953 ở những nơi dưới quyền kiểm soát của chúng. Trong khi đó, những vùng chúng chưa kiểm soát được, cuộc di cư vào nam của hàng trăm ngàn đồng bào đã bắt đầu. Rõ ràng, cùng trên một mảnh đất mà đã sớm có hai đời sống khác biệt nhau. Điều ấy chỉ ra rằng, Ông hoàn toàn đúng khi không ký vào tờ giấy chia hai sơn hà do Pháp bại cuộc, chủ trương. Bởi lẽ, khoan nhượng, hay hòa hoãn với CS là tự sát. Rồi một quốc gia không dám đối đầu sanh tử với kẻ thù thì làm sao có thể tranh thắng, nếu như không muốn nói là đã chấp nhận thua cuộc trước đó.

Trở lại chuyện di cư, người ta chẳng cần ai rủ ai, nhưng tất cả đều muốn bỏ miền bắc để vào nam. Tại sao thế? Đơn giản là miền bắc sẽ thuộc về cộng sản hệ Nga, Tàu. Nga thì người dân chưa nhìn thấy mặt nó tròn méo ra sao. Nhưng Tàu thì người Việt Nam đã có kinh nghiệm từ hàng ngàn năm trước. Xem ra là không thể đội trời chung, nói chi đến việc nó làm chủ. Trong khi đó, miền Nam thuộc về Tự Do. Chỉ thế thôi, hai chữ Tự Do bừng lên trong mắt, làm rạng rỡ trong tâm hồn, rồi vội vàng trên đôi chân. Từ đó, nó tạo cho con người nguồn sống, nên chẳng cần ai dục ai, tất cả đều phải nhanh chân cho kịp với cái khoảng thời gian ngắn ngủi là số ngày được quy định theo hiệp định.

b. Bạn mang theo những gì đây? 

Chắc là chẳng có gì! Đã là người phải chạy loạn, phải bỏ nhà, bỏ nước ra đi để tìm lấy chữ Tự Do thì còn cần phải mang theo thứ gì nữa. Cứ thế, hàng hàng lớp lớp gánh gồng, bồng bế con cháu ra đi. Hỏi xem, dẫu có dăm ba ký gạo, nồi cơm nếp trong đôi quang kia thì cho họ được bao ngày sống trên đường đi? Hỏi thôi, nhưng bạn biết là chẳng một ai cần đến câu trả lời này. Bởi lẽ, mỗi người di cư đã không cần mang những thứ này khi ra đi. Trái lại, họ sẵn sàng quăng cả đôi quang gánh kia đi, rồi bồng lấy đứa con mà trốn chạy khi cộng sản chặn đường. Nói cách khác, đôi quang gánh kia chẳng qua chỉ là những ngụy trang của người ra đi mà thôi. Nó không phải là vật bất khả ly thân của người trốn chạy cộng sản!

Như thế, chuyện người bắc di cư vào nam năm 1954 là bài học lớn cho miền nam vào năm 1975. Hơn thế, đây còn là chuyện phải làm ngay và trước khi cộng sản nhuộm đỏ mảnh đất miền nam. Đã thế, người dân ở đây cũng không có một chọn lựa nào khác ngoài việc đem mạng sống của mình ra để đánh đổi lấy chữ Tự Do. Thật vậy, đến nay đã nửa thế kỷ qua rồi, chuyện ra đi vẫn như còn mới trong lòng người Việt Nam. Họ vẫn sẵn sàng bỏ ra đi bất cứ lúc nào, dẫu chuyện đi tìm Tự Do phải trả bằng cái giá qúa nặng. Thế mới biết, cộng sản còn tàn bạo hơn cả sự chết. Về chuyện này, khéo mà Duyên Anh nói đúng đấy “Nếu biết đi, con chó nó cũng không muốn ở lại” với Hồ Chí Minh, nói chi đến con người.

Đó là bài học đầu tiên người Việt Nam nhận được từ khi Hồ chí Minh xuất hiện. Kế đến gần 20 năm trong chiến tranh, người ta đã nhìn rõ bộ mặt thật của những thành phần dã nhân cộng sản này. Chuyện trường học Cai Lậy, chuyện Huế và tết Mậu Thân năm nào là những bài bọc không thể quên. Thêm vào đó là những cái loa hàng “tôm, cá, chợ búa” của nhà nước lải nhải dọc đường, đến việc tập trung cải tạo của chúng đều là những lý do để từ và sau ngày 30-4-1975 người miền nam xuống thuyền, ra khơi. Khi đi, chẳng có một đau đớn nào hằn trong tâm hồn một con người nặng hơn là việc mất quê hương, làng xóm, người thân, nhưng vẫn phải đi. Dĩ nhiên, tôi đã là một trong những kẻ ấy. Đã thế, không phải một, nhưng là hai lần! Nó bắt đầu bằng cái tên Việt Minh khi rời đất bắc, rồi Việt cộng ở trong nam.

Hôm nay, khi nhìn lại những chuyến đi. Xem ra người di cư từ miền Bắc vào năm 1954 còn bắt gặp rất nhiều may mắn. Họ mới chỉ mất nhà, mất gia nghiệp. Với những người rời Việt Nam từ và sau 30-4-1975 không chỉ mất nhà, mất gia nghiệp, nhưng còn là mất cả quê hương, tổ quốc của họ nữa!

2. Công cuộc đổi mới tại miền Nam sau 1954 (còn tiếp)

01-11- 2018


0 comments:

Powered By Blogger